Dự án nghiên cứu: TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG VÀ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ CHO CÁC XƯỞNG XẺ QUY MÔ NHỎ VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM ' MS3
lượt xem 6
download
Từ tháng 7 tới tháng 12 năm 2007, một cuộc điều tra, khảo sát ngành chế biến gỗ trong đó có gỗ các loài keo và bạch đàn được tiến hành ở ba miền bắc, trung và nam. Tổng số xưởng xẻ được khảo sát là 74, trong đó 24 ở miền bắc, 25 ở miền trung, và 25 ở miền nam. Số xưởng xẻ này ước tính bằng khoảng 5% số xưởng xẻ của khu vực (MARD 2007)1. Thêm vào đó, 15 cở sở sản xuất độ mộc được khảo sát và phỏng vấn, 5 ở miền băc, 5 ở miền trung, và 5...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dự án nghiên cứu: TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG VÀ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ CHO CÁC XƯỞNG XẺ QUY MÔ NHỎ VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM ' MS3
- Ministry of Agriculture & Rural Development BÁO CÁO DỰ ÁN CARD 027/06/VIE TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG VÀ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ CHO CÁC XƯỞNG XẺ QUY MÔ NHỎ VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM MS3: Báo cáo khảo sát các xưởng xẻ Tháng 10, 2008
- Mục lục Tóm tắt ....................................................................................................................................... 5 1. Mở đầu .................................................................................................................... 13 2. Phương pháp........................................................................................................... 13 3. Kết quả khảo sát: .................................................................................................... 14 3.1. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ KINH DOANH 14 3.2. LOẠI HÌNH KINH DOANH 14 3.3. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 15 3.3.1. Miền Bắc 15 3.3.2. Miền Trung 15 3.3.3. Miền Nam 15 3.4. GÍA TRỊ CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT 16 3.4.1. Miền Bắc 16 3.4.2. Miền Trung 17 3.4.3. Miền Nam 17 3.5. HOẠT ĐỘNG CỦA XƯỞNG XẺ 17 3.5.1. Miền Bắc 17 3.5.2. Miền Trung 18 3.5.3. Miền Nam 18 3.6. KẾ HOẠCH MỞ RỘNG SẢN XUẤT 19 3.6.1. Miền Bắc 19 3.6.2. Miền Trung 20 3.6.3. Miền Nam 21 3.7. THIẾT BỊ/MÁY MÓC 22 3.7.1. Cưa vòng đứng 22 3.7.2. Cưa vòng nằm 23 3.7.3. Cưa vòng 24 3.7.4. Thiết bị mài cưa 25 3.7.5. Lò sấy 26 3.8. CẢI TIẾN MÁY MÓC THIẾT BỊ 26 3.9. THAY THẾ MÁY MÓC THIẾT BỊ 26 3.10. SAU KHI XẺ, HOẠT ĐỘNG NÀO CƠ SỞ TIÊP TỤC THỰC HIỆN? 27 3.10.1. Sấy gỗ bằng không khí 27 3.10.2. Sấy cưỡng bức (bằng lò sấy) 27 3.10.3. Xử lý bảo quản gỗ 28 3.10.4. Các sản phẩm 28 3.11. BẠN CÓ GẶP VẤN ĐỀ GÌ KHI SỬ DỤNG SẤY CƯỠNG BƯC? 29 3.12. CUNG CẤP GỖ 29 3.12.1. Gỗ được lưu bãi bao lâu trước khi được xẻ? 29 3.12.2. Bạn có bao nhiêu nguồn cung cấp gỗ khác nhau? 30 3.12.3. Bạn có gặp vấn đề gì về cung cấp gỗ tròn? 31 3.12.4. Bạn có gặp vấn đề gì về chất lượng gỗ tròn? 31 3.12.5. Bạn có gặp phải vấn đề về nấm mục gỗ? 32 3.12.6. Bạn có gặp vấn đề về biến màu gỗ? 33 3.12.7. Bạn có gặp vấn đề gì về kích thước đường kính của gỗ tròn? 33 3.12.8. Khoảng cách giữa xưởng xẻ và nguồn cung cấp gỗ? 34 3.12.9. Chiều dài gỗ tròn cung cấp cho các xưởng xẻ? 34 3.13. ĐƯỜNG KÍNH GỖ TRÒN, THỂ TÍCH GỖ XẺ, VÀ GIÁ 34 3.13.1. Loài keo 34 3.13.1. Bạch đàn 35 3.13.1. Các loài rừng trồng khác 35
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report 3.13.2. Nhập khẩu gỗ tròn 39 3.13.3. Các loài khác 40 3.14. GỖ X Ẻ 40 3.15. GIÁ TRỊ CỦA GỖ XẺ Ở VIỆT NAM (đ/tháng) 41 3.16. SẢN PHẨM TỪ GỖ XẺ 42 3.17. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI GỖ XẺ 45 3.17.1. Khách hàng có yêu cầu về chất lượng gỗ xẻ không? 45 3.17.2. Gỗ xẻ có độ lệch cho phép? 45 3.17.3. Yêu cầu hạn chế số khuyết tật ở gỗ? 45 3.17.4. Yêu cầu hạn chế các biến màu ở gỗ? 46 3.17.5. Các yêu cầu chất lượng khác? 46 3.18. PHẾ THẢI 46 3.18.1. Bìa gỗ 47 3.18.2. Gỗ phế phẩm 47 3.19. CÔNG NHÂN 47 3.19.1. Tổng số nhân công 48 3.19.2. Công nhân làm việc liên tục 48 3.19.2.1. Công nhân dưới 15 tuổi 48 3.19.2.2. Công nhân có tuổi từ 15 đến 24. 48 3.19.2.3. Công nhân có tuổi từ 25 tới 40. 48 3.19.2.4. Công nhân trên 40 tuổi 48 3.19.3. Công nhân làm việc không liên tục 48 3.19.3.1. Công nhân Workers less than 15 years old. 48 3.19.3.2. Công nhân tuổi từ 15 tới 24. 48 3.19.3.3. Công nhân tuổi từ 25 đến 40. 49 3.19.3.4. Workers older than 40 years. 49 3.20. AN TOÀN LAO ĐỘNG 49 3.20.1. Xưởng xẻ có công nhân nào bị tai nạn trong 5 năm gần đây không? 49 3.20.2. Loại tai nạn 49 3.20.2.1. Bị cắt 49 3.20.2.2. Bị gãy 49 3.20.2.3. Căng thẳng 49 3.20.2.4. Bị va quệt 49 3.20.2.5. Tai nạn khác 49 3.20.3. Vị trí bị tai nạn 50 3.20.3.1. Đầu 50 3.20.3.2. Người 50 3.20.3.3. Tay 50 3.20.3.4. Chân 50 3.20.3.5. Mắt 50 3.20.3.6. Tai nạn khác 50 3.20.4. Công nhân phải nghỉ việc để điều trị sau khi tai nạn xảy ra? 50 3.20.5. Thời gian nghỉ là bao lâu? 50 3.20.6. Vết thương gây ra cố tật? 50 3.20.7. Người bị tai nạn quay trở lại làm việc sau khi nghỉ dưỡng thương? 50 3.21. ĐÀO TẠO 51 3.21.1. Cơ sở của bạn có thành viên nào đã từng tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn? 51 3.21.2. Số người đã tham gia các khóa đào tạo 51 3.21.3. Bạn có muốn các thành viên cơ sở của bạn được đào tạo? 51 3.21.4. Vấn đề tồn tại với công tác đào tạo hiện tại 51 3.21.5. Lĩnh vực nào bạn muốn đào tạo? 51 3.22. QUAN TÂM/LO LẮNG CỦA BẠN TỚI TƯƠNG LAI CỦA CƠ SỞ 51 3.22.1. Kỹ năng 52 3.22.2. Kiến thức 52 3.22.3. Quan điểm 52 2
