intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 9

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 9 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nêu được khái niệm liên kết ion; trình bày được sự hình thành liên kết ion (nêu một số ví dụ điển hình tuân theo quy tắc octet); nêu được cấu tạo tinh thể NaCl; giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường (dạng tinh thể ion);... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 9

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ TỔ HÓA HỌC KHỐI 10 KẾ HOẠCH BÀI DẠY: LIÊN KẾT ION Thời lượng: 02 tiết I. MỤC TIÊU DẠY HỌC: Sau bài học này HS có thể:  YÊU CẦU CẦN ĐẠT Nhận  thức   hóa  1. Nêu được khái niệm liên kết ion. NĂNG   LỰC   học 2. Trình bày được sự hình thành liên kết ion (nêu một   HÓA HỌC số ví dụ điển hình tuân theo quy tắc octet). 3. Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl.  4.  Giải thích  được vì sao các hợp chất ion thường  ở  trạng thái rắn trong điều kiện thường (dạng tinh thể  ion). Tìm  hiểu  thế   5. Khám phá, tìm hiểu những bí  ẩn của tự  nhiên cũng  giới  tự  nhiên   như   ứng dụng trong cuộc sống dựa trên kiến thức về  dưới  góc  độ   hóa  liên kết ion. học Vận   dụng   kiến   6. Giải thích được cách hình thành liên kết hóa học   thức,   kĩ   năng   đã   của các hợp chất ion. học 7. Nêu được ứng dụng của các hợp chất ion. Giải   quyết   vấn   8. Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc  NĂNG   LỰC   đề và sáng tạo sống; phát hiện và nêu  được tình huống có  vấn  đề  CHUNG trong học tập, trong cuộc sống. Giao  tiếp  và  hợp  9. Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng  tác thành viên và cả  nhóm để  điều hoà hoạt động phối  hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia   sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. Năng lực tự  chủ   10. Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả  và tự học đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ  thể, khắc phục những hạn chế. PHẨM CHẤT Trung thực 11. Thật thà, ngay thẳng trong báo cáo kết quả  làm  việc nhóm. Trách nhiệm 12. Tích cực, tự giác và nghiêm túc trong quá trình học  tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU      ­ Thiết bị dạy học             + Thiết bị công nghệ, phần mềm: máy chiếu      ­ Học liệu             + Học liệu số: Video (link: http://surl.li/cfqyf)             + Học liệu khác: Hình ảnh mô hình tinh thể; phiếu học tập số 1 và số 2. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
  2. A. BẢNG TÓM TẮT CÁC HOẠT ĐỘNG:  Hoạt động  Mục tiêu Nội dung  PPDH­  học dạy học  KTDH Đánh giá (thời gian) trọng tâm Phương pháp Công cụ HĐ   1:  Khởi   5, 8 Đặt vấn đề, mở  Đàm thoại Hỏi ­ đáp Câu hỏi động­kết nối đầu bài học (6 phút) HĐ   2:  Tìm   1,   8,   9,  Khái   niệm   liên  Đàm thoại Quan sát Phiếu học  hiểu khái niệm   10, 11, 12 kết ion Hoạt   động  Hỏi ­ đáp tập số 1 ion nhóm   theo   kĩ  (12 phút) thuật   think   –  pair ­ share HĐ   3:  Tìm   2, 10, 12 Sự   hình   thành  Đàm thoại Quan sát Câu hỏi hiểu   quá   liên kết ion Hỏi ­ đáp trình   hình   thành   liên   kết ion (15 phút) HĐ   4:  Tìm   3, 6, 12 Cấu   trúc   của  Thuyết trình Quan sát Câu hỏi hiểu   về   tinh   tinh thể ion Đàm thoại Hỏi ­ đáp thể ion (12 phút) HĐ   5:  Tìm   4, 5, 12 Tính   chất   của  Thuyết trình Quan sát Câu hỏi hiểu   về   đặc   hợp chất ion Đàm thoại Hỏi ­ đáp điểm   của   Hoạt   động  hợp chất ion nhóm (10 phút) HĐ   6:  Luyện   4, 5, 7, 12 Củng   cố   nội  Thuyết trình Quan sát Phiếu học  tập dung bài h ọc Đàm tho ạ i Hỏi – đáp tập số 2 (20  phút) Hoạt   động  nhóm HĐ   7:  Vận   1, 2, 3, 4,  Tổng kết và mở  Thuyết trình Quan sát Phiếu học  dụng 5, 6, 7, 8,  rộng   nội   dung  Đàm thoại Hỏi ­ đáp tập số 3 (15  phút) 10 bài h ọc Hoạ t   động   nhóm B. CÁC HOẠT ĐỘNG: HĐ 1. Hoạt động khởi động­kết nối Thời gian: 06 phút 1. Mục tiêu: 5, 8 2. Tiến trình tổ chức hoạt động a. Giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề: ­ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện, vậy các nguyên tử khi nhường hoặc nhận  electron có còn trung hòa điện không? Chúng mang điện tích dương hay âm? ­ Các phần tử mang điện này được gọi là gì? b. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi trong vòng 1 phút.
