35<br />
<br />
Chiều ngày 25- 05-2005<br />
<br />
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ XUNG ĐỘT<br />
THẨM QUYỀN VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ<br />
NƯỚC NGOÀI TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ<br />
<br />
<br />
NGUYỄN CÔNG KHANH<br />
Phó Cục trưởng Cục Con nuôi quốc tế,<br />
Bộ Tư pháp Việt Nam<br />
<br />
<br />
Quan hệ nuôi con nuôi trong tư pháp quốc tế Việt Nam là quan hệ nuôi con nuôi có<br />
yếu tố nước ngoài, tức là nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài –<br />
xét theo nghĩa hẹp. Tuy rằng Việt Nam chưa ban hành đạo luật riêng về tư pháp quốc<br />
tế để điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài,<br />
trong đó có quan hệ nuôi con nuôi, song trên thực tế, các quan hệ này đã được điều<br />
chỉnh “lồng ghép” trong các văn bản pháp luật dân sự của Việt Nam. Các quan hệ nuôi<br />
con nuôi có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh chủ yếu trong Bộ luật dân sự; Luật hôn<br />
nhân và gia đình (chương XI); Nghị định 68/2002/NĐ-CP và đặc biệt, trong các hiệp<br />
định song phương về tương trợ tư pháp và hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với<br />
các nước (xin lưu ý, cho đến nay, Việt Nam chưa là thành viên của bất kỳ điều ước<br />
quốc tế đa phương nào trong lĩnh vực tư pháp quốc tế liên quan đến vấn đề nuôi con<br />
nuôi).<br />
<br />
Dưới góc độ tư pháp quốc tế, theo tôi, có hai vấn đề cơ bản cần xem xét giải quyết khi<br />
đề cập đến quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là: lựa chọn pháp luật áp dụng<br />
đối với các vấn đề xoay quanh quan hệ nuôi con nuôi (như điều kiện nuôi con nuôi –<br />
đối với người xin nhận con nuôi, đối với trẻ em; sự đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; hệ<br />
quả pháp lý của việc nuôi con nuôi) và lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết các<br />
việc về nuôi con nuôi của Việt Nam hay của nước ngoài (cơ quan hành chính đối với<br />
việc đăng ký hộ tịch và cơ quan tố tụng đối với tranh chấp về nuôi con nuôi).<br />
<br />
Đó là những vấn đề, tuy được quy định trong pháp luật Việt Nam hiện nay liên quan<br />
đến chế định nuôi con nuôi dưới khía cạnh tư pháp quốc tế, nhưng chắc chắn rằng,<br />
chưa hoàn toàn đầy đủ và ở mức độ nhất định, còn có tính áp đặt chủ quan, mang<br />
nặng tư duy pháp lý của một nước cho trẻ em làm con nuôi là chủ yếu (nước gốc).<br />
<br />
1. Luật nhân thân (lex personalis) – nguyên tắc cơ bản được lựa chọn để giải<br />
quyết xung đột pháp luật về nuôi con nuôi<br />
<br />
Phù hợp với tư pháp quốc tế của nhiều nước, tư pháp quốc tế Việt Nam cũng thừa<br />
nhận và áp dụng hệ thuộc Luật Nhân thân (lex personalis) như một hệ thuộc cơ bản<br />
để giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ về nuôi con nuôi có yếu tố nước<br />
ngoài, như xung đột về điều kiện nuôi con nuôi, về các hệ quả pháp lý của việc nuôi<br />
con nuôi.<br />
<br />
1.1. Điều kiện nuôi con nuôi<br />
<br />
1.1.1. Đối với người xin nhận con nuôi<br />
<br />
- Theo Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (HNGĐ), có hai hệ thuộc<br />
cùng được áp dụng để xác định điều kiện nuôi con nuôi đối với người xin nhận con nuôi<br />
là pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người xin nhận con nuôi có quốc tịch<br />
(Lex Nationalis).<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
36<br />
<br />
- Theo Điều 37 Nghị định 68/2002/NĐ-CP, cũng có hai hệ thuộc cùng được áp dụng<br />
để xác định điều kiện nuôi con nuôi đối với người xin nhận con nuôi thường trú (Lex<br />
Domicili).<br />
<br />
- Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước (Nga, Séc,<br />
Xlôvakia, Bungary, Hungary, Ucraina, Cuba,…), áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch (Lex<br />
Nationalis) của người xin nhận con nuôi để xác định điều kiện nuôi con nuôi đối với<br />
người đó; riêng Hiệp định tương trợ tư pháp với Lào thì áp dụng hệ thuộc luật quốc<br />
tịch của trẻ em được xin làm con nuôi.<br />
<br />
- Còn trong các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước<br />
(Pháp, Italia, Đan Mạch, Ailen, Thụy Điển, Bỉ), cũng áp dụng hai hệ thuộc để xác định<br />
điều kiện nuôi con nuôi đối với người xin nhận con nuôi là pháp luật của Nước nhận<br />
(nơi người xin con nuôi thường trú) và pháp luật của Nước gốc (nơi trẻ em thường trú<br />
và có quốc tịch).<br />
<br />
Như vậy, trong tư pháp quốc tế Việt Nam, hệ thuộc luật nhân thân của người xin con<br />
nuôi (Lex Personalis) là hệ thuộc cơ bản được thống nhất áp dụng để xác định điều<br />
kiện nuôi con nuôi đối với người xin nhận con nuôi.<br />
<br />
Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các quy định trên đây, đôi khi cũng nảy sinh những khó<br />
khăn, phức tạp, bởi các quy định trên đây, tưởng như chặt chẽ và phù hợp với thông lệ<br />
quốc tế, nhưng bản thân nó lại chứa đựng những điểm mâu thuẫn hoặc không rõ ràng,<br />
gây khó khăn trong việc áp dụng. Đó là việc áp dụng quy định tại Điều 105 khoản 1<br />
của Luật hôn nhân và gia đình và Điều 37 của Nghị định 68/2002/NĐ-CP.<br />
<br />
Ví dụ, trong việc xác định pháp luật áp dụng về điều kiện nuôi con nuôi đối với một<br />
công dân Nga nhưng thường trú tại Pháp, muốn xin nhận trẻ em Việt Nam thường trú<br />
tại Việt Nam làm con nuôi. Về nguyên tắc, trước hết, người đó phải đáp ứng đủ các<br />
điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam (Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình).<br />
Ngoài ra, theo Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình, người đó còn phải tuân theo<br />
pháp luật của Nga về nuôi con nuôi (theo hệ thuộc lex nationalis). Điều đó cũng phù<br />
hợp với quy định tại Điều 28 khoản 1 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và<br />
Nga. Tuy nhiên, vì người đó thường trú tại Pháp, nên người đó lại còn phải tuân theo<br />
pháp luật của Pháp (nơi thường trú) về điều kiện nuôi con nuôi (theo Điều 37 Nghị<br />
định 68/2002/NĐ-CP và Điều 10 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi Việt – Pháp). Như<br />
vậy, ở đây có ba hệ thống pháp luật cùng được áp dụng để xác định điều kiện nuôi con<br />
nuôi đối với cha mẹ nuôi (pháp luật Việt Nam – nơi trẻ em thường trú và có quốc tịch;<br />
pháp luật Pháp – nơi người đó thường trú). Vấn đề phức tạp đặt ra là, nếu pháp luật<br />
của ba nước này có những quy định khác nhau về điều kiện nuôi con nuôi (mà chắc<br />
chắn là khác nhau), thì áp dụng pháp luật nước nào?<br />
<br />
Điều may mắn là, trong pháp luật Việt Nam có quy định một nguyên tắc “nếu điều ước<br />
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác, thì áp dụng quy định của<br />
điều ước quốc tế đó” (Điều 7 khoản 2 Luật HNGĐ, Điều 4 Nghị định 68/2002/NĐ-CP).<br />
Nhưng lưu ý là, trong ví dụ trên đây có hai loại điều ước quốc tế của Việt Nam liên<br />
quan đến vấn đề chọn luật áp dụng để xác định điều kiện nuôi con nuôi đối với cha mẹ<br />
nuôi, trong đó Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Nga thì theo hệ thuốc luật quốc<br />
tịch và Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi Việt – Pháp thì theo hệ thuộc luật nơi cư<br />
trú.<br />
<br />
Do đó, câu hỏi tôi muốn đặt ra tại hội thảo này là, sẽ phải áp dụng quy định của hiệp<br />
định nào trên đây để xác định điều kiện nuôi con nuôi đối với trường hợp cụ thể trong<br />
ví dụ nêu trên?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
37<br />
<br />
1.1.2. Đối với trẻ em được cho làm con nuôi<br />
<br />
Trong tất cả các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giứa Việt Nam với các nước, đều<br />
thống nhất áp dụng pháp luật của Nước gốc (nước mà trẻ em có quốc tịch và thường<br />
trú) để xác định điều kiện của trẻ em được cho làm con nuôi. Điều kiện cho trẻ em<br />
Việt Nam làm con nuôi được quy định tại Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình và Điều<br />
36 Nghị định 68/2002/NĐ-CP.<br />
<br />
Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế ở chỗ, trên nguyên tắc chủ quyền quốc<br />
gia, mỗi nước đều có quyền đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn và đối tượng của trẻ<br />
em được cho làm con nuôi, có thể theo hướng mở rộng hoặc hạn chế, tùy thuộc vào<br />
điều kiện đối với trẻ em được cho làm con nuôi là theo hướng “mở rộng có điều kiện”,<br />
bảo đảm chặt chẽ, tránh bị lợi dụng.<br />
<br />
1.2. Về sự đồng ý cho trẻ em làm con nuôi<br />
<br />
Về sự đồng ý của những người có quyền cho trẻ em làm con nuôi, cũng như hình thức<br />
thể hiện sự đồng ý đó, theo thực tiễn tư pháp quốc tế ở nhiều nước hiện nay, phải<br />
tuân theo pháp luật của nước nơi trẻ em đó có quốc tịch và thường trú (Nước gốc).<br />
Trong các Hiệp định về nuôi con nuôi của Việt Nam được xin làm con nuôi, thì sự đồng<br />
ý của những người có quyền cho trẻ em làm con nuôi, kể cả của bản thân trẻ em đó<br />
(từ đủ 9 tuổi trở lên) và hình thức thể hiện sự đồng ý đó (bằng văn bản), phải tuân<br />
theo pháp luật Việt Nam (Nước gốc). Quy định này cũng được thể hiện thống nhất<br />
trong các hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi của Việt Nam với các nước.<br />
<br />
Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình thực hiện, vẫn có những vướng mắc nhất<br />
định. Đó là trong việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi theo hình thức “trọn vẹn”, nhiều<br />
khi cha mẹ đẻ hoặc những người có quyền khác, không nhận thức được một cách đầy<br />
đủ những hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trọn vẹn là như thế nào. Do đó, trong<br />
biểu mẫu giấy tờ về sự đồng ý của những người này, các cơ quan có thẩm quyền của<br />
các nước đã ký kết hiệp định con nuôi với Việt Nam đều yêu cầu phía Việt Nam phải<br />
đưa thêm một câu là “… sau khi đã nhận thức một cách đầy đủ về các hệ quả pháp lý<br />
của việc nuôi con nuôi, tôi hoàn toàn tự nguyện đồng ý cho con tôi làm con nuôi theo<br />
hình thức trọn vẹn…”. Tôi cho rằng, cách làm này cũng là cần thiết, nhưng chỉ là biện<br />
pháp tình thế và có phần áp đặt. Cần tính đến giải pháp lâu dài và an toàn hơn.<br />
<br />
1.3. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi<br />
<br />
1.3.1. Nội dung các hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi<br />
<br />
Theo pháp luật của nhiều nước hiện nay, tùy thuộc vào mỗi hình thức nuôi con nuôi<br />
(đơn giản hay trọn vẹn), có thể làm phát sinh các hệ quả pháp lý sau đây:<br />
<br />
- Quan hệ pháp lý cha mẹ và con (đầy đủ) giữa cha mẹ nuôi và con nuôi: quan hệ<br />
cấp dưỡng, quyền đại diện theo pháp luật, quyền đại diện theo pháp luật, quyền thừa<br />
kế tài sản…<br />
<br />
- Trẻ em mặc nhiên có quốc tịch của cha mẹ nuôi.<br />
<br />
- Chấm dứt quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa cha mẹ đẻ (và họ hàng gốc) với<br />
trẻ em được cho làm con nuôi, kể cả quan hệ thừa kế theo pháp luật.<br />
<br />
1.3.2. Pháp luật áp dụng<br />
<br />