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report 3.23. MỨC ĐỘ VẬN HÀNH CỦA XƯỞNG CƯA Ở LĨNH VƯC: 52 3.23.1. Hiệu suất (productivity) 52 3.23.2. Hiệu quả (meeting the customers’ requirements) 53 3.24. LIÊN QUAN TỚI VIỆC KINH DOANH CỦA BẠN 53 3.24.1. Điều gì cản trở sự thành công của công việc kinh doanh của bạn? 53 3.24.2. Điều gì sẽ cản trở sự thành công của cơ sở của bạn trong tương lai? 54 3.24.3. Nhân tố chính nào ảnh hưởng tới việc kinh doanh của bạn? 55 3.24.4. Nhân tố chính nào ảnh hưởng tới việc kinh doanh của cơ sở trong tương lai? 56 3.25. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA BẠN? 57 3.25.1. Điểm mạnh của việc kinh doanh của bản là gì? 57 3.25.2. Điểm yếu của cơ sở là gì? 58 3.25.3. Doanh nghiệp có cơ hội gì? 59 3.25.4. Kinh doanh của cơ sở có những thách thức nào? 60 Danh mục bảng và hình vẽ Bảng 1. Tỷ lệ các xưởng xẻ làm việc liên tục. 5 Bảng 2. Sản phẩm cuối từ gỗ xẻ Keo ở các vùng Việt Nam. 7 Bảng 3. Kinh nghiệm về đào tạo của các xưởng xẻs 8 Bảng 4. Xếp loại đào tạo theo chủ đề 8 Bảng 5. Số năm xưởng xẻ đã hoạt động 15 Bảng 6. Nguồn tài chính của xưởng xẻ 16 Bảng 7 Đánh giá giá trị tài chính của xưởng xẻ 17 Bảng 8. Thời gian lưu bãi của gỗ tròn trước khi xẻ 30 Bảng 9. Các phương pháp thu thập gỗ tròn 30 Bảng 10. Vấn đề với việc cung cấp gỗ tròn 31 Bảng 11. Xếp hạng gỗ keo theo đường kính, lượng tiêu thụ và giá mua 36 Bảng 12. Xếp hạng gỗ bạch đàn theo đường kính, lượng tiêu thụvà giá mua 37 Bảng 13. Xếp hạng các loài khác theo đk, lượng tiêu thụ và giá mua 38 Bảng 14. Xếp hạng gỗ bản địa theo đk, lượng tiêu thụ và giá mua 38 Bảng 15. Xếp hạng các loài khác theo đk, lượng tiêu thụ và giá mua 40 Bảng 16. Xếp hạng gỗ keo theo lượng gỗ xẻ, và giá 41 Bảng 17. Giá trị gỗ xẻ (,000,000VDN) 41 Bảng 18. Sản phẩm cuối cùng của gỗ xẻ 44 3
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report Hình 1: Họp với cán bộ tỉnh Bình Định thảo luận về kế hoạch khảo sát 12 13 Hình 2: Bản đồ các khu vực được khảo sát Hình 3:(a) Ông Chiến làm việc với chủ xưởng xẻ (b) Khảo sát được tiến hành bởi ông Ngọc tại xưởng xẻ. 14 Hình 4: Một số xưởng xẻ đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng sx đồ mộc. 20 Hình 5: Cưa vòng đứng với giá đặt gỗ xẻ. 23 Hình 6 (a) & (b): Cưa vòng nằm với công nhân đang vận hành 23 24 Hình 7: Xưởng sản xuất cưa vòng nằm tại Đồng Nai, gần TP HCM Hình 8: Cưa đĩa không có bảo hiểm. 24 Hình 9: Mài cưa trên giá 25 Hình 10: Thiết bị mài cưa. 25 26 Hình 11: Một mảnh tôn hay cát tông che nắng không phải là cải tiến thiết bị. Hình 12: Hai phương pháp sấy gỗ bằng không khí ở các xưởng xẻ 27 Hình 13: Gỗ sấy đang được bốc khỏi lò. 28 Hình 14: Lò xử lý chân không, nhập từ Trung Quốc. 28 Hình 15: Furniture produced at sawmills 29 Hình 16: Trong một lò sấy, quạt và hệ thống truyền nhiệt. 29 30 Hình 17: Bãi gỗ sử dụng vườn nhà Hình 18: Gỗ bị cong khi xẻ do ứng suất lớn. 31 Hình 19: Gỗ tròn bị cong – do đó tỷ lệ thành khí nhỏ nếu cần gỗ xẻ dài 32 Hình 20: Bãi gỗ có nướic là tăng biến màu và mục gỗ. 32 Hình 21: Gỗ bị biến màu 33 Hình 22: Xưởng xẻ dùng gỗ keo khúc ngắn (900mm) 33 Hình 23: Gỗ khúc keo lớn và dài khai thác từ rừng trồng 20 tuổi. 34 Hình 24: (a) Rừng keo ạt Mỹ Sơn (b) Gỗ keo sử dụng trong xây dựng. 35 37 Hình 25: Rừng trồng thông đang được tỉa thưa, và gỗ tỉa chuẩn bị được chuyển tới xưởng Hình 26: Rừng trồng bạch đàn. 38 40 Hình 27: Gỗ tròn nhập khẩu tại xưởng xẻ lớn gần TP Hồ Chí Minh 41 Hình 28: Gỗ keo sử dụng đóng đồ mộc Hình 29: Quan tài sử dụng gỗ bản địa tại Miền Bắc. 42 Hình 30: Sản xuất ghế tại xưởng xẻ 43 Hình 31: (a): Ván sàn sử dụng gỗ địa phương 44 Hình 32: Gỗ làm nhà ở Hội An 45 Hình 33: Mắt gỗ được khắc phục và gỗ được sử dụng. 46 Hình 34: Nứt, cong gỗ là vấn đề. 46 Hình 35: Gỗ phế thải làm nhiên liệu, củi 47 Hình 36: Pallets được sản xuất từ gỗ phế thải 47 Hình 37: Xưởng xẻ này nằm ỏ giữa 2 nhà, và bức ảnh chỉ nhà của 1 người hàng xóm. Chủ xưởng cưa không biết rằng luật môi trường và tiếng ồn có thể được áp dụng với xưởng xẻ này. 56 4
- Tóm tắt Từ tháng 7 tới tháng 12 năm 2007, một cuộc điều tra, khảo sát ngành chế biến gỗ trong đó có gỗ các loài keo và bạch đàn được tiến hành ở ba miền bắc, trung và nam. Tổng số xưởng xẻ được khảo sát là 74, trong đó 24 ở miền bắc, 25 ở miền trung, và 25 ở miền nam. Số xưởng xẻ này ước tính bằng khoảng 5% số xưởng xẻ của khu vực (MARD 2007)1. Thêm vào đó, 15 cở sở sản xuất độ mộc được khảo sát và phỏng vấn, 5 ở miền băc, 5 ở miền trung, và 5 ở miền nam. Tổng số 17 cơ sở cung cấp gỗ được khảo sát và phỏng vấn, 7 ở miền bắc, 5 ở miền trung và 5 ở miền nam. Khoảng 90% các xưởng xẻ vùng nông thôn Việt Nam là do các hộ gia đình quản lý. Mười phần trăm là các công ty tư nhân. Sự phát triển các xưởng xẻ diễn ra trong thời gian gần đây. Trong tất cả các xưởng xẻ đuợc phỏng vấn, không xưởng xẻ nào được thành lập quá 15 năm. Tuổi trung bình của các xưởng xẻ là 5,3 năm cho thấy rằng sự phát triển của các xưởng xẻ chỉ bắt đầu từ thời gian gần đây. Điều này có thể phản ánh rừng trồng trong đó có các loài keo đã trưởng thành là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và sự phát triển của kinh kinh tế đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh của các xưởng xẻ chủ yếu từ vốn tự có của gia đình, giao động từ khoảng 25-700 triệu đồng (trung bình 165 triệu đồng), từ nguồn vốn tư nhân giao động từ 2- 250 triệu (trung bình 144,7 triệu), và từ họ hàng từ 10-100 triệu (trung bình 43,6 triệu). Không có xưởng xẻ nào trong số được phỏng vấn vay tiền của nhà nước để tạo dựng kinh doanh. Nguồn vốn đầu tư giữa các miền rất khác nhau. Vay ngân hành khá phổ biến ở miền trung Việt Nam (trung bình 259 triệu), trong đó ở miền bắc là 50 triệu và miền nam là 48 triệu. Tổng số tiền đầu tư thiết bị cho các xưởng xẻ ước tính khoảng 335.300 triệu đồng. Đầu tư trung bình cho mỗi xưởng xẻ là khoảng 161 triệu đồng ở miền bắc, 150 triệu đồng ở miền trung, và 249 triệu đồng ở miền nam. Khảo sát cho thấy phần lớn các xưởng xẻ không sản xuất liên tục. Bảng 1. Tỷ lệ (%) các xưởng xẻ sản xuất liên tục. Miền Sản xuất liên tục Bắc 25 Trung 52 Nam 47 Tuy nhiên, kể các đối với các xưởng xẻ hoạt động liên tục, nhiều khi họ phải sản xuất cầm chừng, do các nguyên nhân: • Thiếu sự cung cấp gỗ liên tục • Thị trường không ổn định. Một số lý do khác bao gồm: • Họ chỉ phục vụ nhu cầu xẻ của người dân địa phương, mà hoạt động này thường diễn ra theo mùa vụ, hoặc • Họ chỉ xẻ đề cung cấp các sản phẩm nhất định như quan tài, đồ mộc, vv. • Thời tiết không thuận lợi cho sản xuất, và • Điện cung cấp không ổn định. 1 Personal Communications Tran Huu Thanh, Ministry of Agriculture and Rural Development, Department of Agro-Forestry Products Processing and Salt Production
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report Mặc dù với nguồn nhân lực tiềm năng, nguồn gỗ xẻ dồi dào và thị trường chưa tương xứng, 44% các xưởng xẻ có kế hoạch mở rộng hoặc muốn tăng thêm các hoạt động của mình. Lĩnh vực mở rộng chủ yếu là sản xuất đồ mộc chiếm 78% số xưởng xẻ được hỏi, trong đó 21% mong muốn mở rộng sản xuất đồ mộc cao cấp. Một số lĩnh vực khác bao gồm thủ công mỹ nghệ, và sấy gỗ. Lý do cho việc mở rộng các cơ hội tiềm năng là do thị trường cho các lĩnh vực này rất tiềm năng. Lý do cản trở việc mở rộng sản xuất của các xưởng xẻ chủ yếu là do thiếu vốn và thiếu công nhân lành nghề. Các lý do khác có thể là không có đầy đủ nguyên liệu gỗ xẻ có chất lượng, thiếu quản lý tốt, thiếu kiến thức, và thị trường không ổn định. Trong phần lớn các trường hợp, các chủ xưởng cưa nhận thức được rằng có một thị trường tiềm năng và mở rộng cho đồ mộc, và sự mở này sẽ làm ổn định nhu cầu gỗ xẻ. Thiết bị xưởng cưa (Cưa vòng đứng và cưa vòng nằm) được sản xuất ở Việt Nam. Một số cưa được nhập về từ Trung Quốc. Phần lớn các xưởng cưa chỉ có một cưa. Sự mở rộng xưởng cưa thường bao gồm cả việc mua cưa mới. Phần lớn các xưởng cưa đều xử dụng của vòng. Loại cưa vòng này được xử dụng gần đây để cắt lại các tấm ván sử dụng làm đồ mộc và các loại khác. Tất cả các xưởng cưa đều có thiết bị mài cưa. Thiết bị này thường được mua mới. Tuy nhiên, kỹ năng mài cưa rất khác nhau giữa các xưởng cưa. Không một xưởng cưa nào cải tiến cưa chứng tỏ rằng nhìn chung thiết bị cưa là thích hợp cho xẻ gỗ keo. Chỉ có 12% số xưởng xẻ có kế hoạch thay mới thiết bị. Sự thay mới tập trung vào: • Mua mới cưa vòng đứng vì cưa vòng đứng thích hợp hơn với việc xẻ gỗ kích thước nhỏ, • Mua thiết bị sản xuất đồ mộc, • Thay mới các cưa vòng đã cũ. Các xưởng cưa còn thực hiện một số công việc sau xẻ: • Sấy không khí. Chỉ có 1/3 các xưởng xẻ có sử dụng sấy không khí. • Sấy cưỡng bức chỉ được thực hiện ở một số xưởng xẻ, mặc dù rất nhiều các xưởng xẻ mang gỗ của họ tới sấy ở các cơ sở sấy, • Xử lý bảo quản được tiến hành ở 13 xưởng xẻ, • Gỗ xẻ của các xưởng xẻ yếu là cho sản xuất đồ mộc (16 công ty) sản xuất pallet (9 công ty) và xây dựng (9 công ty). Các công ty có lò sấy cưỡng bức gặp rất nhiều vấn đề về sấy, đặc biệt là sự tương quan giữa chế độ sấy và độ ẩm gỗ, và xác định chế độ sấy thích hợp cho bạch đàn và một số loài bản địa. Một nhóm chuyên gia người Úc quan sát một số xí nghiệp lớn có lò sấy cưỡng bức (không ở trong khảo sát này) và nghiên cứu kỹ các thiết bị của lò sấy. Các lò sấy này không hoạt động đúng theo quy trình, và điều này càng khó hơn khi sấy một số loài. Lý do chính là thiếu đào tạo về vận hành, và thiếu hiểu biết về các nguyên tắc sấy gỗ. Thảo luận với những người vận hành rút ra nhiều bài học làm sao họ có thể cải thiện chất lượng sấy gỗ. Thời gian lưu trữ gỗ ở xưởng xẻ trung bình là 1 tháng ở Miền Nam, 1,1 tháng ở Miền Trung, và 0,6 tháng ở Miền Bắc. Thời gian từ lúc khai thác và vận chuyển tới vận chuyển tới bãi gỗ hoặc xưởng xẻ chưa xác định được vì nó rất khác nhau. Tuy nhiên, lưu giữ gỗ ở bãi gỗ lâu nhất là 6 tháng. Một chiến lược cần được thực hiện để duy trì việc cung cấp gỗ, giảm thời gian lưu bãi, và đặc biệt là giảm sự phá hoại của nấm mốc tới gỗ lưu bãi ước tính tới 29% số gỗ được kiểm tra. Việc cung cấp gỗ còn nhiều vấn đề (57%) chủ yếu là do nguồn gỗ không sẵn. Mùa mưa cũng gây khó khăn cho việc cung cấp gỗ. Kỹ thuật cần phải được nâng cao để giảm biến màu. Điều này rất cần thiết để tránh sự phát triển của nấm mốc trong bãi gỗ. Vấn đề nổi cộm nhất (25% số được hỏi) liên quan tới chất lượng gỗ tròn (ví dụ gỗ cong...). Gỗ tròn cong sẽ dẫn tới việc phải cắt khúc gỗ ngắn lại. Các khúc gỗ thường được cắt với chiều dài 2,4 m. 6
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report Khoảng hơn 60% số xưởng xẻ được phỏng vấn có xẻ gỗ keo (Acacia mangium and Acacia auricliformis). Đường kính đầu nhỏ của gỗ: 10cm (24%), 12cm (59%) and 15cm (17%). Cường độ hoạt động của các xưởng xẻ rất khác nhau, xẻ từ 2 tới 300m3/tháng với giá từ 0,6-2,5 triệu động/m3. Eucalyptus camaldulensis và Eucalyptus urophylla chiếm khoảng 38 % tổng số xưởng xẻ, và bằng khoảng 25% lượng gỗ keo xẻ. Mười xưởng xẻ sử dụng các loài gỗ rừng trồng khác: sáu sử dụng gỗ thông, một sử dụng gỗ xà cừ, ba sử dụng gỗ cao su, và một sử dụng gỗ sầu riêng, và điều. Chỉ có hai xưởng xẻ ở Miền Bắc sử dụng gỗ nhập khẩu với khối lượng 3-6m3/tháng. Tỷ lệ thành phẩm của các xưởng xẻ khá đồng đều nhau ở các miền, với các mức 53%, 50% and 53% cho các Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Tỷ lệ thành phẩm này là cao vì gỗ tròn có đường kính khá nhỏ, và điều này chứng tỏ rằng công nghệ đang sử dụng khá hiệu quả để thu được tỷ lệ thành phẩm cao từ gỗ tròn. Tất cả các xưởng xẻ xử dụng phương pháp xẻ ván, là phương pháp cho tỷ lệ gỗ thành phẩm cao nhất và chiều rộng thường là rộng nhất và có thể có các tấm ván bị khuyết (Tỷ lệ phần trăm của vỏ hoặc bắp gỗ ở rìa hoặc các mẩu gỗ). Tỷ lệ sử dụng gỗ đã xẻ cho thấy phần lớn là được sử dụng cho đồ mộc và xây dựng. Bảng 2. Tỷ lệ sử dụng gỗ xẻ Keo tại các vùng của Việt Nam. Sử dụng cho Việt Nam Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Đồ mộc 42% 57% 48% 27% Xây dựng 26% 34% 28% 21% Ván sàn 2% 2% 5% 0 Pallets / Crates 24% 2% 19% 42% Chưa rõ 1% 1% 1% 0 Khác 5% 5% 0 10% Tổng số 100% 100% 100% 100% Phân tích trên cho thấy gỗ xẻ được sử dụng phần lớn cho sản xuất đồ mộc, đặc biệt là Miền Bắc và miền Trung. Ở Miền Nam, pallets và crates là chủ yếu. Tỷ lệ này hơi ngược với các thị trường khác, ví dụ Úc, Châu Âu, và Bắc Mỹ, nơi mà gỗ xẻ được sử dụng phần lớn cho xây dựng (có thể lớn hơn 70%), trong khi đồ mộc và pallets chỉ chiếm khoảng 15 và 5%). Phân tích hiện tại chỉ ra rằng thị trường gỗ cho xây dựng rất có tiềm năng. Trong xây dựng, gỗ xẻ thường được sử dụng làm khuân đúc bê tông. Việc sử dụng này có giá trị thấp (nhưng quan trọng), thời gian sử dụng khá ngắn. Pallets và crates chiểm tỷ lệ 51% ở thị trường Miền Nam, và cũng có giá trị không cao. Gỗ xẻ ra được xử dụng ngay, mà không có các hoạt động khác, ví dụ bào, đục và sấy. Yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm này cũng khá thấp. Thời gian sử dụng của sản phẩm này cũng khá thấp. Đồ mộc và ván sàn có giá trị cao trên thị trường. Sự phát triển của thị trường này bị cản trở bởi thiếu nguồn cung cấp gỗ tròn thích hợp. Thiếu gỗ tròn dài do khó vận chuyển hoặc vận xuất cũng là những cản trở cho thị trường gỗ xây dựng. Thị trường đồ mộc nội địa được kỳ vọng phát triển khi mà thị trường có đòi hỏi cao hơn và nguồn gỗ có chất lượng cao sẵn có hơn. Phương pháp tạo ra gỗ có chiều dài lớn hơn bằng ván ghép thanh đã được một số doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội sử dụng. Công nghệ (nhập từ Trung Quốc) thường là rẻ và khá hiệu quả. Các đoạn gỗ xẻ ngắn mua từ các xưởng xẻ được sấy và xử lý lại thành các đoạn dài hơn. Khách hàng có các yêu cầu về sản phẩm. 48% số xưởng xẻ được hỏi khẳng định họ làm theo mức yêu cầu chất lượng của khách hàng. 42% làm theo hợp động với khách hàng. Một tỷ lệ nhỏ (11%) số xưởng xẻ trả lời khách hàng chấp nhận một số lỗi về sản phẩm. Tỷ lệ biến màu, khuyết tật trên gỗ nhiều khi không được coi là quan trọng. Chỉ có khoảng 8% các 7
