intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 7 bài 3: Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng

Chia sẻ: Bùi Quang Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

333
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy cùng chúng tôi khám phá bộ sưu tập những giáo án bài 3: Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng môn Vật lý lớp 7 nhằm nâng cao chất lượng trong giảng dạy và hiệu quả cao trong học tập. Qua đây học sinh biết và phân biệt được bóng tối, bóng nửa tối, giải thích được hiện tượng nhật thực-nguyệt thực. Bố trí được thí nghiệm để quan sát được hiện tượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 7 bài 3: Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng

       Bài 3: ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

I. Mục tiêu

-Nhận biết được bóng tối,bóng nửa tối và giải thích.

-Giải thích vì sao lại có nhật thực, nguyệt thực

-Kỹ năng: vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng giải thích một số hiện tượng thực tế, hiểu một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.

II. Chuẩn bị

2 đèn pin, vật cản sáng, màn chắn sáng, hình 3.3, 3.4.

III. Tổ chức Hoạt động dạy và học

Hoạt động 1: Kiểm tra - Tạo tình huống

1.Nêu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng, giải thích khái niệm về môi trường trong suốt và đồng tính.

2.Nêu quy ước về biểu diền đường truyền của ánh sáng. một chùm sáng.Nêu các loại chùm sáng và đặc điểm của chúng.

-Tổ chức tình huống học tập( SGK)

-HS1 lên bảng trả lời

-HS2 lên bảng trả lời câu hỏi 2

-GV kiểm tra vở bài tập của HS3...

 

Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm bóng tối, bóng nửa tối

-ĐVĐ Bóng tối là gì?

-Yêu cầu h/s đọc phương án TN1, quan sát vùng sáng, tối trên màn chắn và trả lời C1

-Yêu cầu h/s điền từ thích hợp vào nhận xét và nêu khái niệm về bóng tối. ..

-Yêu cầu h/s đặt thêm một đèn pin nữa trước vật cản sáng, quan sát trên màn 3 vùng sáng tối khác nhau và trả lời C2, thảo luận hoàn thiện nhận xét 2.

-Khi nào ở phía sau vật cản sáng có một vùng bóng tối ở giữa và vùng nửa tối viền xung quanh?

I. Bóng tối- Bóng nửa tối.

Thí nghiệm1:

-HS: đọc sgk, làm TN theo phương án sgk, trả lời C1...

-Hoàn thành nhận xét, có khái niệm về vùng bóng tối: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản sáng có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.

Thí nghiệm 2

-H/s làm thí nghiệm 2, quan sát đồng thời trả lời C2....

-HS hoàn thành nhận xét 2. có khái niệm về vùng bóng nửa tối: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới, gọi là bóng nửa tối.

Hoạt động 3:  Hình thành khái niệm nhật thực, nguyệt thực

 

-Yêu cầu h/s đọc thông báo ở mục II, quan sát hình 3.3. trả lời câu C3.

-Yêu cầu h/s đọc thông báo 2 về nguyệt thực, và trả lời C4.

II. Nhật thực- nguyệt thực:

-HS:đọc thông tin sgk, trả lời C3: Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng,bị mặt trăng che khuất không cho ánh sáng từ mặt trời chuyền đến, vì thế người đứng ở đó không thấy mặt trời, trời tối sầm lại.

-HS đọc sgk, trả lời C4:....(1) nguyệt thực....(2,3) trăng sáng.....

Hoạt động 4 Củng cố, vận dụng, dặn dò

Hậu quả của sự truyền thẳng ánh sáng là tạo ra ở phía sau vật chắn sáng một vùng bóng đen ở giữa và một vùng nửa tối viền xung quanh.

- vùng bóng tối, vùng nửa tối là gì ?

- khi nào xảy ra nhật thực và nguyệt thực.

- vùng nào trên trái đất có thể thấy nhật thực toàn phần....?

-Yêu cầu h/s trả lời C5, thảo luận lớp và ghi kết quả.

    - Yêu cầu h/s thảo luận C6, ghi kết quả...

-Dặn học sinh về nhà học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập trong SBT

III. Vận dụng:

- Trả lời các câu hỏi:

- Trên màn chắn đặt phía sau vật cản sáng có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.

-Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới, gọi là bóng nửa tối.

- Nhật thực , nguyệt thực xảy ra khi trái đất, mặt trăng, mặt trời thẳng hàng.......

- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên Trái Đất....

-Ghi nhớ vào vở bài tập.

-HS làm việc cá  nhân sau đó thảo luận C5, C6...

C5:Khi miếng bìa đi lại gần màn chắn thì bóng tối và bóng nửa tối thu hẹp dần. Khi miếng bìa gần sát màn thì trên màn chỉ còn bóng tối.

C6. Khi dùng vở che kín đèn thì bàn nằm trong vùng bóng tối sau quyển vở nên không đọc sách được. Vở không che kín được đèn ống nên bàn và sách nằm trong vùng bóng nửa tối.... nên vẫn đọc được sách...-Ghi chép công việc về nhà...

 

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 3 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 7 - Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2