  3. c. Báo cáo­ thảo luận: GV yêu cầu HS phát biểu. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận GV và HS cùng giải đáp sau khi hoàn thành nội dung bài học. HĐ 2. Tìm hiểu khái niệm ion Thời gian: 12  phút 1. Mục tiêu: 1, 8, 9, 10, 11, 12 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1 b. Thực hiện nhiệm vụ:  ­ Sử dụng kĩ thuật think­pair­share Think: HS làm việc cá nhân suy nghĩ giải quyết nhiệm vụ học tập trong 3 phút. Pair: HS ghép cặp với bạn cùng bàn, thảo luận đưa ra đáp án chung trong vòng 2 phút. Share: GV chọn một số HS bất kì chia sẻ đáp án của nhóm. c. Báo cáo­ thảo luận:  ­ HS được gọi trả lời các câu hỏi trong PHT số 1. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận ­ Các nhóm còn lại nhận xét câu trả lời của các bạn. ­ GV điều chỉnh đáp án cho phù hợp. ­ GV mở rộng: Bên cạnh các ion được tạo thành từ một nguyên tử (ion đơn nguyên tử) còn có   các ion được trạo thành từ hai hay nhiều nguyên tử (ion đa nguyên tử), ví dụ: NH 4+, OH­, NO3­,  HCO3­, SO42­, PO43­,... e. Sản phẩm học sinh cần đạt:  1. ion sodium: số electron ít hơn số proton 1 đơn vị ion oxygen: số electron nhiều hơn số proton 2 đơn vị. 2. điện tích của ion sodium = “+” số electron mà nguyên tử đã nhường điện  ion oxygen = “­” số electron mà nguyên tử đã nhận 3. Ion sodium có cấu hình nguyên tử của nguyên tố neon (Ne) Ion oxygen có cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố neon (Ne) Hai ion này bền vững về mặt hóa học vì có cấu hình electron bền vững của nguyên tử  khí hiếm gần nhất (quy tắc octet). 4. Ion dương (cation) được hình thành khi nguyên tử nhường electron.  Khi nhận electron, nguyên tử trở thành ion âm (anion). HĐ 3. Tìm hiểu quá trình hình thành liên kết ion Thời gian: 15  phút 1. Mục tiêu: 2, 10, 12 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ:  GV cho HS quan sát video và trả lời các câu hỏi. link video: http://surl.li/cfqyf  Câu hỏi: 1. Trong các nguyên tố kim loại và phi kim, nguyên tử của những nguyên tố nào có xu hướng   tạo thành cation hoặc anion? Giải thích. 2. Ion Na+, ion Mg2+, ion Cl­, ion O2­. Nhưng ion nào sẽ hút nhau? 3. Quan sát video, hãy trình bày sự  hình thành liên kết ion trong phân tử  NaCl khi sodium tác   dụng với chlorine.
