Giáo án Mầm non: Đồ dùng gia đình
Chia sẻ: Nguyentammndt@gmalil.com Nguyentammndt@gmalil.com | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21
lượt xem 5
download
Giáo án với mục tiêu: giúp trẻ biết tên, công dụng, ý nghĩa của một số đồ dùng để ăn, để uống; phân biệt được đồ dùng để ăn, để uống; trẻ yêu quý, tôn trọng, vâng lời người lớn trong gia đình và cô giáo. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên mầm nong trong quá trình biên soạn bài giảng. Mời các bạn cùng tham khảo giáo án để nắm chi tiết nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Mầm non: Đồ dùng gia đình
- TUẦN 7: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH ( Thực hiện từ 21/10 25/10/2019) I. Đón trẻ Chơi – Thể dục sáng: Rèn trẻ thói quen nề nếp, chào hỏi lễ phép. Trẻ biết cất dọn đồ dùng tư trang vào đúng nơi quy định. Cài hoa vào bảng điểm danh, chọn góc chơi, chơi theo ý thích. Trò chuyện với trẻ về trường mầm non. * Thể dục sáng: Thứ 35 tập theo băng nhạc toàn trường. Thứ 2 4 6 tập các động tác: Hô hấp 1 tay 2 chân 2 bụng 3 bật 1 1. Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: Trẻ biết xếp hàng theo tổ, biết đi chạy các kiểu chân trên nền nhạc, tập theo cô các động tác, tập theo băng nhạc, hô khẩu lệnh to, rõ ràng… Kỹ năng: Phát triển thể chất, rèn đội hình đội ngũ cho trẻ. Thái độ: Trẻ có tinh thần kỷ luật, có tính đoàn kết… 2. Chuẩn bị: Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. Loa đài, nơ tay cho trẻ… 3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Hoạt động 1: Khởi động: Trẻ đi chạy các kiểu chân trên nền nhạc sau đó Trẻ thực hiện cùng cô đứng thành 3 hàng ngang giãn cách đều. b. Hoạt động 2: Trọng động: Mỗi động tác tập 2 lần x 8 nhịp: Động tác hô hấp 1: Gà gáy: TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi. TH: Bước chân trái lên phía trước, chân phải kiễng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người về bên trái giả làm tiếng gà gáy “ ò ó o”…Cô động viên trẻ làm tiếng gà gáy càng to, ngân dài càng tốt. Sau đó hạ tay xuống, đưa chân trái về TTCB. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên. Động tác tay 2: tay đưa ngang , lên cao( có thể Trẻ tập các động tác tập với cờ, nơ) theo nhịp hô của cô TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang một bước đồng thời 2 tay đưa ra ngang (lòng bàn tay sấp) Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao (Lòng bàn tay hướng 58
- vào nhau). Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB Sau đổi bước chân phải sang ngang và tập như nhịp 1 đến nhịp 4 Động tác chân 2: Ngồi khụy gối TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi. Nhịp 1: Hai tay đưa ran gang, lòng bàn tay ngửa. Nhịp 2: Ngồi khụy gối, hai tay đưa ra phía Trẻ tập theo cô trước,lòng bàn tay sấp. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB. Động tác bụng 3: Đứng cúi người về trước TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi. Nhịp 1: Bước chân trái sang trái một bước, hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau. Nhịp 2: Cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân, đầu gối thẳng. Tập 2 lần x 8 nhịp Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB. Sau đó đổi chân phải sang phải. Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước. TTCB: Đứng khép chân, tay chống hông. TH: Bật 2 chân về phía trước 34 lần. Quay sau bật về chỗ cũ và thực hiện tiếp 23 lần. c. Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 12 vòng trên sân. Chuyển tiếp chơi: “ Lộn cầu vồng” Trẻ đi nhẹ nhàng 12 vòng quanh sân II. Chơi, hoạt động ở các góc: Góc PV: Gia đình – Chị em. Góc XD: Xếp ngôi nhà của bé. Góc Sách: Xem tranh ảnh về bản thân, gia đình, tập kể chuyện theo tranh. Góc KHT:Phân loại đồ chơi đồ dùng học tập theo mẫu. Góc NT: Tô màu, vẽ, cắt dán, làm tranh…về bản thân, gia đình. Góc TN: chăm sóc cây cảnh. 1. Mục đích – yêu cầu: Trẻ tích cực, hứng thú, tự nguyện chơi ở các góc chơi Trẻ chọn được góc chơi mà trẻ thích và tạo ra sản phẩm mang tính tập thể và cá nhân. Phát triển tình cảm – xã hội, kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Luyện các kỹ năng: Xếp 59
- cạnh, xếp chồng, lắp ghép, kỹ năng quan sát, phân loại, tô màu, vẽ, cắt dán… Trẻ chơi đoàn kết, biết giữ gìn và cất lấy đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. Biết giao lưu giữa các nhóm chơi … 2. Chuẩn bị: Đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc chơi. Góc Phân vai: Đồ chơi nhận vai chơi Góc Xây dựng: Lắp ghép, gạch xây dựng, nút hình, cây xanh, cây hoa, thảm cỏ… Góc sách: Tranh ảnh về tranh ảnh về gia đình, tập kể chuyện theo tranh Góc nghệ thuật: Giấy vẽ, sáp màu, kéo, keo dán, tranh để trẻ tô màu… Góc KH. Toán: Phân loại đồ chơi đồ dùng học tập theo mẫu. Góc thiên nhiên: Chậu cây cảnh, xô nước, khăn lau, bình tưới, cát, nước... 3. Cách tiến hành: a. Gây hứng thú – Hướng trẻ về góc chơi: Cho trẻ hát “ Đồ dùng bé yêu ” + Trò chuyện với trẻ về bài hát. + Con biết gì về bài hát? Bài hát nói lên điều gì? Sáng nay đến lớp các con đã chọn được góc chơi cho mình, bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng về góc chơi của mình nào. b. Quá trình chơi : Cô đóng vai là người bạn chơi cùng với trẻ, đến từng góc chơi, khuyến khích, gợi ý, động viên trẻ chơi, tạo tình huống kích thích trẻ chơi, hướng trẻ giao lưu giữa các nhóm chơi, cá nhân chơi… c. Kết thúc chơi : Cô đến từng góc chơi nhận xét chơi và sản phẩm của trẻ theo hình thức cuốn chiếu. Tập trung trẻ lại góc trọng tâm, tuyên dương, khen trẻ. Thu dọn đồ chơi. THỨ HAI NGÀY 21 THÁNG 10 NĂM 2019 I. Đón trẻ Chơi – Thể dục sáng: Tiếp tục rèn trẻ thói quen nề nếp, chào hỏi lễ phép. Cất dọn đồ dùng tư trang vào đúng nơi quy định. Cài hoa vào bảng điểm danh. Trò chuyện với trẻ về chủ đề ‘ Gia đình’. Chơi tự chọn ở góc chơi. Tập các động tác: Hô hấp 1 tay 2 chân 2 bụng 3 bật 1 Điểm danh – báo ăn. II. Hoạt động học: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC NỘI DUNG GIÁO DỤC KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MTXQ: MỘT SỐ ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH ĐỂ ĂN, ĐỂ UỐNG 1. Mục đích yêu cầu 60
- Kiến thức: + Trẻ biết tên, công dụng, ý nghĩa của một số đồ dùng để ăn, để uống + Trẻ phân biệt được đồ dùng để ăn, để uống Kỹ năng: + Rèn trẻ nói đủ câu, rõ ràng mạch lạc + Phát triển ngôn ngữ, tăng thêm vốn từ Giáo dục: Trẻ yêu quý, tôn trọng, vâng lời ngưòi lớn trong gia đìng và cô giáo 2. Chuẩn bị Một số tranh ảnh về gia đình, một số đồ dùng để ăn, uống…. 3. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Ho ạt động 1 : Gây hứng thú Cả lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau” Trẻ đọc thơ Chúng mình vừa hát bài hát gì? Trẻ trả lời Bài hát nói về điều gì? Trẻ trả lời Mọi người trong gia đình sống với nhau như thế nào? Mọi người sống chung trong một gia đình cần Trẻ trả lời rất nhiều đồ dùng. Hôm nay cô thưởng cho lớp mình chuyến thăm quan tới gia đình cô Trẻ trả lời Cô thưởng cho mỗi nhóm một số đồ dùng. Chúng mình cùng khám phá xem đồ dùng đó để làm gì? b. Ho ạt động 2 : Quan sát – đàm thoại Trẻ trả lời Nhóm 1: Nhóm con được thưởng gì? Cái bát dùng để làm gì? Ai có nhận xét gì về cái bát? Trẻ kể + Nhóm 2: Nhóm con được thưởng đồ gì Tại sao con biết đây là cái cốc? Cái cốc dùng để làm gì? Trẻ trả lời Nhóm khác có ý kiến bổ sung gì không? * So sánh bát – cốc Khác nhau: + Bát để ăn, cốc để uống + Cái cốc có quai, bát không có quai Giống nhau: Đề là đồ dùng gia đình Tương tự nhóm 34 * So sánh đĩa với xuyến Vừa rùi chúng mình đã được quan sát những gì? Ngoài ra con còn biết có những đồ dùng gì khác trong gia đình? * Giáo dục: Để những đồ dùng đó luôn luôn được bền đẹp chúng mình phải luôn giữ gìn vệ sinh… Trẻ chơi 61
- c. Ho ạt động 3 : Trò chơi Chọn đồ chơi theo yêu cầu của cô Kết thúc hát bài “ Cả nhà thương nhau” III. Chơi, hoạt động ở các góc: Góc PV: Gia đình – Chị em. Góc XD: Xếp ngôi nhà của bé. Góc Sách: Xem tranh ảnh về bản thân, gia đình, tập kể chuyện theo tranh. Góc KHT:Phân loại đồ chơi đồ dùng học tập theo mẫu. IV. Chơi ngoài trời: Nội dung: Nhóm chơi vận động: Chơi với cầu trượt, đu quay, đi trên dây ( dây đặt trên sàn) … Nhóm chơi thiên nhiên: Chăm sóc cây. Nhóm quan sát tranh, làm tranh về gia đình. 1. Mục đích – Yêu cầu: Trẻ biết địa chỉ của gia đình, biết trong gia đình có mấy người, gia đình mình thuộc gia đình đông con hay ít con… Trẻ biết chơi theo ý thích ở các nhóm chơi, với các đồ chơi ngoài trời… Phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động nhóm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ… Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà và những người thân yêu trong gia đình…Chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi… 2. Chuẩn bị: Môi trường cho trẻ chơi: Sân sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn. Đồ dùng cho trẻ chơi: + Nhóm chơi vận động: Cầu trượt, đu quay, thuyền rồng, dây cho trẻ đi… + Nhóm chơi thiên nhiên: Xô, chậu nước, khăn lau, bộ dụng cụ chăm sóc cây, cây xanh, cây cảnh… + Nhóm quan sát tranh ảnh: Phấn, sáp màu, giấy vẽ, tranh ảnh về gia đình… 3. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Gây hứng thú – Hướng trẻ vào nhóm chơi: Cho trẻ hát “ Cả nhà thương nhau” . Trẻ hát. Trò chuyện với trẻ về bài hát. Con biết gì về ngôi nhà của mình? 45 trẻ lời. Nhà con ở đâu? 12 trẻ trả lời. Trong gia đình con có mấy người? 23 trẻ trả lời. Gia đình con thuộc gia đình đông con hay ít con? 45 trẻ trả lời Đã đến giờ chơi ngoài trời các con sửa soạn quần 62
