Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
lượt xem 6
download
Giáo trình "Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên nhận biết được các đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp; xác định được những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân tích và tiến trình tổ chức phân tích; vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn của kinh tế, kế toán, tài chính thống kê để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần phân tích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm i
- LỜI GIỚI THIỆU Là môn học được bố trí sau khi học xong các môn cơ sở và song song với môn kế toán doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là môn học chuyên môn bắt buộc chính trong chương trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các quý doanh nghiệp, công ty; Khoa Đại cương, các đơn vị và quý thầy cô trong và ngoài trường đã tham gia đóng góp xây dựng giáo trình này. Cần Thơ, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Ths. Trần Thị Hồng Châu 2. Đinh Thị Khoa ii
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .......................................................................................................................... 1 1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ....... 1 1.1 Khái niệm .......................................................................................................... 1 1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh ............................................... 1 1.3 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh.................................................... 1 1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ................................................. 2 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ....................................... 2 2.1 Phương pháp so sánh ........................................................................................ 2 2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn (Phương pháp loại trừ)................................. 2 2.3 Phương pháp liên hệ cân đối ............................................................................ 4 2.4 Phương pháp phân tích chi tiết ......................................................................... 4 3. TỔ CHỨC VÀ PHÂN LOẠI PHÂN TÍCH KINH DOANH ................................................... 4 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH.......................................................... 6 1. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................... 6 1.1 Khái niệm về doanh nghiệp ............................................................................... 6 1.2 Chức năng của doanh nghiệp ........................................................................... 6 1.3 Vai trò của doanh nghiệp .................................................................................. 6 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.................................... 6 2.1 Phân tích môi trường vi mô .............................................................................. 6 2.2 Phân tích môi trường vĩ mô .............................................................................. 7 3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ........................................................................................... 8 3.1 Ý nghĩa của phân tích thị trường ...................................................................... 8 3.2 Nội dung của phân tích thị trường .................................................................... 8 4. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP....................................................... 9 4.1 Yêu cầu và căn cứ khi xây dựng chiến lược kinh doanh ................................... 9 4.2 Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh .................................................... 9 5. LỰA CHỌN VÀ QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH .......................................... 10 5.1 Những nguyên tắc thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh ................. 10 5.2 Tiêu chuẩn thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh ............................. 10 5.3 Phương pháp lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh ........................ 10 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ – GIÁ THÀNH SẢN PHẨM....................... 12 1. CHI PHÍ SẢN XUẤT .................................................................................................. 12 1.1 Khái niệm và phân loại chi phí ....................................................................... 12 1.2 Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí ................................................... 13 iii
- 2. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM............................................................................................15 2.1 Khái niệm .........................................................................................................15 2.2 Phân loại giá thành sản phẩm .........................................................................15 2.3 Ý nghĩa của phân tích giá thành sản xuất .......................................................15 2.4 Phân tích chung về thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm ..........................16 3. PHÂN TÍCH VỀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ...........................16 3.1 Chỉ tiêu phân tích ............................................................................................17 3.2 Phương pháp phân tích ...................................................................................17 4. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ TRÊN 1.000Đ GTSLHH ...........18 5. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG NHÂN TỐ ĐẾN CHỈ TIÊU: .....................18 6. PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CỦA GIÁ THÀNH ...........................................19 6.1 Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp......................................................19 6.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp ............................................20 6.3 Phân tích chi phí sản xuất chung ....................................................................21 7. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP .......22 7.1 Phân tích tính cân đối của các yếu tố sản xuất ...............................................22 7.2 Phân tích tính hình sử dụng lao động..............................................................22 7.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định ....................................................24 7.4 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu ...................................................24 CHƯƠNG 4. TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẦM VÀ LỢI NHUẬN..............26 1. PHÂN TÍCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM .............................................................................26 1.1 Ý nghĩa của phân tích tiêu thụ sản phẩm ........................................................26 1.2 Phân tích chung về thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm .............................26 1.3 Phân tích doanh thu tiêu thụ............................................................................28 1.4 Phân tích tiêu thụ mặt hàng .............................................................................30 2. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN ...........................................................................................30 2.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận ...............................................................31 2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ....................................................................32 CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ........................................................................................................................37 1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ....................................37 1.1 Phân tích kết quả khối lượng sản xuất ............................................................37 1.2 Phân tích tình hình đảm bảo chất lượng sản phẩm .........................................38 2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HOÁ ............................................39 2.1 Nhiệm vụ và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ...................................39 3. PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN .....................................................................................41 3.1 Khái niệm về điểm hoà vốn..............................................................................41 3.2 Phương pháp xác định điểm hoà vốn ..............................................................41 iv
- 3.3 Đồ thị điểm hoà vốn ........................................................................................ 42 3.4 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn ................................................................... 43 3.5 Phương pháp xác định điểm hòa vốn .............................................................. 43 3.6 Quan hệ điểm hòa vốn và lợi nhuận ............................................................... 46 CHƯƠNG 6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP .. 48 4. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA VÀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ........................ 48 4.1 Khái niệm ........................................................................................................ 48 4.2 Ý nghĩa ............................................................................................................ 48 4.3 Nhiệm vụ, nội dung và công cụ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp .................................................................................................................... 49 5. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ........................ 49 5.1 Đánh giá chung ............................................................................................... 49 5.2 Phân tích cơ cấu tài sản .................................................................................. 50 6. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU ........................................................... 51 6.1 Các tỷ số kết cấu ............................................................................................. 51 6.2 Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán ........................................................ 52 6.3 Các tỷ số phản ánh khả năng thánh toán các khoản phải thu ........................ 53 6.4 Các tỷ số phản ánh tốc độ chu chuyển vốn hàng hoá của doanh nghiệp ....... 54 6.5 Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh .................. 54 6.6 Phân tích khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp ................................ 55 v
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Mã số môn học: MH 17 Thời gian môn học: 60giờ (Lý thuyết: 30giờ; Thực hành: 27giờ; Kiểm tra: 3giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Môn học Phân tích hoạt động kinh doanh thuộc nhóm các môn chuyên môn của nghề kế toán doanh nghiệp, được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn chuyên môn của nghề. - Tính chất: Môn học Phân tích hoạt động kinh doanh là môn học chuyên môn bắt buộc có tính chất tổng hợp, vận dụng các công cụ phân tích kinh tế để phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp cho nhà quản lý các thông tin cần thiết trong việc ra các quyết định tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Kiến thức + Nhận biết được các đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. + Xác định được những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân tích và tiến trình tổ chức phân tích. + Vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn của kinh tế, kế toán, tài chính thống kê để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần phân tích. - Kỹ năng + Xây dựng được các phương trình kinh tế khoa học phù hợp với từng đối tượng cần phân tích. + Lựa chọn đúng các phương pháp để phân tích, đánh giá và xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích. + Tổ chức được việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở từng khâu, từng giai đoạn. Từ đó, tìm các nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc tích cực, chủ động sáng tạo, có kỷ luật và tác phong công nghiệp. + Có khả năng tìm kiếm việc làm và học lên trình độ cao hơn hoặc tự tổ chức kinh doanh III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: ST Tên chương, mục Thời gian (giờ) vi
- T Thự Kiể Tổng Lý c m số thuyết hàn tra h Chương 1: Khái quát chung về phân tích 10 5 5 hoạt động kinh doanh 1.Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phân 2 2 1 tích hoạt động kinh doanh 2.Các phương pháp phân tích hoạt động kinh 6 1 5 doanh 3.Tổ chức và phân loại phân tích kinh doanh 2 2 Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh, thị trường và chiến lược kinh doanh 9 5 4 của doanh nghiệp 1.Chức năng và vai trò của doanh nghiệp 4 2 2 2 2.Phân tích môi trường kinh doanh của doanh 2,5 1.5 1 nghiệp 3.Phân tích thị trường 2 1 1 4.Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 0.5 0.5 Chương 3: Phân tích chi phí – giá thành sản 10 5 4 1 phẩm 1.Ý nghĩa của phân tích giá thành sản phẩm 1,5 1.5 2.Phân tích chung về thực hiện kế hoạch giá 2,5 1.5 1 thành sản phẩm 3 3.Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ 1,5 0.5 1 thấp giá thành của sản phẩm so sánh được 4.Phân tích chi phí về thực hiện chi phí sản 1,5 0.5 1 xuất của 1.000 đồng doanh thu 5.Phân tích các khoản mục chi phí của giá 2 1 1 thành vii