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report chủ xưởng nói rằng phải hạn chế diện tích biến màu của gỗ, và chỉ có 3% có điều khoản ở hợp đồng liên quan tới việc hạn chế biến màu của gỗ. Phân tích cho thấy có rất nhiều vấn đề liên quan tới công tác đào tạo, thứ nhất có rất ít các thành viên của xưởng xẻ được đào tạo, thứ hai một số xưởng xẻ phản ánh chất lượng đào tạo có vấn đề, thứ ba là một số xưởng xẻ và công ty cho rằng các cơ sở đào tạo hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của họ. Ngược lại, 73% các cơ sở mong muốn được tham đào tạo. Bảng 3 mô tả mức độ và đánh giá về đào tạo của các vùng (i.e., Bắc, Trung, và Nam). Bảng 3. Mức độ và đánh giá về đào tạo của các xưởng xẻ Thành viên đã được đào tạo 13% Các xưởng xẻ muốn được đào tạo 73% Các cơ sở cho rằng chất lượng đào tạo hiện tại có vấn đề 53% Các cơ sở cho rằng các cơ sở đào tạo không đáp ứng được các yêu cầu 63% của họ Bảng 3 chỉ ra một các rất rõ ràng là số các thành viên của các xưởng xẻ vùng nông thôn được đào tạo là rất nhỏ. Các cơ sở đào tạo hiện có không đáp ứng được nhiều kỳ vọng và nhu cầu của họ, và chất lượng các khoá đào tạo thường thấp. Tuy nhiên, ghi chú một điều ở đây là do số lượng người được đào tạo không nhiều, nên đánh giá “chất lượng thấp” ở đây dựa vào trao đổi hơn là dựa vào sự trải nghiệm của người đã đào tạo. Các chủ xưởng cưa cũng được hỏi các lĩnh vực và ưu tiên cho đào tạo. Kết quả được đưa ra ở Bảng 4. Bảng 4. Thứ tự ưu tiên của các chủ đề đào tạo Chủ đề Điểm số Sản xuất đồ mộc 13.4 Mài cưa 12.2 Thực hành xẻ 11.8 Thị trường 11.5 Quản lý cơ sở 9.1 Sấy không khí 9.1 Bảo quản 8.7 Thiết bị 8.7 Sấy cưỡng bức 7.5 Cơ lý gỗ 4.7 An toàn lao động 4.0 Sơ đồ xẻ 3.2 Các chủ xưởng cưa xác định rất rõ ràng các hoạt động cần ưu tiên là sản xuất đồ mộc, sau đó là mài cưa, thực hành cưa, và thị trường. Chúng tôi tin rằng đây là những quan tâm của một bộ phận các xưởg xẻ, những người có mong muốn cải thiện hiệu quả các hoạt động thông qua việc nâng cao tay nghề, hiểu biết tốt về thị trường để có thể bán được giá cao hơn, và làm sao để các xưởng xẻ có thể vận hành máy cưa được tốt hơn, cưa được mài tốt hơn. Các kỹ năng khác cũng rất quan trọng đối với các xưởng xẻ là quản lý kinh doanh, sấy gỗ (sấy không khí, và sau đó là sấy cưỡng bức), duy tu và bảo dưỡng thiết bị. Kiến thức cơ bản về gỗ được đánh giá ở mức ưu tiên thấp. Các khảo sát tương tự được tiến hành ở Úc, Châu Âu, và Mỹ có kết quả là chủ đề này là quan trọng nhất. Ở đây có thể thiếu vắng những thông tin về hoạt động của ngành chế biến lâm sản, giá trị của những giải pháp 8
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report giải quyết các vấn đề. Những thông tin được cung cấp bởi đợt khảo sát rất có giá trị trong việc làm rõ các nhu cầu đào tạo của các xưởng xẻ. Rõ ràng là một chiến lược mà xác định rõ các chủ đề như là các lĩnh vực nghiên cứu từ trên xuống thì rất khó thành công. Tất cả các xưởng xẻ đều trả lời Bảng phân tích swot (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thứuc). Trong một giới hạn khá rộng, các điểm mạnh được xác định là các điểm yếu Điểm mạnh bao gồm: • Lao động rẻ • Kinh nghiệm • Dễ dàng thiết lập và hoạt động • Thiết bị rẻ Điểm yếu • Thiết bị và công nghệ lạc cũ, lạc hậu • Thiếu kiến thức về thị trường, kinh doanh và quản lý. • Thiếu vốn • Nhu cầu thị trường không ổn định • Mặt bằng sản xuất hạn chế Cơ hộị • Mở rộng sản xuất đồ mộc • Chính sách của Chính phủ cho phép các xưởng xẻ hoạt động • Rừng trồng tăng • Nhu cầu sản phẩm tăng • Thị trường mở. Các cơ hội được xác định là khá tương đồng giữa các vùng. Các ý kiến cũng cho rằng công nghiệp chế biến đã được đông đảo công chúng biết đến; các công việc liên quan tới chế biến gỗ nhìn chung là dễ học; thông tin và kinh nghiệm có thể được chia sẻ, và vận hành một xưởng cưa không quá đắt. Đe doạ • Cạnh tranh • Thị trường không ổn định • Chính sách thay đổi • Nguồn cung cấp gỗ không ổn định • An toàn lao động, • Sản phẩm đơn giản • Thiếu công nhân lành nghề, • Doanh nghiệp nhỏ, khó cạnh tranh • Nguồn vốn đầu tư hạn chế. Kết luận Đợt khảo sát cung cấp thông tin về ngành chế biến gỗ vùng nông thôn đã phát triển rất nhanh từ thập kỷ trước cùng với sự thành thục của các rừng trồng keo. Các kết quả khá giống nhau ở các Miền Bắc, Miền Trung, và Miền Nam. Nhiều cơ sở mở rộng sản xuất, và là kết quả của chính sách thị trường mở, lao động rẻ, nguyên liệu rẻ, thiết bị rẻ, đã giải quyết vấn đề xẻ gỗ rừng trồng có đường kính nhỏ, và các các xưởng xẻ vùng nông thôn đã vận hành khá thành công công việc kinh doanh, tạo ra nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương. Câu hỏi đầu tiên được nêu lên là liệu các thiết bị hiện tại có hoàn thành được các mục tiêu đề ra, và nên hay không mua các thiết bị mới tốt hơn. Cho một giai đoạn ngắn và trung bình, câu trả lời là không. Hiệu suất của xưởng xẻ (tỷ lệ từ gỗ tròn sang gỗ xẻ) rất cao, chứng 9
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report minh một điều là chất lượng gỗ tròn khá tốt đối với các xưởng xẻ. Một điều chắc chắn là năng suất sẽ được tăng lên nếu thiết bị được cải thiện. Câu hỏi thứ hai là rất nhiều các xưởng xẻ không sử dụng hết công suất của mình. Thiết bị hỏng không phải là nguyên nhân lớn dẫn tới việc xưởng cưa làm việc dưới công suất; nhưng nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường không ổn định là nguyên nhân chính. Xưởng cưa có đầu tư cao sẽ làm trầm trọng thêm nguyên nhân này. Tiền đầu tư thiết lập một cưa vòng nằm ở Việt Nam là khá thấp, khoảng 3-4.000 đô la. Thực tế là các xưởng cưa không hoạt động hết công suất nhưng khấu hao thiết bị vô hình không quan trọng, trong khi việc đầu tư các thiết bị hiện đại vẫn tiếp tuc. Điều này thay đổi bản chất kinh doanh từ đầu tư thấp, vùng nông thôn, không liên tục, mùa vụ, và mềm dẻo tới hoạt động liên tục, lý tưởng là 3 ca. Giá vận chuyển gỗ tròn tới các xưởng cưa lớn hơn sẽ tăng thêm. Rất nhiều các xưởng cưa nhỏ ở địa phương rất khó mở rộng sản xuất vì họ không thể mở rộng thêm mặt bằng hoặc xưởng cưa nằm ở gần khu đông dân cư. Khảo sát một số cở sở chế