  4. 4. Sau khi tìm hiểu sự hình thành liên kết ion trong phân tử  NaCl, GV yêu cầu HS vận dụng:   Trình bày sự hình thành liên kết ion trong phân tử MgO khi megnesium tác dụng với oxygen. b. Thực hiện nhiệm vụ:  HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, quan sát video và trả  lời câu hỏi   trong 2 phút. c. Báo cáo­ thảo luận: GV gọi HS bất kì trả lời câu hỏi. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận ­ HS còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét câu trả lời của các bạn. ­ GV điều chỉnh đáp án cho phù hợp. ­ GV kết luận: Những nguyên tố kim loại do có độ  âm điện nhỏ  và nguyên tử  thường có 1, 2 hoặc 3   electron ở lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhường electron, tạo thành cation. Những nguyên tố  phi kim do có độ  âm điện lớn và nguyên tử  thường có 5, 6 hoặc 7  electron ở lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận thêm electron, tạo thành anion. Các ion liên kết chặt chẽ  với nhau do sự  cân bằng giữa lực hút (các ion trái dấu hút  nhau) và lực đẩy (các ion cùng dấu đẩy nhau) tạo thành liên kết ion. Liên kết ion thường được hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển   hình. e.Sản phẩm học sinh cần đạt:  1. Nguyên tố kim loại có xu hướng tạo thành cation. Nguyên tố phi kim có xu hướng tạo thành  anion. Vì để  đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm, nguyên tố  kim loại có xu hướng dễ  nhường   electron  hơn   nhận  electron.   Ngược   lại  nguyên  tố  phi  kim  có  xu  hướng   dễ   nhận   electron hơn nhường electron. 2. Na+ hút Cl­; Mg2+ hút Cl­; Na+ hút O2­; Mg2+ hút O2­. 3. Nguyên tử sodium (Na) và chlorine (Cl) lần lượt có 1 electron và 7 electron ở lớp ngoài cùng.  Khi cho sodium phản ứng với chlorine, nguyên tử Na đã nhường l elctron cho nguyên tử Cl để  tạo thành các ion Na+ và Cl­ lần lượt có cấu hình bền của các khi hiếm neon và argon. Các ion  trái dấu này hút nhau theo lực hút tĩnh điện tạo nên phân tử NaCl. 4. Nguyên tử  magnesium (Mg) và oxygen (O) lần lượt có 2 electron và 6 electron  ở lớp ngoài  cùng. Khi cho magnesium phản ứng với oxygen, nguyên tử Mg đã nhường 2 elctron cho nguyên   tử O để tạo thành các ion Mg2+ và O2­ đều có cấu hình bền của khí hiếm neon. Các ion trái dấu   này hút nhau theo lực hút tĩnh điện tạo nên phân tử MgO. HĐ 4. Tìm hiểu về tinh thể ion Thời gian: 12 phút 1. Mục tiêu: 3, 6, 12 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ:  GV cung cấp kiến thức về cấu trúc của tinh thể ion. ­ Tinh thể ion là loại tinh thể được tạo nên bởi các anion và cation. ­ Trong inh thể  ion, các ion được sắp xếp theo một trật tự  nhất định trong không gian theo  kiểu mạng lưới; trong đó các nút mạng lưới là những ion dương và ion âm được sắp xếp luân   phiên. Hình ảnh cấu trúc tinh thể của một số hợp chất:
