Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA PROCALCITONIN VÀ LACTATE MÁU<br />
TRONG NHIỄM KHUẨN HUYẾT<br />
Trần Thị Như Thúy*, Nguyễn Trần Chính**, Đinh Thế Trung**, Phạm Thị Lệ Hoa**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Nhiễm khuẩn huyết (NTH) là một trong những bệnh lý nguy hiểm, gây nhiễm khuẩn lan tỏa, ảnh<br />
hưởng lên các cơ quan trong cơ thể và có thể gây các hậu quả tức thời như sốc và tử vong. Các chỉ số sinh hóa như<br />
Procalcitonin (PCT), lactate được sử dụng nhiều trên lâm sàng giúp chẩn đoán và tiên lượng sớm bệnh NTH. Đề<br />
tài này được thực hiện nhằm khảo sát giá trị tiên lượng của PCT và lactate máu ở bệnh nhân NTH.<br />
Đối tượng- phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả các bệnh nhân NTH xác định bằng phương pháp vi<br />
sinh nhập Khoa Hồi sức Cấp cứu tích cực Chống độc người lớn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (BV BNĐ) trong thời<br />
gian từ tháng 10/2010 đến tháng 12/2011. Các bệnh nhân được làm xét nghiệm CTM, PCT, lactate máu lúc nhập<br />
viện, 24 giờ sau và 48 giờ sau. Các xét nghiệm (XN) được thực hiện tại khoa xét nghiệm BV BNĐ.<br />
Kết quả: Khảo sát trên 83 trường hợp NTH cho thấy: nồng độ PCT, lactate máu cao ở nhóm sốc so với nhóm<br />
không sốc: nhóm sốc nồng độ PCT N1: 70,3 (12,9-100) ng/ml, không sốc: 9,3 (1,8-36,4) ng/ml (p=0,002); lactate<br />
lúc vào ở nhóm sốc: 5,3 (2,7-7,1)mmol/L, nhóm không sốc: nồng độ lactate máu: 2,5 (2-4,8) mmol/L (p=0,003). Ở<br />
nhóm tử vong nồng độ PCT và lactate máu không cải thiện theo thời gian: mức giảm nồng độ PCT sau 24 giờ:<br />
0% (-12%-0%), mức giảm lactate -8,3% (-18%--2%), ở nhóm nặng có hồi phục: nồng độ PCT và lactate máu<br />
giảm theo thời gian: sau 24 giờ nồng độ PCT giảm 32% (6-45,2%), lactate giảm 19% (7,6-42,5%). Ngưỡng dự<br />
báo sốc nhiễm khuẩn của PCT và lactate là: PCT N1: 10,5ng/ml (độ nhạy: 80%, độ đặc hiệu 57%), lactate N1:<br />
2,66 mmol/L (độ nhạy: 80%, độ đặc hiệu: 63%).<br />
Kết luận: Nồng độ PCT, lactate giảm dần theo thời gian là yếu tố có thể dùng để theo dõi cũng như tiên<br />
lượng bệnh.<br />
Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết, procalcitonin<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PROGNOSTIC VALUE OF SERUM PROCALCITONIN AND LACTATE IN SEPTIC PATIENTS<br />
Tran Thi Nhu Thuy, Nguyen Tran Chinh, Dinh The Trung, Pham Thi Le Hoa<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 249 - 254<br />
Background: Septicemia involves the systemic spread of bacteria from a localized origin of infection<br />
throughout the body by way of the blood stream. Septicemia is one of the most dangerous infections. Management<br />
of the early stage of sepsis is a critical issue. The biomarkers lactate, procalcitonin are often promoted as being<br />
useful for prognostication in sepsis. This study aimed to confirm prognostic value of serum procalcitonin and<br />
lactate in septic patients.<br />
Material and method: Series of prospective study are described from October 2010 to December 2011 at<br />
Adult ICU of Hospital for Tropical diseases. Procalcitonin and lactate measurement was obtained daily over a 3day period following the time of admission (day 1 (D1) to D3). PCT and lactate quantitative analysis at<br />
Department of Biochemistry in Hospital for Tropical diseases.<br />
* Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM ** Bộ Môn Nhiễm Trường Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS CKII Trần Thị Như Thúy ĐT: 0906096546<br />
Email: nhuthuy315@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
