intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nghiệp vụ phục vụ buồng: Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội

Chia sẻ: Tri Mệnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

48
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Nghiệp vụ phục vụ buồng: Phần 2 mô tả nét khái quát chung về khu vực công cộng trong khách sạn. Người học cũng sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về vệ sinh các khu vực công cộng. Phần này cũng bao gồm những kiến thức về giặt là để thực hiện tốt vai trò của một nhân viên phục vụ buồng cho khách sạn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nghiệp vụ phục vụ buồng: Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội

  1. CHƢƠNG 3: VỆ SINH KHU VỰC CÔNG CỘNG Giới thiệu: Chƣơng 3 sẽ mô tả nét khái quát chung về khu vực công cộng trong khách sạn. Ngƣời học cũng sẽ đƣợc trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về vệ sinh các khu vực công cộng. Mục tiêu: Sau khi kết thúc chƣơng 3, ngƣời học có khả năng: - Liệt kê đƣợc tên các khu vực công cộng trong khách sạn. - Trình bày đƣợc các quy trình vệ sinh ở khu vực công cộng. - Tìm đƣợc phƣơng án giải quyết một số tình huống thƣờng gặp. - Luôn vui vẻ, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc. Nội dung chính: 3.1. Các khu vực công cộng trong khách sạn Trong phạm vi khách sạn những khu vực mọi ngƣời đƣợc qua lại tự do gọi là khu vực công cộng. Công việc dọn dẹp các khu vực công cộng thuộc bộ phận buồng chịu trách nhiệm, là một phần của qui trình vệ sinh hang ngày của một nhân viên phục vụ buồng. Các khu vực công cộng trong khách sạn bao gồm: Khu vực tiền sảnh lễ tân - sảnh của mỗi tầng. Các lối hành lang Các outlet trong khách sạn: nhà hàng, quầy bar… Cầu thang bộ, cầu thang thoát hiểm Thang máy (Thang máy khách, Thang máy dịch vụ) Nhà vệ sinh công cộng trong khách sạn Hệ thống cửa kính, cửa sổ của các tầng. Hệ thống phòng hội nghị, phòng họp. Văn phòng làm việc của ban quản lý, phòng chức năng các bộ phận. Các phòng thay đồ của nhân viên. Nhà xe và khu vực xung quanh trong khuôn viên khách sạn… 3.2. Trang thiết bị, công cụ và hóa chất làm vệ sinh Thiết bị dụng cụ làm vệ sinh khu vực công cộng bao gồm: Xe đẩy. Máy hút bụi 94
  2. Cây lau, xô đựng nƣớc. Hoá chất tẩy rửa. Khăn lau ẩm, khăn lau khô. Máy cọ rửa tƣờng nhà. Máy đánh bong sàn nhà cứng. Máy giặt thảm. Thang. Biển báo an toàn, biển báo nguy hiểm. Máy bơm nƣớc. 3.3. Quy trình vệ sinh các khu vực công cộng 3.3.1. Quy trình vệ sinh khu vực tiền sảnh lễ tân, sảnh của mỗi tầng, nhà hàng, quầy bar, phòng hội nghị, phòng họp - Thu nhặt rác, đổ rác từ thùng vào túi thu gom. 95
  3. - Thực hiện việc hút bụi, vệ sinh thảm chống trƣợt, thảm lau bụi và định kỳ thay thảm sạch. - Với sàn gạch - sàn đá, tiến hành hút bụi và lau lại bằng nƣớc lau sàn. - Dùng khăn mềm chuyên dụng lau chùi cửa kính, gƣơng, bàn, ghế, kệ trƣng bày, tranh treo tƣờng… - Với các chậu cây cảnh và chậu hoa – loại bỏ lá khô và các mảnh vụn trong chậu cây, tƣới đủ lƣợng nƣớc theo thời gian quy định; thay – bổ sung nƣớc cho bình hoa theo định kỳ. 3.3.2. Quy trình vệ sinh các lối hành lang Thu gom rác từ các thùng rác đặt ở các lối hàng lang. Chia hành lang thành 2 lối theo chiều dài, thực hiện việc hút bụi (thảm), quét và lau sàn (sàn gạch, đá). Lau chùi phần cửa bên ngoài, tay nắm cửa các phòng khách, tranh – vật phẩm trang trí treo tƣờng. Nhặt bỏ lá khô và tƣới đủ lƣợng nƣớc cần thiết vào khung giờ quy định cho các chậu cây cảnh. 3.3.3. Quy trình vệ sinh thang máy Hút bụi thảm, sàn thang máy. Lau chùi cửa thang máy (bên trong + bên ngoài), các bề mặt không gian bên trong thang máy. Quét và lau sàn thang máy (nếu không đƣợc trải thảm) 3.3.4. Quy trình vệ sinh cầu thang bộ + cầu thang thoát hiểm Với cầu thang bộ đƣợc trải thảm thì thực hiện hút bụi, đƣợc lát gạch đá thì quét và lau các bậc cầu thang. (Tiến hành vệ sinh từ trên xuống) Dùng khăn chuyên dụng lau sạch tay vịn cầu thang. Lau bụi các biển báo thoát hiểm, tay nắm cửa các lối thoát hiểm. 3.3.5. Quy trình vệ sinh nhà vệ sinh công cộng Thu gom rác trong các thùng rác trong nhà vệ sinh. Lau chùi gƣơng, lavabo, bồn toilet, máy sấy tay, tay nắm cửa… bằng các vật dụng, hóa chất chuyên dụng. Bổ sung các vật phẩm cần thiết: xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh… Quét và lau sạch sàn nhàbằng hỗn hợp nƣớc + dung dịch nƣớc lau sàn. 3.3.6. Quy trình vệ sinh văn phòng làm việc, phòng thay đồ nhân viên Thu gom rác từ các thùng rác. Lau chùi bàn, ghế, các bề mặt đồ nội thất – đồ trang trí, cửa – cửa sổ 96
  4. Quét và lau lại bằng cây lau sàn. Bổ sung các vật phẩm cần thiết. 3.4. Một số lƣu ý nhân viên cần nhớ Với những khu vực công cộng có lƣu lƣợng khách và nhân viên đi lại đông, chỉ tiến hành dọn vệ sinh khi khách chƣa ra khỏi phòng và sau thời gian check-out. Trong quá trình dọn vệ sinh, cần phải đặt các biển thông báo: Caution – Cleaning in progress, Caution – Wet Floor… để khách và nhân viên chú ý đi lại một cách an toàn, không bị trƣợt ngã. Cần chú ý vệ sinh cả những khu vực sau rèm cửa, sau lƣng ghế và bên dƣới dùng thùng rác. Phần thực hành Mục tiêu Sau khi môn học kết thúc, người học có khả năng: - Chuẩn bị đƣợc đầy đủ, chính xác các trang thiết bị cần thiết cho công việc vệ sinh khu vực công cộng. - Thực hiện công việc tại các khu vực công cộng đúng quy trình. - Thao tác chuẩn mực, đảm bảo an toàn khi làm việc - Luôn tủ chủ trong công việc, đảm bảo an toàn khi thao tác. Nội dung 1. Vệ sinh khu vực sảnh lễ tân, nhà hàng 2. Vệ sinh khu vực hành lang, cầu thang 3. Vệ sinh phòng vệ sinh công cộng 4. Vệ sinh khu vực văn phòng 97
  5. Câu hỏi ôn tập và thảo luận 1. Những khu vực nào của khách sạn đƣợc gọi là khu vực công cộng? Tầm quan trọng của công tác vệ sinh ở tại những khu vực này? 2. Liệt kê các thiết bị, dụng cụ, hoá chất cho công việc làm vệ sinh khu vực công cộng? 3. Nêu kỹ thuật vệ sinh các khu vực công cộng? 4. Quan sát một khách sạn và lập kế hoạch vệ sinh các khu vực công cộng để phù hợp với quá trình phục vụ khách lƣu trú. 5. Cho biết những khó khăn khi thực hiện công việc vệ sinh tại khu vực công cộng 6. Những loại biển báo nào đƣợc sử dụng khi làm việc tại khu vực công cộng? 7. Nhân viên vệ sinh tại khu vực công cộng cần làm gì để đảm bảo an toàn cho khách tại các khu vực này khi mình làm việc? 98
  6. CHƢƠNG 4. GIẶT LÀ VÀ CHĂM SÓC ĐỒ VẢI Giới thiệu: Giặt là một một dịch vụ bổ sung phổ biến đƣợc thực hiện bởi bộ phận buồng phòng trong khách sạn. Do vậy, một nhân viên phục vụ buồng phòng không những có kiến thức về phục vụ buồng phòng cho khách mà còn đòi hỏi phải có kiến thức về giặt để thực hiện tốt vai trò của một nhân viên phục vụ buồng cho khách sạn. Mục tiêu: Sau khi kết thúc chương 4, người học có khả năng: - Trình bày đƣợc các trang thiết bị phục vụ công việc giặt là. - Xác định đƣợc các loại hình giặt là, ƣu điểm của các hình giặt này. - Nêu đƣợc tính năng của một số các loại vải từ đó rút ra đƣợc những điểm cần lƣu ý khi giặt - Đọc đƣợc một số ký hiệu thƣờng gặp trên quần áo Nội dung chính: 4.1. Khái quát chung về công việc giặt là và chăm sóc đồ vải 4.1.1. Tầm quan trọng của dịch vụ giặt là và chăm sóc đồ vải trong khách sạn Đối với khách sạn dịch vụ giặt là sẽ góp phần khẳng định thƣơng hiệu bởi nó là một tiêu chí để xếp hạng sao. Hàng ngày, nhân viên ngoài thực hiện giặt ủi còn phải kiểm tra và bảo quản hàng vải. Đây cũng là nội dung nằm trong bảng nhiệm vụ của nhân viên bộ phận buồng đƣợc yêu cầu thực hiện mỗi ngày và theo định kỳ. Việc thực hiện nhiệm vụ này giúp khách sạn giảm thiểu một số sự cố không mong muốn và mang lại những lợi ích nhất định sau đây: - Kiểm tra hàng vải nhập vào để đảm bảo số hàng đúng tiêu chuẩn chất lƣợng và số lƣợng, vải sạch, không bị rách hay ố vàng, đúng kích thƣớc theo quy định - Kiểm tra hàng vải bẩn để phân loại và làm sạch đúng cách, tránh tình trạng bị lẫn vào đồ vải sạch gây lây lan vết bẩn và vi khuẩn - Bảo quản hàng vải nhập vào và hàng vải hiện có để đảm bảo hàng vải luôn ở tình trạng tốt nhất về chất lƣợng, đủ số lƣợng, tránh việc bị côn trùng cắn rách, bị ẩm mốc làm ố vàng hay thâm, bẩn; tăng tuổi thọ hàng vải giúp khách sạn tiết kiệm khoản phí khá lớn. - Kiểm tra và bảo quản hàng vải đúng cách giúp khách sạn đảm bảo cung cấp hàng vải với chất lƣợng tốt nhất, mang đến sự hài lòng cho khách lƣu trú. Các loại hàng vải trong khách sạn thƣờng gồm các loại cơ bản nhƣ sau: - Hàng vải từ phòng khách: ga, duvet, vỏ gối, rèm cửa, khăn tắm, áo choàng, thảm… - Hàng vải của bộ phận F&B: khăn trải bàn, bao ghế, khăn ăn, tạp dề, găng tay… - Đồng phục nhân viên - Trang phục khách lƣu trú - Hàng vải khách sạn tự may… 99
  7. 4.1.2. Mặt bằng khu giặt là Để có mặt bằng công nghệ khu giặt là hợp lý nó còn tùy thuộc vào qui mô của khách sạn và loại hình dịch vụ giặt là của khách sạn, đồ giặt, khối lƣợng đồ giặt, số lƣợng trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nhu cầu giặt là, phƣơng pháp giặt mà khu giặt là đƣợc phân ra: phòng giặt cỡ nhỏ, phòng giặt trung bình, phòng giặt cỡ lớn. Phòng giặt cỡ nhỏ thƣờng áp dụng cho những khách sạn có quy mô nhỏ có số lƣợng phòng lớn hơn 150 buồng. Không có phòng là riêng, toàn bộ mặt bằng khoảng 278m2. Phòng giặt cỡ trung bình phụ vụ cho khách sạn từ 350 - 400 buồng. Toàn bộ mặt bằng xấp xỉ 3600m2. Phòng giặt cỡ lớn phụ vụ cho khách sạn 500 - 700 buồng. Toàn bộ mặt bằng 8000m2. Nguyên tắc bố trí khu giặt là từ khâu nhận - phân loại - giặt - vắt - sấy - là - gấp - bảo quản - phân phối, theo một chiều, không trùng lặp hoặc gặp nhau. Thực tế thì đa số các khách sạn đều có khu giặt là riêng để đáp ứng toàn bộ yêu cầu giặt là của khách sạn, trƣờng hợp khách sạn không có phòng giặt riêng thì họ liên kết với những hiệu giặt bên ngoài. 4.1.3. Các loại hình dịch vụ giặt là Giặt khô: là phƣơng pháp loại bỏ vết bẩn bằng hoá chất đặc biệt, tiện ích hơn là dung phƣơng pháp giặt nƣớc. Hoá chất này thƣờng là chất dung môi, không gây cháy để có thể loại bỏ bụi hoặc vết bẩn mà không làm co sợi vải. Giặt nước: dung nƣớc có pha hoá chất giặt chỉ sạch vết bẩn trên vải, phƣơng pháp này có thể dùng máy hoặc vò bằng bàn chải tay. Trƣớc khi giặt cần ngâm đồ giặt vào chậu nƣớc có pha hoá chất tẩy trắng. 4.1.4. Trang thiết bị và hóa chất giặt là 4.1.4.1. Trang thiết bị khu vực giặt là Trang bị dụng cụ giặt là điều hết sức cần thiết. Những sản phẩm nhƣ máy giặt, máy sấy, máy là ủi… sẽ giúp khách sạn giặt sạch quần áo cho khách hàng và đồ vải của chính khách sạn mà không tốn quá nhiều thời gian. Các thiết bị giặt là công nghiệp bao gồm nhiều thiết bị khác nhau tuy nhiên đối với khách sạn thì gồm các sản phẩm sau: Máy giặt công nghiệp Máy sấy công nghiệp Máy là lô công nghiệp Máy thổi form Bàn tẩy điểm Bàn cầu là 4.1.4.2. Hóa chất giặt là 100
  8. Hiểu một cách đơn giản, hóa chất giặt là là tất cả những dung dịch (tồn tại dƣới dạng chất lỏng) hay hỗn hợp (tồn tại ở dạng bột, nén) có chức năng tẩy rửa, làm sạch, thơm và mềm các loại đồ vải, áo quần. Mỗi đồ dùng hay trang phục khác nhau sẽ yêu cầu sử dụng loại hóa chất giặt là tƣơng ứng phù hợp riêng, vừa đảm bảo đƣợc giặt sạch, vừa không làm hƣ hại, nhăn nhúm hay co giãn chất lƣợng vải. Một bộ hóa chất giặt là chuẩn thực hiện đầy đủ các công đoạn nhƣ làm sạch - tẩy trắng - làm thơm - làm mềm các loại đồ vải hay trang phục (áo quần) của khách và nhân viên trong khách sạn sẽ gồm: - Bột/ Nƣớc giặt chính - Chất kiềm hóa - Hóa chất tẩy - Nƣớc xả làm mềm vải - Chất trung hòa và làm trắng vải - Dung môi/ hóa chất giặt khô … Hóa chất giặt là hỗ trợ công việc giặt là của nhân viên hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng để đảm bảo chất lƣợng, đồng thời tránh gây ra sự cố hay sai sót thì cần bảo quản hóa chất đúng cách. Dƣới đây là chỉ dẩn: - Bảo quản hóa chất chƣa sử dụng hay sử dụng còn thừa vào trong kho riêng biệt theo quy định; đảm bảo phân loại rõ ràng và sắp xếp ngăn nắp. - Vệ sinh và kiểm tra kho thƣờng xuyên, đảm bảo kho sạch, thoáng. - Các kệ đựng đảm bảo chắc chắn để chịu đƣợc trọng lƣợng của hóa. chất… 4.2. Quy trình kiểm tra và bảo quản hàng vải 4.2.1. Quy trình thực hiện - Nhận hàng vải bẩn từ nhân viên buồng phòng và nhân viên phục vụ; đồ vải sạch từ nhân viên giặt là; đồ vải mới đƣợc nhập về và tiến hành kiểm tra số lƣợng - chất lƣợng hàng vải - Phân loại hàng vải theo chất liệu và màu sắc trƣớc khi giặt - Bàn giao hàng vải đã phân loại cho laundry. - Kiểm tra, đánh dấu chi tiết và cẩn thận các hàng vải là quần áo của khách, lƣu ý những hƣ hỏng hay yêu cầu đặc biệt để thông báo cho nhân viên giặt là; hạn chế tối đa những sai sót hay than phiền từ khách – Thực hiện đối chiếu quần áo khách sau khi giặt có khớp với biên lai về chủng loại và số lƣợng hay không – Đảm bảo quần áo phải đƣợc gấp gọn, chuẩn xác, treo móc hay bao gói phù hợp theo yêu cầu. 101
  9. - Kiểm tra chất lƣợng đồ vải trƣớc và sau khi giặt, sấy, ủi. - Hàng ngày thực hiện kiểm đếm và thống kê chính xác số lƣợng, chất lƣợng và tình trạng hàng vải - Thống kê đồ vải bị rách, sờn, ố vàng quá mức - Loại bỏ những hàng vải không đảm bảo chất lƣợng hoặc không thể sử dụng đƣợc nữa. - Sắp xếp hàng vải lên kệ theo từng chủng loại, xếp cùng chiều ngay ngắn, hƣớng nếp gấp vào trong để dễ kiểm đếm, bố trí màng che ánh sáng để hàng vải không bị ố hay phai màu. - Định kỳ đảo kho và diệt trừ muỗi, gián, chuột hay các loại côn trùng gây hại khác. - Tuân thủ tiêu chuẩn vệ sinh và phòng cháy chữa cháy trong kho. - Tồn trữ cấp phát quay vòng theo nguyên tắc “hàng nhập trƣớc xuất trƣớc”. - Định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm tra kho vải để đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng phục vụ. 4.2.2. Tiêu chuẩn cần đạt - Sử dụng và bảo quản hàng vải theo đúng quy định và tiêu chuẩn của khách sạn. - Phân loại đồ vải bẩn cẩn thận, chia làm 2 loại là đồ vải bẩn và đồ vải lây nhiễm (đồ vải dính máu hoặc dịch chất thải cơ thể) và cho vào túi riêng biệt; tránh giặt chung các loại đồ vải khác màu, khác chất liệu với nhau vì nhƣ thế sẽ ảnh hƣởng đến các yếu tố nhƣ màu sắc, độ bền, độ co giãn và độ dơ của hàng vải - Đồ vải bẩn phải đƣợc thu gom và chuyển xuống nhà giặt trong ngày - Không giũ mạnh tay đồ vải bẩn khi phân loại, thay và xử lý để tránh lây nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn sang đồ vải sạch và trong môi trƣờng không khí - Không để chung đồ khô với đồ ƣớt, đồ dơ với đồ sạch - Xe đựng đồ vải phải kín, bao phủ đồ vải phải đƣợc giặt sạch sau mỗi lần chứa đồ vải bẩn - Ngƣời thu gom đồ vải phải đeo khẩu trang, mang găng tay để đảm bảo vệ sinh - Đồ vải sạch phải đƣợc bảo quản trong kho có đầy đủ giá kệ hoặc tủ đƣợc vệ sinh sạch sẽ và chất lƣợng chắc chắn - Bảo quản đồ vải nơi sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm và côn trùng… 4.3. Quy trình giặt là 4.3.1. Tính chất các loại vải - Vải cotton 102
  10. Vải cotton là loại vải đƣợc lấy từ hạt cây bông, vải cotton có đặc điểm: nhẹ xốp, nhiều lỗ thoáng, dễ thấm và rất chóng khô vì chất lỏng thấm vào vải nhanh nhƣng không thấm vào các thớ sợi vải, chịu đƣợc nƣớc, có thể chịu nhiệt độ cao khi giặt là (70- 800c), giữ nhiệt độ tốt nhƣng lại không bền màu. Bề mặt có sự láng bóng cao, dễ bắt bẩn nhƣng lại dễ giặt sạch, không co giãn, dễ bị rách hay bị hỏng khi cọ xát và khi gấp. Vải cotton thƣờng sử dụng để làm vỏ gối, ga, khăn trải bàn, khăn ăn, đồng phục nhà bếp, khi sử dụng phải là phẳng. - Vải lanh Vải lanh là loại vải đƣợc lấy từ sợi thân cây gai. Vải lanh có đặc điểm: mịn, thẳng, rất chắc, bóng, nhẹ, xốp, nhiều lỗ thoáng. Vải lanh hay bị nhăn và chịu nƣớc kém hơn vải cotton, tránh để ẩm. Vải lanh chịu đƣợc nhiệt độ cao, khi sử dụng phải là, không dẻo dai nên tránh kéo căng khi giặt là. - Vải len Len đƣợc làm từ lông động vật (thƣờng là từ lông cừu). Các loại nhƣ nỉ, len, dạ, dạ nhân tạo từ len tái sinh. Vải len có đặt điểm là có độ co giản 10% nhƣng dễ bị mềm và đàn hồi khi gặp nhiệt độ cao. Nên cần chú ý là không giặt bằng nƣớc nóng, vì giặt tay bằng nƣớc nóng có thể làm len co lại. Len có độ dai, bền, giữ nhiệt tốt, không bắt bụi nhanh nhƣng dễ bị côn trùng phá hại, do đó cần bảo quản sạch, khô, chống ẩm và chống côn trùng. - Vải tơ lụa Tơ lụa là loại vải đƣợc làm từ kén tằm. Tơ lụa có đặc điểm là mềm, dai, có tính co giãn, dễ giặt tẩy, mát. Tơ lụa dễ bắt bẩn và rụng lông, dễ bị nhàu khi giặt, chịu nƣớc kém, dễ mủn khi ƣớt nên tránh kéo căn khi vải tơ lụa ƣớt. Tơ lụa có thể bị hỏng vì nhiệt độ cao, nên chỉ giặt bằng nƣớc lạnh, ấm và phơi ở nơi râm mát và là mặt trái khi vải chƣa khô hẳn, không vẩy nƣớc khi là vì vải sẽ bị dão và phẳng không đều. - Vải sợi nhân tạo Vải sơi nhân tạo là loại vải đƣợc tổng hợp từ hóa chất. Loại vải này có thể pha nilon hoặc đơn thuần là nilon Vải sợi nhân tạo có đặc điểm: có tính bền, chắc, dai, chống bào mòn tốt ở điều kiện ƣớt hoặc khô, nên có thể chịu đƣợc sức kéo căng khi giặt, sấy hoặc là. Vải sợi nhân tạo có tính co giãn và mềm dẻo tốt nhƣng cần tránh căng khi giặt. Bề mặt nhẵn nên cần tránh cọ sát khi giặt, ở nhiệt độ cao có thể bị chẩy hoặc bị co rúm, vải trắng có thể bị đổi màu do vậy nên giặt vải bằng nƣớc ấm và là ở nhiệt độ thấp. 103
  11. Nilon là một loại vải sợi nhân tạo dẫn điện, dẫn nhiệt kém, chịu đƣợc chất tẩy nồng độ cao. Nilon là một loại sợi nhân tạo có khả năng tĩnh điện, đặc biệt trong điều kiện lạnh, nên vải nilon dễ hấp thụ bụi, dễ bắt bẩn, do vậy không nên giặt quần áo trắng cùng với các vải bẩn nhiều. 4.3.2. Các phương pháp giặt cơ bản Tẩy bỏ vết bẩn: tẩy bỏ vết bẩn trƣớc khi lau khô hoặc giặt Giặt: bao gồm cả giặt, vắt, sấy khô hoặc là Là khô: bao gồm là ủi hoặc ép vắt khô 4.3.3. Các ký hiệu thông dụng trên đồ vải và ý nghĩa của chúng 4.3.3.1. Ký hiệu giặt Ký hiệu giặt đƣợc xem là ký hiệu cơ bản ban đầu cho các biểu tƣợng về sau đƣợc thể hiện bằng hình một chiếc chậu đựng đầy nƣớc. Các ký hiệu có thể cho bạn biết quần áo của bạn phải đƣợc giặt trong điều kiện về nhiệt độ và chế độ nào là phù hợp nhất với quần áo. Bảng 4.1. Ký hiệu chỉ dẫn chế độ giặt 104
  12. (Nguồn sưu tầm Internet) 4.3.3.2. Ký hiệu sử dụng nước tẩy Sử dụng chất tẩy trong việc giặt là quần áo đều là việc rất bình thƣờng và phổ biến. Vì vậy bạn cũng nên chú ý các loại chất tẩy nào sử dụng đƣợc với loại quần áo nào thông qua các ký hiệu trên nhãn quần áo nhé. Khác với các loại ký hiệu về giặt ủi đều sử dụng hình chậu nƣớc thì hình tam giác sẽ là ký hiệu giúp bạn nhận biết đƣợc về các loại chất tẩy rửa đƣợc sử dụng cho quần áo của bạn. 105
  13. Bảng 4.2. Ký hiệu chỉ dẫn sử dụng nƣớc tẩy (Nguồn sưu tầm Internet) 4.3.3.3. Ký hiệu vắt và sấy khô quần áo Ký hiệu sấy khô cơ bản bao gồm ô vuông chứa một vòng tròn bên trong, cũng tƣơng tự ký hiệu giặt chúng cũng quy định số chấm bên trong vòng tròn tƣơng ứng với mức nhiệt độ sấy ở 3 mức độ sấy ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ thƣờng và cao. Bảng 4.3. Ký hiệu chỉ dẫn vắt và sấy khô quần áo (Nguồn sưu tầm Internet) 4.3.3.4. Ký hiệu hướng dẫn ủi (là) quần áo 106
  14. Ký hiệu về ủi (là) quần áo đƣợc sử dụng hình ảnh một chiếc bàn ủi với số chấm tƣơng ứng với nhiệt độ có thể là tăng dần. Bảng 4.4. Ký hiệu chỉ dẫn là quần áo (Nguồn sưu tầm Internet) 4.3.3.5. Ký hiệu giặt khô quần áo Ký hiệu giặt khô quần áo thì sử dụng một hình vòng tròn, lƣu ý là khi mác quần áo có ký hiệu giặt khô thì có nghĩa là sản phẩm cần sự chăm sóc đặc biệt từ ngƣời sử dụng (thƣờng là chất liệu len, lụa…). Bạn nên giặt bằng tay và sử dụng các loại nƣớc xả vải đƣợc thiết kế riêng, phù hợp với chất liệu loại vải này hoặc nƣớc xả không chứa enzymes, chất tẩy hoặc chất làm sáng màu… 107
  15. Bảng 4.5. Ký hiệu chỉ dẫn giặt khô quần áo (Nguồn sưu tầm Internet) 4.4. Quy trình giặt là 4.4.1. Quy trình giặt đồ vải của các bộ phận Bƣớc 1. Nhận vải bẩn Vải bẩn nhận từ các bộ phận nhƣ phòng khách, bộ phận dịch vụ đƣợc kiểm đến chính xác (đồ của khách có đánh dấu số buồng bằng cách dán, gắn, kẹp) và ghi nhận vào biên lai và sổ nhận theo đứng tên khách hoặc tên bộ phận dịch vụ, số lƣợng, đặc điểm và có chữ ký của khách hay bộ phận dịch vụ. Bƣớc 2. Vận chuyển vải bẩn đến phòng giặt Vải bẩn đƣợc vận chuyển bằng xách tay hoặc xe đẩy hoặc ống dẫn (nhẵn không nhọn sắt). Nếu vận chuyển bằng tay không nên kéo lê vải trên sàn vì có thể làm chúng bẩn hoặc hỏng thêm, se đẩy chở vải cũng phải đảm bảo không có mấu chốt thò ra có thể làm thủng hay rách vải. Bƣớc 3. Phân loại vải bẩn Mục đích: phân loại vải bẩn là để lựa chọn đúng phƣơng pháp (nhiệt độ thời gian giặt) thích hợp. 108
  16. Vải bẩn có thể đƣợc phân loại theo mức độ bẩn (bẩn ít, bẩn vừa, bẩn nhiều hoặc có bệnh). Vì những đồ vải bẩn vừa ít tốn công hơn và quá trình giặt ngắn hơn những đồ vải bẩn nhiều giặt sẽ tốn công hơn và thời gian sẽ lâu hơn. Phân loại theo chất liệu vải (cần chú ý một số loại len, tơ, lụa sẽ có cách giặt, chất tẩy và nhiệt độ, phƣơng pháp giặt thích hợp để tránh làm hỏng vải). Ví dụ: đồ vải len và dệt cần đƣợc khuấy nhẹ hơn. Phân loại theo màu vải sẽ có cách giặt, chất tẩy và nhiệt độ thích hợp (không dùng chất tẩy clorua với vải màu, vải màu mới nên giặt riêng trong các lần đầu để tránh loang sang thứ vải khác) Phân loại theo hình dáng một số đồ đặc biệt (đồ lót của phụ nữ nên giặt riêng trong túi nilon) Mỗi loại vải có thể gắn phƣơng pháp giặt bằng những ký hiệu đƣợc gắn hoặc gán vào đồ giặt là (thƣờng sử dụng những chiếc kẹp vải nhỏ) Bƣớc 4. Giặt vải - Đồ vải đƣợc giặt bằng nƣớc dùng chất tẩy sạch nhờ tác dụng của những cánh khuấy trong máy giặt. Quá trình giặt đồ vải đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau: + Sau khi vải bẩn đƣợc phân loại ngƣời giặt sẽ đƣa vào máy giặt (cần cân vải trƣớc khi chúng đƣợc đƣa vào máy để đảm bảo máy không bị quá tải) + Chọn bột giặt thích hợp + Pha chất tẩy vải bẩn vào nƣớc để làm giảm lƣợng chất bẩn cho những bƣớc tiếp theo. Thƣờng thực hiện ở mức độ trung bình và lƣợng nƣớc lớn (1,5 đến 3 phút). + Quá trình phá vỡ từ 4 - 10 phút thực hiện bằng cách thêm những chất có độ kiềm cao. Thƣờng thực hiện ở nhiệt độ trung bình và lƣợng nƣớc ít. + Quá trình giặt xà phòng từ 5 - 8 phút. Đƣợc thực hiện bằng cách thêm xà phòng vào, đồ giặt đƣợc chà sát, trộn bằng nƣớc nóng với xà phòng với lƣợng nƣớc ít. + Quá trình xả (2 - 5 phút) loại bỏ chất tẩy bẩn và chất kiềm giúp cho chất tẩy bẩn hoạt động có hiệu quả hơn. + Chất tẩy trắng (từ 5 - 8 phút) đƣợc đƣa vào để diệt vi khuẩn làm trắng vải và loại bỏ các chất tẩy bẩn, thực hiện trong điều kiện nƣớc nóng, ít nƣớc. + Quá trình xả nƣớc (1,5 đến 3 phút) đƣợc thực hiện ở nhiệt độ trung bình lƣợng nƣớc nhiều nhằm đƣa xà phòng và chất bẩn ra khỏi vải. + Vắt khô (1,5 - 2 phút) nhằm đƣa chất bẩn, xà phòng ra khỏi vải. Quá trình này không đƣợc thực hiện sau quá trình giặt xà phòng vì nó có thể đƣa chất bẩn trở lại vải. + Thêm chất làm mềm vải cứng nhƣ vải cotton hoặc vải polyeste nếu phải giặt là hai loại vải trên. Quá trình này đƣợc thực hiện ở điều kiện nƣớc ít, nhiệt độ vừa phải (3 - 5 phút). + Quá trình vắt (2 - 12 phút): Sự đánh xoáy với tốc độ cao ở quá trình này sẽ đƣa hầu hết nƣớc ẩm ra khỏi vải. Thời gian phụ thuộc vào loại vải và tốc độ vắt. - Những yêu cầu khi giặt + Cần phải căn cứ vào số lƣợng, tính chất (mức độ sạch, bẩn, chất liệu vải...) để chọn chu trình giặt hợp lý (thời gian, nhiệt độ, cƣờng độ cọ xát sử dụng chất hóa học nhƣ bột giặt, chất tẩy trắng, chất là mềm vải tối ƣu, thích hợp), đảm bảo chất lƣợng, 109
  17. hiệu quả, tiết kiệm thời gian, nƣớc và hóa chất. Ví dụ: cùng là sử dụng nhiệt độ cao nhƣng khi giặt vải bẩn nhiều, sử dụng chất tẩy cần nƣớc 83 - 880C, khi giặt vải bẩn vừa cần nƣớc 720C, khi giặt giẻ nhà bếp cần nƣớc 620C. + Thận trọng với các loại vật phẩm giặt, nên tiến hành giặt ngay va nhanh. + Giữ chất lƣợng đồ giặt là: độ bền, mầu sắc, trạng thái. + Kiểm soát đƣợc các hƣ hỏng, mất mát và xử lý các vấn đề thƣờng gặp nhƣ: màu xám, màu vàng, vết gỉ, vết bẩn mỡ, vết dầu mỡ, cặn bột bám trên vải, vải bị cứng, vải nhạt màu, xơ vải, thủng, xƣớt, vết gấp nhăn, vải bị co... 4.4.2. Quy trình giặt là quần áo cho khách - Bƣớc 1. Nhận thông báo Nhận thông báo phải ghi rõ ràng thời gian nhận đƣợc thông báo, số buồng của khách cần giặt quần áo, nơi nhận quần áo, những yêu cầu khi giặt, chuẩn bị xe chở quần áo. - Bƣớc 2. Nhận quần áo Đi thang máy dành cho nhân viên lên buồng khách nói chung phải nhận quần áo của khách VIP trƣớc và nhanh chóng đƣa đi giặt là. Nếu cửa buồng treo bảng DND thì phải gọi điện thoại báo cho nhân viên trực buồng gọi điện hỏi khách, khách đồng ý thì mới đƣợc vào phòng nhận quần áo. Lập hóa đơn giặt là quần áo, đề nghị khách ký, nếu khách không còn yêu cầu nào khác thì chào khách ra khỏi buồng. Nếu khách không có trong buồng thì đề nghị nhân viên phục vụ buồng mở cửa thu dọn quần áo, ghi hóa đơn giặt là quần áo, trên đó ghi rõ số buồng, tên khách loại đồ giặt, ngày giờ đƣa giặt, ngày giờ lấy đồ giặt, những yêu cầu khác khi giặt và tên ngƣời nhận. Những quần áo của khách để ở phòng làm việc của nhân viên phục vụ buồng. Nếu không có hóa đơn và không rõ buồng của khách thì nhân viên phục vụ phải xác nhận số buồng của khách và ký nhận. Khi nhận quần áo của khách phải ghi vào sổ sách. Trong đó ghi rõ số buồng, ngày, giờ nhận, khi nhận quần áo khách có mặt không, ngày giờ trả và những yêu cầu của khách khi giặt là. Nhận quần áo xong phải nhanh chóng ra khỏi phòng khách không đƣợc nấn ná ở lại buồng khách. - Bƣớc 3. Kiểm tra quần áo trƣớc khi giặt là Kiểm tra trong túi quần áo có còn để sót vật gì không. Nếu có tiền hoặc đồ vật quý thì sử lý theo “Quy định 96 cất giữ và trao trả vật để quên của khách’’, nếu là vật nhỏ thì giữ lại, chờ khi trả quần áo thì trao trả cho khách. Kiểm tra xem quần áo, túi quần áo, cổ tay áo, đũng quần có bị thủng rách, sờn hay không, đệm vai có nguyên vẹn hay không. Kiểm tra xem thân áo, ống quần có bị thủng hay không, có bạc màu vết ố, đứt cúc không, kéo khóa có trơn tru hay không. Chất liệu quần lót có giặt đƣợc không, có rách hay tuột chỉ không và phân tích xem khi giặt có phai màu hay không. Nếu có vấn đề gì thì phải liên hệ với khách thì mới đƣa đi giặt là. Nếu quần áo bị ố bẩn nghiêm trọng thì phải thông báo cho khách biết có khả năng giặt không sạch đƣợc. 110
  18. Nếu phát hiện có khả năng xảy ra hậu quả xấu sau khi giặt là nhƣ: vải bị co, bay màu thì phải thông báo cho khách, nếu khách đồng ý thì mới đƣa đi giặt. Kiểm tra đối chiếu xem biên lai và số lƣợng quần áo thực tế có khớp nhau không, nếu không khớp thì phải viết giấy thông báo cho khách. Ghi rõ ngày giờ đối chiếu, tên ngƣời đối chiếu. - Bƣớc 4. Đƣa đi giặt là Trƣớc khi đƣa đi giặt là phải vào sổ sách. Trong đó ghi rõ chất lƣợng kiểu dáng và nhãn mác quấn áo. Căn cứ vào chất lƣợng để xác định phƣơng pháp giặt là, quần áo loại sang trọng có thể giặt là riêng để đảm bảo chất lƣợng. Giặt xong phải là kỹ phẳng phiu. - Bƣớc 4. Giặt: theo quy trình chung. - Bƣớc 5. Kiểm tra sau khi giặt là Đối chiếu quần áo sau khi giặt có khớp với biên lai vế chủng loại, số lƣợng hay không. Kiểm tra xem cúc quấn áo có đủ không, các con đỉa ở lƣng áo và ở cạp quần, các hình trang trí trên quần áo, đệm vai có đủ không. Quần áo phải đƣợc gấp chuẩn xác, bao gói phải phù hợp với yêu cầu. Kiểm tra xem quần áo có đƣợc giặt sạch không, có còn vết bẩn không, kiểm tra chất lƣợng là, kiểm tra các yêu cầu đặc biệt của khách (nhƣ quần áo phải đƣợc hồ) có thực hiện đƣợc không. - Bƣớc 6. Xử lý sau khi giặt là Nếu còn tồn tại vấn đề nghiêm trọng thì chuyển cho xƣởng giặt là giặt lại cho khách, nếu bị sứt chỉ mất cúc thì chuyển cho thợ may xử lý, nếu vẫn còn vết bẩn nhỏ thì lấy thuốc tẩy phù hợp tẩy cho sạch. Nếu là chƣa đạt yêu cầu thi cần là lại. - Bƣớc 7. Trao trả quần áo cho khách Khi nhận quần áo do xƣởng giặt là trao trả phải đối chiếu với biên lai và vào sổ sách. Biên lai giặt là có bốn liên: liên thứ nhất lƣu lại cho nhóm phụ trách công việc về đồ dùng bằng vải, chờ để trao cho khách kèm với trao trả quần áo, liên thứ hai giao cho xƣởng giặt là, liên thứ ba, tƣ kèm vào báo cáo kinh doanh giặt là hàng ngày cho khách rồi trình cho ngƣời quản lý văn phòng bộ phận buồng ký duyệt. Sau chuyển cho lễ tân thanh toán với khách thu tiền tại bộ phận tiếp nhận khách. Cử ngƣời mang trao trả quần áo cho khách đúng hẹn. 111
  19. Câu hỏi ôn tập và thảo luận 1. Hãy trình bày tính chất của các loại đồ vải 2. Trình bày các phƣơng pháp giặt cơ bản 3. Hãy trình bày các trang thiết bị để giặt và cho biết công dụng của nó 4. Trong giặt là ngƣời ta thƣờng sử dụng những loại hóa chất nào? Hãy kể tên và cho biết công dụng, cách sử dụng các hóa chất đó? 5. Quy trình giặt có bao nhiêu bƣớc? Hãy trình bày những công việc phải làm trong từng bƣớc đó? 112
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sơn Hồng Đức, Khách sạn hiện đại quản lý hiệu quả ngành quản gia, NXB Lao động xã hội, 2005, tr: 161- 205. 2. Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch, Giáo trình nghiệp vụ lưu trú, NXB Thanh niên, 2005. 3. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Lan Hƣơng, Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008, tr: 139 -169. 4. Lục Bội Minh, Quản lý khách sạn hiện đại, NXB Chính trị quốc gia viện nghiên cứu phát triển du lịch, 1998, tr: 459 – 522. 5. Vũ Thị Bích Phƣơng, Phan Mai Thu Thảo, Giáo trình nghiệp vụ phục vụ buồng, NXB Hà Nội, 2006, tr 70 -155. 6. Vũ Thị Vui, Giáo trình lý thuyết nghiệp vụ lưu trú, Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội, 2008, tr: 87- 111. 7. Tổng cục du lịch Việt Nam - Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam, Tiêu chuẩn kỹ năng thực hành Nghề phục vụ buồng VTOS, năm 2005, 173 trang. 8. Tổng cục du lịch – Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Giáo trình điện tử Nghiệp vụ lễ tân khách sạn, NXB Công an nhân dân, 2005. tr: 71- 77. 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2