Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU - 1
lượt xem 14
download
Lời nói đầu Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới của thế kỷ 21, không một quốc gia nào có thể phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó không ngoại trừ đối với Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền kinh tế, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU - 1
- Lời nói đầu Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới của thế kỷ 21, không một quốc gia nào có th ể phát triển nền kinh tế của m ình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó không ngoại trừ đối với Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền kinh tế, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH hư ớng mạnh vào xuất khẩu. Để tăng xuất khẩu trong thời gian tới, Việt nam chủ trương kết hợp xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt h àng xu ất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, h àng giầy dép và d ệt may) và một số mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm: ôtô, xe máy, hàng điện tử và d ịch vụ phần mềm ... Hàng thủy sản là m ặt h àng xu ất khẩu truyền thống của Việt Nam trong thời gian qua đã gặt hái đ ược sự thành công rực rỡ. Từ mức kim ngạch xuất khẩu là 550,6 triệu USD vào năm 1995, đ ã tăng lên mức 971,12 USD vào năm 1999, trung b ình mỗi năm tăng gần 100 triệu USD, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong các mặt hàng xu ất khẩu chủ lực của nư ớc ta trong nhiều năm vừa qua. Thị trường xuất khẩu thủy sản đã và đ ang đư ợc mở rộng đáng kể, thủy sản của Việt Nam đã chiếm đư ợc vị trí quan trọng trong thị trường nhập khẩu thuỷ sản của thế giới. Liên minh Châu Âu (EU), một thị trư ờng nhập khẩu thủy sản đầy tiềm năng trong thời gian qua đã có những tác động rất tích cực đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh những th ành tựu to lớn của xuất khẩu thủy sản sang EU, vẫn còn nhiều hạn
- ch ế, tồn tại đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực, cố gắng trong thời gian tới để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước. Xu ất phát từ nhận thức trên đây, cũng như vai trò to lớn của xuất khẩu thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, tôi đã ch ọn đề tài “ Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt h àng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới “ để viết đề án môn học. Việc nghiên cứu đề tài này có ý ngh ĩa rất lớn đối với bản thân tôi, nhằm củng cố và nâng cao lý luận, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn. Đồng thời qua phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU của nước ta những năm gần đây, có thể mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong tương lai. Phương pháp nghiên cứu m à tôi sử dụng trong quá trình xây dựng đề án này là: kết hợp những kiến thức đ• tích lũy trong quá trình học tập với những quan sát đ• thu thập trong thực tế, kết hợp tổng hợp tài liệu, sách báo với việc đi sâu phân tích tình hình thực tế nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất để giải quyết nh ững vấn đề đặt ra trong đề án. Đề án kết cấu gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Chương 2: Th ực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm qua. Chương 3: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm tới.