  5. ­ Các ion liên kết chặt chẽ với nhau do sự cân bằng giữa lực hút (các ion trái dấu hút nhau) và   lực đẩy (các ion cùng dấu đẩy nhau). GV yêu cầu HS quan sát hình 9.3 (sgk Chân Trời Sáng Tạo/tr. 56), trả lời câu hỏi: ­ 7a, 7b và 7c. ­ Công thức hóa học của sodium chloride có phải là NaCl không? b. Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân trong 3 phút, trả lời câu hỏi. c. Báo cáo­ thảo luận: GV gọi HS bất kì trả lời câu hỏi. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Các HS còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét. GV kết luận:  ­ Tinh thể ion là loại tinh thể được tạo nên bởi các anion và cation. ­ Trong inh thể  ion, các ion được sắp xếp theo một trật tự  nhất định trong không gian theo  kiểu mạng lưới; trong đó các nút mạng lưới là những ion dương và ion âm được sắp xếp luân   phiên. ­ Các ion liên kết chặt chẽ với nhau do sự cân bằng giữa lực hút (các ion trái dấu hút nhau) và   lực đẩy (các ion cùng dấu đẩy nhau). ­ Trong tinh thể NaCl, mỗi ion Na+ được bao quanh bởi 6 ion Cl­ gần nhất và mỗi ion Cl­ cũng  được bao quanh bởi 6 ion Na+ gần nhất. e.Sản phẩm học sinh cần đạt:  Đáp án: 7a. NaCl có cấu trúc hình lập phương 7b. Tinh thể  NaCl được hình thành từ  các ion Na+ và Cl­ sắp xếp cạnh nhau một cách luân  phiên. 7c. Trong tinh thể  NaCl, mỗi ion Na+ được bao quanh bởi 6 ion Cl­ gần nhất và mỗi ion Cl­  cũng được bao quanh bởi 6 ion Na+ gần nhất. Tinh thể  sodium chloride gồm nhiều phân tử  NaCl, công thức hóa học của muối ăn có dạng  (NaCl)n HĐ 5. Tìm hiểu về đặc điểm của hợp chất ion Thời gian: 10  phút 1. Mục tiêu: 4, 5, 12 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS nhớ lại tính chất của tinh thể muối ăn NaCl, và đọc các thông  tin sau. Trả lời các câu hỏi. Thông tin: NaCl nóng chảy  ở  801 oC, sôi  ở  1465 oC; NaF nóng chảy  ở  993 oC, sôi  ở  1695 oC;  CaO nóng chảy ở 2572 oC, sôi ở 2850 oC. Câu hỏi.  1. Hãy kể  tên một số hợp chất ion có xung quanh em và cho biết  ở  điều kiện thường, chúng  tồn tại ở dạng nào? 2. Nhận xét về khả năng nóng chảy và khả năng bay hơi và khả năng tan trong nước của tinh  thể NaCl. 3. Khi nào hợp chất sodium chloride có khả năng dẫn điện? b. Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo cặp trong 3 phút, trả lời câu hỏi.
  6. c. Báo cáo­ thảo luận: GV gọi HS bất kì trả lời câu hỏi, HS còn lại đưa ra nhận xét. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận GV kết luận: Trong điều kiện thường: ­ Hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn; ­ Khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn; ­ Hợp chất ion thường dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện. e.Sản phẩm học sinh cần đạt:  1. Một số hợp chất ion: NaCl, CaO, NaF, ... Điều kiện thường, chúng tồn tại ở trạng thái rắn. 2. Ở điều kiện thường, tinh thể NaCl khó nóng chảy và khó bay hơi. 3. NaCl tan trong nước, tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện. HĐ 6. Luyện tập Thời gian: 20  phút 1. Mục tiêu: 4, 5, 7, 12 2. Tiến trình tổ chức hoạt động:  a. Giao nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2 b. Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo cặp, theo luận trong vòng 5 phút. c. Báo cáo­ thảo luận: GV gọi HS lên bảng sửa bài. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận HS còn lại quan sát và nhận xét. GV nhận xét và chốt đáp án. e.Sản phẩm học sinh cần đạt:  Câu 1.  Đáp án đúng: b, c Câu 2. Đáp án đúng: b, c Câu 3. D Câu 4. LiF, CaF2, AlF3, Li2O, CaO, Al2O3. Câu 5. Lượng sodium có trong 5,0 g muối ăn = nên lượng muối ăn đã tiêu thụ  như trên chưa  vượt mức giới hạn cho phép.  HĐ 7. Vận dụng Thời gian: 15 phút 1. Mục tiêu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 2. Tiến trình tổ chức hoạt động:  ­ GV và HS tổng kết nội dung thông qua trò chơi “Ô chữ hóa học” ­ Giao nhiệm vụ học tập thực hiện nhiệm vụ: “Thiết kế mô hình tinh thể sodium chloride” a. Giao nhiệm vụ:  GV chia lớp thành các nhóm nhỏ hoặc hoạt nhóm đôi, tiến hành tổng kết bài học thông qua trò   chơi “Ô chữ  hóa học” ; GV phát  phiếu học tập số  3, các nhóm thảo luận, tìm câu trả  lời  trong 8 phút. GV triển khao nhiệm vụ học tập: Thiết kế mô hình tinh thể sodium chloride. Yêu cầu: Lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp để thiết kế mô hình tinh thể sodium chloride. Gợi ý:  ­ Nguyên liệu có thể lựa chọn làm ion ở các nút mạng là đất sét, xốp,... ­ Nguyên liệu có thể lựa chọn làm liên kết là ống hút, tăm,... b. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm từ 4 – 5 HS. c. Báo cáo­ thảo luận: Trò chơi “Ô chữ hóa học”
  7. GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS còn lại lắng nghe và nhận xét. Mô hình tinh thể sodium chloride HS quay video thuyết minh về mô hình tinh thể sodium chloride khoảng 2­3 phút, đảm bảo các  yêu cầu sau: Về sản phẩm: Phản ảnh thực tế mô hình tinh thể sodium chloride (sắp xếp các ion trong tinh   thể, hình học tinh thể, phân biệt anion và cation,...); Video có âm thanh và hình ảnh rõ ràng. Về thuyết minh:  ­ Phong cách thuyết trình tự tin, thu hút; ­ Tốc độ nói vừa phải, giọng nói dễ nghe; ­ Đầy đủ  nội dung: thuyết minh về  cách thiết kế  mô hình, kiến thức liên quan đến tinh thể  sodium; d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Đánh giá dựa theo yêu cầu cần đạt. e.Sản phẩm học sinh cần đạt:  Trò chơi “Ô chữ hóa học” Ngang Dọc 1. Octet A. Electron 2. Helium B. Cation 3. Natri C. Argon 4. Liên kết ion Mô hình tinh thể sodium chloride Video sản phẩm của HS. IV. HỒ SƠ DẠY HỌC: 1. Video sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl: http://surl.li/cfqyf 2. Phiếu học tập số 1 Tên nhóm: ______________________ Hoạt động: Ion là gì? Tư liệu Hợp chất ion được tạo thành từ một kim loại điển hình và một phi kim điển hình, khi  các nguyên tử tham gia phản  ứng sẽ tạo thành ion (nguyên tử mang điện). Các kim loại có xu  hướng tạo thành cation (ion dương) bằng cách cho electron. Các phi kim hình thành anion (ion   âm) bằng cách nhận electron từ kim loại. Quá trình hình thành ion được mô tả như sau: Hoặc: Na    Na+  +  1e Nguyên tử sodium (Na) Ion sodium (Na+)
  8. Hoặc: O  + 2e  O2­ Nguyên tử oxygen (O) Ion oxygen (O2­) Hình 1. Hình minh họa quá trình hình thành ion Mục tiêu Trong hoạt động này, các em sẽ được tìm hiểu thế nào là ion. Nhiệm vụ Quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi. Câu hỏi 1. Nhận xét số  electron trên lớp vỏ  với số  proton trong hạt nhân của ion sodium và ion  oxygen. 2. Trình bày cách tính điện tích của ion sodium và ion oxygen. 3. Ion sodium và ion oxygen có cấu hình electron nguyên tử  của nguyên tố  nào? Hai ion   này có bền vững về mặt hóa học không? 4. Ion dương (cation) được hình thành khi nguyên tử ......... electron.  Khi ........... electron, nguyên tử trở thành ion âm (anion). 3. Phiếu học tập số 2 Tên nhóm: ______________________ Hoạt động: luyện tập Mục đích Củng cố, khắc sâu nội dung bài học thông qua bài tập hóa học. Nhiệm vụ Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1.  Những phát biểu nào sau đây là đúng? Hợp chất tạo nên bởi ion Al3+ và O2­ là hợp chất (a) Cộng hóa trị. (b) Ion. (c) Có công thức Al2O3. (d) Có công thức Al3O2. Câu 2. Những tính chất nào sau đây là tính của hợp chất ion? (a) Tồn tại ở thể khí trong điều kiện thường. (b) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. (c) Thường tồn tại ở thể rắn ở điều kiện thường. (d) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Câu 3. Cho các ion sau: Ca2+, F­, Al3+, N3­. Số ion có cấu hình electron của khí hiếm neon là: A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.  Câu 4. Cho các ion: Li+, Ca2+, Al3+, F­, O2­, PO43­. Hãy viết công thức tất cả  các hợp chất ion   (được tạo nên từ một loại cation và anion) có thể được tạo thành từ các ion đã cho. Biết rẳng   tổng điện tích của các ion trong hợp chất bằng 0. Câu 5.  Ion Na+ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp của cơ  thể. Tuy  
  9. nhiên, nếu cơ  thể  hấp thụ  một lượng lớn ion này sẽ  dẫn đến các vấn đề  về  tim mạch và   thận. Các nhà khoa học khuyến cáo nên hạn chế lượng ion Na+ nạp vào cơ thể nên thấp hơn  2300 mg, nhưng không ít hơn 500 mg miiux ngày để đảm bảo nhu cầu sức khỏe cơ thể. Giả sử có một người sử dụng 5,0 g muối ăn mỗi ngày thì lượng ion Na+ mà người ấy nạp vào   cơ thể có vượt mức giới hạn cho phép không? 4. Phiếu học tập số 3 Tên nhóm: ______________________ Hoạt động: Trò chơi “Ô chữ hóa học” Tư liệu Ngang Dọc 1. Quy tắc được sử dụng để giải thích sự  A. Hạt cấu thành lớp vỏ nguyên tử. hình thành liên kết giữa các nguyên tử. 2.   Khí   an   toàn   nhất   được   sử   dụng   để  B. Phần tử   được tạo thành khi nguyên tử  bơm vào khinh khí cầu. mất đi electron. 3. Tên gọi khác của nguyên tố sodium. C. Khí hiếm có cấu hình electron nguyên tử  giống với ion Ca2+. 4.   Liên   kết   hóa   học   giữa   các   phần   tử  mang điện tích trái dấu. Mục tiêu Củng cố kiến thức liên quan đến liên kết ion Nhiệm vụ Trả lời các câu hỏi ở hàng ngang và hàng đọc V. BÀI TẬP  Câu 1.  Những phát biểu nào sau đây là đúng? Hợp chất tạo nên bởi ion Al3+ và O2­ là hợp chất (e) Cộng hóa trị. (f) Ion.
  10. (g) Có công thức Al2O3. (h) Có công thức Al3O2. Câu 2. Những tính chất nào sau đây là tính của hợp chất ion? (e) Tồn tại ở thể khí trong điều kiện thường. (f) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. (g) Thường tồn tại ở thể rắn ở điều kiện thường. (h) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Câu 3. Cho các ion sau: Ca2+, F­, Al3+, N3­. Số ion có cấu hình electron của khí hiếm neon là: B. 4. B. 2. C. 1. D. 3.  Câu 4.  Cho các ion: Li+, Ca2+, Al3+, F­, O2­, PO43­. Hãy viết công thức tất cả  các hợp chất ion  (được tạo nên từ  một loại cation và anion) có thể  được tạo thành từ  các ion đã cho. Biết rẳng   tổng điện tích của các ion trong hợp chất bằng 0. Câu 5. Ion Na+ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp của cơ thể. Tuy nhiên,  nếu cơ thể hấp thụ một lượng lớn ion này sẽ dẫn đến các vấn đề về tim mạch và thận. Các nhà  khoa học khuyến cáo nên hạn chế lượng ion Na+ nạp vào cơ thể nên thấp hơn 2300 mg, nhưng  không ít hơn 500 mg miiux ngày để đảm bảo nhu cầu sức khỏe cơ thể. Giả sử có một người sử dụng 5,0 g muối ăn mỗi ngày thì lượng ion Na+ mà người ấy nạp vào   cơ thể có vượt mức giới hạn cho phép không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2