- áo gọn gàng, giày dép để đi chơi cùng cô. Trước khi đi các con cần lưu ý điều gì? 12 trẻ trả lời Chúc các con có một buổi chơi thật vui vẻ. Cho trẻ tự chọn, về nhóm chơi. b. Quá trình chơi: Trẻ chơi trong các nhóm chơi Trẻ chơi theo nhóm. Cô bao quát trẻ, đến từng nhóm tạo tình huống cho trẻ chơi và giải quyết tình huống. Trò chuyện với trẻ và giúp đỡ trẻ khi cần. c. Kết thúc chơi: Hôm nay các con chơi cảm thấy như thế nào? Trẻ trả lời. Cho trẻ thu dọn đồ chơi, rửa tay chân sạch sẽ. Trẻ thu dọn đồ chơi, Chuyển tiếp chơi “ Lộn cầu vồng” rửa tay chân V. Ăn bữa chính VI. Ngủ trưa VII. Ăn bữa phụ VIII. Chơi – HĐ theo ý thích: Chơi – Ôn bài cũ, làm quen bài mới dưới hình thức trò chơi. Hoạt động theo ý thích. IX. Trẻ chuẩn bị ra về – Trả trẻ. Về sinh – Trả trẻ. Đánh giá cuối ngày. Tình trạng sức khỏe của trẻ: ……………………………………………………… Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: ………………………………….. ……………………………………………………………………………………… Kiến thức, kỹ năng của trẻ:……………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ____________________________________________________________________ THỨ BA NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2019 I. Đón trẻ Chơi – Thể dục sáng: Tiếp tục rèn trẻ thói quen nề nếp, chào hỏi lễ phép. Cất dọn đồ dùng tư trang vào đúng nơi quy định. Cài hoa vào bảng điểm danh. Trò chuyện với trẻ về chủ đề ‘ Gia đình”. Chơi tự chọn ở góc chơi. Tập theo băng nhạc toàn trường 63
- Điểm danh – báo ăn. II. Hoạt động học: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT NỘI DUNG GIÁO DỤC THỂ DỤC: TRƯỜN SẤP CHUI QUA CỔNG TRÒ CHƠI: THI XEM TỔ NÀO NHANH 1. Mục đích, yêu cầu: Kiến thức: Trẻ biết dùng sức của chân để trườn sấp sau đó chui qua cổng + Phát triển thể chất cho trẻ, thích tham gia trò chơi sôi nổi Kỹ năng: Rèn kỹ năng trườn, chui khéo léo, rèn sự mạnh dạn tự tin cho trẻ Giáo dục: Trẻ ngoan ngoãn, có nề nếp trong giờ học, chơi đoàn kết với bạn 2. Chuẩn bị Sân tập bằng phẳng Phấn vẽ 3. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a.Hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ làm đoàn tàu, kết hợp các kiểu đi, kiểu Trẻ thực hiện chạy theo hiệu lệnh của cô rồi về đứng thàng 3 hàng ngang dãn cách đều. b.Họat động 2: Trọng động: * Bài tập phát triển chung Động tác tay 2:Hai tay đưa ngang, lên cao Trẻ tập + Nhịp 1: Bước chân trái sang 1 bước đồng thời 2 tay ra ngang + Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao + Nhịp 3Như nhịp 1 + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống liên tục + Nhịp 1: Kiễng chân, tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau + Nhịp 2: Ngồi xổm, thả tay xuôi + Nhịp 3: Như nhịp 1 + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị Động tác bụng 1: Đứng quay thân sang 2 bên + Nhịp 1: Bước chân trái sang bên hai tay chống hông + Nhịp 2: quay người sang trái 90 + Nhịp 3: Như nhịp 1 + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị Động tác bật 1: Bật tại chỗ * Vận động cơ bản “ Trườn sấp chui qua cổng” 64
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau Trẻ đứng thành 2 hàng cách nhau 34 m. ngang đối diện Cô làm mẫu lần 1: Tổng quát Cô làm mẫu lần 2: Vừa làm vừa phân tích Trẻ quan sát cô làm mẫu Cho 12 trẻ lên làm mẫu Trẻ thực hiện: lần lượt từng 2 trẻ ở 2 tổ lên thực 12 trẻ lên làm mẫu hiện. Mỗi trẻ thực hiện 23 lần. 2 trẻ ở 2 tổ lên thực Thi đua:cho trẻ thi đua theo tổ nhóm cá nhân. hiện (cho trẻ thi đua nhau 23 lần) Củng cố: cho 1 trẻ lên thực hiện lại cả lớp quan sát Trẻ thi đua nhau 23 lần * Trò chơi: “Thi xem tổ nào nhanh” 1 trẻ lên thực hiện lại Cô phổ biến cách chơi luật chơi Cho trẻ chơi 23 lần Trẻ chơi 23 lần c.Hoạt động 3: Hồi tĩnh Trẻ đi nhẹ nhàng 12 Trẻ đi nhẹ nhàng 12 vòng quanh sân tập vòng III. Chơi, hoạt động ở các góc: Góc PV: Gia đình – Chị em. Góc XD: Xếp ngôi nhà của bé. Góc Sách: Xem tranh ảnh về bản thân, gia đình, tập kể chuyện theo tranh. Góc KHT:Phân loại đồ chơi đồ dùng học tập theo mẫu. IV. Chơi ngoài trời: Nội dung: Nhóm chơi với nguyên vật liệu thiên nhiên: Chơi ô ăn quan, chăm sóc cây, làm đồ chơi bằng lá cây…. Nhóm chơi vận động: Cầu trượt, đu quay, thuyền rồng, ném xa bằng một tay. Nhóm quan sát tranh ảnh, làm tranh về gia đình, đồ dùng gia đình. 1. Mục đích – Yêu cầu: Trẻ biết tên những những người thân trong gia đình, biết những người trong gia đình phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau… + Trẻ biết chơi theo ý thích ở các nhóm chơi, với các đồ chơi ngoài trời… Phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động nhóm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ… Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà, những người thân yêu trong gia đình, biết giúp đỡ mọi người xung quanh… + Chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi… 2. Chuẩn bị: Môi trường cho trẻ chơi: Sân sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn. Đồ dùng cho trẻ chơi: + Nhóm chơi vận động: Cầu trượt, đu quay, thuyền rồng, 10 – 15 túi cát. + Nhóm chơi với nguyên liệu thiên nhiên: Lá cây, cát, sỏi, chậu nước, bộ dụng cụ 65
- chăm sóc cây, cây xanh, cây cảnh… + Nhóm quan sát tranh ảnh, làm tranh: Phấn, sáp màu, giấy vẽ, tranh ảnh về gia đình, đồ dùng gia đình. 3. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Gây hứng thú – Hướng trẻ vào nhóm chơi: Cho trẻ chơi “ Chi chành”. Trẻ chơi 2 – 3 lần. Cô đố con biết gia đình con ở đâu? 45 trẻ lời. Trong gia đình con có những ai? 12 trẻ trả lời. Những người thân yêu trong gia đình thì như thế 23 trẻ trả lời. nào với nhau? Để bố mẹ đỡ vất vả các con sẽ làm gì? 45 trẻ trả lời Đã đến giờ chơi ngoài trời các con sửa soạn quần áo gọn gàng, giày dép để đi chơi cùng cô. Trước khi đi các con cần lưu ý điều gì? Trẻ trả lời Chúc các con có một buổi chơi thật vui vẻ. Cho trẻ tự chọn, về nhóm chơi. b. Quá trình chơi: Trẻ chơi trong các nhóm chơi. Trẻ chơi theo nhóm. Cô bao quát trẻ, đến từng nhóm tạo tình huống cho trẻ chơi và giải quyết tình huống. Trò chuyện với trẻ và giúp đỡ trẻ khi cần. c. Kết thúc chơi: Hôm nay các con chơi cảm thấy như thế nào? Trẻ trả lời. Cho trẻ thu dọn đồ chơi, rửa tay chân sạch sẽ. Trẻ thu dọn đồ chơi, Chuyển tiếp chơi “ Chi chành” rửa tay chân V. Ăn bữa chính VI. Ngủ trưa VII. Ăn bữa phụ VIII. Chơi – HĐ theo ý thích: Chơi – Ôn bài cũ, làm quen bài mới dưới hình thức trò chơi. Hoạt động theo ý thích. IX. Trẻ chuẩn bị ra về – Trả trẻ. Về sinh – Trả trẻ. Đánh giá cuối ngày. Tình trạng sức khỏe của trẻ: ……………………………………………………… Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: ………………………………….. ……………………………………………………………………………………… Kiến thức, kỹ năng của trẻ:……………………………………………………….. 66
- ……………………………………………………………………………………… ____________________________________________________________________ THỨ TƯ NGÀY 23 THÁNG 10 NĂM 2019 I. Đón trẻ Chơi – Thể dục sáng: Tiếp tục rèn trẻ thói quen nề nếp, chào hỏi lễ phép. Cất dọn đồ dùng tư trang vào đúng nơi quy định. Cài hoa vào bảng điểm danh. Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Gia đình”. Chơi tự chọn ở góc chơi. Tập các động tác: Hô hấp 1 tay 2 chân 2 bụng 3 bật 1 Điểm danh – báo ăn. II. Hoạt động học: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC NỘI DUNG GIÁO DỤC TOÁN: DẠY TRẺ ĐẾM ĐẾN 3, NHẬN BIẾT NHÓM CÓ 3 ĐỐI TƯỢNG 1. Mục đích, yêu cầu Kiến thức: + Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng Kỹ năng: + Rèn kỹ năng đếm từ trái qua phải + Quan sát, so sánh có chủ định Giáo dục: Trẻ có nề nếp trong học tập 2. Chuẩn bị Mỗi trẻ 3 bông hoa đỏ, 3 hoa vàng Đồ dùng của cô giống của trẻ Nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 3 để quanh lớp 3. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Ho ạt động 1 : Ôn tập số lượng 12 Cả lớp hát bài hát “ Cô và mẹ” Trẻ hát Chúng mình vừa hát bài hát gì? Trẻ trả lời Bài hát nói tới ai? Trong tháng 10 có ngày lễ gì đặc biệt? Trẻ trả lời Các con đã tặng các cô những món quà gì? Các bạn lớp b2 cũng chuẩn bị rất nhiều món quà. Chúng mình cùng xem đó là món quà gì nhé? Cho trẻ đi thăm quan và khám phá Trẻ quan sát + Các bạn quan sát xem các bạn đã chuẩn bị những gì? Tặng cho mỗi bạn 1 rổ đồ chơi Cả lớp đọc bài thơ “ Đi cầu đi quán” b. Ho ạt động 2 : Dạy trẻ đếm đến 3, nhận biết 67
- nhóm đối tượng có số lượng 3 Các bạn được tặng rổ đồ chơi trong rổ đồ chơi Trẻ trả lời có gì? Các bạn chọn cho cô những bông hoa đỏ ra trang Trẻ thực hiện trí. Các bạn hãy sắp xếp những bông hoa thành hàng Trẻ thực hiên ngang từ trái qua phải Các bạn chọn cho cô 2 bông hoa màu vàng ra xếp tương ứng 11 dưới hoa đỏ Các bạn đếm cho cô nhóm hoa đỏ, đếm số lượng Trẻ đếm nhóm hoa vàng Các bạn nhìn xem nhóm hoa đỏ và nhóm hoa vàng Không bằng nhau như thế nào với nhau? Vì sao con biết số lượng hoa đỏ và số lượng hoa Số hoa đỏ thừa ra 1 vàng không bằng nhau? bông Số lượng hoa nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Hoa đỏ. Là 1 Số hoa nào ít hơn? Ít hơn là mấy? Hoa vàng, 1 bông Muốn số lượng hoa vàng bằng số lượng hoa đỏ Lấy thêm một bông bằng nhau làm thế nào? hoa vàng Cả lớp lấy thêm 1 bông hoa xếp dưới bông hoa Trẻ lấy thêm đỏ Bằng nhau Bây giờ bạn nào có nhận xét gì số lượng 2 nhóm hoa Bằng 3 Hoa đỏ bằng hoa vàng và bằng mấy? Trẻ đếm Các bạn đếm lại số lượng hoa đỏ và số lượng hoa vàng Bằng 3 Số lượng hoa đỏ bằng số lượng hoa vàng và bằng mấy? Trẻ thực hiện Bây giờ chúng mình cùng cất những bông hoa vàng trước. Chúng mình cất cho cô 1 bông hoa vàng. 3 bớt 1 còn mấy? 2 bớt 1 còn mấy Chúng mình cất nốt bông hoa vàng còn lại Trẻ thực hiện Các bạn đếm lại nhóm hoa đỏ cho cô và cất cho cô. Trẻ lắng nghe ( nhớ cất từ phải sang trái) Trẻ quan sát Các bạn lắng nghe xem cô vỗ tay mấy tiếng Các bạn quan sát quanh lớp xem có nhóm đồ dùng đồ chơi gì có số lượng là 3? c. Ho ạt động 3 : Luyện tập Cô và trẻ hát “ Cô và mẹ” cất rổ đồ chơi Trẻ chơi 68
- Trò chơi “ Về đúng nhà” + Cô phổ biến cách chơi, luật chơi cho trẻ chơi Trẻ chơi Trò chơi : “Tạo nhóm” Cô phổ biến cách chơiluật chơi Cho trẻ chơi 23 lần III. Chơi, hoạt động ở các góc: Góc PV: Gia đình – Chị em. Góc XD: Xếp ngôi nhà của bé. Góc NT: Tô màu, vẽ, cắt dán, làm tranh…về bản thân, gia đình. Góc TN: chăm sóc cây cảnh. IV. Hoạt động chơi ngoài trời: Nội dung: Nhóm chơi vận động: Cầu trượt, đu quay, thuyền rồng, bật xa 3035 cm. Nhóm chơi thiên nhiên: Chăm sóc cây Nhóm quan sát tranh, làm tranh: Xé dán, tô, vẽ, làm tranh về gia đình, đồ dùng gia đình. 1. Mục đích – Yêu cầu: Trẻ biết địa chỉ của gia đình, biết trong gia đình có mấy người, gia đình mình thuộc gia đình đông con hay ít con, biết các đồ dùng trong gia đình… + Trẻ biết chơi theo ý thích ở các nhóm chơi, với các đồ chơi ngoài trời… Phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động nhóm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ… Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà và những người thân yêu trong gia đình, biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng trong gia đình… + Chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi… 2. Chuẩn bị: Môi trường cho trẻ chơi: Sân sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn. Đồ dùng cho trẻ chơi: + Nhóm chơi vận động: Cầu trượt, đu quay, thuyền rồng, vạch kẻ… + Nhóm chơi thiên nhiên: Xô, chậu nước, khăn lau, bộ dụng cụ chăm sóc cây, cây xanh, cây cảnh… + Nhóm quan sát tranh, làm tranh: Phấn, sáp màu, giấy vẽ, tranh ảnh về gia đình, đồ dùng trong gia đình … 3. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Gây hứng thú – Hướng trẻ vào nhóm chơi: Cho trẻ chơi “ Về đúng nhà” . Trẻ chơi 2 – 3 lần. Con biết gì về ngôi nhà của mình? 45 trẻ lời. Nhà con ở đâu? 12 trẻ trả lời. 69
- Trong gia đình con có mấy người? 23 trẻ trả lời. Gia đình con thuộc gia đình đông con hay ít con? 45 trẻ trả lời Trong gia đình con có những đồ dùng gì? 12 trẻ trả lời. Để đồ dùng trong gia đình luôn bền, đẹp, gọn 45 trẻ trả lời gàng các con cần làm gì? Đã đến giờ chơi ngoài trời các con sửa soạn quần áo gọn gàng, giày dép để đi chơi cùng cô. Trước khi đi các con cần lưu ý điều gì? 12 trẻ trả lời Chúc các con có một buổi chơi thật vui vẻ. Cho trẻ tự chọn, về nhóm chơi. b. Quá trình chơi: Trẻ chơi trong các nhóm chơi Trẻ chơi theo nhóm. Cô bao quát trẻ, đến từng nhóm tạo tình huống cho trẻ chơi và giải quyết tình huống. Trò chuyện với trẻ và giúp đỡ trẻ khi cần. c. Kết thúc chơi: Hôm nay các con chơi cảm thấy như thế nào? Trẻ trả lời. Cho trẻ thu dọn đồ chơi, rửa tay chân sạch sẽ. Trẻ thu dọn đồ chơi, Chuyển tiếp chơi “ Lộn cầu vồng” rửa tay chân V. Ăn bữa chính VI. Ngủ trưa VII. Ăn bữa phụ VIII. Chơi – HĐ theo ý thích: Chơi – Ôn bài cũ, làm quen bài mới dưới hình thức trò chơi. Hoạt động theo ý thích. IX. Trẻ chuẩn bị ra về – Trả trẻ. Về sinh – Trả trẻ. Đánh giá cuối ngày. Tình trạng sức khỏe của trẻ: ……………………………………………………… Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: ………………………………….. ……………………………………………………………………………………… Kiến thức, kỹ năng của trẻ:……………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ___________________________________________________________________ THỨ NĂM NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 2019 I. Đón trẻ Chơi – Thể dục sáng: Tiếp tục rèn trẻ thói quen nề nếp, chào hỏi lễ phép. Cất dọn đồ dùng tư trang vào đúng nơi quy định. Cài hoa vào bảng điểm danh. 70
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Gia đình” Chơi tự chọn ở góc chơi. Tập theo băng nhạc toàn trường Điểm danh – báo ăn. II. Hoạt động học: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NỘI DUNG GIÁO DỤC VĂN HỌC THƠ: EM YÊU NHÀ EM 1. Mục đích yêu cầu. * Kiến thức : Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, trẻ thuộc thơ, đọc rõ lời bài thơ. Trẻ hiểu nội dung bài thơ. * Kĩ năng : Đọc diễn cảm, rõ lời, kết hợp cử chỉ điệu bộ Trả lời câu hỏi rõ ràng, mạc lạc. Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, quan sát, ghi nhớ có chủ định. * Thái độ : Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên. Trẻ ngoan ngoãn, hứng thú học bài. 2. Chuẩn bị : Hình ảnh minh họa bài thơ, nhạc theo nội dung bài thơ. Nhạc bài hát : Nhà của tôi, nhạc về chủ đề. Giấy vẽ, bút màu, đất nặn, giấy màu. 3. Tiến hành. Hoạt động của trẻ Hoạt động của trẻ a. Hoạt động 1: Gây hứng thú – Giới thiệu bài. Trẻ ngồi xúm xít, hát Để đón chào giờ học mới cô cháu mình cùng hát cùng cô bài “Nhà của tôi” ( Hát theo nhạc ). Ngôi nhà Bài hát nói về điều gì? Ai có ý kiến khác? Nhà con 2 tầng, có Bạn nào kể về ngôi nhà của mình cho cô và cả vườn.. lớp nghe? Cây chuối, cây ngô... Xung quanh ngôi nhà con có những gì? Rất yêu thương con. Trong mỗi chúng ta ai cũng có một ngôi nhà, dù to hay nhỏ, chúng ta đều yêu quý ngôi nhà của chúng mình, khi đi xa chúng ta đều nhớ đến ngôi nhà đó. Đã có nhiều nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác nhiều bài hát, bài thơ về ngôi nhà. Nhà thơ "Đàm Thị Lam Luyến" đã sáng tác bài thơ "Em yêu nhà em" mà hôm nay cô cháu mình cùng học. Trẻ đọc thơ 1 lần. b.Hoạt động 2 : Đọc thơ diễn cảm Cô đọc thơ 1 lần 71
- Cô đọc thơ lần 1 trên nền nhạc. 23 trẻ trả lời + Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì ? Do nhà thơ nào sáng tác ? + Bài thơ không chỉ có lời thơ, mà còn được minh họa bằng những hình ảnh rất đẹp, chúng mình ngồi ngoan và hướng lên màn hình nghe cô đọc Trẻ chú ý lắng nghe thơ. Cô đọc thơ lần 2 : Qua màn hình Rất yêu ngôi nhà c.Hoạt động 3: Đàm thoại – trích dẫn. Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của 1 trẻ đọc câu thơ mình như thế nào? Câu thơ nào thể hiện điều Có đàn chim sẻ, nàng đó? gà mái.. "Chẳng đâu bằng chính nhà em" Vẻ đẹp thiên nhiên quanh ngôi nhà của bạn được thể hiện như thế nào? Bạn nào đọc câu thơ nói về điều đó? "Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo Là loại chuối nhỏ, ..Ếch con học nhạc dế mèn ngâm thơ" ngọt, có dáng cong như lưng con ong Quanh nhà bé có bà chuối mật lung ong, "bà chuối mật lung ong" có nghĩa là như thế nào ? Dù đi đâu bé vẫn nhớ về ngôi nhà Bé tự hào về ngôi nhà của mình như thế nào? 1 trẻ đọc đoạn thơ + Bạn nào đọc câu thơ đó cho cả lớp nghe ? ( Cô mời bạn H thể hiện lại những câu thơ đó ?) Con yêu quý ngôi nhà "Dù đi xa thật là xa của con.. Chẳng đâu vui được như nhà của em" Tình cảm của con đối với ngôi nhà của mình Cả lớp đọc thơ 1 lần như thế nào? 3 tổ thi đua đọc thơ * Trẻ đọc thơ: Mời cả lớp đứng dậy thể hiện bài thơ. Nhóm nữ, nam đọc Cô muốn các tổ thi đua đọc thơ( nhận xét, tuyên 1 trẻ thể hiện. dương trẻ ) Biết yêu quý ngôi nhà Cô mời nhóm bạn nam, nhóm bạn nữ của mình.. Mời 1 bạn có giọng đọc diễn cảm nhất. Quét sân, nhà.. * Giáo dục trẻ : Qua bài thơ con học được điều Cả lớp đọc gì ? Con làm gì để ngôi nhà của mình luôn sạch, đẹp? Cả lớp đọc lại 1 lần. d.Hoạt động 4 : Trò chơi củng cố: "Trang trí 72
- về ngôi nhà thân yêu". vâng ạ ! Cô thấy chúng mình thể hiện tình cảm yêu quý Trẻ chơi trò chơi của mình về ngôi nhà, bây giờ cô muốn chúng cùng cô. Về ngồi theo mình trang trí về ngôi nhà của mình chúng mình nhóm trang trí tranh về có đồng ý không? ngôi nhà Trẻ chơi trò chơi "Trời nắng trời mưa" tạo Mở nhạc nhẹ về chủ thành 3 nhóm, ngồi trang trí về ngôi nhà của đề. mình để giới thiệu ngôi nhà của mình cho cô và Trẻ mang tranh lên cả lớp biết trang trí lớp Trẻ hát, ra ngoài Cô bao quát trẻ. Nào chúng mình mang những bức tranh lên đây treo để trang trí lớp! Hát " Nhà của tôi" ra ngoài. III. Chơi, hoạt động ở các góc: Góc PV: Gia đình – Chị em. Góc XD: Xếp ngôi nhà của bé. Góc Sách: Xem tranh ảnh về bản thân, gia đình, tập kể chuyện theo tranh. Góc NT: Tô màu, vẽ, cắt dán, làm tranh…về bản thân, gia đình. IV. Hoạt động chơi ngoài trời: Nội dung: Nhóm chơi vận động: Ném xa bằng một tay, chơi thuyền rồng, cầu trượt… Nhóm chơi với nguyên vật liệu thiên nhiên: Chơi với đá, sỏi, phấn vẽ… Nhóm xem tranh, làm tranh: Vẽ, xé dán, trang trí tranh về gia đình. 1. Mục đích – Yêu cầu: Trẻ biết chơi theo ý thích ở các nhóm chơi, với các đồ chơi ngoài trời… Phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động nhóm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ… Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý trường, lớp, ham thích đến trường, đến lớp…Chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi… 2. Chuẩn bị: Môi trường cho trẻ chơi: Sân sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn. Đồ dùng cho trẻ chơi: + Nhóm chơi vận động: Cầu trượt, đu quay, thuyền rồng… + Nhóm chơi thiên nhiên: Xô, chậu nước, khăn lau, bộ dụng cụ chăm sóc cây, cây xanh, cây cảnh… + Nhóm quan sát tranh ảnh: Phấn, sáp màu, giấy vẽ, tranh ảnh về ngày tết trung thu... 3. Cách tiến hành: 73
- Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Gây hứng thú – Hướng trẻ vào nhóm chơi: Cho trẻ hát “ Nhà của tôi ” . Trẻ hát Bài hát nói lên điều gì? 45 trẻ lời. Ngôi nhà của chúng mình ở là nhà gì? Được xây 12 trẻ trả lời. bằng nguyên liệu gì? Nhà bạn nào ở nhà tầng 23 trẻ trả lời. muốn lên được tầng trên phải cần có gì? Muốn cho nhà luôn sạch sẽ con phải làm như thế nào? Đã đến giờ chơi ngoài trời các con sửa soạn quần áo gọn gàng, giày dép để đi chơi cùng cô. 45 trẻ trả lời Trước khi đi các con cần lưu ý điều gì? Chúc các con có một buổi chơi thật vui vẻ. Cho trẻ tự chọn, về nhóm chơi. b. Quá trình chơi: Trẻ chơi trong các nhóm chơi Trẻ chơi theo nhóm. Cô bao quát trẻ, đến từng nhóm tạo tình huống cho trẻ chơi và giải quyết tình huống. Trò chuyện với trẻ và giúp đỡ trẻ khi cần. c. Kết thúc chơi: Trẻ trả lời. Hôm nay các con chơi cảm thấy như thế nào? Trẻ thu dọn đồ chơi, Cho trẻ thu dọn đồ chơi, rửa tay chân sạch sẽ. rửa tay chân Chuyển tiếp chơi “ Nu na nu nống” V. Ăn bữa chính VI. Ngủ trưa VII. Ăn bữa phụ VIII. Chơi – HĐ theo ý thích: Chơi – Ôn bài cũ, làm quen bài mới dưới hình thức trò chơi. Hoạt động theo ý thích. IX. Trẻ chuẩn bị ra về – Trả trẻ. Về sinh – Trả trẻ. Đánh giá cuối ngày. Tình trạng sức khỏe của trẻ: …………………………………………………………………………………… Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Kiến thức, kỹ năng của trẻ: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 74
- ________________________________________________________________ THỨ SÁU NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 2019 I. Đón trẻ Chơi – Thể dục sáng: Tiếp tục rèn trẻ thói quen nề nếp, chào hỏi lễ phép. Cất dọn đồ dùng tư trang vào đúng nơi quy định. Cài hoa vào bảng điểm danh. Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Gia đình” Chơi tự chọn ở góc chơi. Tập các động tác: Hô hấp 1 tay 2 chân 2 bụng 3 bật 1 Điểm danh – báo ăn. II. Hoạt động học: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ NỘI DUNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC: NDTT: DẠY HÁT: ĐỒ DÙNG BÉ YÊU NDKH: NGHE HÁT: TỔ ẤM GIA ĐÌNH TRÒ CHƠI ÂM NHẠC: THI XEM AI NHANH 1. M ục đích yêu cầu Kiến thức: + Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu bài hát + Trẻ thể hiện tình cảm của mình qua bài hát Kỹ năng: Hát đúng giai điệu và đúng nhạc Giáo dục: Trẻ giữ gìn và bảo vệ các đồ dùng trong gia đình… 2. Chuẩn bị Đĩa đàn, sắc sô 3. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Ho ạt động 1 : Gây hứng thú Cho trẻ đi thăm mô hình nhà bạn búp bê. Hỏi trẻ: Con thấy nhà bạn búp bê có những gì? Trẻ trả lời Có một bài hát rất hay nói về những đồ dùng trong gia đình đấy, chúng mình cùng lắng nghe Trẻ trả lời xem đó là bài hát gì nhé. b. Ho ạt động 2 : Dạy hát “ Đồ dùng bé yêu” Cô hát lần 1: Thể hiện giai điệu bài hát + Cô vừa hát bài hát gì? Trẻ lắng nghe + Bài hát do ai sáng tác? Cô hát lần 2: Vỗ tay theo nhịp bài hát Trẻ trả lời + Bài hát nói lên điều gì? Trẻ trả lời Cả lớp hát 23 lần Tổ hát Trẻ hát Nhóm hát, cá nhân trẻ hát Trẻ hát dưới mọi hình Trẻ hát theo hiệu lệnh của cô thức Cả lớp hát lại Cả lớp hát 75
- c. Ho ạt động 3 : Nghe hát “ Tổ ấm gia đình” Cô hát lần 1: Thể hiện tình cảm bài hát Trẻ lắng nghe + Cô vừa hát tặng cả lớp bài hát gì? Trẻ trả lời + Bài hát do ai sáng tác ? Trẻ trả lời Cô hát lần 2: Thể hiện đúng giai điệu bài hát + Bài hát nói lên điều gì? Cô hát lần 3: Mời trẻ ngẫu hứng cùng cô Trẻ ngẫu hứng cùng d. Ho ạt động 4 : Trò chơi “ Thi xem ai nhanh” cô Cô phổ biến cách chơi, luật chơi Cho trẻ chơi 23 lần Trẻ chơi Kết thúc thể hiện bài hát “Đồ dùng bé yêu” Trẻ hát III. Chơi, hoạt động ở các góc: Góc PV: Gia đình – Chị em. Góc XD: Xếp ngôi nhà của bé. Góc Sách: Xem tranh ảnh về bản thân, gia đình, tập kể chuyện theo tranh. Góc NT: Tô màu, vẽ, cắt dán, làm tranh…về bản thân, gia đình. IV. Chơi ngoài trời: Nội dung: Nhóm chơi vận động: Chơi với cầu trượt, đu quay, đi trên dây ( dây đặt trên sàn)… Nhóm chơi thiên nhiên: Chăm sóc cây. Nhóm quan sát tranh, làm tranh về gia đình. 1. Mục đích – Yêu cầu: Trẻ biết địa chỉ của gia đình, biết trong gia đình có mấy người, gia đình mình thuộc gia đình đông con hay ít con… Trẻ biết chơi theo ý thích ở các nhóm chơi, với các đồ chơi ngoài trời… Phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động nhóm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ… Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà và những người thân yêu trong gia đình…Chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi… 2. Chuẩn bị: Môi trường cho trẻ chơi: Sân sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn. Đồ dùng cho trẻ chơi: + Nhóm chơi vận động: Cầu trượt, đu quay, thuyền rồng, dây cho trẻ đi… + Nhóm chơi thiên nhiên: Xô, chậu nước, khăn lau, bộ dụng cụ chăm sóc cây, cây xanh, cây cảnh… + Nhóm quan sát tranh ảnh: Phấn, sáp màu, giấy vẽ, tranh ảnh về gia đình… 3. Cách tiến hành: 76
- Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Gây hứng thú – Hướng trẻ vào nhóm chơi: Cho trẻ hát “ Cả nhà thương nhau” . Trẻ hát. Trò chuyện với trẻ về bài hát. Con biết gì về ngôi nhà của mình? 45 trẻ lời. Nhà con ở đâu? 12 trẻ trả lời. Trong gia đình con có mấy người? 23 trẻ trả lời. Gia đình con thuộc gia đình đông con hay ít con? 45 trẻ trả lời Đã đến giờ chơi ngoài trời các con sửa soạn quần áo gọn gàng, giày dép để đi chơi cùng cô. Trước khi đi các con cần lưu ý điều gì? 12 trẻ trả lời Chúc các con có một buổi chơi thật vui vẻ. Cho trẻ tự chọn, về nhóm chơi. b. Quá trình chơi: Trẻ chơi trong các nhóm chơi Trẻ chơi theo nhóm. Cô bao quát trẻ, đến từng nhóm tạo tình huống cho trẻ chơi và giải quyết tình huống. Trò chuyện với trẻ và giúp đỡ trẻ khi cần. c. Kết thúc chơi: Hôm nay các con chơi cảm thấy như thế nào? Trẻ trả lời. Cho trẻ thu dọn đồ chơi, rửa tay chân sạch sẽ. Trẻ thu dọn đồ chơi, Chuyển tiếp chơi “ Lộn cầu vồng” rửa tay chân V. Ăn bữa chính VI. Ngủ trưa VII. Ăn bữa phụ VIII. Chơi – HĐ theo ý thích: Chơi – Ôn bài cũ, làm quen bài mới dưới hình thức trò chơi. Hoạt động theo ý thích. IX. Trẻ chuẩn bị ra về – Trả trẻ. Về sinh – Trả trẻ. Đánh giá cuối ngày. Tình trạng sức khỏe của trẻ: ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. Kiến thức, kỹ năng của trẻ: ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. 77
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHỦ ĐỀ: Thế giới động vật - ĐỀ TÀI : Con vật nuôi trong gia đình
9 p | 2017 | 147
-
Tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm non - Độ tuổi: 5 tuổi
16 p | 664 | 112
-
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY - Chủ đề: Gia đình chung sống một mái nhà
4 p | 540 | 92
-
Giáo án 5 tuổi - MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
4 p | 2719 | 86
-
Giáo án mầm non chương trình đổi mới: Chủ đề : Gia đình Đề tài : Phân nhóm, phân loại đồ dùng trong gia đình Lớp : Lá
8 p | 1087 | 76
-
Giáo án mầm non chương trình đổi mới: Gia đình vui nhộn
4 p | 337 | 39
-
Giáo án mầm non chương trình đổi mới: CHỦ ĐỀ: CÁC ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH Đề tài: Bé chơi với dây.
3 p | 389 | 34
-
Xây dựng môi trường đồ chơi trong trò chơi phản ánh sinh hoạt gia đình tại nhóm trẻ (18-36 tháng)
3 p | 344 | 28
-
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
6 p | 512 | 27
-
Giáo án mầm non chương trình đổi mới: Chủ điểm : Gia Đình Chủ đề : Đồ dùng trong gia đình Đề tài : Bé chơi với mảnh vải có dạng hình vuông.
8 p | 172 | 14
-
CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 7 - Thứ 2
12 p | 159 | 13
-
Giáo án: Chủ đề Đồ dùng trong gia đình
28 p | 274 | 12
-
CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 7 - Thứ 6
10 p | 123 | 11
-
CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 7 - Thứ 4
13 p | 119 | 11
-
Giáo án Mầm non: Chủ đề - Mẹ và những người thân (GV. Huỳnh Đặng Ngọc Nữ)
86 p | 90 | 8
-
Module Giáo viên mầm non 10: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non
16 p | 13 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn