Dự án nghiên cứu: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP - MS4 '
lượt xem 7
download
Việc xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn Việt Nam sẽ không gặt hái được thành công trừ phi khả năng tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến và các sản phẩm trí tuệ của người nông dân được nâng cao. Trong dự án ACIAR trước đây, “Hệ thống các quyết định hỗ trợ trọn gói’gọi tắt là SCAMP đã được phát triển để xác định những mặt hạn chế từ những quan sát ban đầu những đặc điểm nổi bật của đất, hỗ trợ bằng những phân tích hóa học đơn giản trong phòng và ngoài đồng ruộng. SCAMP sử dụng những thông...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dự án nghiên cứu: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP - MS4 '
- Báo cáo tiến độ Dự ánVIE 009/06 Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP MS 4: Báo cáo 6 tháng lần thứ ba Tháng 10 năm 2008
- Mục lục 1. Thông tin về đơn vị 2. Trích lược Dự án 3. Báo cáo tóm tắt 4. Giới thiệu và bối cảnh 5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo 5.1 Những điểm nổi bật trong quá trình thực hiện 5.2 Lợi ích cho đối tượng sản xuất quy mô nhỏ 5.3 Xây dựng năng lực 5.4 Quảng bá 5.5 Quản lý dự án 6. Báo cáo về các vấn đề có liên quan 6.1 Các vấn đề về môi trường 6.2 Các vấn đề xã hội và giới tính 7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững 7.1 Những khó khăn và trở ngại 7.2 Giải pháp 7.3 Tính bền vững 8. Các bước quan trọng tiếp theo 9. Kết luận 10. Cam đoan 2
- 1. Thông tin về đơn vị chịu trách nhiệm Tên dự án Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam Đơn vị VN Giám đốc Dự án phía VN TS. Phan Thị Công Sở Tài Nguyên, Khoáng sản và Nước, Bang Queensland, Úc Đơn vị Úc Nhân sự Úc TS. Philip Moody Ngày bắt đầu 20 tháng 6 năm 2007 Ngày kết thúc (theo dự kiến Tháng 5 năm 2009 ban đầu) Ngày kết thúc (đã thay đổi) Tháng 5 -Tháng 10 năm 2008 Chu kỳ báo cáo Cán bộ phụ trách Ở Úc: Chủ nhiệm dự án Tên: TS. Philip Moody Tel: 07 3896 9494 Chức vụ: Nghiện cứu viên cao cấp Fax: 07 3896 9623 Tổ chức: Queensland Department of Email: Phil.Moody@nrw.qld.gov.au Natural Resources and Water Ở Úc: đầu mối liên hệ hành chính Tên: Ms Melissa Coonan Chức vụ: Cán bộ chuyên trách dự án Tel: 07 3896 9833 Tổ chức: Queensland Department of Email: Natural Resources and Water Melissa.Coonan@nrw.qld.gov.au Ở Việt Nam Tên: TS. Phan Thị Công Tel: 08 39104307 Chức vụ: Phó Trưởng Phòng NC Khoa học Đất Fax: 08 38297650 Tổ chức: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Email: congphanthi@hcm.vnn.vn Nghiệp miền Nam congphanthi@gmail.com 3
- 2.Tóm lược về dự án Việc xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn Việt Nam sẽ không gặt hái được thành công trừ phi khả năng tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến và các sản phẩm trí tuệ của người nông dân được nâng cao. Trong dự án ACIAR trước đây, “Hệ thống các quyết định hỗ trợ trọn gói’gọi tắt là SCAMP đã được phát triển để xác định những mặt hạn chế từ những quan sát ban đầu những đặc điểm nổi bật của đất, hỗ trợ bằng những phân tích hóa học đơn giản trong phòng và ngoài đồng ruộng. SCAMP sử dụng những thông số về lý học (vd: tính thấm, thoát nước) và hóa học đất (vd pH, EC) để phát triển những biện pháp quản lý dinh dưỡng thích hợp, cày bừa, luân canh, và chống xói mòn. Đến nay, SCAMP đã tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ khuyến nông cấp huyện của các tỉnh thuộc Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ. Khóa tập huấn bao gồm thực tập thao tác trên đồng ruộng, và tại Tây Nguyên sử dụng thí nghiệm đồng ruộng đang được thực hiện để minh họa các biện pháp kỹ thuật canh tác trong thực tế nhằm giải quyết những mặt hạn chế sau khi đã được xác định. Phân tích giá trị của lợi nhuận/vốn đầu tư của những chiến lược quản lý khác nhau sử dụng trong thí nghiệm chứng minh lợi ích thông qua việc tiếp nhận theo cách tiếp cận được cấu trúc nhằm