intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

Chia sẻ: Trần Phương Thùy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

515
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

Bài 7NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN.

 

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Qua bài 7 học sinh năm được:

- Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội PK.

- Nền tảng kinh tế và hai giai cấp chính trong xã hội.

- Thể chế chính trị của nhà nước PK.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, biến cố lịch sử để rút ra nhân xét , kết luận.

3.  Thái độ:

Giáo dục niềm tin, lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu về kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật  mà các dân tộc đã đạt được.

B. Phương tiện dạy học:    

1. Giáo viên: - SGK, SGV,  Bản đồ châu Âu, Châu á, Bảng phụ, tài liệu, tranh ảnh 2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học .

C. Hoạt động dạy học:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ:  ?Nêu những chính sách đối nội, đối ngoại của vương triều Lạn Xạng?

 3. Bài mới:  GVgiới thiệu bài

     Ta đã được học thời kì PK ở Phương Tây và Phương Đông, XHPK là chế độ xã hội tiếp sau chế độ XH cổ đại, nó được hình thành trên cơ sở tan rã của XH cổ đại. Nhưng sự tan rã của XH cổ đại và PT hoàn toàn khác nhau do đó sự hình thành và phát triển XHPK ở 2 khu vực này cũng có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, sự khác biệt đó lại thống nhất trong những điểm chung của XHPK. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu nét chung của XHPK nhưng sẽ tìm hiểu những nét khác biệt nằm trong điểm chung đó.

 

Hoạt động của GV- HS

Nội dung kiến thức

 

 Hoạt động cá nhân, cả lớp

?Xã hội phong kiến phương đông hình thành từ khi nào:( Trước CN: TQ; Đầu CN: Các nước ĐNA).

? Xã hội phong kiến phương Tây hình thành từ bao giờ? (TKV)

- GV treo bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển của XHPK.

- HS: Quan sát rút ra nhận xét về các giai đoạn phát triển của xã hội PK ở Phương Đông so với Phương Tây?

  XHPKPĐ                                  XHPKPT

- Hình thành sớm            - Hình thành muộn.

- PT chậm                       - PT nhanh

- Suy vong kéo dài          - Kết thúc sớm

 

  Hoạt động cá nhân, nhóm.

? Cơ sở kinh tế chính của XHPK là gì?

?Điểm khác về kinh tế của Châu Âu và Phương Đông?

* Thảo luận nhóm.

(Châu Âu: lãnh địa PK ; Phương Đông: công xã nông thôn).

? Phương thức bóc lột của nền kinh tế NN là gì? (bóc lột: tô thuế).

 

? Với cơ sở kinh tế đó đã tác động đến quan hệ xã hội như thế nào?

 

 

 

 

  Hoạt động cá nhân, cả lớp.

HS đọc SGK.

? Trong xã hội  phong kiến ai là người nắm quyền lực ?

GV nhấn mạnh : chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu .

? Chế độ quân chủ ở Phương Đông và Châu Âu có gì khác biệt ?

- HS trả lời

- Gv bổ sung :

+Giai đoạn đầu vua có quyền lực hạn chế như một lãnh chúa mà thôi, từ thế kỉ XV XHPK Châu Âu  thống nhất ® củng cố mạnh hơn, quyền lực của vua được tăng lên.

 

1. Sự hình thành và phát triển của XHPK.

- Chế độ PK ở Phương Đông ra đời sớm nhưng lại phát triển chậm chạp và thời gian khủng hoảng kéo dài.

- XHPK ở Châu Âu hình thành muộn hơn nhưng cũng kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho CNTB.

-> CNTB hình thành ngay trong lòng chế độ phong kiến.

 

 

 

 

 

2. Cơ sở kinh tế – xã hội của

xã hội phong kiến.

a. Cơ sở kinh tế:

- Phương Đông: Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.

- Châu Âu: nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa-> thành thị xuất hiện .

- Phương thức bóc lột : Địa tô-> giao ruộng đất cho nông dân, nông nô, thu tô nặng.

b. Xã hội:

- Phương Đông: Địa chủ và nông dân.

- Phương Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

3. Nhà nước phong kiến:

- Thể chế nhà nước: Vua đứng đầu -> Chế độ quân chủ .

 

- Ở Phương Đông và Châu Âu đều hình thành chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian.

 + Ở phương Đông: Vua có nhiều quyền lực-> Hoàng đế.

 + Phương Tây: Lúc đầu hạn chế trong lãnh địa. Đến thế kỉ XV, quyền lực tập trung trong tay vua.

4. Củng cố: Gv cho hs thảo luận rồi điền vào bảng sau những nội dung cơ bản về XHPK ở Châu Âu và Phương Đông:

5. Dặn dò:  Trả lời các câu hỏi ở SGK, học bài cũ.

--- xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Những nét chung về xã hội phong kiến. Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy

Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây: 

  • Những nét chung về xã hội phong kiến gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh. 
  • Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi bài tập SGK Lịch sử 7 giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn. 
  • 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Những nét chung về xã hội phong kiến giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn. 

 ⇒ Để xem bài giảng tiếp theo mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tại đây: Giáo án bài Nước ta buổi đầu độc lập

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2