Giáo án Giáo dục kỹ năng sống trong trường Mầm non
lượt xem 28
download
Giáo án Giáo dục kỹ năng sống trong trường Mầm non dạy trẻ kỹ năng giao tiếp; dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân; biết cách tự mặc quần áo; kỹ năng tự tin; lễ phép khi ở nhà; bảo vệ môi trường; phân biệt đúng sai; tránh các đồ vật có thể gây hại tại trường Mầm non; thoát hiểm khi có cháy xảy ra. Mời các bạn tham khảo nội dung giáo án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Giáo dục kỹ năng sống trong trường Mầm non
- GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON Từ ngày …… - ……. Ngày soạn: …………….. Ngày dạy: Thứ hai, ngày …… tháng ……… năm 20… DẠY TRẺ KỸ NĂNG GIAO TIẾP: DẠY TRẺ CHÀO HỎI, LỄ PHÉP VỚI NGƯỜI LỚN TUỔI VÀ BẠN BÈ I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - 4 tuổi: Trẻ biết chào hỏi lễ phép ông, bà, cha, mẹ khi đi học về, chào cô khi đến lớp, chào các bạn khi ra về - 5 tuổi: Biết chào hỏi lễ phép khi ở nhà, khi ở trường, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi 2. Kỹ năng: - 4, 5 tuổi: Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc, trả lời tròn câu;. Sử dụng một số từ chào hỏi, lễ phép với người lớn. 3. Thái độ: - Trẻ biết kính trọng ông, bà, cha, mẹ, cô, biết yêu quý bạn - Trẻ thể hiện được tình yêu thương qua lời nói, nhận biết được tình yêu thương qua hành động, cử chỉ. II. Chuẩn bị: - Cô chuẩn bị phim hoạt hình về lễ phép ở nhà và ở trường - Tranh anh bé ở lớp, bé ăn ở lớp, bé chơi với bạn, bé ra về... III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt đông 1: Trò chuyện - Cô cho trẻ nghe và hát theo nhạc bài: bài học lễ phép - Trẻ nghe và hát theo Cô trò chuyện với trẻ: - Trong bài hát em bé đã chào ai khi đến trường? - Các con đi học con chào ai? - Chào cha, mẹ Chào hỏi người lớn, mời người lớn trước khi ăn, - Trẻ nêu đó là các hành động thể hiện sự lễ phép của mình đối với người lớn. Ngoài ra còn có rất nhiều các hành động khác cũng thể hiện sự lễ phép.
- 2. Hoạt động 2: Bé lễ phép + Bé lễ phép khi ở nhà - Cô sẽ cho các con xem hoạt hình truyện “Lễ phép khi ở nhà”, các con chú ý xem những hành động nào là thể hiện sự lễ phép. - Thức dậy gặp mọi người trong con phải làm gì? - Khi có người lớn cùng đi con phải thế nào? - Đây là bức tranh gì? - Con chào mọi người - Khi ăn cơm phải làm gì? - Nhường người lớn đi trước - Khi người lớn gắp cho món ăn gì, con như thế - Bạn đang ăn cơm nào? - Phải mời ông, bà, cha mẹ.. - Con không được kén chon thức ăn, phải sin bằng hai tay, - Khi ăn xong con phải nói gì? nói “Cảm ơn” - Con mời mọi người ăn, con ăn - Có bạn rủ đi chơi, con phải làm gì? xong rồi - Con phải xin phép người lớn => Các bé ngoan, lễ phép là phải biết vâng lời trong gia đình người lớn, nhường người lướn đi trước, mời người lớn trước khi ăn, không kén chọn thức ăn, không dành hết thức ăn mà mình thích, khi người lớn đưa - Trẻ lắng nghe cho mình món gì thì phải cầm bằng hai tay và nói cám ơn, phải biết chào người lớn trước khi đi ra ngoài và khi về đến nhà. + Bé lễ phép khi ở trường - Cô sẽ cho các con xem hoạt hình truyện “Lễ phép khi ở trường”, các con chú ý xem những hành động nào là thể hiện sự lễ phép. - Vậy khi ở trường gặp thầy cô ta làm gì? - Khi chào ta chào như thế nào? - Khi cô giáo vào lớp ta làm gì? - Ta đứng lại chào - Khi ngồi trong lớp ta ngồi như thế nào? - Đứng nghiêm,và chào - Bạn trong phim ngồi nói chuyện như vây có đúng - Chào cô giáo không? - Ngồi ngay ngắn, giữ trật tự - Không đúng, trong lớp không => Khi gặp thầy cô giáo phải đứng nghiêm chào nói chuyện, lắng nghe bài cô, khi thầy cô vào lớp hay ra về ta phải chào thầy cô, khi trong lớp ngồi ngay ngắn, giữ trật tự, không nói chuyện, lắng nghe bài - Trẻ lắng nghe 3. Hoạt động 3: Trò chơi * Trò chơi: Bé thông minh - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi:
- + Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, mỗi đội có một bảng bảng cài và các hình vẽ các hành động thể hiện sự lễ phép hoặc không lễ phép. Khi có hiệu lệnh thì tất cả các bạn trong đội sẽ cùng chọn - Trẻ lắng nghe hình gắn lên bảng cài. - Hình vẽ hành động lễ phép sẽ gắn lên bảng cài phía có hình tròn màu xanh. - Hình vẽ hành động không lễ phép sẽ gắn lên bảng cài phía có hình tròn màu đỏ. Hết thời gian đội nào chọn được nhiều hình đúng - Trẻ lắng nghe theo yêu cầu của cô sẽ chiến thắng. + Luật chơi: Khi hết thời gian thì hai đội phải dừng tay, nếu còn thực hiện thì những hình đó sẽ không được tính. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi trò chơi - Kết thúc cô nhận xét, động viên khuyến khích trẻ - Trẻ lắng nghe 4. Hoạt động 4: Kết thúc - Cho trẻ ra chơi - Trẻ ra chơi
- Ngày soạn: ………… Ngày dạy: Thứ ba, ngày …… tháng …… năm 20… DẠY TRẺ KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN: DẠY TRẺ KHÔNG CHƠI NHỮNG ĐỒ CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - 4 tuổi: Trẻ nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi guy hiểm và cách phòng tránh các đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm cho bản thân - 5 tuổi: Trẻ nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi nhuy hiểm và cách phòng tránh các đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm cho bản thân - Trẻ nhận biết được những hành động đúng, sai. 2. Kỹ năng: - 4, 5 tuổi: Rèn cho trẻ một số kỹ năng khéo léo khi chơi và cách sử dụng các đồ dùng, đồ chơi. 3. Thái độ: - Trẻ biết chơi các đồ chơi đúng cách. Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động II. Chuẩn bị: - Bài hát về: Đôi mắt - Tranh về các hành động đúng sai - Tranh về những đồ dùng gây nguy hiểm III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1, Hoạt đông 1: Gây hứng thú - Cho trẻ hát múa “Đôi mắt xinh” hỏi trẻ bài hát nói đến cái gì? - Đôi mắt - Còn mắt dùng để làm gì?.. - Mắt dùng để nhìn - Các con nói đúng rồi đấy tai dùng để nghe, mũi dùng để thở và mắt dùng để nhìn - Hằng ngày các con phải làm gì để cho cơ thể khỏe mạnh? - Các con ạ! Xung quanh trường, lớp của chúng ta có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi. Tuy nhiên có những đồ dùng đồ chơi an toàn và một số đồ dùng đồ chơi - Trẻ lắng nghe nguy hiểm. Cô con cùng tìm hiểu đồ dùng đó để không gây thương tích cho cơ thể nhé. 2. Hoạt động 2: Bé khám phá về một số đồ dùng
- đồ chơi nguy hiểm * Hình ảnh 1: 1 bạn dùng kéo cắt tóc bạn - Các con nhìn xem các bạn đang làm gì? - Bạn làm như vậy có đúng không? - Bạn dùng kéo cắt tóc bạn - Theo các con ở lớp kéo dùng để làm gì? - Không ạ - Vậy kéo nếu không sủ dụng đúng cách có thể gây - Để cắt các hình vẽ, cắt giấy guy hiểm gì? - Các con ạ, kéo dùng để cắt các hình vẽ, cắt giấy - Kéo có thể chọc vào mắt theo yêu cầu của cô chứ các con không được dùng bạn, vào người bạn kéo cắt tóc bạn và khi cắt xong các con phải cất cẩn thận không cầm kéo đuổi nhau các con nhớ chưa - Trẻ lắng nghe nào? + Hình ảnh 2: Hình ảnh 1 bạn đang càm bút để chơi đùa với bạn - Đang chơi đùa nhau ạ - Bạn Nam đang làm gì bạn Hoa? - Bạn đan cầm bút trên tay ạh - Bạn đang cầm gì trên tay? - Không - Bạn làm vậy có đúng không? - Vì bút có thể chọc vào mắt - Vì sao các con lại nói là sai? bạn, vào người bạn - Đầu chiếc bút nhọn - Cô cho trẻ sờ và nhận xét chiếc đầu bút. - Vậy hằng ngày các con lấy bút vẽ hay viết song chú ý không chọc vào bạn, dùng song con cho vào hộp cất vì bút có thể chọc vào mắt bạn, vào người bạn + Hình ảnh 3: Trẻ thực hành bật quạt (xem hình ảnh 1 bạn thò tay vào quạt) - Trời tối - Trời sáng - Các con nhìn xem cô có cái gì đây? - Đi ngủ - Cô cháu mình muốn ngồi học cho mát thì phải làm gì? - Bật quạt - Bạn nào có thể giúp cô lên bật quạt nào? (cho trẻ lên thực hiện) - Trong lúc quạt đang quay nếu các con thò tay vào quạt thì điều gì sẽ xẩy ra. - Sẽ đứt tay - Vậy các con có biết tắt quạt và bật ở chỗ nào không? - Một trẻ lên thực hành - Khi sử dụng con không sờ vào chỗ nào - À đúng rồi các con à trong lúc quạt đang quay nếu - Không thò tay vào cánh chúng ta thò tay vào hoặc cho một vật gì vào cánh quạt, vào ổ điện quạt sẽ làm gãy cánh quạt và sẽ đứt tay máu chảy và cũng có thể sẽ bị gãy tay các con nhớ không thò tay vào cánh quạt, vào ổ điện - Trẻ lắng nghe * Hình ảnh 4: Bàn là, dao, phích nước nóng, bếp ga