- Do trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu bị hạn chế, nên đề án khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong có được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng bạn đọc để đề án được hoàn thiện hơn. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới PGS-TS:Nguyễn Duy Bột- Trưởng Khoa Thương mạI đ• giúp đỡ tôI hoàn thành đề án n ày. Hà nội, ngày 26 tháng 1 năm 2002 chương i cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu I. Quy trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu Xu ất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho (ra) n ước ngo ài dưới h ình thức mua bán thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường nhằm mục đích lợi nhuận. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế thể hiện ở những điểm sau:
- -Xu ất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. -Xu ất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hư ớng ngoại . -Xu ất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống dân cư. -Xu ất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Ho ạt động kinh doanh xuất khẩu đư ợc tổ chức, thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu, nhưng quy tụ lại hoạt động này gồm các bước sau. 1. Ho ạt động Marketing Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là: điều tra xem n ên buôn bán gì, bằng phương pháp nào, quyết định phương châm buôn bán (điều tra thị trường, chọn bạn h àng). Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất cứ doanh nghiệp nào muốn tham gia kinh doanh xuất khẩu h àng hóa. Nghiên cứu thị trường đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, phải trả lời được các câu hỏi quan trọng sau đây: -Nước nào là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp? -Kh ả năng số lượng xuất khẩu được bao nhiêu? -Sản phẩm cần có những thích ứng gì trước đòi hỏi của thị trường đó? -Nên chọn phương pháp bán nào cho phù hợp? Thương nhân trong giao d ịch là ai? Phương thức giao dịch xuất khẩu? Nội dung của nghiên cứu thị trường xuất khẩu bao gồm các vấn đề sau:
- hồng th ường được chấp nhận là bao nhiêu, hậu quả của cạnh tranh như thế n ào; nó diễn biến ra sao... và khả năng phản ứng của nó trước một đối thủ mới. 1.1.3 Phân tích các điều kiện của thị trường xuất khẩu Trong kinh doanh xu ất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải xác định và phân tích cẩn thận các điều kiện sau: -Điều kiện về quy chế và pháp lý: +Quy chế về giá cả; +Quy chế về những hoạt động thương mại; +Hóa đơn Hải quan hoặc hóa đơn l•nh sự; +Kiểm soát hối đoái; +Chuyển tiền về nước; +Hạn ngạch; +Giấy phép xuất khẩu; +Giấy chứng nhận y tế, chứng nhận phẩm chất v.v... những điều ghi chú riêng trên sản phẩm v.v... -Điều kiện về tài chính +Thu ế quan; +Chi phí vận chuyển; +Bảo hiểm vận chuyển; +Bảo hiểm tín dụng; +Chi phí có thể về thư tín dụng; +Cấp vốn cho xuất khẩu; +Thay đ ổi tỷ lệ hối đoái;
- +Giá thành xuất khẩu; +Hoa hồng cho các trung gian... -Điều kiện về kỹ thuật +Vận chuyển: kích th ước, trọng lượng các kiện h àng; +Lưu kho: vấn đề khí hậu và các vấn đề khác; +Tiêu chuẩn sản phẩm; +Khả năng sản xuất của doanh nghiệp. -Điều kiện về con người, về tâm lý +Khả năng trình độ và đào tạo nhân viên; +Trình độ ngoại ngữ; +Những cách sử dụng và thói quen tiêu dùng; +Những điều cấm k ỵ về x• hội và văn hóa; +Vấn đề an ninh; +Liên kết không tốt giữa các bộ phận trong nội bộ. 1.2 Nghiên cứu về giá cả hàng hóa trên th ị trường thế giới Giá cả h àng hóa trên th ị trường phản ánh quan hệ cung- cầu hàng hóa trên thị trường thế giới. Và nó có ảnh h ưởng đối với hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. 1.2.1 Giá quốc tế Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với một loại h àng hóa nhất định trên thị trường thế giới. Giá đó được dùng trong giao d ịch thương mại thông thường, không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào và được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, có thể coi những giá sau đây là giá quốc tế.
- -Đối với những h àng hóa không có trung tâm giao dịch truyền thống trên thế giới, thì có thể lấy giá của những nước xuất khẩu hoặc những nước nhập khẩu chủ yếu biểu thị bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được. -Đối với những h àng hóa thuộc đối tượng buôn bán ở các sở giao dịch (cao su thiên nhiên, kim lo ại m àu) hoặc ở các trung tâm bán đấu giá (chè, thuốc lá...), thì có th ể tham khảo giá ở các trung tâm giao dịch đó. -Đối với máy móc thiết bị rất đa dạng, việc xác định giá cả quốc tế tương đối khó. Vì vậy, trong thực tế chủ yếu căn cứ vào giá cả các h•ng sản xuất và mức cung trên thị trường. 1.2.2. Dự đoán xu hướng biến động giá cả Để có thể dự đoán đư ợc xu hướng biến động của giá cả của loại h àng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới, phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trư ờng hàng hóa đó, đồng thời đánh giá chính xác các nhân tố tác động tới xu hướng biến đổi giá cả. Có nhiều nhân tố tác động đến giá cả hàng hóa trên thế giới và có th ể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Có thể nêu ra một số nhân tố chủ yếu là: -Nhân tố chu kỳ: là sự vận động có tính chất qu y luật của nền kinh tế. -Nhân tố lũng đoạn và giá cả: có ảnh h ưởng rất lớn đối với việc hình thành và biến động giá cả. -Nhân tố cạnh tranh: có thể làm cho giá cả biến động theo các xu hướng khác nhau. 1.3. Lựa chọn thị trường và m ặt hàng kinh doanh xuất khẩu 1.3.1. Lựa chọn thị trư ờng
- Trước hết, cần xác định những tiêu chuẩn mà các thị trường phải đáp ứng được đối với việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn chung -Về chính trị -Về địa lý -Về kinh tế -Về kỹ thuật -Biện pháp bảo hộ mậu dịch -Tình hình tiền tệ Tiêu chuẩn về thương mại -Phần của sản xuất nội địa; -Sự hiện diện của h àng hóa Việt Nam trên các thị trường; -Sự cạnh tranh quốc tế trên các thị trường lựa chọn. Nh ững tiêu chuẩn trên phải được cân nhắc, điều chỉnh tùy theo m ức quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp. 2. Lựa chọn đối tượng giao dịch, phương thức giao dịch trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu h àng hóa 2.1. Lựa chọn đối tượng giao dịch Trong kinh doanh xuất khẩu, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những ngư ời hay tổ chức có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp tác kỹ thuật liên quan tới việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Xét về tính chất và mục đích hoạt động, khách hàng trong kinh doanh xu ất khẩu có thể được chia làm ba loại:
- -Các h•ng hay công ty. -Các tập đo àn kinh doanh. -Các cơ quan nhà nước. Việc lựa chọn thương nhân để giao dịch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề sau: -Tình hình kinh doanh của h•ng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, khả năng mua hàng thường xuyên của h•ng. -Kh ả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. -Thái độ và quan điểm kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường hay cố gắng giành lấy độc quyền về hàng hóa. -Uy tín của bạn hàng. Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch, tốt nhất là nên lựa chọn đối tác trực tiếp, tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào các thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm. 2.2. Các phương thức giao dịch trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa Trên thị trường thế giới, đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch trong hoạt động kinh doanh xu ất nhập khẩu, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật tiến hành riêng. Căn cứ vào m ặt h àng dự định xuất khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch và năng lực của người tiến h ành giao dịch mà doanh nghiệp chọn phương thức giao dịch phù hợp, chủ yếu là các phương thức sau đây: -Giao dịch trực tiếp. -Giao dịch qua trung gian. -Phương thức buôn bán đối lưu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam "
107 p | 955 | 465
-
Tiểu luận: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Mỹ ”
85 p | 882 | 372
-
Luận văn " Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU"
58 p | 612 | 310
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco)
100 p | 270 | 66
-
Đề tài: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong giai đoạn mới (2005 - 2020)
200 p | 191 | 46
-
Tiểu luận: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam
88 p | 191 | 39
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường ASEAN của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX
78 p | 210 | 33
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào những thị trường xuất khẩu chủ yếu
124 p | 127 | 32
-
Tiểu luận: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU
88 p | 180 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nghiên cứu giải pháp đầy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Bình
112 p | 104 | 28
-
Luận văn: Tình hình xuất khẩu và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội
109 p | 116 | 23
-
Luận văn: Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ
114 p | 141 | 22
-
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ của thành phố Hà Nội đến năm 2020
200 p | 96 | 16
-
Đề tài cấp Bộ: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi
119 p | 112 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới
84 p | 163 | 15
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau, hoa tươi khu vực tỉnh phía Bắc
85 p | 76 | 14
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ
40 p | 158 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi
134 p | 67 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn