GIÁO ÁN HÓA HỌC 12
CHƯƠNG AMIN - AMINO AXIT - PROTEIN
BÀI AMINO AXIT
1. Kiến thức
HS biết:
- Định nghĩa, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của peptit (phản ứng thủy phân).
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ, phản ứng thủy phân, phản ứng màu với Cu(OH)2), vai trò của protein với sự sống.
- Khái niệm enzim và axit nucleic
2. Kĩ năng
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của peptit và protein.
- Phân biệt dd protein với chất lỏng khác.
- Giải được bài tập có nội dung liên quan.
3. Tình cảm, thái độ
Tầm quan trọng của hợp chất chứa nitơ
●Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo phân tử của peptit và protein.
- Tính chất hóa học của peptit và protein (phản ứng thủy phân, phản ứng màu biure).
●Chuẩn bị
GV:
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
- Hóa chất: dd CuSO4 2%, dd NaOH 30%, dd HNO3 đặc, lòng trắng trứng.
- Các tranh ảnh, hình vẽ phóng to liên quan đến bài học.
HS:
- Đọc trước bài
●PPDH
- Đàm thoại kết hợp với dạy học nêu vấn đề
- Trực quan sinh động.
- Liên hệ kiến thức thực tế
●Thiết kế bài lên lớp
Hoạt động của thầy và trò
|
Nội dung
|
HĐ 1
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để cho biết
- Định nghĩa peptit
- Liên kết peptit? Cách thức hình thành liên kết peptit?
HS
- Lk của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị µ-amino axit
- PP là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc µ-amino axit lk với nhau bằng các liên kết pp
GV ghi nhận ý kiến của HS và lưu ý phân biệt liên kết pp với các lk CO-NH khác
GV thông báo cho HS vai trò quan trọng của pp trong sự sống.
HS nghiên cứu SGK cho biết cách phân loại pp
PP được phân thành hai loại
- Oligopeptit: pp có từ 2 đến 10 gốc µ-amino axit
- Polipeptit: pp có từ 11 đến 50 gốc µ-amino axit
HĐ 2
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để cho biết những đăc điểm chính về cấu tạo của pp
HS:
- Phân tử pp hợp thành từ các gốc µ-amino axit nối với nhau bởi lk pp theo một trật tự nhất định: µ-amino axit đầu N còn nhóm NH2, µ-amino axit đầu C còn nhóm COOH
CT chung: NH2CH(R')CO-NHCH(R")CO-…-NH-CH(R'")COOH
GV thông báo cho HS: vì pp hình thành từ một số gốc µ-amino axit liên kết theo một trật tự nghiêm ngặt nên có đồng phân khác nhau về trật tự gốc µ-amino axit. PP có n gốc µ-amino axit có n! đồng phân.
Từ 3 phân tử µ-amino axit, HS viết các đồng phân (6 đồng phân)
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK
- Cho biết cách gọi tên pp
- Từ một số mạch tripeptit (ở phẩn trên) gọi tên
HS: ghép các tên gốc axyl của µ-amino axit, bắt đàu từ N rồi kết thúc bằng tên của µ-amino axit đầu C giữ nguyên
GV
-lưu ý tên của µ-amino axit là tên thường
- thông báo cách gọi tên thứ hai của pp: ghép các tên viết tắt của µ-amino axit (tên thường)
HĐ 3
HS tóm tắt các tính chất vật lí của pp
GV thông báo: pp có hai phản ứng đặc trưng là phản ứng thủy phân và phản ứng màu biure
GV làm TN: đ/c Cu(OH)2, cho vào 2 ml dd pp, lắc nhẹ
HS: quan sát, giải thích
Cu(OH)2 tan tạo dd màu tim
pp đã phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu tím
GV lưu ý HS: đipeptit chỉ có một lk peptit nên không có pư này
HS đọc SGK và cho biết điều kiện phản ứng thủy phân pt và viết pthh của pư, nhận xét sản phẩm
NH2-CH(R1)CO-NH-CH(R2)-CO-NH-CH(R3)-COOH + H2O
(A)
GV lưu ý HS các peptit có thể thủy phân không hoàn toàn thành những đoạn peptit ngắn hơn nhờ các enzim đặc hiệu.
HĐ 4: Củng cố bài
Viết pthh của các phản ứng giữa A và dd HCl và dd NaOH, nhận xét sản phẩm
|
A. Peptit
I. Khái niệm và phân loại
1. Khái niệm
* Liên kết peptit: Lk của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị µ-amino axit.
* Peptit: là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc µ-amino axit lk với nhau bằng các liên kết pp
2. Phân loại
* Oligopeptit: pp có từ 2 đến 10 gốc µ-amino axit
* Polipeptit: pp có từ 11 đến 50 gốc µ-amino axit
II. Cấu tạo, đồng phân, danh pháp
1. Cáu tạo
Phân tử pp hợp thành từ các gốc µ-amino axit nối với nhau bởi lk pp theo một trật tự nhất định: µ-amino axit đầu N còn nhóm NH2, µ-amino axit đầu C còn nhóm COOH
CT chung:
NH2CH(R')CO-NHCH(R")CO-…-NH-CH(R'")COOH
2. Đồng phân, danh pháp
a. Đồng phân
PP có đồng phân khác nhau về trật tự gốc µ-amino axit. PP có n gốc µ-amino axit có n! đồng phân.
b. Danh pháp
- ghép các tên gốc axyl của µ-amino axit, bắt đàu từ N rồi kết thúc bằng tên của µ-amino axit đầu C giữ nguyên
- ghép các tên viết tắt của µ-amino axit (tên thường)
Gly-Ala-Val
III. Tính chất
1. Tính chất vật lí
thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước.
2. Tính chất hóa học
phản ứng đặc trưng là phản ứng thủy phân và phản ứng màu biure
a. Phản ứng màu biure
dd peptit (dd tím (phức đồng)
đipeptit không có pư màu biure
b. Phản ứng thủy phân
Pt thủy phân trong môi trường ax hoặc kiềm khi đun nóng
|
Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 12 Bài 11: Peptit - Protein. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.
Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:
>> Tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là bài 12: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino Axit, Protein để phục vụ cho việc soạn bài trong tiết học tiếp theo.
Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho Thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!