- - Ngoài những đồ dùng trên thì còn có những đồ - Trẻ nêu dùng nào gây nguy hiểm nữa? - Trẻ nêu - Đồ dùng đó gây guy hiểm như thế nào? - Cơ thể các con rất dễ bị tổn thương. Các vật hàng ngày mà ta sử dụng không đúng cách, sử dụng sai có thể gây ta bị thương, thâm chí ảnh hưởng đến tính mạng nữa đấy - Trẻ chơi trò chơi *Mở rộng kiến thức: Các con ạ, không những chỉ có - Trẻ lắng nghe đồ dùng đồ chơi trong lớp gây nguy hiểm đâu mà ra ngoài sân trường các con cũng phải cẩn thận khi chơi với các đồ chơi ngoài trời. Bây giờ cô mời tất cả các con hãy hướng lên màn hình. + Hình ảnh 5: bạn chơi cầu trượt mà đu người lên - Trượt đầu xuống trước. - Các con nhìn xem trong hình ảnh các bạn đang làm - Trẻ nêu gì? (các bạn đu người lên) (Trượt đầu xuống trước). Các bạn chơi như vậy có đúng không? Vì sao? - Không - Vậy khi ra chơi với cầu trượt các con có được đu người, trượt giống bạn không? - Đúng rồi nếu các con đu người giống các bạn không may trật tay thì các con sẽ bị gãy tay, gãy chân hoặc trượt đầu xuống trước sẻ đập đầu xuống đất sẻ rất nguy hiểm các con nhớ chưa nào? * Giáo dục: Qua bài học này giúp chúng ta biết cách - Trẻ lắng nghe phòng tránh được một số đồ dùng, đồ chơi sẽ gây ra nguy hiểm cho bản thân chúng ta như các con không được thò tay vào quạt điện, không được chơi với các đồ chơi nhọn, sử dụng các đồ dùng, đồ chơi đúng cách và tránh những đồ chơi nguy hiểm các con nhớ chưa nào 3. Hoạt động 3: Trò chơi cũng cố - Trẻ lắng nghe + Trò chơi 1: Gạch bỏ đồ dùng gây nguy hiểm. - Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm có một tờ tranh. Mỗi nhóm cùng thảo luận và chọn những đồ dùng gây nguy hiểm và gạch bỏ. - Trẻ chơi trò chơi Luật chơi: Đội nào gạch đúng đội đó chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Kết thúc cô nhận xét, động viên trẻ 4. Hoạt động 4: Kết thúc Cô cho cả lớp đứng dậy đọc bài thơ “Đôi mắt của - Trẻ đọc thơ em”
- Ngày soạn: ……… Ngày dạy: Thứ tư, ngày …… tháng …… năm 20… DẠY TRẺ BIẾT CÁCH TỰ MẶC QUẦN ÁO I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - 4, 5 tuổi: Trẻ biết tự mặc quần áo (mặc áo chui, áo kéo khóa, biết cách mặc quần) và biết phân biệt quần áo theo mùa (mùa đông) phân biệt theo giới tính (bé trai, bé gái) không mặc quần áo ướt bẩn. 2. Kỹ năng: - 4, 5 tuổi: Rèn kỹ năng tự mặc áo, tự mặc quần. Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích 3. Thái độ: - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh quần áo II. Chuẩn bị - 5 chiếc áo chui, 5 chiếc áo khoác cài khóa - 5 cái quần chun III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1 Hoạt động 1: Gây hứng thú: - Cô có một câu đố, đố các con giải được nhé Mùa gì nóng nực Trẻ giải câu đố ‘Mùa hè’ Đi học, đi chơi Phải lo đội mũ - Mùa hè Mùa hè Vậy chúng mình đang sống ở mùa gì trong năm? Mùa hè thời tiết như thế nào? Trời nắng ngoài đội - Thời tiết nóng mũ nón ra thì các con phải mặc quàn áo như nào? 2.Hoạt động 2: Vào bài - Mặc quần áo mỏng - Trường MN Nậm Mạ chuẩn bị tổ chức biểu diễn thời trang mùa hè đấy các con có muốn tham gia không? Muốn tham gia biểu diễn thời trang thì các con cần chuẩn bị những gì? - Và hôm nay nhà thiết kế Lan Anh đã gửi tặng lớp mình những bộ trang phục mùa hè, mùa thu rất đẹp để lớp mình trình diễn thời trang mùa đông 2016 cô cháu mình cùng khám phá những bộ trang phục nhé: đây là những chiếc áo gì? - Còn đây là những chiếc quần gì?
- Muốn đi biểu diễn thì các con phải mặc những chiếc - Áo phông, áo khoác mỏng quần áo này vào đã nhé. Cô cháu mình sẽ mặc lần - Quần chun dài, quần ngắn lượt từng loại một. Đây là áo gì? - Áo phông - Và là chiếc áo dành cho bạn nào? Còn đây là chiếc - Của bạn Nữ, dành cho bạn áo dành cho bạn nào nam - Ở nhà các con có tự măc quần áo không? - Có ạ - Trước khi mặc quần áo các con nhớ là không mặc quần áo ướt và quần áo bẩn vì mặc quần áo ướt ẩm sẽ bị lạnh hay bị ngứa và sẽ dẫn đến những bệnh ở da vậy quần áo ướt là khi sờ vào tay chúng mình như thế - Tay bị ướt ạ nào? - Còn quần áo khô khi sờ vào thì tay chúng mình như - Tay khô ạ thế nào? - Ngoài ra trước khi mặc các con phải lộn phải quần áo và xác định phía trước phía sau của quần áo. Các - Mặt trái có đường may con xác định mặt phải mặt trái như thế nào? vậy còn mặt trước có hoa hoặc nơ phía trước phía sau của quần áo. - Cô chốt lại mặt trái của quần áo có các đường may và có mác và chúng mình sẽ lộn vào phía trong còn phía trước của quần áo thường có nhiều họa tiết hoa văn hơn Bây giờ cô sẽ mời một bạn nữ lên mặc chiếc áo này nhé (gọi một trẻ lên mặc áo). Các con quan sát xem bạn mặc như thế nào nhé. Con vừa mặc chiếc áo - Trẻ mặc phông như thế nào? Cô thấy bạn Mai anh mặc áo len đúng cách rồi đấy. các con vừa quan sát bạn mặc áo rồi bạn nào giỏi nói cho cô và cả lớp biết bạn mặc như thế nào? - Con chui đầu vào trước và - Muốn mặc áo đúng cách các con hay quan sát lên cho lần lượt tay vào ạ đây xem một bạn khác mặc và cô sẽ nói lại cách mặc cho các con nhớ nhé Cô gọi một trẻ lên mặc và cô nói cách mặc: chiếc áo - Bạn chui đầu vào trước sau này không có cúc không có khóa và được gọi là áo đó bạn mặc lần lượt từng tay chui nên các con mặc cổ áo chui qua đầu trước, rồi và bạn kéo áo cho phẳng đến lần lượt từng tay sau đó các con kéo áo phẳng phiu, ngay ngắn. bạn đã mặc xong và đẹp không? Bây giờ con hãy về chỗ ngồi để chờ các bạn nhé - Vâng ạ - Đây là áo gì? Áo khoác này dành cho bạn nào? Còn - Trẻ lên mặc chiếc áo này dành cho ai? Đúng rồi là áo khoác áo khoác này sẽ mặc vào mùa - Trẻ quan sát và lắng nghe nào? Cô mời bạn Nam lên mặc Bạn Nam đã mặc chiếc áo như thế nào?
- Bạn Nam mặc đúng rồi. bạn nào lên nói lại xem bạn - Áo khoác của ban Nam, Nam mặc áo khoác như thế nào? bạn Nữ - Cô mời một trẻ lên mặc và cô nói cách mặc đầu tiên các con hãy mặc lần lượt từng tay và kéo khóa lên - Mặc vào mùa thu chiếc áo khoắc này là áo kéo khóa nên sẽ khó hơn một chút trước tiên các con phải kéo 2 vạt áo để 2 vạt - Trẻ lên mặc áo bằng nhau, một tay chúng mình giữ khóa tay kia con mặc tay trước và kéo chúng mình khéo léo luồn nửa khóa bên kia vào đầu khóa lên khóa, một tay chúng mình giữ đầu khóa phía dưới tay - Bạn mặc lần lượt tưng tay kia từ từ kéo khóa lên. sau đó bạn kéo khóa lên và * Hướng dẫn trẻ mặc quần bạn kéo áo phẳng phiu - Ngoài những chiếc áo ấm áp ra nhà tạo mẫu còn gửi cho chúng ta những chiếc quần rất đẹp: gọi 1 trẻ lên mặc quần. con đã mặc quần như thế nào? - Trẻ mặc - Bây giờ các con hãy nghe cô hướng dẫn kỹ hơn nhé: cũng như áo chúng mình phải xác đinh mặt phải - Con mặc từng ống và kéo mặt trái và phía trước phía sau của quần để mặc đầu lên tiên các con sẽ ngồi xuống ghế hoặc xuống gường để giữ thăng bằng không bị ngã rồi lần lượt mặc từng ống quần sau đó kéo lên và chỉnh cho quần thẳng và phẳng phiu. - Trẻ lắng nghe - Bây giờ cô mời tổ 1 lên chọn cho mình một cái áo phông phù hợp với mình nhất và về chỗ của mình để mặc cho các bạn quan sát xem các con đã mặc đúng chưa? - Tổ 2 chọn áo khoác - Trẻ lên chọn và mặc - Tổ 3 chọn quần quần áo - Các con vừa được mặc những gì? Cô thấy các con đã chọn được những chiếc áo, chiếc quần phù hợp và tự mặc rất giỏi, bạn nào cũng rất xinh rồi - Các con đã sẵn sàng cho buổi trình diễn thời trang - Trẻ diễn thời trang chưa? - Vâng và buổi trình diễn thời trang mùa hè 2016 xin được bắt đầu 3. Hoạt động 3: Kết thúc: - Buổi trình diễn thời trang đến đây là kết thúc xin - Trẻ vẫy tay chào kính chúc các bạn lớp 4- 5 tuổi mạnh khỏe học tập tốt, xin chào và hẹn gặp lại.
- Ngày soạn: …… Ngày dạy: Thứ năm, ngày … tháng …. năm 20….. DẠY TRẺ KỸ NĂNG TỰ TIN DẠY TRẺ MẠNH DẠN CHỖ ĐÔNG NGƯỜI I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - 4, 5 tuổi: Trẻ mạnh dạn chỗ đông người, manh dạn nói lên ý kiến của mình 2. Kỹ năng: - 4,5 tuổi: Kỹ năng giao tiếp, tự tin cho trẻ; Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ, thích đến chỗ đông người, thích được chơi với bạn II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh bé chơi cùng bạn, tranh bé đi chơi cùng bố mẹ, tranh bé tham gia hoạt động văn nghệ.... III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt đông 1: Trò chuyện - Cô trò chuyện với trẻ: - Các con ở nhà có được bố mẹ thường xuyên đưa đi - Cô cho trẻ kể chơi đâu nào? - Vui ạ - Con đi chơi có vui không? - Gặp nhiều người, các bạn - Đi chơi con được gặp những ai? - Trẻ trả lời - Con có mạnh dạn không nào? 2. Hoạt động 2: Bé mạnh dạn + Để bé chơi, học với những trẻ khác - Con được đi chơi, được - Các đến lớp được làm gì? cùng học với các bạn - Các con có thích chơi cùng bạn không? - Có ạ - Khi chơi cùng các bạn con thấy như thế nào? - Con thấy rất vui ạ - Con có chơi đoàn kết với bạn chưa? - Con còn được làm gì cùng các bạn - Con được học cùng bạn => Các con ạ, khi chơi cùng bạn, cùng học với bạn chúng mình thấy rất vui, thấy được sự đoàn kết giữa các bạn, thông qua đó chúng mình thêm mạnh dạn hơn nữa đấy. + Để bé tham gia các hoạt động biểu diễn văn nghệ - Ở trường ta thường tổ chức ngày lễ hội gì? - Ngày hội đến trường.... - Ở trường ngày lễ thương tổ chức gì này? - Thường tổ chức biểu diễn
- văn nghệ - Vậy các con có cùng tham gia với các bạn không? - Có ạ - Thế có nhiều người ở ngày lễ con có ai đến dự - Trẻ trả lời - Con có mạnh dạn trước đông người chưa? - Trẻ trả lời => Các con cùng tham gia các buổi hoạt động văn nghệ ở trường, sẽ giúp các con mạnh dạn tự tin trước đám đông + Để bé tham gia các hoạt động lễ hội ở địa phương - Ở địa phương có những ngày hội gì? - Ngày hội vui xuân.... - Vào ngày đó có những trò chơi gì? - Ném còn, đu quay... - Ở ngày lễ hội như thế nào? - Rất đông người => Các con được bố mẹ, các cô đi lễ hội giúp cho chúng ta mạnh dạn hơn chỗ đông người, còn giúp ta hiểu thêm về địa phương mình đấy + Bé được cô và gia đình quan tâm - Ở lớp cô giáo dành tình cảm cho các con như thế nào? - Cô rất quan tâm cháu ạ - Ở nhà bố, mẹ dành tình cảm cho các con như thế nào? - Bố mẹ yêu thương, quan tâm con - Bố mẹ thường đưa con đi đâu? - Đưa con đi chơi… => Các con ơi bố mẹ, cô giáo rất yêu chúng mình đấy, chúng mình luôn sống trong tình yêu thương của mọi - Trẻ lắng nghe người sung quanh vì vậy chúng mình phải luôn vui vẻ, mạnh dạn tự tin lên nhé. * Cô cho trẻ thể hiện sở thích của mình - Cô hỏi trẻ sở thích của trẻ, sau đó cho trẻ thể hiện sở - Trẻ nói về sở thích của thích của mình? mình - Cô cho trẻ về góc chơi, Cô bao quát, động viên - Trẻ về góc chơi 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cho trẻ ra chơi - Trẻ ra chơi
- Ngày soạn: …….. Ngày dạy: Thứ sáu, ngày ……. tháng …..năm 20….. DẠY TRẺ LỄ PHÉP KHI Ở NHÀ I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức - 4, 5 tuổi: Trẻ biết được một số hành động, lời nói thể hiện sự lễ phép đối với ông bà, bố mẹ và người lớn tuổi: Nhường người lớn đi trước, mời người lớn trước khi ăn, không kén chọn thức ăn, không dành hết thức ăn mà mình thích, khi người lớn đưa cho mình món gì thì phải cầm bằng hai tay và nói lời cám ơn,.... - Trẻ chọn được hình thể hiện sự lễ phép hoặc không lễ phép qua trò chơi “Bé thông minh”, có thể đóng kịch theo sự hướng dẫn của cô. 2. Kỹ năng - 4, 5 tuổi: Rèn trẻ nói đủ câu tròn trịa, không nói ngọng 3. Thái độ - Trẻ lễ phép với ông bà, bố mẹ và người lớn tuổi. II. Chuẩn bị: - Video chuyện “Lễ phép khi ở nhà” - Bài hát: Bài học lễ phép - Bảng cài. - Một số hình ảnh để cháu chơi trò chơi: Bé thông minh III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt độngcủa trẻ 1.Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô cho trẻ nghe và hát theo nhạc bài: bài học lễ phép - Trẻ hát - Cô trò chuyện với trẻ: - Trong bài hát em bé đã chào ai khi đến trường? - Trẻ trả lời - Khi chơi với bạn thì như thế nào? - Khi học về thì em bé làm gì? - Trước khi ăn thì em làm gì - Trẻ trả lời - Chào hỏi người lớn, mời người lớn trước khi ăn, đó là các hành động thể hiện sự lễ phép của mình đối với người lớn. Ngoài ra còn có rất nhiều các hành động khác cũng thể hiện sự lễ phép. 2. Hoạt động 2: Bé lễ phép - Cô sẽ cho các con xem hoạt hình truyện “Lễ phép khi ở nhà”, các con chú ý xem những hành động nào là thể hiện - Trẻ chú ý sự lễ phép. - Cô cho trẻ xem hoạt hình truyện “Lễ phép khi ở nhà - Đàm thoại:
- - Trong câu truyện các con vừa xem có những nhân vật - Trẻ trả lời nào? - Trẻ trả lời - Bố đã nói gì với Minh khi Minh đi trước ông nội? - Trẻ trả lời - Khi ông nội đến bàn ăn thì chị đã nói gì với ông nội? - Tại sao mẹ lại gọi tên Minh khi Minh định ăn bánh quy? - Trẻ trả lời - Khi mẹ gắp rau cho chị thì chị đã nói gì với mẹ? - Trẻ trả lời - Minh có thích ăn rau không? Mẹ đã nói gì với Minh? - Trẻ trả lời - Chị và Minh đã nói gì vói ông nội và mẹ trước khi đi học? - Trẻ trả lời - Theo các con một em bé ngoan, lễ phép là phải như thế nào? - Trẻ trả lời - Các bé ngoan, lễ phép là phải biết vâng lời người lớn, nhường người lướn đi trước, mời người lớn trước khi ăn, không kén chọn thức an, không dành hết thức ăn mà mình thích, khi người lớn đưa cho mình món gì thì phải cầm bằng hai tay và nói cám ơn, phải biết chào người lớn trước khi đi ra ngoài và khi về đến nhà. 3. Hoạt động 3: Trò chơi * Trò chơi: Bé thông minh - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: + Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, mỗi đội có một bảng bảng cài và các hình vẽ các hành động thể hiện sự lễ phép hoặc không lễ phép. - Khi có hiệu lệnh thì tất cả các bạn trong đội sẽ cùng - Trẻ chú ý chọn hình gắn lên bảng cài. - Hình vẽ hành động lễ phép sẽ gắn lên bảng cài phía có hình tròn màu xanh. - Hình vẽ hành động không lễ phép sẽ gắn lên bảng cài phía có hình tròn màu đỏ. Hết thời gian đội nào chọn được nhiều hình đúng theo yêu cầu của cô sẽ chiến thắng. + Luật chơi: Khi hết thời gian thì hai đội phải dừng tay, nếu còn thực hiện thì những hình đó sẽ không được tính. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô và trẻ cùng nhận xét kết quả. * Trò chơi: Thử tài bé yêu. - Trẻ chơi - Cô tổ chức cho trẻ đóng kịch dựa theo truyện “lễ phép khi ở nhà” + Cô cho trẻ tự nhận vai để đóng kịch. + Cô theo dõi gợi ý giúp đỡ trẻ. 4. Hoạt động 4: Kết thúc - Cho trẻ ra chơi -Trẻ ra chơi
- Ngày soạn: ……… Ngày dạy: Thứ hai, ngày …..tháng …..năm 20….. DẠY TRẺ KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - 4,5 tuổi: Trẻ biết được một số nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm gây nên biến đổi khí hậu, cháu biết một số hành động để bảo vệ môi trường. 2. Kỹ năng : - 4, 5 tuổi: Rèn cho trẻ một số kỹ năng sống (chăm sóc cây, biết nhặt rác thùng, biết gữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ….) trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu (trời nóng bức bé biết làm gì? Trời có mưa giông bé biết làm gì?). Trẻ tích cực tham gia hoạt động. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ luôn có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh mình xanh - sạch - đẹp II. Chuẩn bị: - Tranh lô tô về bảo vệ môi trường và cách ứng phó với biến đổi khí hậu - 3 tờ lịch to, rổ đựng. III, Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt đông 1: Trò chuyện - Cô kể câu chuyện: “Tiếng kêu cứu của rừng xanh” - Trẻ chú ý + Truyện kể về những con vật gì? - Trẻ kể + Vì sao các con vật lại hoảng hốt sợ hãi? - Trẻ trả lời - Khi rừng xanh bị cháy sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của muôn loài. Bây giờ cô cùng các - Vâng ạ con tìm hiểu nhé! 2. Hoạt động 2: Bé khám phá về môi trường - Cô cùng trẻ hát “trời nắng- trời mưa” đến xem hình ảnh trên máy tính + Rừng xanh bị cháy do đâu? - Trẻ trả lời + Khi rừng xanh bị phá ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống? - Trẻ trả lời + Vào những ngày thời tiết nóng bức oi ả bé cần làm gì? (Lồng ghép dạy cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho
- trẻ) - Trẻ trả lời + Rừng xanh bị phá còn gây ra những ảnh hưởng gì nữa? - Trẻ trả lời + Bé cần làm gì khi trời mưa dông, sấm, sét? (Lồng ghép dạy cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ) - Trẻ trả lời + Mưa nhiều còn gây nên hiện tượng gì? - Trẻ trả lời + Lũ lụt ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? - Trẻ trả lời + Môi trường bị ô nhiễm còn do những nguyên nhân nào nữa? - Trẻ trả lời + Môi trường bị ô nhiễm gây nên những tác hại gì cho cuộc sống muôn loài? ( bệnh tật nhiều gây tử vong và để lại nhiều di chứng, gây thiệt hại về kinh tế, tinh thần và nhiều loài có nguy cơ tiệt trủng…) + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? + Các con làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? (giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ chăm sóc cây trồng- vật nuôi, tiết kiệm nước…) - Trẻ chú ý Để góp phần bảo vệ môi trường thì ngay từ bây giờ cô con mình cùng “gieo hạt” để có nhiều cây xanh làm cho không khí trong lành…(Cô cùng trẻ chơi trò chơi “gieo hạt” 3. Hoạt động 3: Trò chơi “Cùng chung sức” - Cô nhắc lại cách chơi luật chơi: Luật chơi: Các nhóm thảo luận tìm tranh hành động đúng - Trẻ chú ý đối với môi trường và cách ứng phó với biến đổi khí hậu gắn vào tờ lịch của nhóm mình. - Cách chơi: Chia trẻ làm 3 nhóm. Các nhóm cùng nhau thảo luận tìm tranh hành động đúng đối với môi trường và cách ứng phó với biến đổi khí hậu gắn vào tờ lịch của nhóm mình, sau đó mỗi nhóm sẽ cử 1 đại diện lên nói về nội dung tranh của nhóm mình. Trong vòng một bản nhạc, nhóm nào chọn được nhiều tranh hành động đúng là thắng cuộc. - Trẻ chơi - Tổ chức cho trẻ chơi - Nhận xét trò chơi - Cô cùng trẻ ca hát vận động : “Trồng cây” 4. Hoạt động 4: Kết thúc - Trẻ ra chơi - Cho trẻ ra chơi
- Ngày soạn: ……… Ngày dạy: Thứ ba, ngày ……tháng ……năm 20…… DẠY TRẺ PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI I. Mục đích- yêu cầu 1. Kiến thức - 4, 5 tuổi: Trẻ biết phân biệt đúng sai 2. Kỹ năng - 4, 5 tuổi: Phát triển ngôn ngữ và ghi nhớ có chủ định 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết nhận lỗi và biết cách sửa sai II. Chuẩn bị - Video, hoặc tranh ảnh về ưu khuyết điểm của trẻ tại trường hoặc tại nhà - Trang phục cô và trẻ gọn gàng III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô và trẻ cùng trò chuyện và đọc bài thơ “Cô dạy” - Trẻ đọc - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Cô dạy - Bài thơ nói về điều gì? - Trẻ trả lời - Cô dạy những gì các con? - Trẻ trả lời - Có được nghịch bẩn không? - Trẻ trả lời - Có được cãi nhau không? - Những việc làm đó đúng hay sai? 2. Hoạt động 2: Vào bài * Tranh 1: Ưu điểm - Cô cho trẻ xem tranh trên chuyến xe buýt có cụ già, người ốm…trẻ biết nhường ghế cho cụ già - Em bé đã làm gì các con? - Trẻ trả lời - Em bé làm như vậy đúng hay sai? - Nếu các con con có làm như vậy không? - Trẻ trả lời - Vì sao con lại làm như vậy Đúng vậy chúng ta phải luôn biết nhường cụ già, những người đang ốm, em bé nhỏ hơn mình, đó là hành động
- đẹp các con ạ * Tranh 2: Không nhường ghế cho cụ già… - Các con nhìn bức tranh này xem anh chị trong bức tranh này có nhường ghế ngồi của mình cho cụ già - Trẻ trả lời không? - Các con nhìn xem cụ già phải như thế nào? - Trẻ trả lời - Hành động như vậy đúng hay sai? - Phải con con sẽ làm như thế nào? - Vì sao? Khi không nhường ghế cjho cụ già, các em nhỏ hơn mình và những người ốm là hành động không đúng các con ạ. 3. Hoạt động 3: Trò chơi - Cô và trẻ tạo tình huống chơi trò chơi trên xe buýt, cô - Trẻ chơi làm cụ già - Các em 4 tuổi đóng vai em nhỏ - Cô cho trẻ chơi và giáo dục trẻ biết phân biệt thế nào là đúng và sai - Cô nhận xét sau khi chơi - Củng cố lại bài 4. Hoạt động 4: Kết thúc - Trẻ ra chơi - Cô cho trẻ ra chơi
- Ngày soạn: ….. Ngày dạy: Thứ tư, ngày …… tháng …..năm 20….. DẠY TRẺ BIẾT CÁCH TRÁNH NHỮNG ĐỒ VẬT CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM TẠI TRƯỜNG MẦM NON I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức - 4, 5 tuổi: Trẻ nhận biết, kể tên các đồ dùng có thể gây nguy hiểm tại lớp, trường MN. 2. Kỹ năng - 4, 5 tuổi: Trẻ biết sử dụng và cất dọn các đồ dùng đúng nơi, cẩn thận tránh gây nguy hiểm. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ không nghịch phá đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. II. Chuẩn bị: - Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, sân trường. - Hình ảnh một số vật dụng, đồ dùng khác (ở lớp, trong nhà bếp…), họa báo - Bảng phân nhóm những hành đồng đúng và không đúng khi sử dụng các đồ dùng. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: Trò chuyện về các đồ dùng và cách sắp xếp các đồ dùng trong lớp. - Cô tạo tình huống sắp xếp một số đồ dùng có thể gây - Trẻ chú ý nguy hiểm ở trong lớp. - Hỏi trẻ về cách sắp xếp, mức độ an toàn khi sắp xếp các đồ dùng đó. - Trẻ trả lời 2. Hoạt động 2: Thảo luận và đưa ra giải pháp an toàn khi sử dụng các đồ dùng dễ gây nguy hiểm tại lớp, trường. - Cho trẻ xem thêm một số đồ dùng khác có thể gây nguy hiểm (lớp, nhà bếp, sân trường…) - Trẻ trả lời - Hỏi ý kiến của trẻ về cách sử dụng và cất giữ các đồ dùng sao cho an toàn nhất. + Những đồ vật sắc, nhọn… cần làm gì khi sử dụng để không gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. + Những đồ vật nhỏ, tròn có thể gây nguy hiểm cho chúng ta không ? tại sao?
- 3. Hoạt động 3: Lập bảng những hành động đúng và không đúng khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi. - Trẻ trả lời - Cho trẻ chia thành 3 nhóm tự lấy họa báo, kéo, hồ. - Trẻ tìm cắt những hành động đúng và không đúng khi sử dụng các đồ dùng trên họa báo. - Dán các hình ảnh sưu tầm được dán vào bảng phân loại hành động đúng, sai. 4. Hoạt động 4: Kết thúc: - Nhận xét bảng phân loại của từng nhóm - Trẻ nhận xét
- Ngày soạn: …… Ngày dạy: Thứ năm, ngày …..tháng ……. năm 20…… DIỄN TẬP THOÁT HIỂM KHI CÓ CHÁY XẢY RA. I. Mục đích- yêu cầu + 4, 5 tuổi - Trẻ biết báo, tập trung đội hình di chuyển thật nhanh ra khỏi chỗ cháy. - Trẻ quan sát, nhìn và hiểu được sơ đồ thoát hiểm của trường, khối. - Giáo dục Trẻ không xô đẩy chen lấn nhau khi di chuyển, giúp đỡ bạn khi cần. II. Chuẩn bị: - Sơ đồ thoát hiểm của trường, các biển hướng dẫn ở các cầu thang. - Chuông, kẻng để báo động. - Phim về cách thoát hiểm khi có cháy xảy ra. III.Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Xem phim về cách thoát hiểm. - Cho trẻ xem phim, hỏi trẻ về nội dung đoạn phim vừa được xem. - Trẻ xem và trả lời - Trò chuyện, hỏi kinh nghiệm của trẻ làm gì khi có cháy xảy ra. + Khi phát hiện thấy đám cháy con sẽ làm gì? - Trẻ trả lời + Khi di chuyển có cần quan sát xem bạn nào đứng trước hay sau mình không? - Trẻ trả lời - Tại sao? 2. Hoạt động 2: Quan sát sơ đồ thoát hiểm của trường - Cho trẻ xem sơ đồ thoát hiểm của trường - Nhìn và hiểu các kí hiệu hướng dẫn thoát hiểm ở các cầu thang. - Trẻ xem 3. Hoạt động 3: Thực hành thoát hiểm khi có cháy. - Tạo tình huống nghe thấy tiếng chuông, kẻn báo động cháy. - Hướng dẫn trẻ nhanh chống ổn định di chuyển thật nhanh cuống cầu thang (cháy theo hướng cầu thang của khối để ra khỏi chỗ nguy hiểm. - Cho trẻ di chuyển nhanh ra bên ngoài phía sau trường và - Trẻ thực hành tập trung lại chỗ công viên. - Cho trẻ ổn định, điểm danh lại sỉ số sau đó cho trẻ chơi trò chơi. 4. Hoạt động 4: Kết thúc - Trẻ ra chơi - Nhận xét giờ học và ra chơi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo dục kỹ năng sống mầm non: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
5 p | 541 | 92
-
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 : Tên bài dạy : ÔN TẬP
5 p | 287 | 18
-
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 : Tên bài dạy : TÔN TRỌNG KỶ LUẬT
5 p | 218 | 15
-
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 : Tên bài dạy : KIỂM TRA HỌC KỲ II
5 p | 202 | 12
-
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 : Tên bài dạy : KIỂM TRA HỌC KỲ I
5 p | 231 | 10
-
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 : Tên bài dạy : KIỂM TRA MỘT TIẾT
5 p | 297 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non: Một số biện pháp bảo đảm an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi tại lớp mẫu giáo bé 3TA2 - Trường mầm non Văn Yên - Đại Từ - Thái Nguyên, năm học 2021-2022
28 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo từ 4-5 tuổi
16 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho học sinh tại Trung tâm GDTX - HN Nghệ An
42 p | 8 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lí học đường và tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho nữ sinh tại Trường THPT Diễn Châu 3
77 p | 7 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
85 p | 5 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số trò chơi giáo dục kỷ năng sống vào dạy học bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo
39 p | 7 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giữ gìn sức khỏe và an toàn bản thân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non
18 p | 2 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Thạch Đà A
24 p | 1 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại Trung tâm GDTX - HN Nghệ An
28 p | 2 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chương trình GDPT 2018 tại trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An
59 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn