intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:47

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh; Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp; Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày….tháng….năm 2021 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình 1
  2. Ninh Bình, năm 2021 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
  4. LỜI GIỚI THIỆU Trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi. Muốn vậy, yêu cầu doanh nghiệp phải được thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, nhằm đánh giá đúng đắn mọi hoạt động kinh doanh trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và lựa chọn đưa ra quyết định tối ưu phương án hoạt động kinh doanh. Giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh” là tài liệu chính thức sử dụng giảng dạy và học tập cho sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương đề cập đến toàn bộ những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Chương 1: Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh Chương 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp Chương 3: Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng, song cuốn giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh không tránh khỏi khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong được các đồng nghiệp và bạn đọc gần xa chân thành góp ý để cuốn sách được hoàn thiện tốt hơn trong lần xuất bản sau. Xin chân thành cảm ơn! Ninh Bình, ngày…..........tháng…........... năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Phạm Thị Thu Hiền 2. Đỗ Quang Khải 3. Cao Thị Kim Cúc 4
  5. MỤC LỤC 1. Khái niệm, đối tượng, nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh. . 9 1.1. Khái niệm........................................................................................... 9 1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh. ..............................10 1.3. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh................................ 10 2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh. ..........................10 2.1. Phương pháp so sánh..................................................................... 10 2.2. Phương pháp liên hệ cân đối........................................................... 13 2.3. Phương pháp phân tích chi tiết........................................................ 15 2.4 Phương pháp thay thế liên hoàn...................................................... 16 2.5. Phương pháp số chênh lệch............................................................ 19 3. Tổ chức và phân loại phân tích kinh doanh........................................20 3.1. Các loại hình phân tích kinh doanh..................................................20 3.2. Tổ chức công tác phân tích kinh doanh........................................... 21 1. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất ................................................................................................................ 23 1.1 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất . 23 1.2. Nhiệm vụ của phân tích sử dụng các yếu tố sản xuất ....................24 2. Phân tích tình hình sử dụng yếu tố lao động (LĐ) ..............................24 2.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động ..............................24 2.2. Phân tích tình hình tăng giảm năng suất lao động..........................25 2.3 Phương hướng nâng cao năng suất lao động..................................27 3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định.......................................30 3.1. Phân tích tình hình trang bị kỹ thuật................................................ 30 3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định....................................32 4. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu. .....................................34 4.1. Phân tích hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu. ..................................34 4.2. Phân tích thường xuyên tình hình cung cấp NVL. ...........................35 4.3. Phân tích định kỳ tình hình cung cấp nguyên vật liệu. .....................36 1. Ý nghĩa, nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. ................................................................................................................ 39 1.1. Ý ng hĩa........................................................................................... 39 1.2. Nội dung phân tích........................................................................... 40 2. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá................................................................................ 40 2.1. Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị. ...............................40 2.2. Đánh giá tình hình biến động tổng giá thành. .................................. 42 3. Phân tích chi phí cho 1.000đ sản phẩm hàng hoá..............................44 3.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí cho 1.000đ giá trị sản lượng hàng hoá.......................................................... 44 3.2. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến nghị................................................................................................. 45 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Phân tích hoạt động kinh doanh Mã môn học: MĐ27 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy sau khi học xong các môn học cơ sở. - Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Trang bị cho học sinh những kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế; + Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo học sinh bước đầu tham gia công việc sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp; + Ngoài ra học sinh còn có năng lực để theo học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh trong DN; + Trình bày được những nội dung phân tích, các phương pháp phân tích và tiến hành tổ chức phân tích.. -Về kỹ năng: + Vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn của kinh tế, tài chính thống kê đê phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng của phân tích; + Xây dựng được các phương trình kinh tế khoa học phù hợp với từng đối tượng cần phân tích; + Lựa chọn đúng các phương pháp để phân tích, đánh giá và xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích; + Tổ chức được việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở từng khâu, từng giai đoạn. Từ đó, tìm nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phù hợp. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc tích cực, chủ động sáng tạo, có kỷ luật và tác phong công nghiệp; 6
  7. + Có khả năng tìm kiếm việc làm và học lên trình độ cao hơn hoặc tổ chức kinh doanh. Nội dung của môn học: 7
  8. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Mã chương: PT01 Giới thiệu: Nội dung chương giới thiệu sơ lược khái niệm, đối tượng, nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh. Các phương pháp của phân tích hoạt động kinh doanh và công tác tổ chức và phân loại phân tích kinh doanh. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày khái được khái niệm, nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh trong hệ thống quản lý doanh nghiệp; + Trình bày được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh; + Trình bày được các loại hình phân tích kinh doanh; - Về kỹ năng: + Vận dụng 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp; + Ứng dụng tổ chức công tác phân tích kinh doanh ở doanh nghiệp - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức học tập nghiêm túc, chủ động, tích cực trong việc học tập. Nội dung chính: 1. Khái niệm, đối tượng, nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh. 1.1. Khái niệm. - Phân tích, theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó. Ví dụ: Trong lĩnh vực tự nhiên, sự chia nhỏ này được tiến hành với các phương tiện cụ thể như: Phân tích các loại sinh vật bằng kính hiển vi, phân tích các chất hoá học bằng các phản ứng... Trái lại, trong lĩnh vực kinh tế xã hội, các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn tại bằng các khái niện trừu tượng, do đó việc phân tích phải được tiến hành bằng những phương pháp trừu tượng. - Phân tích hoạt động kinh doanh (Operating activities analysis) là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở DN, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng 8
  9. cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở DN. 1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh (tức sự việc xảy ra ở quá khứ). Quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh không phải là các số liệu chung chung mà phải được lượng hoá cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng dẫn việc thực hiện các chỉ tiêu đó để đánh giá. Ví dụ: Nói đến lợi tức thì ở đây là lợi tức trước thuế hay sau thuế, lợi tức đạt được trong 06 tháng hay là cả năm, lợi tức tất cả các mặt hoạt động hay chỉ là kết quả của một mặt hàng chính nào đó. Hay khi nói đến các nhân tố tác động, ta có chỉ tiêu sau: Giá trị sản lượng = Tổng số giờ làm việc x Giá trị bình quân một giờ. Đối tượng phân tích ở đây là chỉ tiêu giá trị sản lượng có hai nhân tố tác động là tổng số giờ và giá trị bình quân một giờ làm việc. Việc thực hiện kế hoạch của đối tượng phân tích sẽ tuỳ thuộc vào việc thực hiện kế hoạch của hai nhân tố tác động trên. 1.3. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh tập trung vào những vấn đề. - Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của DN hay của từng đơn vị, từng bộ phận. - Phân tích các yếu tố nguồn lực và các điều kiện liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh. - Phân tích hiệu quả kinh doanh của DN, của đơn vị, của từng bộ phận và hiệu quả của các yếu tố nguồn lực sử dụng vào sản xuất. 2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh. Để đạt được mục đích của phân tích, có thể sử dụng các phương pháp phát triển khác nhau và mỗi phương pháp đều có thể nhấn mạnh và hạn chế của nó, đòi hỏi phải có trình độ vận dụng một cách thành thạo mới đạt được mục đích đặt ra. Sau đây là một số phương pháp thường dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh: 2.1. Phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh được sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh doanh, khi sử dụng phương pháp này cần phải quán triệt các nội dung sau: 9
  10. 2.1.1. Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, các gốc so sánh có thể là: - Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế. - Các tài liệu dự kiến như kế hoạch, định mức dùng làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện so với mục tiêu dự kiến đã đề ra. 2.1.2. Điều kiện so sánh: Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu được sử dụng phải thống nhất về các mặt sau: - Có ít nhất 2 đại lượng hoặc 2 chỉ tiêu cần so sánh - Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. - Phải cùng phương pháp tính toán. - Phải cùng một đơn vị đo lường - Phải cùng một khoảng thời gian hạch toán. 2.1.3. Kỹ thuật so sánh Để đáp ứng cho các mục tiêu so sánh người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: - So sánh tuyệt đối: Số tuyệt đối là số biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó. So sánh tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau nhằm đánh giá sự biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế đó. Ví dụ: Doanh thu của một công ty dự kiến kỳ kế hoạch đạt được là 100 triệu đồng ; nhưng thực tế công ty đã đạt được 150 triệu đồng. So sánh số tuyệt đối ta có: 150 triệu đồng - 100 triệu đồng = + 50 triệu đồng. Như vậy công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về doanh thu là 50 triệu đồng. - So sánh số tương đối: Có nhiều loại số tương đối, tuỳ theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù hợp. + Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối hoàn = Chỉ tiêu kỳ phân tích x 100 10
  11. thành kế hoạch Chỉ tiêu kỳ gốc Ví dụ: Doanh thu của một công ty dự kiến kỳ kế hoạch đạt được là 100 triệu đồng ; nhưng thực tế công ty đã đạt được 150 triệu đồng. Số tương đối hoàn thành kế hoạch (%). 150 100% = 150% 100 Như vậy, công ty đã đạt 150% kế hoạch doanh thu, hoàn thành vượt mức 50% kế hoạch đề ra. + Số tương đối hoàn thành kế hoạch hệ số điều chỉnh. Là kết quả chênh lệch giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc (kế hoạch) được điều chỉnh theo kết quả của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định đến chỉ tiêu phân tích. Công thức xác định: Mức biến động tương đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích - (Chỉ tiêu kỳ gốc x Hệ số điều chỉnh) Ví dụ: Để minh hoạ ta sẽ phân tích chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng với kết quả doanh thu tiêu thụ tại một doanh nghiệp với tài liệu: Thực Chênh lệch Chỉ tiêu Kế hoạch tế Mức % 1. Doanh thu tiêu thụ 500 600 + 100 + 20 2. Tiền lương bán hàng 50 55 +5 + 10 Nếu xét về tiền lương của nhân viên bán hàng thực tế so với kế hoạch tăng 10% tương ứng với 5 triệu đồng. Nếu xét tốc độ tăng chỉ tiêu quỹ lương chi ra trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ thì tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương là 10% (120% - 110%). Để thấy rõ việc chi trả tiền lương này có hợp lý hay không, ta không tính mức biến động tương đối của chỉ tiêu tiền lương giữa thực hiện so với kế hoạch được điều chỉnh với hệ số tăng của quy mô tiêu thụ như sau: Mức biến động tương đối = 55 - (50 x 120%) = 55 - 60 = - 5 Như vậy kết quả của mức biến động tương đối có điều chỉnh cho ta thấy so với kế haọch doanh nghiệp đã tiết kiệm được 5 triệu đồng tiền lương. Thực vậy theo kế hoạch với mức doanh thu 500 triệu đồng thì phải chi cho tiền lương cho nhân viên bán hàng là 50 triệu đồng. Thực tế doanh thu đạt được 600 triẹu đồng thì phải chi cho nhân viên bấn 11
  12. hàng tương ứng là 60 triệu đồng tiền lương. Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp chỉ mới chi 55 triệu đồng, như vậy là tiết kiệm 5 triệu đồng chứ không phải vượt chi 5 triệu đồng như mức biến động tuyệt đối phản ánh. 2.2. Phương pháp liên hệ cân đối. Cũng là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng có sẵn mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: Tài sản và nguồn vốn; cân đối hàng tồn kho; đẳng thức quá trình kinh doanh, nhu cầu vốn và sử dụng vốn.v.v... Ví dụ 1: Chỉ tiêu C cần phân tích. C chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tốc a, b, c và các nhân tố này có quan hệ với chỉ tiêu C như sau: C = a + b - c. - Chỉ tiêu phân tích: C = a + b - c. C 0 = a 0 + b 0 - c0 C 1 = a 1 + b 1 - c1 - Đối tượng phân tích (so sánh giữa chỉ tiêu kỳ TT với chỉ tiêu kỳ KH). C = C1 - C0 - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: + Do ảnh hưởng của nhân tố a. a = a1 - a 0 + Do ảnh hưởng của nhân tố b. b = b 1 - b0 + Do ảnh hưởng của nhân tố c. c = - c1 -( - c0) = c0- c1 - Tổng hợp ảnh hưởng của 3 nhân tốc. C = a + b + c. Ví dụ 2: Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tốc đến chỉ tiêu tổng nguồn vật tư cung ứng theo mối quan hệ xác lập như sau: Tổng nguồn VT tồn VT tự VT cung ứng = + + vốn vật tư kỳ trước tìm kiếm theo HĐ Số liệu như sau: TT Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ phân tích 1 VT tồn kỳ trước (B) 100 150 +50 2 VT tự tìm kiếm (C) 200 240 +40 3 VT cungứng theo HĐ (D) 300 260 -40 12
  13. 4 Tổng nguồnVT (A) 600 650 +50 - Chỉ tiêu phân tích: A = B + C + D. A1 = B1 + C1 + D1 = 650 (đơn vị) A0 = B0 + C0 + D0 = 600 (đơn vị) - Đối tượng phân tích: A = A1 - A0 = +50 (đvị). Tổng nguồn VT của DN kỳ phân tích tăng so với kỳ gốc là 50 (đvị) là do ảnh hưởng của 3 nhân tố. + Nhân tố VT tồn kỳ trước. B = B1 - B0 = +50 (đvị). Do vật tư tồn kỳ trước ở kỳ phân tích tăng so với kỳ gốc 50 (đvị) làm cho tổng nguồn VT tăng 50 (đvị). + Nhân tố VT tự tìm kiếm: C = C1 - C0 = +40 (đvị). Do vật tư tự tìm kiếm ở kỳ phân tích tăng so với kỳ gốc 40 (đvị) làm cho tổng nguồn VT tăng 40 (đvị). Do vật tư cung ứng theo HĐ kỳ phân tích giảm so với kỳ gốc 40 (đvị) làm cho tổng nguồn VT tăng 40 (đvị). - Tổng hợp ảnh hưởng của 3 nhân tố. A= B+ C+ D +50 = 50 + 40 + (-40). Kết luận: Như vậy tổng nguồn VT của DN kỳ phân tích tăng so với kỳ gốc 50 (đvị) chủ yếu do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Nhân tốc VT tồn kỳ trước và nhân tố VT tự tìm kiếm. Nếu loại trừ ảnh hưởng của 2 nhân tố này thì thực chất tổng nguồn VT của DN kỳ phân tích giảm so với kỳ gốc là 40 (đvị). Ví dụ 3: Dùng phương pháp liên hệ cân đối, phân tích các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho cuối kỳ qua số liệu sau: ĐVT: ngàn đồng. Chỉ tiêu Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Thực hiện 90.000 1.100.000 1.110.000 80.000 Kế hoạch 100.000 1.000.000 1.050.000 50.000 Bảng 1.3. Tình hình nhập - xuất - tồn. 13
  14. Ta có liên hệ cân đối: Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ = Xuất trong kỳ + Tồn cuối kỳ. Suy ra: Tồn cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Nập trong kỳ - Xuất trong kỳ. (Q) (a) (b) (c) Gọi: Q là chỉ tiêu cần phân tích. a, b, c là các nhân tố - có liên hệ độc lập, ảnh hưởng đến chỉ tiêu cần phân tích. Ta có đối tượng phân tích ( Q): Tồn kho cuối kỳ - Tồn kho cuối kỳ = 80.000 - 50.000 = 30.000đ Q = Q1 - Q0 = a + b - c. Như vậy: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (Tồn đầu kỳ): a = a1 + a0 = 90.000 - 100.000 = -10.000đ. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (Nhập trong kỳ): b = b1 + b0 = 1.100.000 - 1.000.000 = 100.000đ. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (Xuất trong kỳ): c = - c1 + c0 = - 1.110.000 + 1.050.000 = - 60.000đ. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Q = Q1 - Q0 = a + b - c = -10.000 + 100.000 - 60.000 = 30.000đ. Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngày cả công tác hạch toán. 2.3. Phương pháp phân tích chi tiết. - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu. Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành các chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: Tổng giá thành sản phẩm đợc chi tiết theo giá thành của từng loại sản phẩm sản xuất. Trong mỗi loại sản phẩm, giá thành được chi tiết theo các yếu tố của chi phí sản xuất. - Chi tiết theo thời gian. Các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những nguyên nhân tác động không giống nhau. Việc phân tích chi tiết này giúp ta đánh giá chính xác 14
  15. và đúng đắn KQKD, từ đó có các giải pháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian. Ví dụ: + Trong sản xuất: Lượng sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp được chi tiết theo từng tháng, quý. + Trong DN thương mại: Kết quả doanh thu tiêu thị hoặc khối lượng hàng mua được chi tiết theo tháng, quý để mua bán nhịp độ mua bán. + Trong sản xuất nông nghiệp, CDCB, dịch vụ chúng được chi tiết theo mùa vụ để nghiên cứu tính thời vụ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. - Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh. Kết quả HĐKD do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểm phát sinh khác nhau tạo nên. Việc chi tiết này nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau, nhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu kém của các bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau. 2.4 Phương pháp thay thế liên hoàn. 2.4.1. Khái niệm Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoàn thành kế hoạch về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. 2.4.2. Tác dụng Xác định được một cách cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiện tượng nghiên cứu. Qua đó thấy được nhân tố tích cực, nhân tố chưa tích cực, nhân tố chủ yếu, nhân tố thứ yếu ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, giúp ta thấy được chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 2.4.3. Nguyên tắc vận dụng: Khi vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn trong phân tích hoạt động kinh tế cần tuân theo các nguyên tắc sau: - Các nhân tố phải có mối quan hệ tích số, thương số hoặc kết hợp cả tích số và thương số - Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích, theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng . - Để xác định ảnh hưởng của nhân tố nào, ta thay thế nhân tố ở kỳ phân tích đó vào nhân tốc kỳ gốc, cố định các nhân tố khác rồi tính lại kết quả của chỉ tiêu phân tích. Sau đó đem kết quả này so sánh với kết quả của chỉ tiêu ở bước liền trước, chênh lệch này là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế. 15
  16. - Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự đã sắp xếp để xác định ảnh hưởng của chúng. Khi thay thế nhân tố số lượng thì phải cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc, ngược lại khi thay thế nhân tố chất lượng thì phải cố định nhân tố số lượng ở kỳ phân tích. - Tổng đại số các nhân tố ảnh hưởng phải bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc (đối tượng phân tích). Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước sau: Bước 1: Thiết lập phương trình kinh tế Bước 2: Xác định đối tượng phân tích Bước 3: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Bước 5: Nhận xét – Kết luận Ví dụ: Giả sử có 3 nhân tố a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Phân tích mức độ ảnh hưởng của a, b, c đối với chỉ tiêu Q Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Gọi Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Bước 1: Thiết lập phương trình kinh tế Q=axbxc Bước 2: Xác định đối tượng phân tích : Q = Q1 - Q0 - Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 - Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 Do vậy ta có đối tượng phân tích: Q1 - Q0 = Q Bước 3: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố: - Xác định ảnh hưởng của nhân tố a: Thay thế lần 1: Qa = a1 x b0 x c0 Mức ảnh hưởng của nhân tố: Qa = Qa - Q0 - Xác định ảnh hưởng của nhân tố b: Thay thế lần 2: Qb = a1 x b1 x c0 Mức ảnh hưởng của nhân tố b: Qb = Qb - Qa - Xác định ảnh hưởng của nhân tố c: Thay thế lần 3: Qc = a1 x b1 x c1 Mức ảnh hưởng của nhân tố b: Qc = Qc - Qb Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng và phân tích: 16
  17. Qa + Qb + Qc = Q Bước 5: Nhận xét – Kết luận 2.4.4. Ưu nhược điểm của phương pháp - Ưu điểm: + Là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán. + Phương pháp thay thế liên hoàn có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế. - Nhược điểm: + Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp tất cả các nhân tố đều cùng thay đổi. + Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trường hợp để phân biệt được nhân tố nào là nhân tố số lượng và chất lượng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không chính xác. Ví dụ: Có tài liệu về chi phí vật liệu để sản xuất sản phẩm tại 1 doanh nghiệp trong kỳ như sau: Kế Chênh lệch Chỉ tiêu TH hoạch Mức % 1. Số lượng sản phẩm sản xuất (cái) 1.20 1.000 + 200 + 20 0 2. Mức tiêu hao VL cho 1 SP (kg) 10 9,5 - 0,5 -5 3. Đơn giá 1 kg VL (nghìn đồng) 50 55 +5 + 10 Yêu cầu: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động chi phí vật liệu giữa thực tế so với kế hoạch theo phương pháp thay thế liên hoàn. - Xây dựng phương trình kinh tế: biểu hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng chi phí vật liệu. Tổng chi Số lượng Mức tiêu Đơn giá = x x phí vật liệu sản phẩm hao VL/SP vật liệu Tổng chi phí vật liệu kỳ KH: 1.000 x 10 x 50 = 500.000 (nghìn đồng) Tổng chi phí vật liệu kỳ TH: 1.200 x 9,5 x 55 = 627.000 (nghìn đồng) - Xác định đối tượng phân tích: 627.000 - 500.000 = + 127.000 (nghìn đồng) 17
  18. Tổng chi phí vật liệu thực tế so với kế hoạch tăng 127.000 (nghìn đồng). - Xác định nhân tố ảnh hưởng: + Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm. Chi phí vật liệu = 1.200 x 10 x 50 = 600.000 (nghìn đồng). Mức độ ảnh hưởng = 600.000 - 500.000 + 100.000 (nghìn đồng). + Ảnh hưởng của nhân tố mức tiêu hao vật liệu cho 1 sản phẩm: Chi phí vật liệu = 1.200 x 9,5 x 50 = 570.000 (nghìn đồng) Mức độ ảnh hưởng = 570.000 - 600.000 = - 30.000 (nghìn đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá vật liệu: Chi phí vật liệu = 1.200 x 9,5 x 55 = 627.000 (nghìn đồng) Mức độ ảnh hưởng: 627.000 - 570.000 = + 57.000 (nghìn đồng). - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 100.000 - 30.000 + 57.000 = + 127.000 (nghìn đồng) - Nhận xét: Như vậy, tổng chi phí vật liệu tăng chủ yếu do tăng số lượng sản phẩm và đơn giá vật liệu còn mức tiêu hao vật liệu giảm làm tổng chi phí vật liệu giảm. 2.5. Phương pháp số chênh lệch 2.5.1. Khái niệm Phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn. Nó khác phương pháp thay thế liên hoàn ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. 2.5.2. Điều kiện áp dụng Các nhân tố có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích và các nhân tố phải được sắp xếp theo trình tự nhất định giống phương pháp thay thế liên hoàn 2.5.3. Nội dung phương pháp + Sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định ( như phương pháp thay thế lien hoàn ) + Muốn lấy chênh lệch giữa kỳ thực tế với kỳ kế hoạch của nhân tố đó nhân với nhân tố đứng trước nó ở kỳ thực tế, nhân với nhân tố đứng sau nó ở kỳ gốc Có thể khái quát phương pháp này như sau: Bước 1: Thiết lập phương trình kinh tế Bước 2: Xác định đối tượng phân tích Bước 3: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng và phân tích Bước 5: Nhận xét – Kết luận 18
  19. Ví dụ: Vẫn với ví dụ trên, theo phương pháp số chênh lệch Bước 1: Thiết lập phương trình kinh tế Q=a x b x c Bước 2: Xác định đối tượng phân tích : Q = Q1 - Q0 - Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 - Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 Do vậy ta có đối tượng phân tích: Q1 - Q0 = Q Bước 3: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố Áp dụng phương pháp số chênh lệch để xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Qa = (a1 - a0) b0c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Qb = (b1 - b0) a1c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Qc = (c1 - c0) a1b1 Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Qa + Qb + Qc = Q Tuy nhiên, phương pháp số chênh lệch chỉ có thể thực hiện được khi các nhân tố có quan hệ với nhau bằng tích số (không áp dụng khi các nhân tố có mối quan hệ thương số) Căn cứ vào ví dụ trên, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo phương pháp số chênh lệch được xác định như sau: + Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm. (1.200 - 1.000) x 10 x 50 = + 100.000 (nghìn đồng). + Ảnh hưởng của nhân tố mức tiêu hao vật liệu cho 1 sản phẩm: 1.200 x (9,5 - 10) x 50 = - 30.000 (nghìn đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá vật liệu: 1.200 x 9,5 x (55 - 50) = + 57.000 (nghìn đồng) - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 100.000 - 30.000 + 57.000 = + 127.000 (nghìn đồng) 3. Tổ chức và phân loại phân tích kinh doanh. 3.1. Các loại hình phân tích kinh doanh. 3.1.1. Căn cứ vào thời kỳ tiến hành phân tích. - Phân tích thường xuyên: Là căn cứ vào tài liệu hạch toán và các tài liệu khác hàng ngày, hàng tuần, nghiên cứu phát hiện những mặt chênh lệch so với kế hoạch về mức độ, tiến độ để có biện pháp khắc phục. 19
  20. - Phân tích định kỳ: Được tiến hành vào các thời gian đã định, nhằm đánh giá tất cả hoặc từng mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian đã định. 3.1.2. Căn cứ vào nội dung phân tích. - Phân tích toàn bộ: Việc phân tích sẽ nghiên cứu tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp và các đơn vị trong doanh nghiệp. - Phân tích từng phần: Là việc nghiên cứu từng mặt hoạt động của Doanh nghiệp, từng loại chi phí, từng vấn đề về kỹ thuật và tổ chức. 3.1.3. Căn cứ vào thời điểm hoạt động kinh doanh. - Phân tích trước khi HĐKD: Nhằm dự báo các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai, cung cấp các thông tin phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch. - Phân tích trong khi tiến hành sản xuất kinh doanh: Là thực hiện phân tích cùng với quá trình hoạt động kinh doanh. Hình thức này thích hợp cho chức năng kiểm soát thường xuyên nhằm điều chỉnh những sai lệch giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra. - Phân tích khi kết thúc hoạt động kinh doanh: Nhằm đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đã đề ra. Xác định rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó. 3.2. Tổ chức công tác phân tích kinh doanh. Trong bộ máy quản lý doanh nghiệp thường không có những bộ phận chức năng không làm tất cả các công việc về phân tích kinh doanh. Trong điều kiện đó, một mặt cần kết hợp chức năng từng bộ phận để phân công rõ trách nhiệm từng phòng, ban, bộ phận. Đồng thời, cần có những bộ phận trung tâm và thành lập hội đồng phân tích làm thưm mưu, cho giám đốc về phân tích, kinh doanh. Cụ thể, lực lượng phân tích có thể được tổ chức như sau: - Bộ phận thông tin kinh tế nghiệp vụ hàng ngày gồm cán bộ thống kê hoặc cán bộ kinh doanh kiêm nhiệm có nhiệm vụ thông tin nhanh các chỉ tiêu tiến độ và chất lượng công việc hàng ngày tại các đơn vị kinh doanh (phân xưởng, đội, cửa hàng, khách sạn ...) - Các bộ phận chức năng đảm nhiệm các công việc xử lý các tài liệu thu thập được phù hợp với lĩnh vực công tác của mình kể cả phân tích trước, phân 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0