Tuyệt đại đa số các nước đều áp dụng hệ thuộc “nơi thực hiện việc nuôi con nuôi” (nơi<br />
xảy ra hành vi pháp lý) để xác định pháp luật áp dụng đối với hệ quả pháp lý của việc<br />
nuôi con nuôi. Trong các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
38<br />
<br />
nước cũng áp dụng hệ thuộc này. Điều đó hiểu rằng, trong trường hợp trẻ em Việt<br />
Nam được nhận làm con nuôi tại các nước đã ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con<br />
nuôi với Việt Nam, thì hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi đó sẽ được xác định theo<br />
pháp luật của nước ký kết, nơi thường trú của cha mẹ nuôi. Như vậy, Việt Nam đã<br />
chấp nhận toàn bộ nội dung của hệ quả pháp lý phát sinh từ việc cho trẻ em Việt Nam<br />
làm con nuôi tại nước ký kết Hiệp định, tất nhiên, bao gồm cả việc chấm dứt hoàn<br />
toàn quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giứa cha mẹ đẻ và trẻ em, trong đó có quan hệ<br />
thừa kế theo pháp luật.<br />
<br />
Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là, hiện nay trong pháp luật Việt Nam, chưa có văn<br />
bản pháp luật nàp quy định một cách đầy đủ, rõ ràng về những hệ quả pháp lý của<br />
việc nuôi con nuôi giống như pháp luật nhiều nước quy định, ngoại trừ quy định tại<br />
Điều 74 và Điều 75 của Luật hôn nhân và gia đình. Nhưng hai điều này cũng chỉ quy<br />
định một cách chung chung rằng, sau khi việc nuôi con nuôi được đăng ký tại cơ quan<br />
nhà nước có thẩm quyền, thì giữa người nuôi và con nuôi phát sinh đầy đủ các quyền<br />
và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con theo quy định của pháp luật; cha mẹ nuôi có quyền<br />
thay đổi họ tên cho con nuôi. Còn các hệ quả pháp lý khác thì không được quy định.<br />
<br />
Mặt khác, theo quy định tại Điều 679 và Điều 681 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995,<br />
thì có thể gián tiếp hiểu rằng, pháp luật Việt Nam vẫn cho phép cha mẹ đẻ và trẻ em<br />
(được cho làm con nuôi) duy trì các quan hệ pháp lý của cha mẹ và con. Tức là, trẻ em<br />
được cho làm con nuôi vẫn duy trì quan hệ pháp lý với cha mẹ đẻ, kể cả quan hệ thừa<br />
kế theo pháp luật (vì pháp luật vẫn thừa nhận họ cùng ở hàng thừa kế thứ nhất). Đây<br />
là một thực trạng gây nhiều khó khăn, phức tạp không chỉ cho vấn đề nuôi con nuôi<br />
trong nước (giữa công dân Việt Nam với nhau), mà nhất là vấn đề nuôi con nuôi có<br />
yếu tố nước ngoài. Vì thế, để giải quyết vấn đề này, giải pháp tối ưu được đưa vào các<br />
hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi là xây dựng quy phạm xung đột, dẫn chiếu đến<br />
pháp luật của Nước nhận để xác định các hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi. Giải<br />
pháp này được 6 nước đã ký kết hiệp định với Việt Nam hoàn toàn ủng hộ.<br />
<br />
Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, trao đổi với một số nước khác, nhất là Canađa<br />
(Quê bếc), giải pháp xây dựng quy phạm xung đột lại không được phía Canađa ủng<br />
hộ. Đó cũng là sự khác nhau cơ bản trong dự thảo hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi<br />
Việt Nam – Canađa hiện nay.<br />
<br />
2. Lựa chọn cơ quan có thẩm quyền<br />
<br />
Giải quyết xung đột về thẩm quyền đối với vấn đề con nuôi quốc tế là nội dung quan<br />
trọng thứ hai của tư pháp quốc tế Việt Nam điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu<br />
tố nước ngoài. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin phép không đề cập đến thẩm quyền<br />
xét xử của Toà án Việt Nam đối với các tranh chấp về nuôi con nuôi có yếu tố nước<br />
ngoài, mà chỉ đề cập đến thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi, tức là quyền<br />
quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.<br />
<br />
2.1. Cơ sở pháp lý và căn cứ xác định thẩm quyền<br />
<br />
Việc xác định thẩm quyền giải quyết vấn đề con nuôi quốc tế ở Việt Nam hiện nay dựa<br />
trên cơ sở pháp lý sau:<br />
<br />
2.1.1. Pháp luật Việt Nam<br />
<br />
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: Điều 102 (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ<br />
quan đại diện ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài).<br />
<br />
- Nghị định 68/2002/NĐ-CP: Điều 39 (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh – thẩm quyền theo<br />
địa hạt, nơi cư trú của trẻ em được cho làm con nuôi).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
39<br />
<br />
2.1.2. Hiệp định tương trợ tư pháp<br />
<br />
Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước, việc xác định thẩm<br />
quyền giải quyết vấn đề nuôi con nuôi dựa trên các căn cứ sau:<br />
<br />
- Quốc tịch của cha mẹ nuôi.<br />
<br />
- Nơi thường trú chung của cha mẹ nuôi, nếu hai người khác quốc tịch.<br />
<br />
- Quốc tịch của con nuôi hoặc nơi thường trú của con nuôi.<br />
<br />
2.1.3. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi<br />
<br />
Trong các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước phân biệt hai<br />
giai đoạn (hai thủ tục) trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi, tương ứng với mỗi<br />
giai đoạn là thuộc thẩm quyền của các nước khác nhau và do các cơ quan khác nhau<br />
thực hiện.<br />
<br />
- Thẩm quyền (quyết định) cho trẻ em làm con nuôi và tiến hành thủ tục giao nhận<br />
con nuôi, thuộc Nước ký kết mà trẻ em là công dân (Nước gốc). Đối với Việt Nam,<br />
thẩm quyền quyết định việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài thuộc<br />
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi thường trú của trẻ em đó; thủ tục giao nhận con nuôi<br />
do Sở Tư pháp tiến hành.<br />
<br />
- Thẩm quyền công nhận việc nuôi con nuôi, cũng như các hệ quả pháp lý của việc<br />
nuôi con nuôi, thuộc Nước ký kết nơi tiến hành việc nuôi con nuôi (Nước nhận). Đối với<br />
Việt Nam, thẩm quyền này cũng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi thường trú của<br />
con nuôi (cùng với cha mẹ nuôi).<br />
<br />
3. Các điều kiện bảo đảm tính khả thi của quy phạm xung đột về nuôi con<br />
nuôi trong tư pháp quốc tế<br />
<br />
3.1. Cần thừa nhận một nguyên tắc quan trọng: Xung đột pháp luật trong các quan<br />
hệ dân sự có yếu tốc nước ngoài nói chung, trong quan hệ nuôi con nuôi nói riêng là<br />
một hiện tượng thực tế tất yếu, khách quan trong bối cảnh mở rộng quan hệ đối ngoại<br />
giữa các quốc gia. Giải quyết xung đột pháp luật bằng phương pháp xung đột (xây<br />
dựng các quy phạm xung đột làm cơ sở lựa chọn pháp luật áp dụng) là giải pháp hữu<br />
hiệu nhất đã được các quốc gia thừa nhận và áp dụng hàng trăm năm nay.<br />
<br />
3.2. Tính khả thi của quy phạm xung đột, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song quan<br />
trọng nhất là:<br />
<br />
- Pháp luật xung đột phải đầy đủ, đồng bộ;<br />
<br />
- Pháp luật nội dung phải thống nhất, rõ ràng;<br />
<br />
- Pháp luật thủ tục phải công khai, minh bạch.<br />
<br />
Các điều kiện nêu trên được gọi mà “sự hội tụ Tam Quy kỳ diệu”, bảo đảm tối đa cho<br />
tính khả thi của tư pháp quốc tế nói chung.<br />
<br />
Tóm lại, chừng nào con xung đột pháp luật, chừng đó việc xây dựng và áp dụng các<br />
quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế còn được xem như là một “nghệ thuật” lựa<br />
chọn kiểu mẫu!<br />
<br />
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />