Giáo án Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tích
lượt xem 46
download
Hãy cùng chúng tôi khám phá bộ sưu tập những giáo án bài 18: Hai loại điện tích môn Vật lý lớp 7 nhằm nâng cao chất lượng trong giảng dạy và hiệu quả cao trong học tập. Thông qua đây học sinh nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện. Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tích
BÀI 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Biết chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
- Biết được vật mang điện tích âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện tích dương mất bớt êlectrôn.
2- Kĩ năng:
Thu thập thông tin, lắp ráp và làm thí nghiệm.
3- Thái độ:
Tính cẩn thận, hợp tác trong học tập.
Biết bảo vệ môi trường làm việc.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học:
Đồ dùng mỗi nhóm: 2 thanh nhựa sẫm màu, mảnh len, 1 thanh thuỷ tinh, mảnh lụa, 1 trục quay, 3 mảnh ni lông 13cmX25cm, 1 bút chì, 1 kẹp nhựa.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thí nghiệm, theo nhóm.
2- Chuẩn bị của HS:
Chép thí nghiệm 1, 2 của bài học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi |
Đáp án |
Biểu điểm |
- Các vật nhiễm điện có khả năng gì? |
- Các vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hay làm sáng bóng đèn bút thử điện. |
5 đ 5 đ |
- Làm thế nào để nhận biết một vật nhiễm điện? |
- Để nhận biết vật nhiễm điện ta đặt vật gần các vụn giấy. Nếu vật hút các vụn giấy là vật nhiễm điện. |
5 đ 5 đ |
Nhận xét: ………………………………………………………………………………………......
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
3- Giảng bài mới: (1’)
Giới thiệu bài:
Một vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. Để biết các vật bị nhiễm điện đặt gần nhau thì chúng như thế nào?
Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Nhận biết vật nhiễm điện do cọ xát có thể hút hoặc đẩy vật thứ hai cũng bị nhiễm điện |
I/ Hai loại điện tích:
Thí nghiệm 1: (SGK) Thí nghiệm 2: (SGK) Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. Quy ước: Gọi điện tích thanh thuỷ tinh là điện tích dương (+), điện tích của thanh nhựa là điện tích âm (-).
|
|
* Để biết hai vật nhiễm điện đặt gần nhau thì chúng như thế nào? * Ta tìm hiểu qua các thí nghiệm sau. - H(TB): Các em đọc thí nghiệm 1. Cho biết làm thí nghiệm như thế nào? - Giới thiệu mảnh ni lông kẹp vào bút chì, trục quay, thanh nhựa có lỗ, thanh nhựa không có lỗ. - Các em nhận dụng cụ và làm thí nghiệm xem chúng hút nhau hay đẩy nhau? - Gọi vài nhóm nêu kết quả thí nghiệm? Gv: Các em hoàn thành nhận xét được nhận xét gì? * Ta xét thí nghiệm 2. - H(TB): Các em đọc thí nghiệm 2. Cho biết làm thí nghiệm như thế nào? - Các em nhận dụng cụ và làm thí nghiệm và trả lời chúng hút nhau hay đẩy nhau? - Gọi vài nhóm trả lời. Gv: Các em hoàn thành nhận xét được nhận xét gì? - H(TB): Qua các thí nghiệm các em hoàn thành kết luận được kết luận gì? - Giáo viên giới thiệu và ghi: Quy ước: gọi điện tích thanh thuỷ tinh là điện tích dương (+), điện tích của thanh nhựa là điện tích âm (-). - Đọc C1 và trả lời C1. Gv: Bụi trong các nhà máy có ảnh hưởng gì đến con người? Gv: Phải làm gì để giảm lượng bụi?
|
- Chưa cọ xát nhấc hai mảnh ni lông lên. Sau khi cọ xát, nhấc hai mảnh ni lông lên. Chưa cọ xát, đặt hai thanh nhựa gần nhau. Sau khi cọ xát, đặt hai thanh nhựa lại gần nhau. - Làm thí nghiệm, chúng đẩy nhau. - Theo chuẩn bị. - Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. - Chưa cọ xát, đặt thanh thuỷ tinh lại gần thanh nhựa. Sau khi cọ xát, đặt thanh thuỷ tinh lại gần thanh nhựa. - Làm thí nghiệm, chúng hút nhau. - Thanh nhựa và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. - Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. - Ghi bài. - C1: Mảnh vải mang điện tích dương. Vì chúng hút nhau nên mang điện tích khác loại với nhựa. - Gây khó thở… - Làm các tấm kim loại nhiễm điện để hút bụi. |
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo nguyên tử |
II/ Sơ lược về cấu tạo nguyên tử: - Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. - Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. - Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện. - Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. |
|
* Để biết tại sao có hai loại điện tích? Điện tích này từ đâu mà có? - Các em đọc phần II và xem hình 18.4. - H(TB): Mọi vật được cấu tạo từ nguyên tử, nguyên tử. Mô hình nguyên tử hình 18.4 gồm có gì? Gv: Khi nguyên tử trung hoà về điện thì điện tích âm và dương như thế nào? Gv: Các êlectrôn có thể dịch chuyển ra ngoài nguyên tử không?
|
- Đọc bài và xem hình. - Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. - Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện. - Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. |
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Hai loại điện tích. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 18 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 7- Bài 18: Hai loại điện tích
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 7 Bài 18: Hai loại điện tích gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-
Trắc nghiệm Hai loại điện tích- Vật lý 7 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 7 Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Vật lý 7 bài 13: Môi trường truyền âm
4 p | 508 | 48
-
Giáo án Vật lý 7 bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
3 p | 442 | 45
-
Giáo án Vật lý 12 bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
9 p | 711 | 44
-
Giáo án Vật lý 7 bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
4 p | 952 | 42
-
Giáo án Vật lý 7 bài 14: Phản xạ âm-tiếng vang
4 p | 359 | 32
-
Giáo án Vật lý 7 bài 6: Thực hành quan sát về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
3 p | 605 | 31
-
Giáo án Vật lý 7 bài 29: An toàn khi sử dụng điện
3 p | 321 | 31
-
Giáo án Vật lý 7 bài 7: Gương cầu lồi
3 p | 443 | 30
-
Giáo án Vật lý 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
4 p | 517 | 28
-
Giáo án Vật lý 7 bài 10: Nguồn âm
3 p | 405 | 28
-
Giáo án Vật lý 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
3 p | 336 | 27
-
Giáo án Vật lý 7 bài 27: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp
3 p | 774 | 25
-
Giáo án Vật lý 7 bài 11: Độ cao của âm
3 p | 395 | 23
-
Giáo án Vật lý 7 bài 28: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song
3 p | 746 | 21
-
Giáo án Vật lý 7 bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
5 p | 454 | 18
-
Giáo án Vật lý 7 bài 8: Gương cầu lõm
4 p | 378 | 16
-
Giáo án Vật lý 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng
3 p | 424 | 16
-
Giáo án Vật lý 6 bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực - GV. Nguyễn Đoàn Thị Hạnh
4 p | 132 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn