intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn

Chia sẻ: Trần Phương Thùy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

1.143
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn

  1. Giáo án Lịch sử 7 Bài 25 PHONG TRÀO TÂY SƠN I.Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn I, Mục tiêu bài học : 1, Kiến thức : - Sự mục nát của chính quyền họ nguyễn ở Đàng trong nửa sau thế kỉ XVIII -> Phong trào nông dân ở đàng trong mà đỉnh cao là K/n Tây Sơn. - Anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Hửu, Nguyễn Lữ lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên. 2, Tư tưởng : Thấy được sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống áp bức, bóc lột. 3, Kĩ năng : Rỡn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tường thuật sự kiện. B, Phương tiện dạy học : - Lược đồ : Căn cứ địa Tây Sơn C, Hoạt động dạy học : 1, ổn định tổ chức : 2, Kiểm tra bài cũ : ? Nhận xét về tình hình chính trị – xã hội ở Đàng ngoài nửa sau thế kỉ XVIII ? 3, Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 1, Xã hội đàng trong nửa sau thế kỉ - GV : Từ nửa sau thế kỉ XVIII, chính quyền họ XVIII : Nguyễn ở đàng trong ngày càng suy yếu và mục a, Tình hình XH : nát. + Chính quyền địa phương : Nặng nề, ? Sự suy yếu của chính quyền họ nguyễn biểu phức tạp. hiện qua những chi tiết nào ? + TĐ : Tập đoàn Trương Phúc Loan - Gọi HS đọc trích dẫn trong SGK nắm mọi quyền hành. ? Đoạn trích em khiến em hình dung như thế ->Cq họ Nguyễn suy yếu và mục nát. nào về bọn thống trị ? ? Chúng bóc lột nhân dân như thế nào ? Đời + Đời sống của nhân dân vô cùng cực sống của nhân dân ra sao ? khổ. ? Như vậy đời sống của nhân dân đàng trong có gì khác với đời sống của nhân dân đàng ngoài không ? ? Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn ->Các tầng lớp nhân dân bất bình với đến hậu quả gì ? chính quyền PK họ Nguyễn -> họ vùng
  2. dậy đấu tranh. b, Kn Chàng Lía : -GV : PT đấu tranh của nông dân thời gian này phát triển rất mạnh, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra : K/n của Lành ( 1695) ở Quảng Ngãi ; K/n Lý Văn Quang ở Gia Định ( 1747 ) ; Nổi bật là khởi nghĩa chàng Lía. ? Lía là người như thế nào ? -Khởi nghĩa nổ ra ở Truông Mây( Bình Định ) - Đọc những câu thơ về chàng Lía. - Chủ trương : Lấy của nhà giàu chia ? Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của cho người nghèo. Lía nói lên điều gì ? ( Thể hiện tinh thần đấu tranh quật cường của nông dân chống chính quyền PK họ Nguyễn. Báo trước cơn bão táp của cuộc đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền Pk họ Nguyễn) - Gv treo lược đồ căn cứ Tây Sơn và giới thiệu 2, Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ : về vùng đất này : ấp Tây Sơn nằm giáp giữa vùng đất Bình Định với vùng rừng núi Tây - Năm 1771 K/n bùng nổ ở ấp Tây Sơn Nguyên ( Nay thuộc tỉnh Gia Lai ), nối liền 2 ( Thuộc phủ Quy Nhơn ) miền là S. Côn và đường bộ qua đèo An Khê. ? Người tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này là ai ? ? Trình bày những hiểu biết của em về 3 anh - Lạnh đạo : 3 anh em : Nguyễn Nhạc, em Tây Sơn ? Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. ? Anh em Nguyễn Nhạc chuẩn bị những gì cho cuộc K/n ? - GV : Xác định căn cứ Tây Sơn trên lược đồ : + Căn cứ đầu tiên là vùng Tây Sơn Thượng đạo . Đây là cao nguyên có người Ba Na và - Căn cứ : Tây Sơn Thượng đạo, Tây người kinh chung sống, nhân dân địa phương rất Sơn Hạ đạo. nhiệt tình ủng hộ. + Sau đó nghĩa quân di chuyển xuống vùng đất thuộc huyện Tây Sơn (B Định) gọi là Tây Sơn Hạ đạo, lấy ấp kiên thành làm trung tâm. ? Vì sao nghĩa quân lại di chuyển căn cứ từ Tây Sơn Thượng đạo xuống TSơn Hạ đạo ? ( Lực lượng lớn mạnh, mở rộng căn cứ, địa bàn
  3. gần vùng đồng bằng) ? Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa ? Lực lượng nào là chính ? - HS đọc đoạn trích trong SGK. ? Em có nhận xét gì về nghĩa quân Tây Sơn ? - Lực lượng : Nông dân nghèo, thợ thủ ( LL đông, có trang bị vũ khí, bênh vực quyền công, thương nhân, đồng bào dân tộc ít lợi cho dân nghèo) người. 4, Củng cố : ? Cuộc khởi nghĩa T. Sơn nổ ra có những thuận lợi gì ? ( Địa thế hiểm yếu, rộng, CQ họ Nguyễn suy yếu, lòng dân oán hận-> được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân) - Dăn HS về nhà học bài. Bài 25 PHONG TRÀO TÂY SƠN( Tiếp ) II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm A, Mục tiêu bài học : 1, Kiến thức : Học sinh nắm được : - Các mốc thời gian quan trọng của nghĩa quân T.Sơn nhằm đánh đổ tập đoàn phản động, tiêu diệt quân Xiêm, từng bước thống nhất đất nước. - Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ . 2, Tư tưởng : Tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc ta, những chiến công của nghĩa quân Tây sơn. 3, Kĩ năng : Rỡn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ. B, Phương tiện dạy học : Lược đồ : +Tây Sơn chống các thế lực phong kiến và chống xâm lược nước ngoài. + Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. C, Hoạt động dạy học : 1, ổn định tổ chức. 2, Kiểm tra bài cũ : ? Trình bày trên lược đồ căn cứ địa T. Sơn ? 3, bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - GV sử dụng lược đồ : Xác định Thành 1, Lật đổ chính quyền họ Nguyễn :
  4. Quy Nhơn. - Hạ thành Quy Nhơn : - Kể về mưu kế của Nguyễn Nhạc đẻ hạ + 9-1773 : Nghĩa quân hạ được thành Quy được thành Quy Nhơn. Nhơn. ? Em có nhận xét gì về mưu kế của Nguyễn Nhạc ? ( Táo bạo, thông minh, bất ngờ-> địch bị động) ? Việc hạ được thành Quy Nhơn có ý nghĩa gì ? - Gv xác định vùng nghĩa quân chiếm đóng + 1774 vùng kiểm soát được mở rộng từ từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Quảng Nam đến Bình Thuận. ? Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đã làm gì ? ? Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hoà hoãn với quân Trịnh ? - GV nêu bật tình huống hiểm nghèo của nghĩa quân Tây Sơn trên bản đồ : + Quân Trịnh đánh vào Phú Xuân + Quân Nguyễn bỏ chạy vào Gia Định -> Quân Tây Sơn ở giữa có nguy cơ bị bao vây tiêu diệt. Vì vậy kế sách là tạm thời hoà hoãn với Trịnh để diệt Nguyễn. - GV : Từ 1776-1783 : Nghĩa quân 4 lần -Tiêu diệt quân Nguyễn : đánh vào Gia Định, lần thứ 2 ( Năm 1777) + Năm 1777, chính quyền họ Nguyễn bị lật giết được chúa nguyễn, chỉ có Nguyễn ánh đổ. chạy thoát. ? Vì sao cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi ? ( Sự hưởng ứng của nhân dân, tài trí của anh em Tây Sơn) 2, Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút : a, Nguyên nhân : ? Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta ? -Nguyễn ánh cầu cứu quân Xiêm, dẫn đường ? Em có nhận xét gì về hành động của cho Xiêm xâm lược nước ta. Nguyễn Ánh ? - XĐ trên lược đồ các hướng tiến công của quân Xiêm. + 2 vạn quân thuỷ đổ bộ lên Rạch giá. + 3 vạn quân bộ xuyên Chân Lạp, đổ bộ lên Cần Thơ.
  5. b, Diễn biến : ? Thái độ của quân Xiêm ntn khi vào xâm + 1784, quân Xiêm chiếm được miền tây Gia lược nước ta ? Định. + 1-1785, Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm- - XĐ địa danh Mỹ Tho trên lược đồ. Xoài Mút làm trận quyết chiến. ? Vì sao Nguyễn Huệ chọn đoạn sông này ? - GV giới thiệu cách bố trí trận địa của Nguyễn Huệ và tường thuật trận đánh . ? Kết quả của trận đánh như thế nào ? c, Kết quả : 5 vạn quân Xiêm bị đánh tan. ? ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm- Xoài d, ý nghĩa : Mút ? + Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm. + Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân T. Sơn. 4, Củng cố , dặn dò : - Gọi HS lên bảng gắn các mốc niên đại trên bản đồ và nói rõ niên đại đó gắn với sự kiện nào ? ý nghĩa của từng sự kiện ? Bài 25 PHONG TRÀO TÂY SƠN ( Tiếp theo ) III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh A, Mục tiêu bài học : 1, Kiến thức : - Nắm được các mốc niên đại gắn với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn, đánh đổ chính quyền vua Lê- chúa Trịnh. 2, Tư tưởng : Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc ta. 3, Kĩ năng : Trình bày diễn biến trên bản đồ. B, Phương tiện dạy học : Bản đồ : Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và xâm lược nước ngoài C, Hoạt động dạy học : 1, ổn định tổ chức : 2, Kiểm tra bài cũ : ? Thuật lại chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút trên lược đồ ? 3, Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - HS đọc SGK mục 1 1, Hạ thành Phú Xuân, tiến ra Bắc Hà diệt ? Tình hình đàng ngoài như thế nào ? họ Trịnh :
  6. - Sử dụng lược đồ thuật lại quá trình đánh - 6-1786 nghĩa quân Tây Sơn hạ được thành chiếm Phú Xuân của Nguyễn Huệ và nghĩa Phú Xuân. quân. ? Tại sao Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa ‘Phù Lê diệt Trịnh’? - GV chỉ trên bản đồ : Giữa 1786, Nguyễn Huệ cho quân đánh ra Thăng Long, chúa -Giữa 1786 chính quyền họ Trịnh bị lật đổ. Trịnh bị bắt-> Chính quyền họ Trịnh bị sụp đổ. 2, Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản , Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà : - HS đọc SGK ? Tình hình Bắc Hà sau khi Nguyễn Huệ rút quân về Nam như thế nào ? - Chỉ trên lược đồ vùng ba anh em Tây Sơn chiếm giữ. -Cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc Hà diệt Chỉnh-> ? Trước tình hình Nguyễn Hữu Chỉnh mưu Nhậm lại chống đối lại Tây Sơn. phản , Nguyễn Huệ có biện pháp gì ? - 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần 2 -> thu ? Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc phục Bắc Hà. Hà ? - ý nghĩa : Tiêu diệt chúa Nguyễn ở đàng trong, lật đổ chính quyền Lê- Trịnh ở đàng ? Việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh ngoài đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ. có ý nghĩa như thế nào ? 4, Củng cố bài : BÀI 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN. IV- Tây Sơn đánh tan quân Thanh A, Mục tiêu bài học : - Kiến thức : + Tài thao lược quân sự của Qtrung và danh tướng Ngô Thì Nhậm. + Những sự kiện lớn trong chiến dịch đại phá quân Thanh- Đặc biệt là trận Ngọc Hồi - Đống Đa xuân Kỉ Dậu 1789. -Tư tưởng : GD lòng yêu nước và tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc ta trong cuộc đại phá quân Thanh xâm lược. Cảm phục thiên tài quân sự của Quang Trung. -Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ. B, Phương tiện dạy học : + Lược đồ : Tây Sơn khởi nghĩa và chống xâm lược. + ,, : Trận Ngọc Hồi - Đống Đa C, Hoạt động dạy học :
  7. 1, ổn định lớp : 2, Kiểm tra bài cũ : ? Tóm tắt tiến trình cuộc K/n Tây Sơn từ 1783-1788 ? 3, Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC 1, Quân Thanh xâm lược nước ta : ? Sau khi Nguyễn Huệ thu phục được Bắc a, Hoàn cảnh : Hà, vua Lê Chiêu Thống có hành động gì ? - Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. ? Nhà Thanh có bỏ qua cơ hội này không ? - GV : Năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sỹ Nghị đem 29 vạn quân tiến vào nước ta. - Sử dụng lược đồ chỉ các hướng tiến quân của quân Thanh vào nước ta : + Đạo 1 : do Tôn Sỹ Nghị chỉ huy từ Quảng Tây qua Lạng Sơn tiến vào. + Đạo2 : Theo đường Cao Bằng do Sầm Nghi Đống chỉ huy. + Đạo 3 : Theo đường Tuyên Quang. + Đạo 4 : Theo đường Quảng Ninh tiến vào Hải Dương. ? Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của quân Thanh cho cuộc xâm lược này ? +Lực lượng mạnh + Có Lê Chiêu Thống dẫn đường + Tướng giặc là những tên tướng giỏi, hiếu chiến và muốn lập công. ? Em có suy nghĩ gì về bè lũ Lê Chiêu Thống ? (ông vua bán nước hèn hạ, nhục nhã, chỉ vì quyền lợi cá nhân mà bán rẻ Tổ Quốc) . ? Trước thế giặc mạnh, nghĩa quân Tây Sơn có hành động như thế nào ? - GV : Giới thiệu phòng tuyến Tam Điệp – b, Chuẩn bị của nghĩa quân : Biện Sơn trên lược đồ, nói rõ vị trí , đặc - Rút quân khỏi Thăng Long điểm. - Lập phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn. ? Vì sao quân ta rút khỏi Thăng Long ? ( Bảo toàn lực lượng, làm kiêu lòng địch, chờ thời cơ) ? Vì sao nghĩa quân lập phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn ?
  8. ( Có chiều sâu liên kết thuỷ bộ vững chắc, làm bàn đạp cho quân Tây Sơn tấn công tiêu diệt quân Thanh ở Thăng Long.) ? Thái độ và hành động của quân Thanh khi vào xâm lược nước ta ntn ? ? Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ đã làm gì ? 2, Quang Trung đại phá quân Thanh : - 11-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, ? Vì sao lúc lấy được chính quyền từ tay họ lấy niên hiệu là Quang Trung -> Tiến quân Trịnh, Nguyễn Huệ không lên ngôi mà bây ra Bắc. giờ mới lên ngôi ? ? Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa ntn ? ( Tập hợp được lòng dân, tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc, khẳng định chủ quyền dân tộc và cho quân Thanh biết nước Nam có chủ) - Xác định trên lược đồ đường tiến quân của quân Tây Sơn ra Bắc : + Đến Nghệ An Quang Trung cho dừng chân tuyển thêm quân và tổ chức duyệt binh. ? Quang Trung mở cuộc duyệt binh để làm gì ? ( Lấy khí thế và tinh thần cho quân lính) + Đến Thanh Hoá, Quang Trung lại dừng chân tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thể. - 1 HS đọc lời tuyên thể của Quang Trung. ? Em có nhận xét gì về lời tuyên thể ? ( Thể hiện tinh thần quyết tâm đánh giặc ) ? Quang Trung dự định đánh quân Thanh vào thời gian nào ? ? Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh ngay trong tết kỉ Dậu ? ? Quang Trung chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh ntn ? - Chỉ 5 đạo quân của Quang Trung tiến ra bắc trên lược đồ . - GV Tường thuật diễn biến ?
  9. -Diễn biến : ? Trận Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra ntn ? +Đêm 30 tết (âm lịch ) : Ta vượt sông Gián + Ngày 5 tết, quân tây Sơn đánh mạnh vào Khẩu, tiêu dệt địch ở đồn tiền tiêu. phía nam Ngọc Hồi-> địch chạy ra đầm mực, + Đêm 3 tết : Hạ đồn Hà Hồi. bị quân của đô đốc Bảo bao vây tiêu diệt. + Sáng 5 tết : Trận Ngọc Hồi- Đống Đa : . Trận Ngọc Hồi : ->Đây là vị trí quan trọng nhất của địch ở ?Tại sao ta đánh Ngọc Hồi và Đống Đa cùng phía nam Thăng Long, làm cho địch hoảng 1 lúc ? loạn, khí thế của ta ngày càng dâng lên. ( Hợp đồng tác chiến cùng 1 lúc, địch sẽ bối .Trận Đống Đa : rối và không điều quân tiếp viện đến kịp cho mặt trận phía Nam .) ? Kết quả của chiến dịch đại phá quân Thanh ntn ? -Kết quả : 29 vạn quân Thanh bị tiêu diệt. 3, Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử ? Trong suốt 17 năm , nghĩa quân Tây Sơn đã của phong trào Tây Sơn ? giành được những thắng lợi to lớn nào ? - ý nghĩa lịch sử : + Lật đổ các tập đoàn phong kiến. + Lập lại thống nhất đất nước. ? Vì sao nghĩa quân Tây Sơn lại giành được + Đánh đuổi quân xâm lược Xiêm, Thanh, những thắng lợi đó ? bảo vệ nền độc lập dân tộc. -Nguyên nhân thắng lợi : + Được nhân dân ủng hộ. + Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân với nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh : Thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chỉ đạo và tổ chức chiến đấu cơ động). 4, Củng cố, dặn dò : - GV Tổng kết lại những sự kiện chính của Phong trào Tây Sơn từ 1771 – 1789. - Dặn học sinh về nhà học bài .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0