249<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Results: PCT and lactate levels were higher in septic shock: PCT D1: 70.3 (12.9-100) ng/ml, lactate 5.3 (2.77.1) mmol/L. The overall survival was associated with a greater decline in PCT between D2 and D3. With a<br />
procalcitonin cutoff value of 10,5ng/ml, sensitivity for the detection of septic shock and specificity for the detection<br />
of septic shock were 80% and 57% respectively. With a lactate cutoff value of 2.66 mmol/L, sensitivity for the<br />
detection of septic shock and specificity for the detection of septic shock were 80% and 63% respectively.<br />
Conclusions: PCT, lactate kinetics between D2 and D3 could be a predictor for mortality.<br />
Keyword: Sepsis, procalcitonin<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiễm khuẩn huyết hiện vẫn là vấn đề y tế<br />
toàn cầu với tỷ lệ mắc và tử vong còn cao dù có<br />
nhiều tiến bộ về y học(10). Trên thực tế lâm sàng,<br />
vấn đề quyết định thành công hay thất bại trong<br />
điều trị nhiễm khuẩn huyết là chẩn đoán bệnh<br />
sớm, đánh giá đúng mức độ nặng nhẹ và nhận<br />
biết kịp thời diễn biến bệnh để can thiệp kịp thời.<br />
Gần đây đồng thời với tiến bộ trong lĩnh vực vi<br />
sinh, các chất đánh dấu sinh học cũng được đề<br />
cập đến nhằm giúp chẩn đoán và tiên lượng sớm<br />
bệnh nhiễm khuẩn huyết. Trong số các chỉ số<br />
sinh hóa đó, PCT và lactate máu được sử dụng<br />
nhiều trên lâm sàng vì có độ tin cậy cao. PCT<br />
máu cao cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn nặng<br />
cần can thiệp điều trị đặc hiệu. Lactate máu cao<br />
phản ánh tình trạng thiếu oxy máu tế bào cần<br />
can thiệp hồi sức sớm(12). Trên thế giới và trong<br />
nước đã có các nghiên cứu về vai trò của PCT và<br />
lactate máu trong theo dõi và tiên lượng bệnh<br />
nhiễm khuẩn huyết(3,4,5,6,7,8,9,11). Tại VN chưa có<br />
nhiều nghiên cứu khảo sát cùng lúc PCT và<br />
lactate máu trên BN nhiễm khuẩn huyết. Đề tài<br />
này được thực hiện nhằm khảo sát giá trị tiên<br />
lượng của PCT và lactate máu ở bệnh nhân<br />
nhiễm khuẩn huyết.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát giá trị tiên lượng của PCT và lactate<br />
máu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Cắt ngang, mô tả.<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Bệnh nhân có hội chứng đáp ứng viêm toàn<br />
<br />
250<br />
<br />
thân và có ổ nhiễm khuẩn trên lâm sàng nhập<br />
Khoa Hồi sức tích cực chống độc người lớn,<br />
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới từ tháng 10/2010 đến<br />
tháng 12/2011.<br />
<br />
Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
Khoa Hồi sức tích cực chống độc người lớn,<br />
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới từ tháng 10/2010 đến<br />
tháng 12/2011.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ<br />
Bệnh nhân có hội chứng đáp ứng viêm toàn<br />
thân và có ổ nhiễm khuẩn trên lâm sàng, có kết<br />
quả cấy máu hoặc cấy vi sinh các bệnh phẩm<br />
khác dương tính.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có bệnh lý<br />
kèm theo tiềm ẩn tiên lượng nặng như bệnh<br />
mạch vành, nhồi máu cơ tim cấp, bệnh<br />
HIV/AIDS.<br />
<br />
Biến số<br />
Biến số nền gồm tuổi, giới, cơ địa tiểu<br />
đường, xơ gan, nghiện rượu.<br />
Biến số độc lập: nồng độ PCT, lactate máu<br />
lấy lúc vào khoa, 24 giờ, 48 giờ sau.<br />
Biến số phụ thuộc: sốc nhiễm khuẩn<br />
(có/không), kết quả điều trị cho đến lúc bệnh<br />
nhân xuất viện: tử vong, còn sống.<br />
Biên độ giảm của PCT sau 24 giờ được tính<br />
như sau:<br />
<br />
PCT1 PCT2<br />
100<br />
PCT1<br />
<br />
Biên độ giảm của PCT sau 48 giờ được tính<br />
như sau:<br />
<br />
PCT1 PCT3<br />
100<br />
PCT1<br />
<br />
Biên độ giảm lactate sau 24 giờ =<br />
<br />
Lactate1 lactate2<br />
100<br />
Lactate1<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Biên độ giảm lactate sau 48 giờ =<br />
<br />
lactate1 lactate3<br />
100<br />
lactate1<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Số liệu được nhập và phân tích bằng phần<br />
mềm SPSS 16.0 chạy trên Window. Dùng phép<br />
kiểm Mann Whitney để so sánh biến định lượng<br />
(phân phối không chuẩn) trong 2 nhóm khác<br />
nhau, dùng phép kiểm Wilcoxon Signed Ranks<br />
để so sánh biến định lượng của 1 nhóm ở 2 thời<br />
điểm khác nhau (phân phối không chuẩn). Mức<br />
ý nghĩa được tính khi p 12.000 tế bào/mm<br />
3<br />
Tiểu cầu < 100.000 tế bào/mm<br />
<br />
Tần số<br />
4<br />
55<br />
50<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
4,8<br />
66,3<br />
60,2<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là suy<br />
thận (31/83 = 37,3%), vàng da (31/83 = 37,3%), kế<br />
đến là suy hô hấp (18/83 = 21,7%) và rối loạn tri<br />
giác (16/83 = 19,3%).<br />
<br />
Về tác nhân vi sinh phân lập từ cấy máu<br />
Bảng 3. Tần số và tỷ lệ tác nhân vi sinh phân lập<br />
trong máu (n=44)<br />
Kết quả<br />
Dương tính<br />
Gram dương<br />
Gram âm<br />
Âm tính<br />
<br />
Tần số<br />
44<br />
14<br />
32<br />
39<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
53<br />
31,8<br />
72,7<br />
47<br />
<br />
Về đặc điểm dân số<br />
Bảng 1. Tần số và tỷ lệ bệnh nhân theo đặc điểm dân<br />
số (n=83)<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Tuổi<br />
15-30<br />
31-60<br />
> 60<br />
<br />
12<br />
47<br />
24<br />
Hình thức nhập viện<br />
Tự đến<br />
55<br />
BV tỉnh giới thiệu<br />
21<br />
BV quận giới thiệu<br />
7<br />
<br />
14,5<br />
56,6<br />
28,9<br />
66,3<br />
25,3<br />
8,4<br />
<br />
Về biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng lúc<br />
nhập viện<br />
Bảng 2. Tần số và tỷ lệ các biểu hiện lâm sàng, cận<br />
lâm sàng lúc nhập viện<br />
Đặc điểm<br />
Suy thận<br />
Vàng da<br />
Rối loạn tri giác<br />
Suy hô hấp<br />
DTHC < 30%<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Tần số<br />
31<br />
29<br />
16<br />
18<br />
28<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
37,3<br />
34,9<br />
19,3<br />
21,7<br />
33,7<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tần số tác nhân gây bệnh phân lập trong<br />
máu<br />
Tác nhân E. coli thường gặp nhất trong số<br />
các tác nhân phân lập được trong máu.<br />
<br />
Về đặc điểm PCT, lactate máu lúc nhập<br />
viện<br />
Bảng 4. Tần số và tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo nồng<br />
độ PCT, lactate máu lúc vào (n=83)<br />
Nồng độ<br />
Tần số<br />
Tỉ lệ (%)<br />
10<br />
48<br />
53,3<br />
Trung vị (IQR) của PCT: 12,5 (1,7-70,8)<br />
Lactate (mmol/l)<br />
≤2<br />
20<br />
21,5<br />
> 2-5<br />
44<br />
47,3<br />
>5<br />
29<br />
31,2<br />
Trung vị (IQR) của lactate : 2,7 (2,1-5,3)<br />
PCT (ng/ml)<br />
<br />
251<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Về thay đổi nồng độ PCT, lactate máu theo<br />
thời gian<br />
<br />
Về mối liên quan giữa PCT, lactate máu với<br />
yếu tố tử vong<br />
<br />
Bảng 5. Thay đổi nồng độ PCT, lactate máu theo thời<br />
gian<br />
Thời điểm<br />
p<br />
N1<br />
N2<br />
N3<br />
p 1-2* p 2-3*<br />
(n = 83) (n = 82) (n = 82)<br />
15,8<br />
10,2<br />
7,6<br />
(2-100) (1,8-41,8) (1,3-26)