intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Chia sẻ: Trần Phương Thùy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

931
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

 Bài 11

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)

 

GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Học sinh nắm được:

- Âm mưm xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và XH trong nước.

- Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, phân tích, nhận xét, đánh giá sự kiện và nhân vật lịch sử.

3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào, biến ơn những vị anh hùng dân tộc, bồi dưỡng lòng dũng cảm, tình đoàn kết dân tộc.

B. Phương tiện dạy học:    

1. Giáo viên: - SGK, SGV, Bản đồ: “ Chống xâm lược Tống lần II (1075 – 1077)”.

2. Học sinh:     SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.

C. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:   ? Nhà Lý đã làm gì để phát triển đất nước?

3. Bài mới:   Năm 981, mối quan hệ giữa nước ta và nước Tống được củng cố, nhưng từ giữa thế kỷ XI quan hệ ngoại giao đã bị cắt đứt bởi nhà Tống có những âm mưu xâm lược nước ta.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động cá nhân, cả lớp.

? Giữa thế kỷ XI tình hình nhà Tống như thế nào?

? Trước tình hình đó nhà Tống đã tìm giải pháp gì?

HS đọc chữ nhỏ SGK…

? Nhà Tống xâm lược ĐV nhằm mục đích gì?

? Để tiến hành xâm lược ĐV, nhà Tống đã là gì?

- Chuẩn bị lương thực, binh sĩ, Dụ dỗ các tù trưởng, Xúi giục Chăm Pa…

          Hoạt động cá nhân, nhóm.

- HS Tìm hiểu SGK.

? Nhà Lý đã đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống ntn?

* Thảo luận nhóm.

- GV nhận xét , bổ sung, kết luận

(Giải thích: Thái uý --> quan võ nắm binh quyền cao nhất)

- HS đọc hàng chữ nhỏ.

? Vì sao Lý Thường Kiệt được chọn làm chỉ huy đối phó quân Tống lúc này?

? Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của nhà Lý?

GV: Năm 1072 vua Lý Thánh Tông mất, -->Tống  ráo riết chuẩn bị  tấn công ĐV --> Chỉ trên bảo đồ vị trí quân Tống xây dựng căn cứ, lương thực, binh sĩ.

? Trước tình hình quân Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã chủ trương đánh giặc như thế nào?

? Câu nói “Ngồi yên đợi giặc ... của Lý Thường Kiệt thể hiện  điều gì? (Táo bạo, sáng tạo nhằm giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược.)

GV trình bày diễn biến:

? Qua diễn biến, cho biết mục tiêu của cuộc tập kích này là gì? (Căn cứ quân sự, kho tàng , lương thảo của Tống tại thành Ung Châu).

 

? Tại sao nói đây là cuộc tấn công tự vệ mà không phải là để xâm lược?

+ Chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự chuẩn bị đánh ĐV

+Khi hoàn thành nhiệm vụ -->  rút quân.

? Việc chủ động tiến công đó có ý nghĩa như thế nào?

 

 

 

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.

- Nhà Tống: Khó khăn chồng chất ® xâm lược Đại Việt.

Mục đích:

+ Giải quyết khó khăn.

+ Làm suy yếu lực lượng nhà Lý, tiêu diệt Đại Việt.

+ Gây thanh thế.

 

 

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.

* Công cuộc chuẩn bị:

- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy.

- Luyện tập quân đội, phong chức tước cho các tù trưởng.

- Mộ thêm binh.

- Đánh bại ý đồ của nhà Tống và Chăm Pa.

 

-> Quyết tâm, chu đáo, khẩn trương.

 

 

 

- Nhà Lý chủ trương : Tấn công trước để tự vệ.

 

 

 

*Diễn biến :

Ngày 10.1075: 10 vạn quân chia làm 2 đạo ® đất Tống.

- Quân bộ: Do Tông Đản và Thân Cảnh phúc chỉ huy  ® Châu Ung (Quảng Tây).

- Quân thuỷ: Lý Thường Kiệt chỉ huy --> đường biển Quảng Ninh --> Châu Khâm --> Châu Liêm Q.Đông)® quân bao vây thành Chân Ung.

* Kết quả: giành thắng lợi ta chủ động rút quân.

 * Ý nghĩa: - Làm thay đổi kế hoạch, làm chậm lại cuộc xâm lược của quân Tống.

- Ta có thời gian chuẩn bị mọi mặt.

 

4. Củng cố:   + Trình bày âm mưu xâm lược ĐV của nhà Tống.

                         + Nhà Lý đã đối phó như thế nào?

5. Dặn dò:  Về học bài , làm bài tập 1,2 trong SGK.

                   Chuẩn bị phần II-Vẽ lược đồ.

--- xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077). Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy

Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây: 

  • Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh. 
  • Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi bài tập SGK Lịch sử 7 giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn. 
  • 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn. 

 ⇒ Để xem bài giảng tiếp theo mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tại đây: Giáo án bài Đời sống kinh tế, văn hóa

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2