intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình phân tích công tác định vị công trình dẫn tim cốt công trình trong lắp đặt ván khuôn p3

Chia sẻ: Fdsf Gfjy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

105
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cốt thép khi lắp dựng phải đảm bảo : + Lắp đặt đúng vị trí của từng thanh. + Đảm bảo khoảng cách giữa các thanh . + Đảm bảo lớp bê tông bảo vệ. + Cốt thép phải sạch sẽ không bị hoen gỉ, dính dầu mỡ, bùn đất. + Đảm bảo độ vững chắc và ổn định của các mối nối. + Đảm bảo độ vững chắc của cốt thép trong quá trình đổ bê tông. Trước khi đổ bê tông các cấu kiện, công tác lắp dựng cốt thép phải được nghiệm thu giữa các bên. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình phân tích công tác định vị công trình dẫn tim cốt công trình trong lắp đặt ván khuôn p3

  1. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH: A 3 Cốt thép khi lắp dựng phải đảm bảo : + Lắp đặt đúng vị trí của từng thanh. + Đảm bảo khoảng cách giữa các thanh . + Đảm bảo lớp bê tông bảo vệ. + Cốt thép phải sạch sẽ không bị hoen gỉ, dính dầu mỡ, bùn đất. + Đảm bảo độ vững chắc và ổn định của các mố i nố i. + Đảm bảo độ vững chắc của cốt thép trong quá trình đổ bê tông. Trước khi đổ bê tông các cấu kiện, công tác lắp dựng cốt thép phải được nghiệm thu giữa các bên. f. Công tác bê tông : Xi măng sử dụng đảm bảo theo các yêu cầu của tcvn 2682-92. Cốt liệu dùng cho bê tông tho ả mãn yêu cầu của tcvn 1770-86, 1771-86 Nước dùng cho bê tông thoả mãn yêu cầu tcvn 4560-87. Việc lấy mẫu thử tại công trường được thực hiện với sự giám sát của kỹ sư hoặc ngườ i được uỷ quyền. số mẫu thử lấy theo tcvn 4452-87. Yêu cầu đố i với mẫu thử là sau 7 ngày phải đạt 65% cường độ, sau 28 ngày đạt 100 cường độ. *Trình tự thi công bê tông gồm các bước: Công tác chuẩn bị: Kiểm tra độ chính xác các bộ phận trong công tác ván khuô n, cốt thép trước khi đổ bê tông nhằm đảm bảo độ ổn định. ván khuôn cốt thép phải được nghiệm thu trước khi đổ
  2. bê tông . dùng máy thu ỷ bình, máy kinh vĩ để kiểm tra lại cốt đáy móng và cốt đỉnh móng, vị trí các trục . Công tác đổ bể tông: Đổ bê tông phải đảm bảo không sai lệch vị trí cốt thép, cốp pha và lớp bảo vệ. chiều cao đổ bê tông 1,5m, nếu lớn hơn thì dùng máng đổ hoặc ống vòi có thiết bị rung động. thường xuyên theo dõi tình trạng của ván khuôn và hệ thống chống đỡ và vị trí của cốt thép. khi đổ bê tông gặp trời mưa, thì các đoạn đổ bê tông được che chắn tránh nước mưa xâm nhập. nếu thời gian ngừng đổ quá lâu thì trước khi tiến hành đổ tiếp theo phải làm nhám bề mặt để tăng độ liên kết liền khố i. trong quá trình đổ bê tông tránh để bê tông dính vào các bộ phận khác của ván khuôn và các vật chôn sẵn ở những chỗ chưa đổ bê tông . Có biện pháp xử lý kịp thời những bộ phận ván khuôn bị biến dạng trong quá trình thi công. Giám sát ghi chép, nghiệm thu: thực hiện với các nội dung: Ngày bắt đầu và kết thúc công việc đổ bê tông. Kiểm tra độ sụt của bê tông Khối lượng công tác bê tông hoàn thành theo phân đo ạn công trình. Biên bản chuẩn bị kiểm tra mẫu bê tông, số lượng mẫu, số hiệu, thời hạn, kết quả thí nghiệm mẫu. Nhiệt độ ngoài trời trong thời gian đổ bê tông. Nhiệt độ hỗn hợp bê tông trước khi đổ. Các điều kiện đảm bảo kỹ thuật khi đổ bê tông: Đổ bê tông đến đâu san bằng và đầm ngay đến đó, không đổ thành đống cao tránh các hạt to dơi dồn xuống chân đống. không đổ bêtông vào những chỗ bêtông chưa đầm chặt.
  3. phân chia phạm vi đầm và giao cho từng tổ phân công phụ trách để tránh hiện tượng đầ m sót, đầm lại. chỉ bàn giao ca khi đã đầm xong hỗn hợp bê tông đã đổ xuống khoảng đổ. Bê tông sẽ được đổ thành từng lớp và được đầm kỹ bằng đầm dùi. khi đầm bêtông mũi đầm bê tông lớp trên sẽ được cắm xuống lớp dưới 10cm. trong quá trình đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi đôn đốc để kịp thời điều chỉnh những sai sót của cốt thép và vị trí của những chi tiết chờ cần thiết đặt trong bêtông. sau khi đổ bêtông xong kiểm tra lại cốt đỉnh móng bằng máy thuỷ bình. trong quá trình đổ bêtông khi cần bố trí mạch dừng bêtông thì mạch dừng bêtông phải phẳng và vuông góc với bề mặt cấu kiện. vị trí mạch dừng phải ở vị trí có nộ i lực nhỏ 1/3 nhịp hoặc 2/3 nhịp kết cấu. trước khi đổ bêtông lớp tiếp theo thì đục nhám bề mặt và vệ sinh sạch sẽ. đầm bê tông : + Không nên đầm nhiều quá tránh hiện tượng vữa bê tông lỏng, xi măng và cát tập trung xung quanh chày đầm và nổ i lên mặt gây hiện tượng phân tầng. + Khi đầm bằng đầm dùi, chiều dày lớp bê tông đổ không nên vượt quá 1,25 chiều dài của bộ phận gây chấn động. đầm dùi phải ăn sâu xuống lớp dưới 10cm để liên kết tốt 2 lớp với nhau. thời gian đầm tại một vị trí khoảng 30 giây. khoảng cách di chuyển quả đầm là 1,5 lần bán kính tác dụng của quả đầm, và được rút từ từ không được tắt máy . + Khi đầm bằng đầm bàn, máy đầm phải kéo từ từ và khoảng cách giữa 2 vệt đầm 5 10cm. thời gian đầm tại một vị trí từ 30 35 giây. + Tại vị trí cốt thép dầy đặc, nếu không dùng được đầm thì có thể dùng đoạn sắt để đầm . + Khi đầm tránh làm sai lệch vị trí cốt thép và hư hỏng ván khuôn + Dùng sàn công tác trong quá trình đầm bê tông, tránh dẫm trực tiếp lên cốt thép . Công tác bảo dưỡng bê tông:
  4. Sau khi đổ bê tông từ 10 đến 12h tiến hành bảo dưỡng bê tông theo tcvn 4453-95 bằng cách bơm tưới nước và giữ ẩm bằng bao tải ướt . thời gian bảo dưỡng bê tông phụ thuộc thời tiết, vào nhiệt độ môi trường mà có biện pháp phù hợp. trong thời gian bảo dưỡng tránh các tác động có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cường độ bê tông. thường xuyên kiểm tra độ ẩm bê tông, nếu trời nóng quá thì phải có phủ bao tải đay để giữ độ ẩm. bê tông thường xuyên được tưới nước cho đến khi lấp đất móng. đất lấp móng được tướ i nước đủ để giữ độ ẩm cho bê tông . tránh bê tông bị va chạm mạnh trong thời gian đông cứng. việc theo dõi bảo dưỡng bê tông được các kỹ sư thi công ghi lại trong nhật ký thi công, có chữ ký của tư vấn giám sát. Tháo dỡ coffa: Chỉ được tháo dỡ coffa sau khi bêtông đã đạt cường độ quy định theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công. Khi tháo dỡ cofa phải tháo dỡ theo trình tự hợp lý, phải có biện pháp đề phòng ván khuôn rơi hoặc kết cấu công trình bị sụp đổ bất ngờ. nơi tháo ván khuôn phải có rào ngăn biể n báo. Trước khi tháo cofa phải thu gọn hết các vật liệu thừa và các thiết bị trên các bộ phận công trình sắp tháo coffa. Khi tháo coffa phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu có hiệ n tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo cho cán bộ kỹ thuật thi công biết. Sau khi tháo coffa phải che chắn các lỗ hổng của công trình, không được để coffa lên sàn công tác hay ném coffa từ trên xuống. coffa sau khi tháo phải để đúng nơi quy định. tháo dỡ coffa đố i với những khoang đổ bêtông cốt thép có khẩu độ lớn phải thực hiện đầy đủ yêu cầu về chống đỡ tạm thời.
  5. Khi tháo coffa nếu xuất hiện những vết rỗ trên bề mặt thì tiến hành đục vết rỗ sau đó chèn bằng hỗn hợp vữa bê tông nếu được sự đồng ý của thiết kế. cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cho phép là 70% mác thiết kế khi kết cấu không mang tải trọng ngoài tải trọng bản thân. khi tháo dỡ cốp pha tránh không gây tác động cục bộ lên kết cấu. khi tháo xong đà giáo phải đợi cho bê tông đủ cường độ thiết kế thì mới được chất tải lên. mặt ngoài của bê tông được làm hoàn thiện càng sớm càng tốt ngay sau khi tháo ván khuôn. 4. Công tác bê tông cốt thép cột, dầm, sàn (mái): Do đặc điểm công trình, công tác bê tông cốt thép là hết sức quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc tới tuổi thọ và độ bền công trình. căn cứ vào điều kiện thi công và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, nhà thầu đề xuất trình tự thi công phần kết cấu bê tông cốt thép theo trình tự sau: Định vị t im trục, kích thước, hình dạng và cao độ của cấu kiện Đối với công tác bê tông cốt thép cột, sau khi bê tông móng hoặc bê tông sàn đã đạt cường độ khoảng 25kg/cm2, kỹ sư trắc địa sẽ bật mực tim trục và đường chu vi của cấu kiện, đồng thời phải gửi các đường bật mực này ra ngoài phạm vi cấu kiện một khoảng bằng 500mm để dễ dàng kiểm tra công tác lắp dựng cốt thép và ván khuôn. Đối với công tác bê tông cốt thép dầm sàn,sau khi đã dỡ ván khuôn cột, kỹ sư trắc địa sẽ chuyển cao độ và tim trục lên thân cột và đỉnh cột để từ đó xác định được vị trí hình dạng cho việc triển khai lắp dựng cốt thép và ván khuôn dầm sàn. Công tác gia công lắp dựng cốt thép. Trước khi gia công cốt thép, nhà thầu phải đệ trình bản vẽ gia công chi tiết cốt thép lên chủ đầu tư để xem xét và phê duyệt cả về kích thước hình học của từng thanh, số lượng
  6. từng thanh và tổng trọng lượng đố i với từng cấu kiện cụ thể. sau đó cốt thép được gia công cắt, uốn bằng máy cắt, máy uốn thép tại công trường dựa trên bản vẽ chế tạo cốt thép đã được duyệt. cốt thép đã gia công được đánh số thứ tự rõ ràng và xắp sếp theo từng chủng loại riêng biệt đối với từng cấu kiện cụ thể để tránh nhầm lẫn khi vận chuyể n và lắp dựng. cốt thép tập kết tại công trình đều được bảo quản bằng giá đỡ cách mặt đât ít nhất 45cm và có mái che để cốt thép không bị nước mưa làm rỉ và dính bùn đất. Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo. cắt uốn cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng, phải có biệ pháp ngăn ngừa thép văng ra khi cắt cốt thép có những đoạn ngắn hơn hoặc bằng 0,3m. Đối với các cấu kiện móng, dầm giằng móng, cột, cốt thép gia công sẽ được lựa chọ n đúng chủng loại, vận chuyển thủ công tới vị trí lắp đặt. sau khi cốt thép được nghiệm thu mới được tiến hành ghép cốt pha. lắp đặt cốt thép móng bao gồm cả thép chờ cột. thép chờ cột được đảm bảo độ dài theo quy phạm. Đối với dầm sàn, cốt thép sau khi gia công sẽ được vận chuyển và lắp dựng tại hiện trường. nố i thép bằng phương pháp nố i buộc với chiều dài nố i = 30d tuỳ theo đường kính thép. sử dụng con kê bê tông để đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ. các con kê bê tông được đặt tại những vị trí thích hợp song cũng không quá 1m một điểm kê. các viên này được chế tạo bằng vữa xi măng theo tỷ lệ xm/c = 1/3 Công tác gia công lắp dựng ván khuôn Trong công trình này, vật liệu để gia công lắp dựng ván khuôn là ván khuôn thép. đối vớ i từng cấu kiện cụ thể, nhà thầu sẽ lựa chọn phương án ván khuôn thích hợp và thuận tiện cho việc định hình cấu kiện nhất. khoảng cách giữa các nẹp dọc, nẹp ngang được tính
  7. toán theo áp lực của bê tông khi đầm. đối với ván khuôn sàn cần phải tính thêm trọng lượng bê tông, tải trọng người và độ võng của sàn. Ván khuôn phải được ghép đúng kích thước cấu kiện, phải chặt, kín khít không cong vênh để đảm bảo không bị mất nước ximăng trong quá trình đổ. Đối với các cấu kiện là móng sẽ dùng ván khuôn nhóm v. ván khuôn được liên kết với nhau chắc chắn. để tránh xê dịch vị trí hay bị phình đổ. dầm bê tông phải văng chống định vị theo phương ngang và xiên. sử dụng các viên kê bằng bê tông để đảm bảo cốt thép không bị uốn hoặc cong sát vào thành ván khuôn khi điều chỉnh vị trí ván khuôn. sau khi lắp dựng xong, dựa vào đường bật mực trục và các cos cao độ để kiểm tra toàn bộ hệ thống ván khuôn cả về kích thước, vị trí, hình dạng cao độ theo thiết kế. Đối với ván khuôn cột, dùng ván khuôn thép đ ịnh hình kết hợp với gông thép góc l63x63x6 chế tạo sẵn và có thể dùng cho nhiều kích thước cột khác nhau. khoảng cách các gông này sẽ được tính toán cụ thể cho từng cột để tránh biến dạng trong thi công. phía dưới chân cột phải để 1 lỗ nhỏ để dọn vệ sinh trước khi đổ bê tông. đối với các cột cao hơn 1,5m phải để cửa đổ bê tông để tránh phân tầng. Đối với ván khuôn dầm dùng ván khuôn thép đ ịnh hình. hệ thống đỡ ván khuôn dầ m bằng dầm gỗ 80x120 và 100x120. các dầm này được tỳ lên hệ giáo chống tổ hợp được điều chỉnh độ cao bằng các kích chân. Ván khuôn sàn dùng gỗ ván ép dày 20 hoặc ván khuôn tôn sàn và được đặt chờm lên ván khuôn thành dầm để có thể tháo ván khuôn thành dầm sớm. hệ thống đỡ ván khuôn sàn là hệ giáo chống tổ hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0