Đề bài: Em có suy nghĩ gì về vấn đề sau: Hiện nay nhiều bạn học sinh tập hút <br />
thuốc trong khi cả xã hội đang tuyên chiến với thuốc lá<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
“Trời, hút thuốc chứ có làm gì bậy đâu mà sợ? Nhiều người hút chứ đâu phải mình tui?”. <br />
Một trong những học sinh mà tôi gặp tại quán cà phê trong một khu cư xá vừa phì phèo <br />
thuốc vừa “phán” như thế. Học sinh này và bốn cậu bạn khác mới ra khỏi cộng trường đã <br />
vèo ngay đến đây để làm cử cà phê chiều. Chỉ trong vòng hơn một tiếng, năm “ống khói <br />
tàu” này đã đốt liên tục đến hơn một gói. Một trong số những em cười khẩy: “Uống cà <br />
phê mà không hút thuốc thì mất vị hết’’.<br />
<br />
Quan sát các bạn khác, tôi bắt gặp ít gương mặt non choẹt cũng đang rít thuốc đẩy vẻ <br />
chuyên nghiệp. Khói thuốc bay mù mịt khắp không gian quán vốn đã chẳng rộng rãi <br />
thoáng mát gì. Thế nhưng những anh chàng này vẫn điềm nhiên như thể việc mình làm <br />
chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới dù thấy rõ ràng vài bạn gái ngồi bàn đấy nãy <br />
giờ đưa tay che mũi.<br />
<br />
Khác hẳn với những bạn gái này, một cô bạn gái khác mới học lớp 11 mà tôi thường gặp <br />
tại quán cà phê chẳng những không hề dị ứng mà còn thở khói điệu nghệ chẳng kém gì <br />
mấy cậu con trai trong quán. Nhóm bạn của cô gái cũng có vài nàng dù không hút thường <br />
xuyên những tối vào vô “sàn” (vũ trường) cũng lập lòe đóm thuốc trên môi cho thêm phần <br />
sành điệu.<br />
<br />
Không chỉ “lộng hành” người giờ học, nhiều “ống khối tàu” còn lén lút “nhả khói” ngay <br />
trong trường. Cô Đinh Thị Mĩ Hạnh (Trợ lý thanh niên trường Trần Khai Nguyên) cho <br />
biết: “Mặc dù trường nào cũng có nội quy cấm học sinh hút thuốc nhưng tại nhiều <br />
trường hiện tượng này vẫn ngày càng tăng”. Cũng có cậu chơi liều hút ngay trên sân <br />
trường, nhưng đa số đều tìm chỗ kín đáo để hút lén lút. Nhà vệ sinh vẫn được xem là <br />
“điểm hẹn lý tưởng’’ của các “ống khói tàu”. học trò dù các thầy cô giám thị thường <br />
xuyên kiểm tra gắt gao. Một học sinh cho biết: “Kiểm tra vậy thôi chứ khó bắt tại trận <br />
được lắm!”..<br />
<br />
Lý do hút thuốc của các cô cậu học trò quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bấy nhiêu: thích <br />
chứng tỏ mình, tò mò, bị bạn bè lôi kéo. Đơn giản vì lứa tuổi của chúng ta vẫn chưa chín <br />
chắn, dễ dàng bị tác động. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh chẳng những không kịp thời <br />
uốn nắn con em mình mà còn tiếp tay làm gương xấu trong việc hút thuốc. Cũng em học <br />
sinh trên phát biểu một câu xanh rờn: “Ba tui cũng biết tui hút thuốc nhưng đâu có la tui <br />
được vì ổng cũng nghiện thuốc lá mà!”.<br />
<br />
Điều đáng nói nhất là lâu nay đã có luật cấm bán thuốc lá cho khách hàng dưới 18 tuổi <br />
nhưng hầu như học sinh nào cũng có thể mua thuốc dễ dàng như mua kẹo. Các xe thuốc <br />
lá đầy rẫy khắp thành phố, thậm chí còn “bao vây” trước nhiều cổng trường. Người bán <br />
hàng chẳng màng quan tâm “thượng đế” của mình bao nhiêu tuổi mà chỉ cần có tiền là có <br />
thuốc.<br />
<br />
Y học đã chứng minh rằng thuốc lá chứa đến 4000 hóa chất, trong đó có 43 chất gây ung <br />
thư. Nó chính là một “tử thần thầm lặng” dẫn đến nhiều căn bệnh như ung thư phổi, <br />
nhồi máu cơ tim… Và không người hút thuốc chủ động mà cả những người hút thuốc thụ <br />
động (hít phải khói thuốc) cũng có nguy cơ tương tự. Tuy nhiên, nói theo lời cô Mỹ Hạnh <br />
là: “Nhiều em vẫn chưa hiểu được tác hại của thuốc lá do công tác tuyên truyền chưa <br />
mạnh mẽ”.<br />
<br />
Chính vì thế, để tuyên truyền với thuốc lá, thời gian gần đây đã có nhiều hoạt động như <br />
Tuần lễ quốc gia không hút thuốc là (cuối tháng 5), Trung tâm Công tác Xã hội Thanh niên <br />
(Thành đoàn Tp. Hồ Chí Minh) vừa triển khai dự án “Ngăn ngừa hành vi hút thuốc lá ở trẻ <br />
vị thành niên” ở lớp 10 trường cấp II cấp II và Trung tâm giáo dục thường xuyên. Mục <br />
tiêu của dự án là 100% học sinh của các trường này hiểu rõ về tác hại của thuốc lá, không <br />
sử dụng các chất gây nghiện và thuốc lá, thành lập câu lạc bộ “Tuổi trẻ năng động” tại <br />
mỗi trường và thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền. Đặc biệt, sẽ có <br />
nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức để giúp học sinh có cuộc sống <br />
lành mạnh và tránh xa “tử thần thầm lặng” này.<br />
Cả xã hội đang tuyên chiến với thuốc lá. Lẽ nào bạn lại đứng ngoài và tiếp tục tự đốt <br />
cháy cuộc đời mình.<br />