ước đoán và xác định những mặt hạn chế của đất đến sản lượng. Các học viên tham dự khóa tập huấn cho thấy họ sẽ ứng dụng kiến thức và các khái niệm thu thập từ khóa tập huấn tại địa phương bằng cách đề nghị các chiến lược quản lý đặc thù đất thông qua khóa tập huấn và tác động qua lại với người nông dân. 3. Tóm tắt các hoạt động trong kỳ báo cáo Trong 6 tháng thứ 3 của dự án, khóa huấn luyện SCAMP được tổ chức ở Phan Rang tỉnh Ninh Thuận từ 25 đến 27 tháng 6 năm 2008. Khóa tập huấn có sự tham dự của 55 cán bộ khuyến nông thuộc hầu hết các huyện trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Trong ngày đầu tiên của khóa học, các bài lý thuyết và thực hành đã tập trung vào việc xác định và lý giải những đặc tính chủ yếu của đất sử dụng trong hệ thống SCAMP, các chuyến đi thực địa được tổ chức vào ngày thứ hai tại một số địa điểm thuộc các loại đất khác nhau. Ở điểm đầu tiên, đội ngũ cán bộ Viện IAS đã trình bày cách đánh giá đất sử dụng SCAMP như thế nào, và kế đó các học viên được chia thành từng nhóm nhỏ thực tập và tự đánh giá đất theo SCAMP tại 2 điểm khác. Vào ngày cuối của khóa tập huấn, các thành viên trong từng nhóm đã báo cáo lại những kết quả đánh giá các mẫu phẫu diện đất mà họ ghi nhận được từ thực tế ngày hôm trước và thảo luận giữa các nhóm với nhau. Cuộc khảo sát các học viên vào cuối khóa học nhận thấy rằng có 95% học viên sẽ phổ biến nội dung khóa huấn luyện SCAMP đến đồng nghiệp, người nông dân và các cán bộ khuyến nông khác ở địa phương. Nội dung khóa tập huấn tập trung vào kỹ thuật canh tác, cách xác định thành phần cơ giới đất và cách sử dụng phân bón và chất hữu cơ để cải thiện độ phì đất. Chẳng hạn, việc bón các chất hữu cơ như cây phân xanh hay phân chuồng được xem là cung cấp đạm, thay thế phân hóa học, và cải thiện pH đất cũng như cấu trúc đất. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng làm giảm chi phí đầu tư. Đa số các học viên (95%) thổ lộ rằng họ mong muốn được tập huấn SCAMP cấp 3 và tham gia vào chương trình phòng phân tích lưu động. 4
- 4. Giới thiệu và bối cảnh Những mục tiêu chính của dự án là: Dựa trên những dữ liệu cơ bản, xác định những mặt hạn chế đến sản lượng của cây trồng vùng • Tây nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Cung cấp tài liệu hướng dẫn cho việc quản lý những vùng chuyên biệt để sản xuất bền vững của • những loại cây trồng chủ yếu trong vùng mục tiêu. Tăng cường năng lực ứng dụng kiến thức và phát triển kỹ thuật bằng cách huấn luyện một mạng • lưới cán bộ khuyến nông (cấp tỉnh và cấp huyện) có khả năng xác định những mặt hạn chế và đưa ra những khuyến cáo về các biện pháp kỹ thuật làm cơ sở cho việc phát triển nông nghiệp bền vững. Những mục tiêu này sẽ gặt hái được qua việc huấn luyện những cán bộ khuyến nông và nông dân giỏi với mong đợi là những cán bộ chủ chốt này sẽ triển khai rộng đến những nông dân cá thể trong mạng lưới của họ. Khóa tập huấn sẽ được cho thực hành và thí nghiệm trình diễn được thực hiện trong dự án sẽ được sử dụng để củng cố sức sản xuất của đất và những ưu điểm về mặt kinh tế của việc xác định những mặt hạn chế của đất qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP. Tại điểm trình diễn, sức sản xuất của đất sẽ được đánh giá qua năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế sẽ được nghiên cứu qua phân tích biên tế. Những quá trình học tập có tham gia ý kiến của học viên sẽ đảm bảo rằng sẽ có những sự phản hồi ngược lại cho nhóm thực hiện dự án do đó cho phép SCAMP được chỉnh sửa phù hợp với những đóng góp ý kiến của từng địa phương. Nhóm thực hiện dự án cho rằng bằng cách tổ chức huấn luyện tốt các cán bộ chủ chốt, việc truyền bá kiến thức về bộ công cụ cải tạo đất SCAMP sẽ đạt được hiệu quả tối đa. Do những đóng góp từ phía địa phương có thể được bổ sung vào SCAMP, nó có thể được chỉnh sửa để phù hợp cho từng vùng và từng loại cây trồng, vì vậy sẽ khích lệ nhu cầu sở hữu của kỹ thuật này tại địa phương. 5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo 5.1 Những điểm đáng chú ý Các câu hỏi trước và sau khóa tập huấn cho thấy một số thay đổi chính yếu trong nhận thức của các khuyến nông viên từ kết quả của hai khóa tập huấn trước đã tổ chức cho đến ngày nay. Đặc biệt là việc quản lý đất đặc thù và sự am hiểu tốt hơn về những thiếu hụt của một số chất dinh dưỡng đặc biệt dẫn đến việc quản lý đất tại chỗ tốt hơn ở mức độ nông hộ. Rõ ràng là các cán bộ khuyến nông rất mong muốn chuyển tải những kiến thức học hỏi được đến nông dân. Họ cũng mong muốn được đào tạo thêm trong việc xác định và lý giải SCAMP cấp 3 đến các nông dân tại địa bàn mà họ đảm trách bằng cách sử dụng phòng phân tích lưu động phân tích các chỉ tiêu: carbon hữu cơ, lân dễ tiêu và kali trao đổi bổ sung thêm cho các chỉ tiêu đánh giá SCAMP cấp 2 gồm phân tích pH đất và độ dẫn điện. 5
- 5.2 Lợi ích cho đối tượng sản xuất quy mô nhỏ Người được hưởng lợi cuối cùng của dự án là những hộ nông dân cá thể và việc đánh giá sự tiếp nhận của người dân sẽ làm thay đổi các biện pháp kỹ thuật canh tác ở cấp độ hộ gia đình. Những thay đổi này sẽ là kết quả của sự trao đổi qua lại tương tác giữa nông dân cá thể và cán bộ khuyến nông và những nông dân tiên tiến đã được tập huấn trong việc quản lý đất bền vững trong dự án này. Cải thiện các biện pháp quản lý sẽ mang đến đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao điều kiện sống và một hệ thống canh tác không bóc lột đất nhưng duy trì sức sản xuất của tài nguyên đất qua việc quản lý đất trong phạm vi những mặt hạn chế cố hữu của nó. 5.3 Đào tạo nguồn năng lực Việt Nam có một mạng lưới khuyến nông viên rất là năng động và mạng lưới khuyến nông này được nông dân ủng hộ rộng rãi như là nguồn cung cấp thông tin và cố vấn kỹ thuật quí giá. Tuy nhiên cán bộ khuyến nông thường thiếu kiến thức cơ bản về khoa học đất làm cho việc tiếp thu các thông tin về việc quản lý đất gặp khó khăn. Chỗ hổng trong kiến thức của các khuyến nông viên đang được quan tâm lấp đầy từ dự án CARD này. Hai khóa tập huấn về SCAMP đã đào tạo cho cán bộ khuyến nông cấp tỉnh và cấp huyện cách xác định thành phần cơ giới ngoài đồng, pH và EC và cách quan sát và ghi nhận những đặc tính khác như vị trí của lô đất trong địa hình, sự thoát nước, khả năng thấm nước, màu đất, cấu trúc đất và sự dí dẻ chặt. Việc ứng dụng những đặc tính này để quản lý đất được giải thích và các cán bộ đã được tập huấn này bây giờ đã trở về địa phương của họ với những kiến thức cần thiết để có thể hướng dẫn cho những người khác. 5.4 Quảng bá Đài truyền hình địa phương đã thu hình một đoạn của buổi tập huấn và đoạn băng đã được chiếu trên kênh tin tức thời sự của đài truyền hình của tỉnh một ngày sau đó. 5.5 Quản lý dự án Các hoạt động của dự án đã được tiến hành theo kế hoạch mặc dù báo cáo này bị trễ hạn do chủ nhiệm dự án phía Úc và phía Việt Nam rất là bận rộn. Các cán bộ dự án phía Việt Nam đã thực hiện các nội dung của dự án một cách nhiệt tình và chu đáo và không có vấn đề trở ngại nào nổi lên. 6. Báo cáo về các vấn đề có liên quan 6.1 Môi trường Dự án này mang lại nhiều lợi ích về môi trường dưới dạng duy trì/cải thiện các chức năng của hệ sinh thái của tài nguyên đất và những lợi ích này đã được nhấn mạnh là kết quả chủ yếu khi quảng bá về dự án. 6.2 Các vấn đề về giới và xã hội Rất là thuyết phục khi mà ghi nhận rằng trong tất cả các buổi hội thảo và tập huấn, nữ cán bộ khuyến nông và nông dân nữ chiếm một tỉ lệ đáng kể so với số lượng người tham dự. 6
- 7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững 7.1 Những khó khăn và trở ngại Không có một khó khăn hay trở ngại nào trong suốt 6 tháng thứ ba của dự án. 7.2 Giải pháp 7.3 Tính bền vững Dự án CARD này sẽ mang lại một mạng lưới cán bộ được đào tạo trong các vùng mục tiêu và việc liên hệ thường xuyên giữa các cán bộ này và cán bộ của Viện KHKTNNMN sẽ hạn chế đến mức thấp nhất mối lo ngại SCAMP sẽ không được sử dụng. Việc sắp xếp cho cán bộ phía Việt Nam đến NRW để trợ giúp cho việc chỉnh sửa SCAMP và chuyến viếng thăm của cán bộ từ NRW đến Việt Nam để tham gia giảng dạy trong khóa tập huấn sẽ đảm bảo rằng khi kết thúc dự án, cán bộ của Viện hoàn toàn có khả năng sử dụng và chỉnh sửa công cụ SCAMP phù hợp yêu cầu của từng địa phương. 8. Các bước quan trọng tiếp theo Khóa tập huấn SCAMP sau cùng đã được tổ chức tại Tây Ninh (tháng 12 năm 2008) và một thí nghiệm được thiết kế ngoài đồng nhằm so sánh với thực nghiệm của nông dân thông qua cách quản lý xuất phát từ SCAMP sử dụng cây bắp như là cây chỉ thị. Hội nghị đầu bờ sẽ được tổ chức tại điểm với sự có mặt của các nông dân sản xuất giỏi nhất trong vùng. Tất cả các hoạt động này sẽ được ghi nhận trong báo cáo 6 tháng tiếp theo. Khả năng làm phòng phân tích lưu động đã được minh chứng tại lớp tập huấn ở Tây Ninh và độ ngũ làm dự án mong muốn tạo cơ hội mở rộng việc đánh giá đất qua việc sử dụng phòng thí nghiệm lưu động đến các vùng khác của Việt Nam. 9. Kết luận Cho đến nay dự án theo đúng tiến độ và tất cả những nội dung thực hiện đề ra đã đạt được. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dự án nghiên cứu: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam - MS10 '
18 p | 141 | 24
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi - MS10 '
14 p | 111 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường năng lực giám sát và khống chế bệnh Lở mồm long móng trên gia súc và heo góp phần tăng cường an toàn sinh học cho quốc gia "
42 p | 83 | 15
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG VÀ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ CHO CÁC XƯỞNG XẺ QUY MÔ NHỎ Ở VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM ' MS6
9 p | 121 | 15
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG GIÁM SÁT VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (LMLM) Ở TRÂU , BÒ VÀ HEO GÓP PHẦN NÂNG CAO AN TOÀN SINH HỌC CHO QUỐC GIA - Milestones 6&9'
38 p | 89 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch của cao khô lá đu đủ rừng (Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl.) Vis., họ Nhân sâm Araliaceae)
262 p | 80 | 14
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam ' MS6
16 p | 110 | 13
-
Dự án nghiên cứu: TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG GIÁM SÁT VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (LMLM) Ở TRÂU , BÒ VÀ HEO GÓP PHẦN NÂNG CAO AN TOÀN SINH HỌC CHO QUỐC GIA - Milestones 3&7 '
33 p | 73 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu: Tăng cường năng lực về công nghệ hạt giống cây rừng phục vụ các hoạt động nghiên cứu, phát triển và bảo tồn ngoại vi - MS10'
22 p | 69 | 10
-
Dự án nghiên cứu: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam ' MS5
11 p | 112 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu: Tăng cường năng lực giám sát và khống chế bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên trâu bò và heo để góp phần tăng cường an toàn sinh học cho quốc gia - Milestone 10 '
13 p | 115 | 9
-
Dự án nghiên cứu: Tăng cường năng lực về công nghệ hạt giống cây rừng phục vụ các hoạt động nghiên cứu - phát triển và bảo tồn ngoại vi - MS4 '
12 p | 82 | 9
-
Dự án nghiên cứu: Tăng cường kĩ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt Nam ' MS2
24 p | 82 | 8
-
Dự án nghiên cứu: TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG VÀ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ CHO CÁC XƯỞNG XẺ QUY MÔ NHỎ VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM ' MS3
62 p | 57 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP - MS5 '
12 p | 68 | 5
-
Dự án nghiên cứu:Tăng cường năng lực về công nghệ hạt giống cây rừng phục vụ các hoạt động nghiên cứu và phát triển và bảo tồn ex-situ '
16 p | 72 | 4
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP '
8 p | 60 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn