intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục trí tuệ cho trẻ 6-12 tháng tuổi theo hướng tiên tiến hiện đại

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

322
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục trẻ thơ là một sự nghiệp vĩ đại. Mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất, hàng trăm nghìn cha mẹ thì có hàng trăm nghìn phương thức dạy trẻ khác nhau, nhưng cách giáo dục nào là đúng đắn và tiến bộ nhất? Xin đơn cử một số phương pháp giáo dục trí tuệ hiện đại, đang được áp dụng trên thế giới, để bạn có thể giúp trẻ trong độ tuổi 6 đến 12 tháng phát triển trí tuệ một cách toàn diện. Theo các nhà nghiên cứu, mức độ nhạy bén của các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục trí tuệ cho trẻ 6-12 tháng tuổi theo hướng tiên tiến hiện đại

  1. Giáo dục trí tuệ cho trẻ 6-12 tháng tuổi theo hướng tiên tiến hiện đại
  2. Giáo dục trẻ thơ là một sự nghiệp vĩ đại. Mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất, hàng trăm nghìn cha mẹ thì có hàng trăm nghìn phương thức dạy trẻ khác nhau, nhưng cách giáo dục nào là đúng đắn và tiến bộ nhất? Xin đơn cử một số phương pháp giáo dục trí tuệ hiện đại, đang được áp dụng trên thế giới, để bạn có thể giúp trẻ trong độ tuổi 6 đến 12 tháng phát triển trí tuệ một cách toàn diện. Theo các nhà nghiên cứu, mức độ nhạy bén của các giác quan ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trí não của bé. Vì vậy, để bé thông minh hơn, trong giai đoạn này, người lớn nên tìm cách kích thích tất cả các giác quan của trẻ bằng cách tạo điều kiện cho bé khám phá, cảm nhận thế giới. Hãy cho bé cơ hội Thế giới xung quanh vốn rất đẹp và phong phú, nhiều bậc cha mẹ mượn cớ bận công tác hoặc sợ phiền phức, rất ít đ ưa trẻ đi thưởng thức cái đẹp muôn màu của cuộc sống. Họ chỉ biết kìm giữ con trong một khoảng không gian chật hẹp, khiến các hoạt động của trẻ bị hạn chế. Người lớn đừng bao giờ lơ là, coi nhẹ kích thích của hoàn cảnh sống đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Các bậc cha mẹ hãy cố gắng tận dụng
  3. ngày nghỉ đưa con ra ngoài, như đi dạo chơi công viên, trong rừng cây, bên hồ… Gợi mở trí tò mò Khi được 6 tháng tuổi, trẻ đã cảm nhận được thế giới khác ngoài mẹ. Bản tính tò mò vốn có đã đốt lên ngọn đuốc hiếu kỳ, khiến trẻ luôn có cảm hứng đối với vạn vật. Mọi thứ từ chiếc gối bé vẫn nằm, đến những đồ vật bé chưa bao giờ thấy đều trở thành một kho báu đầy ắp những điều k ì lạ hấp dẫn bé. Dưới sự gợi ý của cha mẹ, thông qua trí tò mò vốn có, trẻ sẽ tìm tòi và hiểu được nhiều điều từ thế giới xung quanh. Dạy con bằng đồ chơi Đồ chơi chính là giáo cụ đắc lực trong việc thúc đẩy các giác quan của bé phát triển. Chọn đồ chơi cho trẻ không phải chuyện dễ dàng, mỗi loại đồ chơi đưa ra những khả năng sử dụng khác nhau sẽ giúp trẻ sáng tạo hơn. Trước tiên, cha mẹ cần lựa chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ở độ tuổi 6-12 tháng thì nên cho bé chơi các đồ như xe đẩy tập đi, xúc xắc, những thứ có thể kéo, lắc là thích hợp nhất.
  4. Căn cứ theo tháng tuổi Giáo dục trí tuệ ở trẻ em cũng phải tuân theo một quá trình nhất định, phù hợp với mức độ phát triển của trẻ. Bé 7 tháng tuổi Cha mẹ nên thường xuyên tổ chức trò chơi và chơi với bé, ví dụ: Chơi trò "ú òa" hoặc dấu đi đồ chơi yêu thích của bé để bé tìm. Khi bé đã có thể chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác và rất thích cầm, nắm, gõ đập đồ chơi hay bất cứ thứ gì vớ được, bạn có thể cho bé chơi những trò rèn luyện đôi tay khéo léo như: dậy bé xé giấy, lăn bóng, vỗ tay, vẫy tay… Khuyến khích bé tự chơi đồ chơi kết hợp với dạy bé học nói, miêu tả đồ vật như: quả bóng, bóng lăn, bóng tròn… Bé 8-9 tháng tuổi Lúc này, bé đã phát âm được những từ như: "ba... ba", "cha... cha" hoặc "ma... ma". Bạn hãy tập cho con làm quen với ngôn ngữ bằng cách thường xuyên trò chuyện với bé, diễn giải cho bé những sự vật xung quanh. Ngôn ngữ bạn sử dụng khi nói chuyện với con cần đơn giản, dễ hiểu, dễ nói.
  5. Khi muốn dạy bé phát âm tên một đồ vật nào đó, bạn nên cho bé nhìn vào đồ vật đấy, nhắc đi nhắc lại tên và dành một khoảng nghỉ để bé có thể nhắc lại theo bạn. Bố mẹ nên cho trẻ tự cầm thìa xúc ăn, tập những động tác đơn giản như hoan hô, vỗ tay, lắc xúc xắc, dạy bé đung đưa theo nhạc… Bé 10 tháng tuổi Trẻ đã biết dùng ngón cái và ngón trỏ để nhón những vật nhỏ. Để những ngón tay của bé thêm linh hoạt, bạn hãy cho bé chơi trò nhặt đồ chơi bỏ vào hộp. Thời kỳ này, bạn hãy dạy trẻ dùng tay thay lời nói. Chẳng hạn, sau khi hỏi trẻ tai, mũi, mắt, mồm của trẻ đâu, bạn cầm tay trẻ chỉ vào những bộ phận đó trên cơ thể bé. Để tăng năng lực cảm nhận của bé với các vật, bố mẹ hãy dạy bé bóc kẹo, chơi trò lắp ghép, bỏ hộp nhỏ vào hộp to, cho bé sờ vào những chất liệu khác nhau. Ví dụ; khi tay bé sờ vào má mẹ mềm, thì bạn nói “mềm mềm”, sờ vào vải mịn thì nói "mịn mịn". Bé 11 tháng tuổi
  6. Hai bàn tay trẻ đã hoạt động khá tự nhiên, bé có thể thực hiện liên tục các động tác phức tạp hơn. Lúc này, cha mẹ có thể dạy bé tập lật các trang sách truyện, chơi xếp gỗ… Phương pháp dạy bé xếp hình bằng gỗ: - Cha mẹ hãy đặt trên bàn một vài miếng gỗ nhỏ nhiều màu sắc. Người lớn làm mẫu cho bé xem, sau đó khuyến khích bé làm lại. - Lúc đầu trẻ thường không xếp được nhưng sau vài lần luyện tập, bé có thể đặt chồng 3 miếng gỗ lên mà không bị đổ. - Sau khi bé xếp xong nên khen ngợi trẻ để bé hứng thú luyện tập tiếp. Bé 12 tháng tuổi Hãy tiếp tục cho bé chơi những trò chơi giáo dục, nhận biết và gọi tên đồ vật. Nếu con bạn đã cầm được bút thì có thể cho bé tập vẽ. Vì lực đè bút lên giấy vẫn còn yếu, bạn nên cho bé cầm bút to, dễ ra mực như bút dạ viết bảng chẳng hạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2