biến gỗ tổng hợp ở Miền Trung và Miền Nam thành lập được 2-3 năm về trước sản xuất đồ mộc cao cấp cho xuất khẩu, một số điểm thú vị cần chú ý. Đầu tiên, có một mức độ cao về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho công nhân. Điều này được miêu tả trong một báo cáo khác. Thứ hai, gỗ tròn của một số loài (sồi, beach...) chất lượng rất cao từ Đức, Nga, Hồ đào và Thông từ Mỹ, Teck từ Philipin, và gỗ rừng tự nhiên lá rộng từ Nam Mỹ... được nhập vào Việt Nam làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc cao cấp. Thứ ba, một số hệ thống máy tính hiện đại kiểm soát thiết bị sản xuất (trong một cơ sở có giá trị khoảng 80 triệu đô la Úc) đã được nhập khẩu vào để sản xuất đồ mộc cho xuất khẩu. Tuy nhiên, xưởng xẻ có các cưa vòng nằm Việt Nam (trong 1 trường hợp, 20 cưa vòng nằm được lắp đặt trên một dãy) phục vụ việc xẻ gỗ tròn có chất lượng cao thành gỗ xẻ có chất lượng cao phục vụ việc sản xuất đồ mộc. Rõ ràng là có thể xây dựng được cơ sở chế biến trị giá 2-5 triệu đô la Mỹ và lắp đặt hệ thống này. Các quyết định như vậy cần được cân nhắc vì chưa đề cập tới giá trị của 21 cưa vòng nằm cùng chi phí lắp đặt, cùng tiền thuê nhân công địa phương. Việc cải thiện có thể được thực hiện được với các loại cưa Việt Nam và điều này được trình bày ở một báo cáo khác. Thứ tư, sấy cưỡng bức, xử lý gỗ, và kỹ thuật sấy không khí đã được thiết lập. Một báo cáo khác sẽ trình bày vấn đề này. Chính phủ không có trợ cấp về tài chính để làm giảm chi phí cho việc thiết lập một xưởng xẻ. Chi phí cho việc thiết lập một xưởng cưa là khá thấp và tốt hơn là nên để theo thị trường. Tuy nhiên, cùng với thời gian cuộc khảo sát được tiến hành, khảo sát các lò sấy cũng được thực hiện. Rất nhiều các lò sấy được nhập nội với chất lượng rất cao. Thêm vào đó, các lò sấy sản xuất tại Việt Nam từ các lò được thiết kế tốt đáp ứng các yêu cầu của sấy keo và bạch đàn, tới các lò sấy có chất lượng thấp. Tuy nhiên, sự vận hành của các lò sấy này chưa được hiệu quả do chưa làm đúng các nguyên tắc cơ bản của sấy gỗ, và không sử dụng thiết bị giám sát chuẩn (ví dụ sử dụng nhiệt kế ẩm) để đảm bảo quá trình sấy gỗ diễn ra đúng theo lịch trình. Nói một cách khác, sấy cưỡng bức sử dụng một lò “hộp nóng” hơn là sử dụng thiết bị kiểm soát chuẩn. Điều này sẽ dẫn tới việc sấy hỏng, độ ẩm gỗ không đều/sấy quá. Đây là vấn đề cần được đào tạo do phần lớn các lò sấy được phỏng vấn đề có thiết bị kiểm tra độ ẩm qua nhiệt kế ẩm nhưng vẫn không làm việc hiệu quả. Phần lớn các lò sấy đều dùng sai vách ngăn. Điều này dẫn tới việc sử dụng năng lượng không hiệu quả, và độ ẩm gỗ sẽ không đều trong các tấm ván và giữa các tấm ván khi kết thúc quá trình sấy. Thêm vào đó, các lò sấy đều không có chế độ sấy riêng cho từng loài. Có hay không các lò sấy tốt nhất đang được sử dụng ở điều kiện Việt Nam cũng là một vấn đề cần thảo luận (vấn đề nghiên cứu và chuyển giao công nghệ). Trong khi rất nhiều các chủ xưởng cưa khi được hỏi cho rằng sấy gỗ có rất nhiều cơ hội, nhưng có một thực tế là không phải xưỏng cưa nào 10
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report cũng có thể tự xây dựng và vận hành được một lò sấy. Sấy không khí đòi hỏi kỹ thuật tốt, nhưng cũng rất ngạc nhiên ở đây là không có nhiều các xưởng cưa ứng dụng sấy không khí. Mặt bằng hạn chế là một vấn đề khi các xưởng xẻ muốn sấy bằng không khí. Cũng có một câu hỏi là làm giảm độ ẩm gỗ bằng phương pháp sấy không khí tối đa được bao nhiêu. Có thể độ ẩm này bằng hoặc thấp hơn điểm độ ẩm bão hoà một chút (fsp). Việc sử dụng công nghệ sấy dùng năng lượng mặt trời là sự lựa chọn có tính khả thi và kinh tế. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiết kiệm năng lượng ở các lò sấy này là rất lớn. Các vấn đề này cùng các khuyến nghị sẽ được trình bày ở một báo cáo khác để cải thiện ngành sấy gỗ. Chất lượng sấy là điều kiện tiên quyết để sản xuất đồ mộc chất lượng cao. Rất nhiều các xưởng xẻ nhỏ vùng nông thôn có kế hoạch mở rộng sản xuất bằng cách sản xuất đồ mộc, và như vậy nhu cầu về sấy gỗ ngày càng tăng lên. Biến màu, mục, và côn trùng phá hại gỗ là các vấn đề rất quan trọng ở Việt Nam do điều kiện thời tiết nóng ẩm, mư nhiều. Ngay sau khi cây được hạ, nó trở thành đối tượng của các tác nhân phá hại. Bài học ở đây là cây chỉ nên được chặt khi đã có kế hoạch tiêu thụ phù hợp với thời gian lưu bãi hợp lỹ. Cả khảo sát và đánh giá chất lượng gỗ lưu bãi chất lượng sản phẩm cuối cùng chỉ ra nhiều vấn đề. Biến màu xảy ra phổ biến ở gỗ tròn. Thông và cao su là hai loại gỗ đặc biệt hay bị biến màu hơn các loại gỗ keo và bạch đàn. Nhưng biến màu vẫn là một vấn đề với các loài này. Ngòai việc lưu gỗ ở bãi gỗ chờ vận chuyển, các xưởng xẻ cũng lưu gỗ ở cơ sở của mình; nhu cầu trong một số trường hợp đặc biệt cần phải xử lý gỗ để loại bỏ sự biến màu và mục gỗ. Một khối lượng lớn gỗ keo được sử dụng để đống đồ mộc, và kết quả khảo sát cho thấy thị trường này vẫn đang phát triển và thay thế cho việc sử dụng gỗ keo sản xuất các sản phẩm có giá trị thấp như bao bì, hộp, crates vv. Rất nhiều độ gỗ nội địa sử dụng sơn sẫm cho sản phẩm của mình. Đây là một phương pháp giải quyết sự biến màu của gỗ. Tuy nhiên, khi thị trường mở rộng, xu thế thị trường muốn giá trị của các loài gỗ được bộc lộ. Đây là trường hợp sợi gỗ ngắn cao su được xuất khẩu. Thị trưonừg yêu cầu có màu nhạt. Xuất khẩu gỗ cao su chắc chắn phải xử lý bảo quản để loại trừ biến màu gỗ. Mười năm về trước, điều này xử lý này sử dụng PCP nồng độ cao (Pentachlorophenol – (5%) mixed with borax- (1.5%). Hiện này, PCP không còn được sử dụng, xử lý hiện tại chú trọng tới việc sử dụng axit cộng borax, các chất không làm hại tới con người và môi trường, mặc dù chất này cũng khá có hại cho cá. Khi mà sử dụng gỗ keo cho sản xuất đồ mộc, xử lý bảo quản không phải là vấn đề quan tâm nhất đối với các xưởng xẻ. Chuyến thăm một cơ sở xử lý gỗ ở Miền Nam cho thấy cơ sở xử lý gỗ rất tinh vi. Nguời chủ rất quan tâm tới tiềm năng của thị trường. Một báo cáo riêng sẽ trình bày nhu cầu về nghiên cứu và đào tạo, cơ hội của thị trường tiềm năng cho gỗ xử lý, gỗ tròn cho xây dựng, nhưng cũng có thiết kế của một cở sở sử lý gỗ đơn giản mà các chủ xưởng cưa có thể sử dụng được mà không làm tổn hại tới con người và môi trường. An toàn lao động là vấn đề vô cùng quan trọng ở các xưởng cưa. Rất may, đợt khảo sát không thấy nhiều tai nạn xảy ra với các xưởng cưa. Các vấn đề an toàn lao động đã được đánh giá, báo cáo, và đề xuất để cải thiện điều kiện làm việc. Trong khi an toàn lao động liên quan tới việc sử dụng cưa được chú ý, các vấn đề về bụi và tiếng ồn lại không được chú trọng ở các xưởng cưa. Vấn đề sức khoẻ lâu dài (mũi, phổi, tai, mắt) nên được quan tâm. Chế tài của Việt Nam liên quan tới OH&S cần được các chủ cưa thực hiện nghiêm chỉnh. Tập huấn OH&S rõ ràng là một chiến lược cần thiết để tạo ra sự thay đổi về điều kiện làm việc ở các xưởng cưa. Nhu cầu đào tạo và nghiên cứu sẽ được trình bày trong một báo cáo riêng rẽ, nhưng cũng là kết quả của đợt khảo sát. Rõ ràng là từ nhân tố cơ sở của đào tạo về chế biến gỗ, đợt khảo sát đã xác định được nhu cầu về đào tạo về kinh doanh, kế toán, thị trường và quản lý. Đợt khảo sát đã cung cấp mộit số thông tin rất có giá trị về nhu cầu cơ bản của các xưởng xẻ vùng nông thôn Việt Nam. Đợt khảo sát cũng đề xuất cần có thêm khảo sát để thu thập thêm thông tin về nguồn cung cấp gỗ tròn. Đây là vấn đề cần được thảo luận bởi các tổ 11
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report chức lâm nghiệp Việt Nam. Thư hai, nhu cầu thị trường phù hợp cho các xưởng xẻ cũng cần được phân tích, thúc đẩy. Điều này cần cách tiếp cận cục bộ hoặc toàn ngành để thu thập thông tin cần thiết, và cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển của các cấu thành của công nghiệp chế biến là sấy gỗ và sản xuất đồ mộc. Hình 1: Cuộc họp với các cán bộ tỉnh Bình Định lập kế hoạch khảo sát. 12
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report 1. Mở đầu Bảy mươi bốn xưởng xẻ được phỏng vấn, 24 ở Miền Bắc, 25 ở Miền Trung, và 25 ở Miền Nam. Con số này bằng khoảng 5% tổng số xưởng xẻ đang hoạt động tại khu vực (MARD 2007)2. Khu vực và tỉnh được lựa chọn cho khảo sát vì các tiêu chí gần với rừng trồng, và đại diện cho các hoạt động xẻ gỗ sử dụng gỗ rừng trồng. Các thông tin về nguồn cung cấp gỗ và các hoạt động sau xẻ cũng được thu thập trong đợt khảo sát. Mười lăm cơ sở sản xuất đồ mộc được xem xét, phỏng vấn, 5 ở Miền Bắc, 5 ở Miền Trung, và 5 ở Miền Nam. Mười bảy cơ sở cung cấp gỗ cũng được phỏng vấn, 7 ở Miền Bắc, 5 ở Miền Trung và 5 ở Miền Nam. Vùng khảo sát Miền Bắc Vùng khảo sát Miền Trung Vùng khảo sát Miền Nam Hình 2: Bản đồ Việt Nam với các vùng được tiến hành khảo sát 2. Phương pháp Một “bộ câu hỏi phỏng vấn” phù hớp với đợt khảo sát được chuẩn. Bảng câu hỏi do Philip Blackwell chuẩn bị, được sự góp ý kiến của Hội thảo khởi động dự án, của cán bộ Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, và đại học Melbourne. Bảng câu hỏi được thử nghiệm ở một số xưởng xẻ ở phía Bắc do Đoàn Văn Thu, Phạm Đức Chiến, Bùi Duy Ngọc, và Philip Blackwell thực hiện. Sau khi thử nghiệm, và một số thay đổi nhỏ, bảng câu hỏi được sử dụng cho toàn bộ đợt phỏng vấn. Trước khi bắt đầu đợt khảo sát, bảng câu hỏi được đệ trình và được sự đồng ý của Trường đại học Melbourne. Điều này nhằm đảm bảo bảng câu hỏi sẽ thu được các thông tin hữu ích nhất cho đơt khảo sát, đồng thời đảm bảo các thông tin cá nhân của người được phỏng vấn sẽ được giữ bí mât. Do sự hạn chế về ngôn ngữ và sự phức tạp trong việc xin phép cho chuyên gia nước ngoài đi phỏng vấn các hộ dân ở một số vùng nông thôn, đợt khảo sát chủ yếu được thực hiện bởi các chuyên gia Việt Nam, và do Phạm Đức Chiến và Bùi Duy Ngọc tổ chức. 2 Personal communications Tran Huu Thanh, Ministry of Agriculture and Rural Development, Department of Agro-Forestry Products Processing and Salt Production (2007) 13
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report Hình 3:(a) Ông Chiến đang làm việc với chủ xưởng xẻ (b) Ông Ngọc đang phỏng vấn chủ xưởng xẻ tại khu sản xuất của xưởng. 3. Kết quả khảo sát: Phân tích kết quả khảo sát tập trung thông tin thu thập được từ các xưởng xẻ được phỏng vấn (74). Khi có thể, kết quả khảo sát sẽ được phân ra theo các vùng miền (Miền Bắc, Miền Trung, và Miền Nam). Thêm vào đó, một số thông tin có giá trị được thu thập ở một số đợt thăm các xưởng xẻ khác. 3.1. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ KINH DOANH Câu hỏi đầu tiên liên quan tới thông tin về cơ sở kinh doanh. Thông tin này không được đưa vào phần kết quả khảo sát nhằm đảm bảo bí mật của người được phỏng vấn. Các thông tin này được sử dụng khi cần quay trở lại cơ sở để thu thập thêm thông tin. 3.2. LOẠI HÌNH KINH DOANH Câu hỏi này xác định loại hình của cơ sở kinh doanh, và thời gian mà cơ sở đã hoạt động. Câu hỏi đưa ra đối với cơ sở nhằm xác định loại hình mà họ đang kinh doanh: Xưởng xẻ nhà nước, Xưởng xẻ tư nhân, Xưởng xẻ cộng đồng, Xưởng xẻ gia đình, hoặc loại hình khác. Câu hỏi này không được 4% số xưởng xẻ trả lời. Trong số các xưởng xẻ trả lời câu hỏi này, 90% xác định họ là các xưởng xẻ gia đinh, và 10% là các công ty tư nhân. Cơ sở sản xuất lâu năm nhất là 18 năm. Trung bình, các cơ sở sản xuất được 5,3 năm. Bốn xưởng xẻ mới được thành lập với thời gian là dưới 6 tháng. Các xưởng xẻ gia đình được thành lập sớm hơn các công ty tư nhân, và không có công ty tư nhân nào có mặt trong số các cơ sở kinh doanh được phỏng vấn ở Miền Bắc. 14
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report Bảng 5. Số năm các cơ sở (phân theo chủ sở hữu) đã hoạt động ở các miền (Bắc, Trung, Nam) Central and South Vietnam) Lâu Ngắn Trung Loại hình kinh doanh nhất nhất binh median Các miền Công ty tư nhân (năm) 10 3 4,9 4 Xưởng xẻ gia đình (năm) 18 0,1 5,3 3 Miền Bắc Xưởng xẻ gia đình (năm) 18 0,5 4,8 3 Miền Trung Công ty tư nhân (năm) 5 3 4,9 3,5 Xưởng xẻ gia đình (năm) 17 0,1 5,7 5,0 Miền Nam Công ty tư nhân (năm) 10 4 6,3 5 Xưởng xẻ gia đình (năm) 17 1 5,7 4,5 3.3. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Câu hỏi này xác định các thông tin về đầu tư tài chính để thiết lập và vận hành sản xuất của cơ sở. 3.3.1. Miền Bắc Một xưởng xẻ không trả lời câu hỏi này. Trong 23 cơ sở còn lại, 5 cơ sở tiếp tục việc kinh doanh đã có sẵn của gia đình, 19 xưởng xẻ đầu tư bằng vốn tư nhân trong đó 9 cơ sở vay một số vốn từ họ hàn, và chỉ có một cơ sở vay vốn từ ngân hàng. Số vốn đầu từ dao động từ khoảng 20 tới 120 triệu đồng, và với median là 40 triệu đồng. Họ hàng thân thuộc cung cấp trên 25% số vốn đầu tư của các cơ sở, dao động từ khoảng 10 tới 60 triệu đồng, với số tiền trung bình là 20 triệu đồng cho 9 cơ sở. 3.3.2. Miền Trung Tất cả các cơ sở được phỏng vấn đều trả lời câu hỏi này, và chỉ có một cơ sở là tiếp tục công việc kinh doanh đã có sẵn của gia đình. 84% các cơ sở vay vốn từ nguồn vốn tư nhân, trong đó 20% huy động nguồn vốn từ gia đình. Họ hàng thân thuộc cung cấp nguồn vốn từ 10-100 triệu đồng, với số vốn trung bình là 58 triệu đồng. Chỉ 8% số doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàn. Nguồn vốn huy động được từ các cơ sở là từ 20 triệu tới 2.500 triệu đồng. 3.3.3. Miền Nam Ở Miền Nam, 92% số cơ sở trả lời câu hỏi này, và 36% vay vốn từ 2 nguồn, và chỉ 5% số cơ sở vây vốn từ 3 nguồn. Các cơ sở kinh doanh gia đình cung cấp khoảng 18% số vốn. Số vốn tối đa huy động được từ việc kinh doanh của gia đình là 250 triệu đồng, và nhỏ nhất là 30 triệu đồng. Số vốn trung bình huy động được từ việc kinh doanh của gia đình là 145 triệu đồng. Vốn tư nhân chiếm tới 86% số vốn đầu tư cho cơ sở, vốn tối đa huy động từ tư nhân lên tới 500 triệu đồng, nhưng nhỏ nhất chỉ có 2 triệu đồng. 15
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report Không cơ sở nào vay vốn từ các chương trình ưu tiên của chính phủ, và 5% vay được một phần vốn từ họ hàng thân thuộc. Số tiền lới nhất vay từ họ hàng thân thuộc là 100 triệu đồng, và thấp nhất là 30 triệu đồng. Số tiền trung bình cho vay bởi họ hàng thân thuộc là 67,5 triệu đồng. Tóm tắt các nguồn vốn cho các cơ sở xẻ gỗ được tổng hợp ở Bảng 6. Bảng 6. Nguồn vốn đầu tư cho các xưởng xẻ (triệu đồng). Lớn Nhỏ Trung Nguồn tài chính median nhất nhất bình Tất cả các vùng Từ việc kinh doanh của gia đình 700 25 165 85 Vốn tư nhân 2500 2 145 50 Vay ngân hàng 500 20 107 50 Các chương trình ưu tiên của chính phủ Khác - họ hàng 100 10 44 30 Northern Region Từ việc kinh doanh của gia đình 700 50 209 70 Vốn tư nhân 120 20 44 40 Vay ngân hàng 50 50 50 50 Các chương trình ưu tiên của chính phủ Khác - họ hàng 60 10 25 20 Central Region Từ việc kinh doanh của gia đình 25 25 25 25 Vốn tư nhân 2500 20 259 70 Vay ngân hàng 500 70 285 285 Các chương trình ưu tiên của chính phủ Khác - họ hàng 100 10 58 50 Southern Region Từ việc kinh doanh của gia đình 250 30 145 150 Vốn tư nhân 500 2 104 52 Vay ngân hàng 100 20 48 50 Các chương trình ưu tiên của chính phủ Khác - họ hàng 100 30 67,5 70 3.4. GÍA TRỊ CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT Rất nhiều các cơ sở sản xuất ước tính giá trị của cơ sở sản xuất của họ. Giá trị trung bình được sử dụng để ước đánh giá giá trị của các cơ sở. Giá trị ước tính của 73 cơ sở được khảo sát là 16.765.000.000 đồng. Vì số này được ước tính cho khoảng 5% tổng số xưởng xẻ tại khu vưc, con số ước tính cho ngành chế biến gỗ là 335.300 triệu đồng (20,5 triệu đo la mỹ). Trong khi đây là sự đầu hiện đại nhất, cũng nên ghi nhớ một điều là việc mua mới và thiết lập một cưa vòng nằm tốn khoảng 2.500 – 3.500 đô la mỹ. Bảng tóm tắt giá trị của các cơ sở cho các vùng được trình bày ở Bảng 7. 3.4.1. Miền Bắc Các xưởng xẻ ước tính giá trị của cơ sở từ 30 triệu tới 750 triệu đông, với giá trị trung bình là 161 triệu đồng, và median là 100 triệu đồng. 16
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report 3.4.2. Miền Trung Các cơ sở ước tính giá trị của doanh nghiệp vào khoảng từ 40 triệu tới 1.000 triệu đồng, với giá trị trung bình khoảng 335 triệu đồng với median là 150 triệu đồng. 3.4.3. Miền Nam Các cơ sở ước tính giá trị của họ dao động từ 35 triệu dồng tới 1.350 triệu đồng, với giá trị trung bình là 249,3 triệu đồng. Bảng 7 Giá trị ước tính của các xưởng xẻ (triệu đồng). Lớn Nhỏ Trung Giá trị ước tính của cơ sở median nhất nhất bình Tất cả các vùng 2500 30 250.2 135 Miền Bắc 750 30 161.5 100 Miền Trung 2500 40 336.04 162.5 Miền Nam 1350 35 249.3 125 3.5. HOẠT ĐỘNG CỦA XƯỞNG XẺ Câu hỏi này hỏi các cơ sở hoạt động liên tục hay không, và lý do tại sao cơ sở không hoạt động liên tục. Trong một số trường hợp, các xưởng xẻ sản xuất liên tục, nhưng trong một số trường hợp thì sản xuất gián đoạn. Các cơ sở rất muốn sản xuất liên tục, nhưng do một số yếu tố khách quan, họ phải sản xuất gián đoạn, và sức sản xuất cũng khác nhau ở các giai đoạn. Một số lý do làm các cơ sở phải sản xuất gián đoạn là: • Thiếu thị trường ổn định cho gỗ xẻ; (xác định bởi 75% số xưởng xẻ được hỏi, và khoảng 50% người được hỏi phục vụ người dân địa phương hoặc xây dựng). • 31% trả lời là do việc thiếu nguồn cung cấp gỗ tròn • Thiếu các hợp đồng làm việc, thị trường tiêu thụ không ổn định 31% • Gỗ xẻ cho pallet và quan tài chiếm khoảng 8% • Do thời tiết 8% • Một số lý do khác là việc mất điện sản xuất, thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu vốn đầu tư. Các kết quả trển phản ánh các lý do chung hạn chế các cơ sở sản xuất liên tục là: • Thiếu nguồn gỗ tròn cho xưởng xẻ, và • Thị trường gỗ xẻ không ổn định. 3.5.1. Miền Bắc Chỉ 25% số xưởng xẻ đượchỏi hoạt động liên tục, số còn lại chỉ hoạt động khoảng 40-65% quỹ thời gian của họ. Ba xưởng xẻ trả lời họ sản xuất liên tục, nhưng họ phải dừng một số thời gian do thiếu thị trường tiêu thụ, hoặc thiếu nguồn nguyên liệu. Một số cá nhân đưa ra ý kiến, hoặc lý do khiến các xưởng xẻ không sản xuất liên tục: • Xưởng xẻ chỉ xẻ phục vụ việc đóng quan tài • Một số thời gian phải nghỉ vì thiếu nguồn nguyên liệu 17
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report • Phục vụ sản xuất tại cơ sở và người dân địa phương • Chỉ phục vụ người dân địa phương • Thiếu thị trường • Phần lớn xẻ phục vụ nhu cầu địa phương • Thiếu gỗ tròn hoặc chỉ thực hiện hợp đồng xẻ • Chỉ phục vụ thị trường địa phương • Phục vụ thợ mộc, người dân địa phương • Chủ yếu cho thợ mộc, dân địa phương, và bán gỗ xẻ cho nhu cầu địa phương • Thiếu việc làm (chỉ phục vụ người dân địa phương và thợ mộc) • Xẻ phục vụ người dân địa phương và thợ mộc • Phục vụ người dân địa phương và thợ mộc, điều hành bởi chủ xưởng cưa • Phục vụ người dân địa phương và thợ mộc • Thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm Nhìn chung, ngành công nghiệp hoạt động phục vụ nhu cầu của người dân và các ngành công nghiệp khác ở địa phương. Các xưởng xẻ thiếu nguồn gỗ nguyên liêu, và thị trường tiêu thụ không ổn định cũng ảnh hưởng lớn tới công việc sản xuất của họ. 3.5.2. Miền Trung 52% các xưởng cưa sản xuất liên tục, số còn lại sản xuất khoảng 25-60% thời gian. Lý do các xưởng xẻ sản xuất gián đoạn là: • Không đủ nguyên liệu đầu vào, hoặc không bán được sản phẩm • Phần lớn làm việc theo các hợp đồng • Phục vụ 2 thợ mộc và người dân địa phương (và bàn gỗ xẻ) • Sản xuất pallets và phục vụ người dân địa phương qua các hợp đồng, một số thời gian thiếu việc làm. • Phục vụ người dân địa phương, phục vụ việc đóng pallets qua các hợp đồng, gỗ xẻ không bán được nhiều • Phục vụ người dân địa phương, do đó phụ thuộc vào nhu cầu của họ, thiếu nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ ổn định. • Làm việc theo mùa vụ, phục vụ người dân địa phương (xẻ gỗ cho họ) • Thiếu vốn, thiếu gỗ tròn, thị trường không ổn định. • Thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu mặt bằng để chứa gỗ xẻ. • Thiếu gỗ tròn và thị trường tiêu thụ, phụ thuộc vào nhu cầu của người dân địa phương. • Chủ yếu phục vụ người dân địa phương và thợ mộc 3.5.3. Miền Nam Với số xưởng xẻ được phỏng vấn, 47% trả lời sản xuất liên tục. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 7% trả lời sản xuất liên tục, còn 40% sau đó trả lời một số thời gian bị gián đoạn vì: • Thiếu gỗ nguyên liệu đầu vào, • Mất điện thường xuyên, • Thời tiết quá ẩm ướt • Không có đủ hợp đồng làm việc. Số xưởng sản xuất gián đoạn hoạt động khoảng 25-60% quỹ thời gian của họ, với thời gian hoạt động trung bình là 49%. 18
- CARD Project Report 027/06/VIE IMPROVEMENT OF OPERATOR SKILLS AND TECHNOLOGY IN SMALL RURAL SAWMILLS IN VIETNAM Sawmillers Survey Report Lý do mà các xưởng xẻ sản xuất gián đoạn khác nhau giữa các vùng, và được tóm tắt là: • Phụ thuộc vào nguồn gỗ tròn đầu vào, và khách hành • Họ sản xuất liên tục, nhưng gián đoạn vì mất điện • Thiếu gỗ nguyên liêu, thị trường tiêu thụ không ổn định • Phụ thuộc vào nguồn gỗ và thời tiết • Nhu cầu gỗ xẻ không ổn định • Thị trường tiêu thụ thu hẹp, trong khi nguồn gỗ nguyên liệu không thiếu • Thiếu việc làm, thiếu gỗ tròn đầu vào • Thiếu nguồn cung cấp gỗ, thị trường không ổn định • Phục vụ người dân địa phương, phụ thuộc vào nhu cầu của họ • Thiếu việc làm, máy móc thiết bị cũ, lạc hậu • Phụ thuộc vào nhu cầu của người dân địa phương và thị trường đồ mộc • Chỉ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương • Gián đoạn một số thời gian do không có việc làm, hoặc không có thị trường cho gỗ xẻ. 3.6. KẾ HOẠCH MỞ RỘNG SẢN XUẤT Câu hỏi cho các xưởng xẻ là: ‘Bạn có kế hoạch mở rộng sản xuất hay kinh doanh không”, nếu có thì ở lĩnh vực nào? Nhìn chung, 44% các xưởng xẻ trả lời họ có kế hoạch hoặc ý tưởng mở rộng sản xuất, kinh doanh, và chủ yếu là lĩnh vực sản xuất đồ mộc. Với các chủ cơ sở trả lời mong muốn mở rộng sản xuất, 4 người có kế hoach/ý tưởng xây dựng các lò sấy gỗ. • Nếu có, nguyên nhân chính cho sự thay đổi là gì? • Nếu có, cái gì khiến bạn còn do dự? 3.6.1. Miền Bắc Ở Miền Bắc, 58% số cơ cở được hỏi chỉ ra rằng họ có kế hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, 8% không trả lời câu hỏi hoặc chưa có quyết định nào; trong khi 33% không có kế hoặch gì. Một tỷ lệ lớn những người được hỏi (78%) mà có kế hoạch mở rộng sản xuất chỉ ra rằng sản xuất đồ mộc là lĩnh vực ưu tiên, và 21% cho rằng đồ mộc cao cấp cho xuất khẩu sẽ là ưu tiên của họ. Với những người còn lại trả lời (22%), mong muốn mở rộng sản xuất từ thủ công mỹ nghệ tới sấy gỗ và thương mại gỗ, ví dụ có thể trồng rừng kinh doanh gỗ hoặc cải thiện chất lượng gỗ tròn để bán. Nếu có, nhân tố nào kích thích sự thay đổi? Có 58% số xưởng xẻ được phỏng vấn trả lời câu hỏi này. Trong những người này, 71% cho rằng nguyên nhân chính kích thích sự thay đổi là nhu cầu sản phẩm ngày càng cao, thị trường tiêu thụ sẵn có, và cơ hội mở rộng sản xuất. 7% muốn mở rộng sản xuất cho thế hệ sau. 7% muốn có thêm việc làm. 14% muốn đa dạng sản phẩm, và 7% cho rằng còn bị phụ thỵôc vào những người trong cuộc. If yes; nhân tố chính nào kìm hãm sự thay đổi? Có 58% số người được phỏng vấn trả lời câu hỏi này. Một số trở ngại được xác định. 50% cho rằng trở ngại chính là thiếu vốn đầu tư. Thiếu công nhân lành nghề được 38% số người 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dự án nghiên cứu: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam - MS10 '
18 p | 143 | 24
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi - MS10 '
14 p | 112 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường năng lực giám sát và khống chế bệnh Lở mồm long móng trên gia súc và heo góp phần tăng cường an toàn sinh học cho quốc gia "
42 p | 84 | 15
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG VÀ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ CHO CÁC XƯỞNG XẺ QUY MÔ NHỎ Ở VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM ' MS6
9 p | 124 | 15
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG GIÁM SÁT VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (LMLM) Ở TRÂU , BÒ VÀ HEO GÓP PHẦN NÂNG CAO AN TOÀN SINH HỌC CHO QUỐC GIA - Milestones 6&9'
38 p | 91 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch của cao khô lá đu đủ rừng (Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl.) Vis., họ Nhân sâm Araliaceae)
262 p | 83 | 14
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam ' MS6
16 p | 111 | 13
-
Dự án nghiên cứu: TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG GIÁM SÁT VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (LMLM) Ở TRÂU , BÒ VÀ HEO GÓP PHẦN NÂNG CAO AN TOÀN SINH HỌC CHO QUỐC GIA - Milestones 3&7 '
33 p | 73 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu: Tăng cường năng lực về công nghệ hạt giống cây rừng phục vụ các hoạt động nghiên cứu, phát triển và bảo tồn ngoại vi - MS10'
22 p | 72 | 10
-
Dự án nghiên cứu: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam ' MS5
11 p | 112 | 9
-
Dự án nghiên cứu: Tăng cường năng lực về công nghệ hạt giống cây rừng phục vụ các hoạt động nghiên cứu - phát triển và bảo tồn ngoại vi - MS4 '
12 p | 82 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu: Tăng cường năng lực giám sát và khống chế bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên trâu bò và heo để góp phần tăng cường an toàn sinh học cho quốc gia - Milestone 10 '
13 p | 116 | 9
-
Dự án nghiên cứu: Tăng cường kĩ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt Nam ' MS2
24 p | 83 | 8
-
Dự án nghiên cứu: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP - MS4 '
7 p | 83 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP - MS5 '
12 p | 69 | 5
-
Dự án nghiên cứu:Tăng cường năng lực về công nghệ hạt giống cây rừng phục vụ các hoạt động nghiên cứu và phát triển và bảo tồn ex-situ '
16 p | 74 | 4
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP '
8 p | 63 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn