Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 8
lượt xem 5
download
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 8 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh trình bày và vận dụng được quy tắc Octet trong quá trình hình thành liên kết hóa học cho các nguyên tố nhóm A; sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về quy tắc Octet;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 8
- Trường THCS&THPT Tân Tiến Tổ Hoá – sinh – CN CHỦ ĐỀ 3: LIÊN KẾT HOÁ HỌC BÀI DẠY: QUY TẮC OCTET Thời lượng: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Năng lực hoá học: Năng lực nhận thức hoá học: Trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hoá học cho các nguyên tố nhóm A. 2. Năng lực chung Năng lực giao tiếp hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về quy tắc octet. 3. Phẩm chất Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU Hình ảnh về sự hình thành liên kết của các nguyên tử H2, F2, N2, ion Na+, Cl III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1 : Mở đầu (10 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS xác định được nhiệm vụ tìm hiểu về sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử, quy tắc octet. b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi dẫn dắt của GV về sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử c. Sản phẩm: Câu 1: Cấu hình của H: 1s1; He: 1s2 Câu 2: Vì cầu hình của He là cấu hình bền vững của khí hiếm d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi: Câu 1. Hãy viết cầu hình electron của nguyên tử H và He Câu 2. Vì sao nguyên tử helium luôn tồn tại độc lập, còn nguyên tử hydrogen lại kết hợp với nhau?
- * Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi * Báo cáo và thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên HS lên bảng viết cấu hình electron cho câu 1 GV gọi HS xung phong trả lời cho câu 2 * Kết luận, nhận định, định hướng: GV nhận xét câu trả lời của HS GV dẫn dắt HS để vào bài: Khi hình thành liên kết, nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững như của khí hiếm GV định hướng những nội dung sẽ tìm hiểu trong bài học Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) a. Mục tiêu: Trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hoá học cho các nguyên tố nhóm A. Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về quy tắc octet. Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ học tập. 1. Liên kết hoá học a. Mục tiêu: Trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hoá học cho các phân tử H2, F2, Cl2, O2. b. Nội dung: HS quan sát hình, hoạt động nhóm và trả lời 2 câu hỏi c. Sản phẩm: Câu 1: Các nguyên tử hydrogen và fluorine đã có xu hướng đạt đến cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm helium và neon. Câu 2: Sự tạo thành phân tử chlorine (Cl2) và oxygen (O2) từ các nguyên tử tương ứng
- d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh về sự hình thành các phân tử hydrogen và fluorine Gv chia lớp thành 4 nhóm GV chiếu câu hỏi thảo luận lên màn hình và yêu cầu HS thảo luận 5 phút hoàn thành 2 câu hỏi: Câu 1: Các nguyên tử hydrogen và fluorine đã có xu hướng đạt đến cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm nào? Câu 2: Vận dụng hình ảnh trên, em hãy giải thích sự hình thành phân tử chlorine (Cl2) và oxygen (O2) từ các nguyên tử tương ứng * Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành 2 câu hỏi * Báo cáo và thảo luận: Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm Các nhóm khác nhận xét, bổ sung * Kết luận, nhận định, định hướng: GV nhận xét hoạt động của các nhóm và hướng dẫn HS kết luận nội dung 2. Quy tắc octet
- 2.1. Cách vận dụng quy tắc octet trong sự hình thành phân tử nitrogen (N2) a. Mục tiêu: Trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hoá học cho phân tử N2, HF. b. Nội dung: HS quan sát hình, hoạt động cá nhân trả lời 2 câu hỏi c. Sản phẩm: Câu 1: Mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon Câu 2: Nguyên tử H và F lần lượt có 1 và 7 electron hoá trị. Để hình thành liên kết, mỗi nguyên tử góp chung 1 electron tạo thành cặp electron chung. Nhờ đó nguyên tử H đạt được cấu hình electron của khí hiếm He, còn nguyên tử F đạt được cấu hình electron của khí hiếm Ne như sau: d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: Gv chiếu hình ảnh về sự hình thành liên kết trong phân tử nitrogen lên màn hình, yêu cầu HS quan sát và trả lời 2 câu hỏi vào phiếu học tập: Câu 1: Từ hình ảnh, hãy cho biết mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào? Câu 2: Từ những ví dụ về sự hình thành phân tử H2, F2, hãy cho biết nguyên tử của các nguyên tố hydrogen và fluorine có xu hướng cho đi, nhận thêm hay góp chung các elctron hoá trị khi tham gia liên kết hình thành phân tử hydrogen fluorine (HF)? * Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân trả lời 2 câu hỏi vào phiếu học tập * Báo cáo và thảo luận: HS ở các tổ trao đổi phiếu học tập để các bạn đánh giá chéo bài làm của của mỗi thành viên thuộc các tổ khác nhau * Kết luận, nhận định, định hướng: GV nhận xét hoạt động của HS và hoạt động đánh giá các bạn của HS GV hướng dẫn HS thêm về nội dung:
- Để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất, nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng nhường, hoặc nhận thêm, hoặc góp chung các electron hoá trị với các nguyên tử khác khi tham gia liên kết hoá học. 2.2. Cách vận dụng quy tắc octet trong sự hình thành ion dương, ion âm a. Mục tiêu: Trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành ion dương, ion âm. b. Nội dung: HS thảo luận nhóm hoàn thành 2 câu hỏi c. Sản phẩm: Câu 1: Ion sodium và ion fluoride có cấu hình electron của các khí hiếm tương ứng là neon. Câu 2: Nguyên tử lithium có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Trong sự hình thành các liên kết hoá học, nguyên tử lithium có xu hướng cho đi 1 electron ngoài cùng để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm helium. d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh về sự hình thành ion Na+, ion F Yêu cầu hS thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi: Câu 1: Ion sodium và ion fluoride có cấu hình electron của các khí hiếm tương ứng nào? Câu 2: Trình bày sự hình thành ion lithium * Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành 2 câu hỏi vào phiếu học tập * Báo cáo và thảo luận: Gv mời đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm. Các nhóm trao đổi kết quả trong phiếu học tập cho các nhóm dánh giá chéo lẫn nhau. * Kết luận, nhận định, định hướng GV nhận xét hoạt động của các nhóm GV hướng dẫn HS kết luận nội dung về quy tắc octet:
- Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại những nội dung đã học. b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân hoàn thành các câu hỏi c. Sản phẩm: câu 1 – a; câu 2 – b câu 3:Vì ở dạng đơn chất Na chưa đạt cấu hình electron bền vững, còn ở trong hợp chất NaCl, ion Na+ đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Ne nên khó tham gia phản ứng có sự nhường nhận electron. d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu các câu hỏi và yêu cầu HS trả lời vào phiếu học tập gồm các câu hỏi sau: Câu 1: Nguyên tử nitrogen và nguyên tử calcium có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu electron để đạt được cấu hình electron bền vững? a. Nhận 3 electron, nhường 2 electron b. Nhận 5 electron, nhường 5 electron c. Nhường 2 elctron, nhận 3 electron d. Nhường 3 electron, nhận 2 electron Câu 2: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hoá học? a. carbon b. potassium c. helium d. fuorine Câu 3: Ở dạng đơn chất, sodium (Na) rất dễ tham gia các phản ứng hoá học, nhưng muối ăn được tạo nên từ Na và Cl lại không dễ tham gia các phản ứng mà có sự nhường hoặc nhận electron. Giải thích. * Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi * Báo cáo và thảo luận: HS nộp phiếu học tập cho GV GV mời HS lần lượt trả lời các câu hỏi * Kết luận, nhận định, định hướng: GV nhận xét hoạt động của HS Hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung của phần liên kết ion.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Nguyễn Thị Lệ Thông
153 p | 368 | 48
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 Bài 32: Hiđro sunfua - lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit
9 p | 599 | 46
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài mở đầu
7 p | 103 | 8
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 15
5 p | 24 | 6
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 5
41 p | 38 | 6
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 12
17 p | 23 | 5
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 1
8 p | 42 | 5
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 6
6 p | 42 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 5
7 p | 70 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 4
9 p | 21 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 15
6 p | 18 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 13
8 p | 45 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 8
4 p | 24 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 5
5 p | 38 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 1
4 p | 29 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10: Bài 6
5 p | 90 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10: Bài 4
5 p | 123 | 2
-
Giáo án môn Hóa học lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
313 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn