intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp nâng chất lượng giảng dạy môn toán, lý

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

104
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới hình thức thông qua một tiết dạy trực tuyến, các thầy cô tập trung đánh giá, đồng thời nêu lên những kinh nghiệm, ý kiến đóng góp về các vấn đề: hiệu quả của ứng dụng CNTT trong giảng dạy, làm sao để học sinh tiếp thu sâu, cách đặt câu hỏi trong giờ lên lớp... làm sao để chất lượng dạy và học ngày một cao hơn. Nhiều ý kiến của các thầy cô cho rằng, để học sinh tiếp thu bài tốt trong giờ học, thì giáo viên khi giảng bài nên nêu ra những câu hỏi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp nâng chất lượng giảng dạy môn toán, lý

  1. Giải pháp nâng chất lượng giảng dạy môn toán, lý Dưới hình thức thông qua một tiết dạy trực tuyến, các thầy cô tập trung đánh giá, đồng thời nêu lên những kinh nghiệm, ý kiến đóng góp về các vấn đề: hiệu quả của ứng dụng CNTT trong giảng dạy, làm sao để học sinh tiếp thu sâu, cách đặt câu hỏi trong giờ lên lớp... làm sao để chất lượng dạy và học ngày một cao hơn. Nhiều ý kiến của các thầy cô cho rằng, để học sinh tiếp thu bài tốt trong giờ học, thì giáo viên khi giảng bài nên nêu ra những câu hỏi và yêu cầu học sinh phát biểu, trả lời, hạn chế cho các em nhìn vào sách giáo khoa đọc. Như thế sẽ làm tăng khả năng phát sinh ý tưởng, phát huy được tính độc lâp suy nghĩ của các em. Bên cạnh đó, khi ghi bài thì cần ghi những nôi dung chính của bài để các em tự nhớ lâu hơn. Tránh yêu cầu học sinh nhìn sách giáo khoa ghi bài hay chừa chỗ trống về nhà ghi, vì những học sinh khá giỏi thì có thể hiểu bài được, còn những học sinh trung bình và yếu, kém thì sẽ làm cho các em không theo kịp được bài vở. Về cách đặt câu hỏi trong giờ lên lớp, đây là vấn đề không còn là mới mẻ đối với các thầy cô ở các trường. Nhưng vấn đề là làm sao đặt được những câu hỏi hay và sát vào vấn đề. Theo thầy Hồ Minh Hoàng, giáo viên Trường THPT Tầm Vu II, thì cần tránh đặt những câu hỏi chung chung mang ý nghĩa khái quát, không cụ thể, rõ ràng sẽ gây khó hiểu cho học sinh và dẫn đến những câu trả lời không sát với nội dung của bài học. Nên đặt những câu hỏi sát với nôi dung của bài, phải thực tế hơn, rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, đặt những câu hỏi còn tùy theo học lực của từng lớp mà có hướng đăt sao cho phù hợp với trình độ và nên gợi ý để các em có hướng giải quyết những câu hỏi sao cho xác đáng và phù hợp, tránh lòng vòng.
  2. Đối với học sinh yếu kém thì làm thế nào để các em theo kịp bạn bè và vươn lên trung bình, khá? Đó cũng là điều mà nhiều giáo viên trăn trở. Đối với các em học sinh này, nhiều ý kiến cho rằng, nên có cách dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng, nhằm đạt kết quả tốt. Cần soạn ra những bài tập vừa sức và chỉ dẫn các em cách làm; thường xuyên kiểm tra sức học của các em hàng tuần hay hàng tháng để nắm được kết quả học lực và có hướng rèn luyện cho các em thêm. Song song đó nên tổ chức học phụ đạo cho những học sinh yếu kém để từng bước khắc phục sức học của các em. Ngoài ra, còn có thể chỉ ra những mặt còn hạn chế của các em, để từ đó các em tự nguyện cố gắng vươn lên trong học tập. Trong giờ học hàng ngày, nên khuyến khích các em phát biểu ý kiến, những suy nghĩ của bản thân, từ đó để các em tự tin và mạnh dạn hơn trong học tập
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2