- * Kiểm tra định kỳ lần 1 1 1 Chương 4: Phân tích tình hình tiêu thụ sản 10 5 5 phẩm và lợi nhuận 4 1.Phân tích tiêu thụ sản phẩm 5,5 2.5 3 2.Phân tích lợi nhuận 4,5 2.5 2 Chương 5: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất 10 5 5 kinh doanh 5 1.Ý nghĩa của phân tích kết quả sản xuất 3 3 2.Phân tích kết quả sản xuất về số lượng 4 1 3 3.Phân tích kết quả sản xuất về chất lượng 3 1 2 Chương 6: Phân tích tình hình tài chính 9 5 4 của doanh nghiệp 6 1.Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 2 2 2.Kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính 5 2 3 3.Phân tích báo cáo tài chính 2 1 1 * Kiểm tra định kỳ lần 2 1 1 Cộng 60 30 27 3 viii
- ix
- CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Mã chương: MH 17-01 Giới thiệu: Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh trong hệ thống quản lý doanh nghiệp - Nhận biết được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh - Vận dụng được 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp - Phân loại được các hình thức phân tích hoạt động kinh doanh để vận dụng vào tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp 1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 1.1 Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học. Từ đó, nhà quản trị thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng, trên cơ sở đó đề ra những phương án mới và biện pháp khai thác có hiệu quả. 1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có kế hoạch của đơn vị kinh tế, những nhân tố phát sinh bên trong hoặc ngoài đơn vị kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh - Giúp cho việc ra quyết định đúng đắn hơn, nó là công cụ quản lý không thể thiếu của nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường. - Là công cụ để đánh giá tiến trình thực hiện các định hướng và chương trình dự kiến đề ra. - Là cơ sở để doanh nghiệp tranh thủ các nguồn tài trợ, đầu tư bên ngoài. - Chứng minh sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, tham gia vào thị trường chứng khoán. - Phát hiện những thiếu sót, bất hợp lý của các chế độ chính sách và kiến nghị Nhà nước hoàn chỉnh. 1
- 1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh - Đánh giá một cách toàn diện tình hình thực hiện các kế hoạch về vật tư, lao động, tiền vốn. Tình hình chấp hành các thể lệ và chế độ và quản lý kinh tế cuả Nhà nước. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. - Khai thác và động viên mọi khả năng tiềm năng tiềm tàng để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh Nguyên tắc chung: Dựa và nguyên lý cuả phép biện chứng duy vật làm cơ sở, nền tảng và phương pháp luận cho phân tích kinh doanh - Xem xét các sự kiện trong trạng thái vận động và phát triển. - Phải khách quan và có quan điểm lịch sử cụ thể. - Phát hiện, phân loại mâu thuẫn và đề ra biện pháp giải quyết. 2.1 Phương pháp so sánh a. Khái niệm Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa vào việc so sánh với các chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). b. Nguyên tắc so sánh - Tiêu chuẩn so sánh + Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. + Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. + Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu ngành. + Chỉ tiêu bình quân của nội ngành. + Các thông số thị trường. - Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải: + Phù hợp về yếu tố không gian, thời gian. + Có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. + Có cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. - Phân loại + Phương pháp so sánh cụ thể: • So sánh bằng số tuyệt đối: là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh qui mô, khối lượng của sự kiện. Tác dụng của so sánh phản ánh được tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về qui mô khối lượng. Tăng (+) Tuyệt đối = Thực tế - Kế hoạch Giảm (-) • So sánh bằng số tương đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%), của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn (Phương pháp loại trừ) a. Khái niệm Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu 2
- vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. b. Nguyên tắc so sánh - Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định. - Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý: + Nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau. + Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau. + Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau. - Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại. - Tổng đại số các mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân tích. c. Mô hình chung của phương pháp thay thế liên hoàn * Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số Gọi Q là chỉ tiêu phân tích. Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình: Q = a.b.c.d Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 . b1. c1 .d1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 . b0 . c0 .d0 Q = Q1 – Q0: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích Q = Q1 - Q0 = a1 . b1. c1 .d1 - a0 . b0 . c0 .d0 Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn: - Ảnh hưởng bởi nhân tố a a = a1 . b0 . c0 .d0 - a0 . b0 . c0 .d0 - Ảnh hưởng bởi nhân tố b b = a1 . b1. c0 .d0 - a1 . b0 . c0 .d0 - Ảnh hưởng bởi nhân tố c c = a1 . b1. c1 . d0 - a1 . b1. c0 .d0 - Ảnh hưởng bởi nhân tố d d = a1 . b1. c1 .d1 - a1 . b1. c1 . d0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: a + b + c + d = Q: đối tượng phân tích * Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng thương số Gọi Q là chỉ tiêu phân tích. a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; thể hiện bằng a phương trình: Q= xc b Gọi Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1= a1 x c1 a b1 Q0: chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0= 0 x c0 b0 =>Q = Q1 – Q0: đối tượng phân tích. 3
- Q = a1 x c1 - a0 x c0 = a +b +c: tổng cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, b1 c. b0 a. Ảnh hưởng bởi nhân tố a a1 a Ta có: a = x c0 - 0 x c0 b0 b0 b. Ảnh hưởng bởi nhân tố b a1 a Ta có: b = x c0 - 1 x c0 b1 b0 c. Ảnh hưởng bởi nhân tố c a1 a c = x c1 - 1 x c 0 b1 b1 Tổng hợp các nhân tố: a +b +c =Q : đối tượng phân tích 2.3 Phương pháp liên hệ cân đối Quan hệ cân đối thu – chi, cân đối nguồn vố - tài sản, cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng cung ứng vốn, nhập xuất vật tư, cung ứng và sử dụng vật tư với các khoảng thời gian liên hệ tương ứng như kỳ gốc – kỳ phân tích, số đầu kỳ - số cuối kỳ. Mục đích của phân tích bảng cân đối là giúp ta thấy được đâu là những nhân tố làm tăng nguồn, nhân tố làm giảm nguồn. 2.4 Phương pháp phân tích chi tiết - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành cuả chỉ tiêu hay còn gọi là chi tiết theo nội dung. Ví dụ: Tổng doanh thu doanh nghiệp = Doanh thu bán hàng + Doanh thu hoạt động tài chính + DT hoạt động khác. Phương pháp chi tiết thường đi đôi với phương pháp tổng hợp theo công thức: P = ∑ Pi Khi phân tích ta tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu (hay yếu tố) cấu thành sau đó so sánh biến động của các tỷ trọng trên. - Chi tiết theo thời gian (năm, tháng, quý, tuần): Tuỳ theo yêu cầu phải lập dự án, quyết định đầu tư phát triển hay tham gia chứng khoán, cổ phần hoá, Ban lãnh đạo sẽ chỉ đạo công tác phân tích theo thời gian cụ thể. - Chi tiết theo điạ điểm và phạm vi kinh doan: phân xưởng, tổ đội hay trong sản xuất và ngoài sản xuất. 3. Tổ chức và phân loại phân tích kinh doanh - Công việc chuẩn bị + Phân loại phân tích theo • Thời điểm lập báo cáo: Thường xuyên, địng kỳ. • Theo phạm vi: Phân xưởng, Toàn doanh nghiệp. • Theo nội dung: toàn bộ các hoạt động, từng chuyên đề. • Thời điểm kinh doanh: Trước khi kinh doanh, trong quá trình kinh doanh, Khi kết thúc hoạt động kinh doanh. - Lập kế hoạch: Ta cần xác định + Nội dung phân tích + Phạm vi phân tích 4
- + Thời gian tiến độ + Phương pháp phân tích + Phân công trách nhiệm từng người + Dự toán kinh phí cần thiết - Tiến hành phân tích Bước 1: Phân tích, đánh giá chung tình hình thực hiện các chỉ tiêu (PP so sánh) Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ để phát hiện tiềm năng chưa sử dụng (PP thay thế liên hoàn) - Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chỉ tiêu nhưng chỉ xét nhân tố chủ yếu và tính toán được. - Nhân tố và chỉ tiêu tuy là 2 khái niệm nhưng có chung tính chất. - Một chỉ tiêu có thể tính theo những nhóm nhân tố khác nhau - Chỉ tiêu trong công thức này có thể là nhân tố trong công thức khác - Chỉ sử dụng những chỉ tiêu, nhân tố lượng hóa được và nguyên nhân chủ yếu. - Nhân tố có thể phân loại thành nhóm nhân tố chủ quan – khách quan, nhóm nhân tố số lượng – chất lượng, nhóm nhân tố tích cực – tiêu cực, nhóm nhân tố định tính – định lượng... Bước 3: Rút ra nhận xét, đề xuất giải pháp kinh tế-kỹ thuật để tận dụng những khả năng tiềm tàng mà doanh nghiệp đang có. - Viết báo cáo tổng hợp: Bố cục của báo cáo sẽ gồm các phần chính như sau: Phần 1: Nêu các đặc điểm, tình hình chung và từng mặt hoạt động của doanh nghiệp Phần 2: Tính toán các chỉ tiêu. Đánh giá mức độ thực hiện và hoàn thành kế hoạch giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, kỳ trước…phân tích chung và xem xét các nhân tố ảnh hưởng, tìm ra nguyên nhân tồn tại và đồng thời chỉ ra tiềm năng có thể khai thác. Phần 3: Đề xuất biện pháp, kiến nghị khắc phục và phòng ngừa và dự kiến hiệu quả. Trình bày báo cáo công khai trong cuộc họp của doanh nghiệp. 4. Thực hành/ Bài tập nhóm/ Thảo luận Câu 1: Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Câu 2: Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh Câu 3: Tổ chức và phân loại phân tích kinh doanh 5
- CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH Mã chương: MH17 – 02 Giới thiệu: Cho thấy sự ảnh hưởng của môi trường vi mô và môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trình bày được ý nghĩa, nội dung của phân tích thị trường và xây dựng và đánh giá được các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu: - Phân biệt được sự ảnh hưởng của môi trường vi mô và môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Trình bày được ý nghĩa, nội dung của phân tích thị trường. - Xây dựng và đánh giá được các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. - Tổ chức thực hiện việc điều tra thăm dò thị trường theo nhóm để xác định thái độ của người tiêu dùng đến sản phẩm của doanh nghiệp. - Phân tích hướng tăng trưởng và khả năng thâm nhập thị trường trong tương lai của doanh nghiệp. - Tổ chức nhóm lập một số chiến lược kinh doanh với quy mô nhỏ để phân tích đánh giá 1. Chức năng và vai trò của doanh nghiệp 1.1 Khái niệm về doanh nghiệp Là một đơn vị kinh tế độc lập, một tập hợp gồm những bộ phận gắn bó với nhau, có vốn và các phương tiện vật chất kỹ thuật, họat động theo những nguyên tắc và mục tiêu thống nhất, thực hiện hạch tóan kinh doanh hòan chỉnh, có nghĩa vụ và được hệ thống phát luật thừa nhận cũng như bảo vệ. 1.2 Chức năng của doanh nghiệp - Là một đơn vị sản xuất: Doanh nghiệp sản xuất ra của cải vật chất hoặc thực hiện dịch vụ cung cấp cho nhu cầu của thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận. - Là một đơn vị phân phối: Doanh nghiệp bán ra thị trường thành quả sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, đổi lại doanh nghiệp sẽ thu về tiền hoặc các hình thức thanh tóan khác của khách hàng. 1.3 Vai trò của doanh nghiệp - Là một chủ thể sản xuất hàng hóa. - Là một pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật. - Là một đơn vị kinh tế, là tế bào của nền kinh tế quốc dân. - Là một tổ chức xã hội. 2. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 2.1 Phân tích môi trường vi mô - Phân tích khách hàng: Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định chiến lược kinh doanh. Có năm dạng thị trường khách hàng: 6
- + Thị trường người tiêu dùng. + Thị trường các nhà sản xuất. + Thị trường các nhà buôn bán trung gian. + Thị trường các cơ quan Nhà nước + Thị trường quốc tế. - Phân tích đối thủ canh tranh: Nhằm nắm được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình nhằm tạo được thế đứng vững mạnh trong môi trường ngành. Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm các doanh nghiệp hiện có mặt trong ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghjiệp khác nhau nhằm đứng vững được trên thị trường và tăng lợi nhuận. Sự cạnh tranh một mặt sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức như lọai doanh nghiệp đó ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận thấp, mặt khác sẽ khuyến khích các doanh nghiệp có chi phí thấp càng thu được lợi nhuận cao. - Phân tích các nhà cung ứng và đối tác Yếu tố đầu vào cơ bản: vật tư, nguyên liệu, lao động, vốn, thông tin công nghệ...nhằm xác định khả năng thỏa mãn nhu cầu đối với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để từ đó xây dựng phương án hữu hiệu nhất trong việc tận dụng các nguồn cung ứng này. - Phân tích công chúng trực tiếp + Giới tài chính:ngân hàng, các công ty đầu tư, ... + Công chúng trực tiếp thuộc các phương tiện thông tin: báo chí, đài phát thanh, truyền hình. + Công chúng trực tiếp thuộc các cơ quan Nhà nước. + Công chúng trực tiếp thuộc các nhóm công dân hành động: các nhóm bảo vệ môi trường... + Công chúng trực tiếp địa phương là những cư dân sinh sống lân cận và các tổ chức đại phương. + Quần chúng đông đảo là lực lượng công chúng còn lại có ảnh hưởng đến họat động kinh doanh của doanh nghiệp. + Công chúng trực tiếp nội bộ: công nhân viên chức, những người tình nguyện giúp đỡ, các nhà quản trị... 2.2 Phân tích môi trường vĩ mô - Yếu tố nhân khẩu Yếu tố này có ý nghĩa đối với quá trình phân tích môi trường kinh doanh. Dân số tăng thì nhu cầu con người tăng theo và các doanh nghiệp phải thoã mãn những nhu cầu đó. - Yếu tố kinh tế Có tác động rất lớn và nhiều mặt đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có thể trở thành cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tô gồm: Tố độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước, mức độ việc làm và tình hình thất nghiệp...khi phân tích các yếu tố này cần chú ý đến tình hình phân bố thu nhập của dân cư. - Yếu tố tự nhiên 7
- Gồm nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái...Khi lựa chọn chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần tính đến sự việc các nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên càng trở nên khan hiếm và tính đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nghiên cứu yếu tố này giúp cho doanh nghiệp xây dựng một chiến lược kinh doanh vừa đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế vừa đảm bảo không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường. - Yếu tố khoa học kỹ thuật: Là lực lượng mang đầy kịch tính nhất, có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận thức được các thay đổi về mặt công nghệ và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào doanh nghiệp của mình. - Yếu tố chính trị Thể hiện sự điều tiết bằng Pháp luật của Nhà nước đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là các văn bản pháp luật và chính sách sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận ra được hành lang và giới hạn cho phép đối với quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của mình. - Yếu tố văn hoá Những giá trị văn hoá cơ bản của xã hội được thể hiện qua thái độ của con người đối với bản thân mình, đối với người khác, đối với các thể chế tồi tại trong xã hội, đối với toàn xã hội, tự nhiện và vũ trụ. + Thái độ của con người đối với bản thân mình. + Thái độ của con người đối với người khác. + Thái độ đối với các thể chế xã hội. + Thái độ đối với xã hội. + Thái độ đối với tự nhiên. + Thái độ đối với vũ trụ. Nghiên cứu yếu tố này giúp cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hoá của xã hội và có phương thức hợp đồng kinh doanh phù hợp với các đối tượng tiêu dùng khác nhau, do vậy đủ sức chinh phục người tiêu dùng. 3. Phân tích thị trường 3.1 Ý nghĩa của phân tích thị trường Là quá trình phân tích các thông tin về các yếu tố cấu thành thị trường nhằ tìm hiểu quy luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường để trên cơ sở đó xây dựng chiến lược kinh doanh. 3.2 Nội dung của phân tích thị trường - Xác định thái độ của người tiêu dùng: dùng phương pháp so sánh tính điểm Phương pháp này dựa vào những yếu tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng. Những yếu tố này được cụ thể hoá bằng những tiêu chuẩn và trên cơ sở các tiêu chuẩn đợc chọn lọc cho một loại hàng hoá do nhiều doanh nghiệp khác nhau sản xuất mà tiến hành so sánh cho điểm cho từng sản phẩm và qua đó biết được thái độ và ý muốn của người tiêu dùng. Khi áp dụng phương pháp so sánh tính điểm là phải xác định đúng những tiêu chuẩn so sánh và đánh giá chính xác mức độ quan trọng của từng tiêu chuẩn trên cơ sở đó xác định hệ số cho tiêu chuẩn. 8
- - Xác định kết cấu thị trường và thị trường mục tiêu của sản phẩm. Thị trường mục tiêu là thị trường hiện tại của doanh nghiệp và là cơ sở xác định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Để lựa chọn thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp lập bảng so sánh, đánh giá thông qua các tiêu chuẩu và trên cơ sở đó phân loại thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. Những chỉ tiêu thường được sử dụng điều tra thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu: + Khả năng sản xuất và cung ứng tại chỗ trên các thị trường hiệ tại đối với sản phẩm mà doanh nghiệp dự định kinh doanh + Số cầu của người tiêu dùng đối với loại sản phẩm này. + Khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng. + Thái độ của người tiêu dùng đối với loại sản phẩm đó. - Phân tích các hướng tăng trưởng và thâm nhập thi trường Phương pháp phân tích là lập ma trận phân tích dựa trên 2 yếu tố: vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và chu kỳ đời sống của doanh nghiệp. Vị trí Chi phối Phát triển tất yếu cạnh Mạnh tranh Trung bình Phát triển chọn lọc Yếu Rút lui Tăng Trưởng Suy Triển khai trưởng thành thoái Chu kỳ đời sống của sản phẩm Ma trận phân tích Phân tích các tác động của các kết quả đổi mới đến sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Phân tích tác động qua lại giữa các sản phẩm để xác định hướng tăng trưởng thị trưởng. 4. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 4.1 Yêu cầu và căn cứ khi xây dựng chiến lược kinh doanh - Yêu cầu đối với chiến lược kinh doanh Nhằm mục đích tăng thế lực của doanh nghiệp và giành lợi thế cạnh tranh. Đảm bảo sự an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp. Xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện để thực hiện mục tiêu. Dự đoán môi trường kinh doanh trong tương lai. Có chiến lược dự phòng vì chiến lược kinh doanh là để thực thi trong tương lai mà tương lai luôn luô là những gì chưa chắc chắn. Kết hợp giữa độ chín mùi và thời cơ. - Căn cứ xây dựng chiến lược Khách hàng. Khả năng của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh. 4.2 Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp những chủ trương, phương châm về kinh doanh có tính lâu dài và quyết định tới sự thành đạt ở mọi doanh nghiệp. 9
- Nội dung của chiến lược kinh doanh thể hiện ở 2 mặt: - Thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể. - Chỉ ra hướng đi cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Chiến lược tổng quát Chiến lược Chiến lược Chiến lược Chiến lược quảng cáo sản phẩm giá cả phân phối tiếp thị Chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận - Chiến lược tổng quát: có nhiện vụ xác định hướng đi cùng với những mục tiêu chủ yếu cần đạt tới. + Khả năng sinh lơì: Lợi nhuận được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối: tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng của lợ nhuận và bằng chỉ tiêu tuyệt đối tổng lợi nhuận. + Thế lực trên thị trường: Được đo lường bằng các chỉ tiêu thị phần doanh nghiệp kiểm soát được, tỷ trọng hàng hoá, dịch vụ cuả doanh nghiệp trong tổng lượng cung về hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường, mức độ tích tụ và tập trung cuả doanh nghiệp, khả năng liên doanh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường... - An toàn trong kinh doanh Các phương pháp được sử dụng đê phòng ngừa rủi ro: đa dạng hoá đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm, bảo hiểm và phân tích hoạt động kinh tế. Các mục tiêu chủ yếu trong chiến lược kinh doanh sẽ quy định nội dung của các chiến lược bộ phận, vì chiến lược bộ phận chỉ là sự cụ thể hoá thêm một bước nội dung của chiến lược tổng quát. 5. Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh 5.1 Những nguyên tắc thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh - Phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của doanh nghiệp. - Phải có tính khả thi. - Phaỉ bảo đảm mối quan hệ biện chứng giưã doanh nghiệp với thị trường về mặt lợi ích. 5.2 Tiêu chuẩn thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh - Nhóm tiêu chuẩn định lượng: số lượng bán, thị phần, tổng doanh thu và tổng lợi nhuận...Đây là tiêu chuẩn để xác định, phản ánh khả năng bán hàng, khả năng sinh lợi, khả năng cung cấp nguồn lực... - Nhóm tiêu chuẩn định tính: thường được các doanh nghiệp quan tâm và sử dụng làm căn cứ để lựa chọn là thế lực doanh nghiệp trên thị trường, độ an toàn trong kinh doanh và sự thích ứng cuả chiến lược vớí thị trường. 5.3 Phương pháp lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh - Bước 1: Chọn ra một số các tiêu chuẩn đặc trưng cho mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
125 p | 80 | 23
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1 - CĐN Nam Định
69 p | 106 | 19
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 2 - CĐN Nam Định
64 p | 115 | 18
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - ThS. Nguyễn Thị Việt Châu
113 p | 84 | 17
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
60 p | 63 | 13
-
Giáo trình môn học Phân tích hoạt động kinh doanh
82 p | 51 | 11
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam
84 p | 28 | 11
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
51 p | 92 | 9
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
44 p | 16 | 8
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
78 p | 74 | 7
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
55 p | 42 | 7
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
47 p | 12 | 7
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
101 p | 19 | 6
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
66 p | 13 | 5
-
Giáo trình Phân tích hoạt động (Nghề Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Nghề Vĩnh Long
60 p | 56 | 5
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc)
119 p | 12 | 5
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
85 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn