Giáo án Lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
lượt xem 22
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
Bài 10
NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh nắm được: Các chính sách của nhà Lý để cai trị đất nước: dời đô về Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt, chia lại đất nước về mặt hành chính, tổ chức lại bộ máy chính quyền trung ương và địa phương, xây dựng luật pháp chặt chẽ, quân đội vững mạnh.
2. Kĩ năng:
- Phân tích và nêu ý nghĩa các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà Lý.
- Rèn luyện kĩ năng đánh giá công lao các nhân vật lịch sử.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
- Học sinh có thái độ đúng đắn về pháp luật- là cơ sở cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
B. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống ( 981).
- Lược đồ kinh thành Thăng Long thế kỉ XI.
- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý.
2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
C. Tiến trình dạy học :
1.Ôn định:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu sự phát triển của nền kinh tế tự chủ dưới thời Đinh – Tiền Lê?
3. Bài mới: Gv giới thiệu bài: Vào đầu thế kỉ XI, nội bộ Tiền Lê lục đục, vua Lê không cai quản được đất nước. Nhà Lý thay thế, nước ta có những đổi thay gì, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
Hoạt động cá nhân, cả lớp. ? Nhà Lý thành lập trong hoàn cảnh nào? ? Lê Long Đĩnh là ông vua như thế nào? ( Tàn bạo , mắc bệnh trị, nhân dan oán ghét…) - HS đọc đoạn in nghiêng trong SGK. ? Sau khi Lê Long Đĩnh chết quan lại đã tôn ai lên làm vua? ? Vì sao Lý Công Uẩn lại được tôn lên làm vua? ( Ông là người có học , có đức và có uy tín). ? Sau khi lên ngôi vua , ông đã làm gì? - Gv sử dụng lược đồ kháng chiến chống Tống (981) chỉ vị trí Hoa Lư - Đại La (Thăng Long). ? Vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La và đổi tên Thăng Long?( vì đây là địa thế thuận lợi và là nơi hội tụ của bốn phương). ? Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của cha ông ta? ( Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh. Thể hiện ý chí tự cường của đân tộc. Và thực sự vào thời Lý, kinh thành Thăng Long vừa là kinh đô cường thịnh, vừa là thành thị có quy mô buôn bán sầm uất.) - Hs đọc phần chữ nhỏ(SGK) - Gv dùng “ Lược đồ kinh thành Thăng Long thế kỉ XI” giới thiệu về kinh thành Thăng Long. ? Bộ máy nhà nước thời Lý được xây dựng như thế nào? HS theo dõi SGK vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương thời Lý. - GV chuẩn bị khung sơ đồ ở bảng phụ, gọi lên bảng điền vào các ô trống trong bảng phụ. ? Đứng đầu nhà nước là vua, vua có quyền hạn như thế nào? ? Giúp việc vua có ai? Những người đó có quan hệ với vua như thế nào? Vì sao vua lại chọn những người thân cận, con cháu trong dòng tộc nắm những chức vụ quan trọng? ?Việc nhà Lý quan tâm đến đời sống của nhân dân được thể hiện ở những việc nào? - Đặt chuông trước điện Long Trì. - Những người chọn làm thái tử phải ra ngoài thành để tìm hiểu cuộc sống của nhân dân. Gv: Ngoài việc chú trọng xây dựng bộ máy nhà nước, nhà Lý còn quan tâm đến luật pháp và quân đội. Luật pháp và quân đội thời Lý như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong mục 2. Hoạt động cá nhân, nhóm. - Gv: Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ “ Hình thư” bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Gv ghi vào bảng phụ nội dung một số điều luật trong bộ “Hình thư”: +Lính bảo vệ cung, hoạn quan không tự tiện vào cung cấm, nếu ai vào sẽ bị tội chết. Người canh giữ không cẩn thận để người khác vào bị tội chết. + Cấm dân không được bán con trai, quan không được dấu con trai. + Những người cầm cố ruộng đất sau 20 năm được chuộc lại. Trả lại ruộng cho những người bỏ không cày cấy. + Những người trộm trâu bò bị xử nặng, những người biết mà không báo cũng bị xử nặng… ? Qua đó ta thấy bộ luật Hình thư bảo vệ những ai? ( Bảo vệ vua, triều đình, trật tự xã hội, nhân dân và sản xuất nông nghiệp.) ? Quân đội nhà Lý gồm mấy bộ phận?
HS thảo luận nhóm. ? Nhà Lý đã có chính sách gì trong việc tổ chức quân đội? Việc làm đó có tác dụng gì? ? Em hiểu như thế nào vể chính sách: “ ngụ binh ư nông”? ? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý? ? Nhà Lý đã thi hành chính sách gì để bảo vệ khối đoàn kết dân tộc? - Gả công chúa, ban tước cho tù trưởng. - Trấn áp những ai có ý định tách khỏi Đại Việt. ? Nhà Lý đã áp dụng chính sách gì đối với các nước láng giềng? ? Em có những suy nghĩ gì về chủ trương trên của nhà Lý? - GV liên hệ đến nước ta ngày nay. |
1, Sự thành lập nhà Lý:
- Năm 1005, Lê Hoàn mất,Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. - Năm 1009 Lê Long Đĩnh chết, triều Tiền Lê chấm dứt. - Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua - > Nhà Lý thành lập
- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long.
- Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Xây dựng bộ máy nhà nước: Trung ương: Vua
Đại thần
Quan văn – Quan võ
Địa phương: 24 Lộ- Phủ
Huyện
Hương – Xã.
-> Bộ máy nhà nước thời Lý qui củ , hoàn chỉnh hơn.
2. Luật pháp và quân đội. a. Luật pháp : Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình thư.
-> Bảo vệ vua, triều đình, trật tự xã hội, nhân dân và sản xuất nông nghiệp.
b. Quân đội: - Có 2 bộ phận : + Cấm quân : Bảo vệ vua.... + Quân địa phương : lộ, phủ.. - Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”
-> Chặt chẽ, quy cũ.
- Chủ trương đoàn kết dân tộc.
- Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng, kiên quyết bảo vệ chủ quyền. -> Vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết.
|
--- xem online hoặc tải về máy---
Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy.
Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây:
- Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh.
- Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi bài tập SGK Lịch sử 7 giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn.
- 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn.
⇒ Để xem bài giảng tiếp theo mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tại đây: Giáo án Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
9 p | 1360 | 48
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn
9 p | 1142 | 42
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước
3 p | 653 | 41
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII
5 p | 1170 | 37
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
6 p | 569 | 34
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa
7 p | 685 | 32
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
5 p | 472 | 31
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
8 p | 1187 | 30
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)
6 p | 834 | 29
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
6 p | 616 | 29
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
5 p | 920 | 28
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
5 p | 558 | 26
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
5 p | 614 | 24
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến
3 p | 514 | 21
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 30: Tổng kết
4 p | 470 | 21
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập
3 p | 444 | 20
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 17: Ôn tập chương II và chương III
3 p | 505 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn