Điều trị Táo Bón
lượt xem 5
download
Điều trị Táo Bón Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống táo bón được bán tự do, cho nên việc chữa theo triệu chứng, đau đâu chữa đấy, được coi là thuận tiện đối với nhiều người. Mỗi lần đại tiện khó khăn, chỉ cần ra tiệm mua mấy viên thuốc nhuận tràng là giải quyết được ngay, thật dễ dàng. Nhưng, thực tế cho thấy, hành động như vậy không giải quyết được tận gốc vấn đề và không phải là giải pháp tốt. Việc điều trị chứng táo bón cần phải bao quát hơn, với...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều trị Táo Bón
- Điều trị Táo Bón Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống táo bón được bán tự do, cho nên việc chữa theo triệu chứng, đau đâu chữa đấy, được coi là thuận tiện đối với nhiều người. Mỗi lần đại tiện khó khăn, chỉ cần ra tiệm mua mấy viên thuốc nhuận tràng là giải quyết được ngay, thật dễ dàng. Nhưng, thực tế cho thấy, hành động như vậy không giải quyết được tận gốc vấn đề và không phải là giải pháp tốt. Việc điều trị chứng táo bón cần phải bao quát hơn, với việc hướng dẫn người bệnh về sự bài tiết chất bã của quá trình tiêu hóa, sự đại tiện bình thường; tập thói quen đại tiện đều đặn cũng như thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng vận động cơ thể. Nhiệm vụ ruột già trong đại tiện Ruột già hay đại tràng có đường kính khoảng 6.5 cm, dài khoảng 1.5 m. Nằm trong bụng dưới, ruột già có hình dạng của một chiếc móng ngựa với hai phần chính là kết tràng (colon) và trực tràng (rectum).
- Kết tràng-lên bắt đầu từ góc phải bụng dưới, nối tiếp với kết tràng- ngang từ phải sang trái, bên dưới các xương sườn và kết tràng- xuống, nằm dọc theo phía trái của bụng. Tiếp theo là kết tràng sigma, hình chữ S, nối với trực tràng, một ống dài khoảng 13 cm, mở ra hậu môn. Nhiệm vụ chính nửa phần đầu của ruột già là hấp thụ nước, phần còn lại chỉ là chỗ chứa chất phế thải. Do đó, đôi khi ruột già được coi như một nơi chứa rác rưởi vì cặn bã thực phẩm xuống tới ruột già đều không còn ích lợi gì cho cơ thể. Ruột già tiết ra một chất nhớt, liên kết cặn bã thực phẩm thành một khối, làm nhờn khối phân để dễ dàng đưa ra ngoài, đồng thời cũng để bảo vệ lòng ruột già. Số lượng và thành phần của phân tùy thuộc thực phẩm ăn vào. Nếu tiêu thụ chất xơ trong rau, hạt thì khối phân lớn hơn, trái lại ăn nhiều thực phẩm chế biến thì phân ít đi. Trung bình, nước chiếm ¾ khối lượng phân, phần còn lại là chất đạm, chất béo, chất xơ, một vài khoáng chất, tế bào ruột và các vi sinh vật... Ruột già cũng là nơi mà chất hơi (gas) được sản xuất. Hơi sinh ra do sự lên men của bã thực phẩm, dưới tác động của các vi sinh vật trong ruột. Ða số hơi được thành ruột hút lại, một số nhò đươc dưa ra ngoài qua hậu môn. Hơi nhiều hơn khi tiêu thụ những thực phẩm không tiêu hóa được, đặc biệt là một vài loại đường. Ðường là món ăn ưa thích của vi sinh vật. Hơi có
- nhiều ở những người không có men lactase để tiêu hóa đường lactose, đường này sẽ lẫn nhiều trong phân. Vi sinh vật trong ruột có một vài tác dụng tốt như là sản xuất sinh tố K và một vài loại sinh tố nhóm B. Nhưng chúng cũng làm phân có mùi hôi khi chúng tiêu thụ chất đạm phế thải. Uống nhiều sinh tố sẽ tiêu diệt một số vi sinh vật hữu dụng này. Ðại tiện xẩy ra nhờ nhu động co đẩy của các cơ tự chủ ở thành ruột già, xuống trực tràng rồi ra khỏi hậu môn. Phân làm thành trực tràng giãn mở, kích thích các dây thần kinh và tạo ra cảm giác “mót” đi cầu. Nếu cảm giác này không được đáp ứng, phẩn sẽ được đẩy trở lại trực tràng, nước bị hút bớt, phân khô cứng và táo bón xuất hiện. Ở hậu môn, mấy cơ vòng điều khiển sự thải phân ra ngoài dể tránh són phân. Một số bộ phận khác của cơ thể cũng liên can tới sự đại tiện. Các cơ ở lồng ngực co căng, hoành cách mô đè xuống, cơ thành bụng căng, tất cả đưa đến cao áp lực trong ruột để đẩy phân xuống. Ngoài ra, trong khi đại tiện, hơi thở cũng tạm thời ngưng, huyết áp lên cao, máu từ tim ra giảm, nhiều người đỏ mặt rặn phân, nhất là khi bị táo bón...
- Ðiều trị Mỗi người bệnh cần áp dụng một cách điều trị thích hợp t ùy theo nguy cơ gây bệnh. Mục tiêu chính của điều trị là giúp người bệnh đại tiện đều đặn, ít nhất 3 lần một tuần và tránh những biến chứng. Có hai phương thức điều trị hỗ trợ cho nhau là không dùng dược phẩm và sử dụng dược phẩm. 1. Không dùng dược phẩm. Trước hết, cần điều chỉnh một nhận thức sai lầm rất thường gặp là phải đại tiện mỗi ngày mới tốt. Thật ra, chỉ cần đại tiện được dễ dàng và đều đặn, cho dù là 2 hoặc 3 ba ngày một lần cũng vẫn tốt. a- Điều quan trọng là phải cố gắng tạo ra một thói quen đại tiện đều đặn. Mỗi ngày dù không có cảm giác muốn đại tiện, nhưng vẫn nên tạo ra thói quen đại tiện vào một giờ nhất định, tốt nhất là khoảng nửa giờ sau khi ăn sáng, khi thức ăn kích thích ruột và bao tử. Ban đầu, tạo ra thói quen này thường hơi khó khăn, nhưng lập lại đều đặn sau một thời gian sẽ thành lệ. Ngoài ra, nhà vệ sinh nên được giữ gìn sạch sẽ, riêng tư để tạo sự thoải mái cho nhu cầu “đệ tứ khoái”.
- b- Khi thấy có cảm giác muốn đại tiện thì nên đi ngay, vì nếu trì hoãn, phân nằm lâu trong ruột sẽ bị hút hết nước thành khô cứng, khó đẩy ra.. c- Ngồi chồm hổm kiểu “ị đồng” của ta là rất tốt, hoặc nếu ngồi trên bàn cầu thì đặt hai chân lên cái ghế thấp để tăng áp lực trong bụng, người ngả về phía trước, bàn tay đè vào bụng dưới. d- Ngưng lạm dụng thuốc nhuận tràng. Nếu đang dùng các thuốc trị bệnh, nên yêu cầu bác sĩ kiểm soát lại tác dụng phụ của các thuốc ấy, xem có thuốc nào gây táo bón hay không. Nếu có, cần thay thế thuốc hoặc giảm liều lượng, tùy theo sự cân nhắc quyết định của bác sĩ. đ- Nếu không có các bệnh cần hạn chế tiêu thụ nước như bệnh tim, bệnh thận, nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày, để tránh khô nước, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức hay khi đang uống thuốc lợi tiểu, hoặc khi chế độ ăn có nhiều chất xơ. Không nên uống nhiều cà phê, vì nước này làm đi tiểu nhiều. e- Tăng thêm lượng chất xơ trong thức ăn hàng ngày. Quan sát ở châu Phi vào thập niên 70 cho thấy người dân ở đây ăn nhiều chất xơ thì ít bị táo
- bón, đại tiện nhiều hơn so với những người ăn ít chất xơ ở châu Mỹ và châu Âu. Lý do là chất xơ không bị tiêu hóa và được thải nguyên dạng từ bao tử xuống ruột non rồi vào ruột già. Ở ruột già, một số chất xơ được các vi sinh vật làm lên men, hút nhiều nước trong ruột, làm phân trở nên mềm và to hơn, giúp cho ruột dễ dàng đẩy phân ra ngoài. Nhờ đó, nguy cơ táo bón giảm rất nhiều. f- Vận động cơ thể đều đặn, thích hợp với điều kiện thể lực là việc làm rất tốt ở người cao tuổi. Người nằm bất động cần được đưa ra khỏi giường, đặt ngồi trên ghế nhiều lần trong ngày, giúp đỡ họ cử động chân tay; trở mình qua lại cũng giúp ích nhiều cho việc đại tiện, lại còn tránh hủy hoại da ở lưng vì nằm lâu quá. g- Tăng tiêu thụ rau, trái cây, các thực phẩm thiên nhiên có nhiều sinh tố B, đặc biệt B1, dùng thêm sữa tươi hoặc các vi sinh vật lên men như acidophilus ... Nói thêm về chất xơ Mặc dù chất xơ đóng vai trò tích cực trong việc chống táo bón, nhưng chất xơ cũng có một vài ưu, nhược điểm mà ta cần lưu ý khi sử dụng. * Những ưu điểm của chất xơ là:
- -Chất xơ làm giảm nguy cơ ung thư ruột già vì chất này thải một vài hóa chất có thể gây ung thư do vi sinh vật tạo ra. -Chất xơ làm giảm nguy cơ bệnh viêm túi ruột; -Chất xơ làm giảm nguy cơ bị bệnh trĩ; -Nếu ta bị tiêu chẩy thì chất xơ lại giúp hút bớt nước, phân sẽ khô hơn; -Chất xơ giúp hạ cholesterol trong máu, giảm tiểu đường. * Và những nhược điểm của chất xơ là: -Tạo ra nhiều hơi trong ruột, dễ sinh cảm giác đầy bụng, khó chịu. -Vài loại chất xơ như trong cám yến mạch hoặc trong lúa mì có thể chiếm lấy khoáng calcium, sắt kẽm trong cơ thể và mang theo ra khỏi cơ thể. Để có chất xơ, khi chọn món ăn nên lưu ý: -Ăn cả phần chất xơ có trong thực phẩm; -Ăn các thực phẩm khác nhau như các loại hạt, rau, trái cây; -Giới hạn thực phẩm chế biến, thường thường là có ít chất xơ.
- -Vỏ trái cây có nhiều chất xơ. Vì thế với một số loại trái cây có thể rửa sạch và ăn cả vỏ. Mỗi ngày nên dùng từ 20 tới 35gm chất xơ là đủ, vì nhiều quá có thể gây tiêu chẩy và đầy hơi trong bao tử. 2. Sử dụng dược phẩm. Sử dụng dược phẩm để chống táo bón căn bản là các loại thuốc nhuận tràng. Trên thị trường ta thấy có đến hàng trăm loại khác nhau với cùng mục đích là làm giảm bớt khó khăn khi đại tiện, nhưng đồng thời các loại thuốc này cũng có những tác dụng phụ mà ta cần biết. Thuốc trị táo bón có thể phân loại như sau: a- Thuốc làm cho phẩn kết hợp thành một khối. Khi gặp nước, các chất này nở, tạo ra khối mềm trơn lỏng ở trong ruột già và kích thích nhu động của ruột. Thuốc có tác dụng trong thời gian từ 12 dến 24 giờ. Thuốc thường dùng là bột Citrucel, Konsyl, Fiberall, Metamucil; viên Fibercon, Fiberall; thuốc hạt Serutan, Perdiem Fiber... b- Thuốc làm phẩn mềm.
- Các thuốc này làm bề ngoài của phẩn ẩm trơn và có tác dụng sau 2, 3 ngày. Thuốc thường dùng là Docusate sodium (Kasof); Docusate Sodium( Colace, Corectol, Modane Soft)... d- Thuốc tẩy xổ như dầu khoáng chất (Mineral oil) có tác dụng sau khi uống khoảng 6 giờ. đ- Thuốc tẩy muối như Magnesium citrate, Magnesium hydroxide. e- Thuốc để thụt hậu môn bằng nước lã, nước pha muối, dầu, Fleet Phosphosoda. f- Thuốc viên nhét hậu môn có Glycerine hoặc Bisacodyl. Các thuốc này giúp đi cầu dễ dàng nhưng cũng có nhiều nhược điểm khi ta lạm dụng chúng. Chẳng hạn như: a-Khi dùng quá thường xuyên, quá liều, thuốc nhuận tràng sẽ đưa ra khỏi cơ thể những chất bổ dưỡng, sinh tố trước khi các chất này được ruột hấp thụ; b-Thuốc làm tăng sự bài tiết nước, sodium, potassium trong cơ thể; c-Dùng lâu sẽ thành quen, khiến cơ ở ruột yếu, không hoạt động hữu hiệu. Khi ngưng thuốc, táo bón trở nên trầm trọng hơn.
- d-Dùng nhiều quá ta có thể bị tiêu chẩy và cũng có thể ảnh hưởng tới công hiệu của các dược phẩm trị bệnh khác. Sự lựa chọn các thuốc chống táo bón cần được sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, dựa vào nguyên nhân gây táo bón, các bệnh đang có, các thuốc đang uống, phí tổn cũng như tùy theo sở thích của người bệnh. Lời khuyên chung của các chuyên viên y tế là: một đôi khi dùng thì thuốc nhuận tràng sẽ an toàn. Nhưng thuốc không phải là sự thay thế lâu dài cho một chế độ ăn uống lành mạnh, một nếp sống chừng mực, một chương trình vận động cơ thể đều đặn và thói quen đại tiện... Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Táo Bón: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và triệu chứng báo động nguy hiểm
18 p | 238 | 69
-
Táo bón - Phương pháp điều trị
9 p | 266 | 47
-
Điều trị táo bón cho trẻ bằng dinh dưỡng
8 p | 132 | 14
-
Nguyên nhân và phương pháp điều trị táo bón ở trẻ em
6 p | 144 | 12
-
Cách điều trị táo bón
7 p | 193 | 9
-
8 loại quả trị táo bón
3 p | 122 | 8
-
Cập nhật chẩn đoán và điều trị táo bón
9 p | 99 | 8
-
Mẹo điều trị táo bón cho trẻ theo từng lứa tuổi
7 p | 153 | 7
-
Đánh giá hiệu quả của phác đồ sử dụng Polyethylene glycol 3350 trong điều trị táo bón mạn tính ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Thanh hoá
4 p | 24 | 6
-
Cách phòng ngừa và điều trị táo bón cho trẻ
5 p | 141 | 6
-
Cách phòng trị táo bón cho trẻ tại nhà
4 p | 117 | 6
-
Chẩn đoán và điều trị táo bón trong thai kỳ
9 p | 44 | 5
-
Mách bạn cách trị táo bón hiệu quả
5 p | 85 | 5
-
Mách mẹ mẹo trị táo bón cho con
6 p | 109 | 4
-
Trái cây thập cẩm trị táo bón cho bà bầu
5 p | 64 | 4
-
Mối liên quan giữa áp lực hậu môn trực tràng với kết quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em
7 p | 29 | 4
-
Trị táo bón với thực phẩm lành mạnh
2 p | 82 | 3
-
Hiệu quả của phác đồ sử dụng polyethylene glycol 3350 trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn