intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Phân tích hoạt động kinh doanh (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp; những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân tích và tiến trình tổ chức phân tích;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Nhưng hoạt động kinh doanh luôn luôn có những sự biến đổi do những biến động về tình hình kinh tế chính trị xã hội. Muốn kinh doanh có hiệu quả yêu cầu các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là một môn học không thể thiếu trong chương trình đào tạo nghề kế toán. Để phục vụ cho quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giáo viên, sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp, tác giả biên soạn giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh”. Nội dung của giáo trình đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kết hợp với những nội dung mới để đáp ứng được yêu cầu học nghề thực tế tại các địa phương, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người dạy và học trong quá trình đào tạo nghề. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, sát với thực tế và phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường. Trong suốt quá trình xây dựng giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh” tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Bộ môn Kế toán. Bên cạnh đó tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế tổng hợp và các phòng ban đã hỗ trợ tôi trong thời gian qua. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Ninh Thuận, ngày tháng năm 2019 Tham gia biên soạn Chủ biên Hồ Ngọc Thùy Dương Trang 2
  3. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................................................................................................................ 10 1.1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh .................. 10 1.2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh................................................. 14 1.3. Tổ chức và phân loại phân tích kinh doanh................................................................ 22 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .......................................... 28 2.1. Chức năng và vai trò của doanh nghiệp ....................................................... 28 2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp ................................................................................... 28 2.1.2. Chức năng của doanh nghiệp ................................................................................. 29 2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp ....................................................................................... 29 2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ......................................... 30 2.2.1. Phân tích môi trường vi mô.................................................................................... 30 2.2.2. Phân tích môi trường vĩ mô.................................................................................... 30 2.3. Phân tích thị trường ....................................................................................... 32 2.3.1. Ý nghĩa của phân tích thị trường ........................................................................... 32 2.3.2. Nội dung của phân tích thị trường ........................................................................ 32 2.4. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ........................................................ 34 2.4.1. Yêu cầu và căn cứ khi xây dựng chiến lược kinh doanh .................................... 34 2.4.2. Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh ........................................................ 35 2.5. Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh .......................................... 36 2.5.2. Tiêu chuẩn thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh ....................................... 38 2.5.3. Phương pháp lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh ................................... 39 2.6. Thực hành .......................................................................................................... 41 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................. 43 3.1. Phân tích tính cân đối của các yếu tố sản xuất................................................. 43 3.2. Phân tích tính hình sử dụng lao động ........................................................... 44 3.2.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động .................................................... 44 3.2.2. Phân tích tình hình tăng (giảm) năng suất lao động ............................................ 45 3.2.3. Phương hướng nâng cao năng suất lao động........................................................ 46 3.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố ðịnh ................................................. 47 3.3.1. Phân tích tình hình trang bị kỹ thuật ..................................................................... 47 3.3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định .......................................................... 49 Trang 3
  4. 3.4.2. Phân tích thường xuyên tình hình cung cấp nguyên vật liệu .............................. 50 3.4.3. Phân tích định kỳ tình hình cung cấp nguyên vật liệu ......................................... 51 3.5. Thực hành ....................................................................................................... 51 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM ..................................................................................................................... 54 4.1. Ý nghĩa, nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm....... 54 4.1.1. Ý nghĩa ..................................................................................................................... 54 4.1.2. Nội dung................................................................................................................... 55 4.2. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá ....................................................................................................... 56 4.2.1. Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị .................................................... 56 4.2.2. Đánh giá tình hình biến động tổng giá thành ....................................................... 57 4.3. Phân tích chi phí cho 1.000 đồng sản phẩm hàng hoá ................................ 59 4.3.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí 1.000 đồng giá trị sản phẩm hàng hoá ................................................................................................................... 59 4.3.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí ....................................................... 60 4.3.3. Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến nghị .................. 61 4.4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được ................................................................................................................ 61 4.4.1. Xác định nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được ............................ 61 4.4.2. Xác định tình hình thực tế hạ giá thành của sản phẩm so sánh được................. 62 4.4.3. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được62 4.4.4. Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được ...................................................... 62 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ........................................................................................................................................... 66 5.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................... 66 5.1.1. Phân tích kết quả khối lượng sản xuất ..................................................................... 66 5.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo chất lượng sản phẩm .............................................. 68 5.2. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ........................................... 72 5.2.1. Nhiệm vụ và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ....................................... 72 5.2.2. Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp ...................................................................................................................... 73 5.3. Phân tích điểm hoà vốn .................................................................................. 79 5.3.1. Khái niệm về điểm hoà vốn ................................................................................... 79 5.3.2. Phương pháp xác định điểm hoà vốn ..................................................................... 79 5.3.3. Đồ thị điểm hoà vốn ................................................................................................ 81 Trang 4
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 85 Trang 5
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Mã môn học: MH 22 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ) I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học Phân tích hoạt động kinh doanh thuộc nhóm các môn chuyên môn của nghề kế toán doanh nghiệp, được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn chuyên môn của nghề. - Tính chất: Môn học Phân tích hoạt động kinh doanh là môn học có tính chất tổng hợp, vận dụng các công cụ phân tích kinh tế để phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp cho nhà quản lý các thông tin cần thiết trong việc ra các quyết định tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp đánh giá tác động của các quyết định tài chính đối với lợi nhuận lẫn rủi ro tương lai của doanh nghiệp bằng việc áp dụng các công cụ phân tích báo cáo tài chính, cơ quan thuế có thể kiểm tra được khai thuế lợi tức và đánh giá được sự hợp lý của các con số báo cáo. II. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Nhận biết được các đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp; + Xác định được những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân tích và tiến trình tổ chức phân tích; + Vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn của kinh tế, kế toán, tài chính thống kê để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần phân tích. - Về kỹ năng: Trang 6
  7. + Xây dựng được các phương trình kinh tế khoa học phù hợp với từng đối tượng cần phân tích; + Lựa chọn đúng các phương pháp để phân tích, đánh giá và xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích; + Tổ chức được việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở từng khâu, từng giai đoạn. Từ đó, tìm các nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc tích cực, chủ động sáng tạo, có kỷ luật và tác phong công nghiệp; + Có khả năng tìm kiếm việc làm và học lên trình độ cao hơn hoặc tự tổ chức kinh doanh. III. Nội dung môn học: Thời gian (giờ) Tổng Lý Thực Kiểm Số số thuyết hành, tra Tên chương, mục thảo TT luận, bài tập 1 Chương 1: Khái quát chung của phân tích 4 3 1 hoạt động kinh doanh 1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 3. Tổ chức và phân loại phân tích kinh doanh 2 Chương 2: Phân tích môi trường kinh 16 8 7 1 doanh, thị trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 1. Chức năng và vai trò của doanh nghiệp 2. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Trang 7
  8. 3. Phân tích thị trường 4. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 5. Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh 6. Kiểm tra 3 Chương 3: Phân tích tình hình sử dụng 12 6 6 các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp 1. Phân tích tính cân đối của các yếu tố sản xuất 2. Phân tích tính hình sử dụng lao động 3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 4. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu 4 Chương 4: Phân tích chi phí sản xuất và giá 16 8 7 1 thành sản xuất sản phẩm 1. Ý nghĩa, nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá 3. Phân tích chi phí cho 1.000 đồng sản phẩm hàng hoá 4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được 5. Kiểm tra định kỳ 5 Chương 5: Phân tích kết quả hoạt động sản 12 5 6 1 xuất kinh doanh 1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trang 8
  9. 2. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá 3. Phân tích điểm hoà vốn 4. Kiểm tra định kỳ Cộng 60 30 27 3 Trang 9
  10. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giới thiệu: Vấn đề về phân tích hoạt động kinh doanh được trình bày trong chương 1 tập trung vào các nội dung như: nội dung, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh, các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh và tổ chức và phân loại phân tích kinh doanh. Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh trong hệ thống quản lý doanh nghiệp; - Phân loại được các hình thức phân tích hoạt động kinh doanh để vận dụng vào tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp; - Vận dụng được 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp; - Có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc tích cực, chủ động sáng tạo, có kỷ luật và tác phong công nghiệp. 1.1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.1. Khái niệm “Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”1 “Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”2. Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản xuất kinh doanh Trang 10
  11. càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. PTKD hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị. Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định. PTKD như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi DN. Như vậy, PTKD là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các mặt của hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN và phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao. 1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh Với tư cách là một khoa học độc lập, PTKD có đối tượng riêng: “Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế”3. Kết quả kinh doanh mà ta nghiên cứu có thể là kết quả của từng giai đoạn riêng biệt như kết quả mua hàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng... hay có thể là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh, kết quả tài chính...v.v Khi phân tích kết quả kinh doanh, người ta hướng vào kết quả thực hiện các định hướng mục tiêu kế hoạch, phương án đặt ra. Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ tiêu là sự xác định về nội dung và phạm vi của các kết quả kinh doanh. Nội dung chủ yếu của phân tích kết quả là phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà DN đã đạt được trong kỳ, như doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận...Tuy nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh chúng ta phải luôn luôn đặt trong mối quan hệ với các điều kiện (yếu tố) của quá trình kinh doanh như lao động, vật tư, tiền vốn, diện tích đất đai...vv. Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản ánh lên hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng Trang 11
  12. các yếu tố kinh doanh như giá thành, tỷ suất chi phí, doanh lợi, năng suất lao động...vv. Như vậy, tính phức tạp và đa dạng của nội dung phân tích được biểu hiện qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả kinh doanh. Việc xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu với cách phân biệt hệ thống chỉ tiêu khác nhau, việc phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau không những giúp cho DN đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nỗ lực của bản thân DN, mà còn tìm ra được nguyên nhân, các mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khi phân tích kết quả kinh doanh biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế dưới sự tác động của các nhân tố mới chỉ là quá trình “định tính”, cần phải lượng hoá các chỉ tiêu và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định. Ðể thực hiện được công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp trong phân tích kinh doanh. 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh. - Thông qua phân tích hoạt động DN chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. - PTKD giúp DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong DN của mình. Chính trên cơ sở này các DN sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - PTKD là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động SXKD trong DN. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. - Tài liệu PTKD còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có các Trang 12
  13. mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với DN, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay...đối với DN nữa hay không? 1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh:( nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả tính được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán định mức… đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng, trên một số mặt chủ yếu của quá trinh HĐKD.) - Xác định các nhân tố ảnh hưởng: (sự biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định trị số của nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên biến động của trị số nhân tố đó. VD: khi nghiên cứu tình hình thực hiện định mức giá thành sản phẩm, ta phải xác định trị số gây nên biến động giá thành. Căn cứ vào các khoản mục chi phí, xác định trị số của khoản mục nào là chủ yếu: nguyên liêu, lao động hay chi phí sản xuất chung? Nếu là CP nguyên liệu trực tiếp thì do lượng nguyên liệu hay giá của nguyên liêu. Nếu là lượng nguyên liệu tăng lên thì là do khâu quản lý, do thiết bị cũ hay do tình hình định mức chưa hợp lý?) - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng: (PTHĐKD không chỉ đánh giá kết quả chung chung, mà cũng không chỉ dừng lại ở chỗ xác định nhân tố và tìm nguyên nhân, mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần được khai thác và những chỗ còn tồn tại yếu kém nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu ở DN của mình.) - Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định: (định kỳ, DN phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía cạnh hoạt động đồng thời căn cứ vào các điều kiện tác động ở bên ngoài, như môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai để xác định vị trí của DN đang đứng ở đâu và hướng đi đâu, các phương án xây dựng chiến lược kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu không phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời. 1.1.5. Nội dung của phân tích hoạt động kinh Trang 13
  14. Phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nội dung chủ yếu của phân tích hoạt động kinh doanh là: - Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: sản lượng, sản phẩm, doanh thu bán háng hàng, giá thành và lợi nhuận. - Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, tiền vốn, vật tư, đất đai… - Để thực hiện nội dung trên, phân tích kinh doanh cần xác định các đặc trưng về mặt lượng của các quá trình hoạt động (số lượng, kết cấu, quan hệ, tỷ lệ…) nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình kinh doanh, tổ chức và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện sản xuất kinh doanh. 1.2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 1.2.1. Phương pháp so sánh a. Lựa chọn gốc so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Các gốc so sánh có thể là: + Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. + Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hinh thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. + Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng…nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu… b. Điều kiện có thể so sánh được: - Về mặt thời gian: phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu, phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu, phải cùng một đơn vị tính. - Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. Ví dụ: nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của 2 DN A là 100 trđ, B là 50 trđ. Nếu ta vội vàng kết luận là DN A có hiệu quả kinh doanh gấp 2 lần DN B là chưa có cơ sở vững Trang 14
  15. chắc, cho dù cùng thời gian kinh doanh như nhau, nhưng nếu như cho biết thêm về quy mô vốn hoạt động của DN A gấp 4 lần vốn hoạt động của DN B thì kết luận trên sẽ ngược lại, B hiệu quả hơn A chứ không phải A hiệu quả hơn B. c. Kỹ thuật so sánh: - So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế. Ví dụ: doanh thu kỳ kế hoạch của DN đạt được 100 trđ còn thực tế đạt được là 130 trđ. Kết luận: DN đã hoàn thành vượt mức kế hoạch là 30 trđ. - So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế Số tương đối hoàn thành kế hoạch = chỉ tiêu kỳ phân tích * 100% Chỉ tiêu kỳ gốc Kết luận: DN đã đạt 130% kế hoạch doanh thu và hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra 30%. 1.2.2. Phương pháp liên hệ cân đối Trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN hình thành nhiều mối liên hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt, giữa các yếu tố của quá trình KD. Ví dụ như giữa TS và nguồn vốn KD, giữa các nguồn thu và chi, giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán, giữa nguồn huy động và sử dụng vật tư trong SXKD. Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây dựng kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ về lượng của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố. Trong quá trình HĐKD của DN hình thành những mối quan hệ cân đối. cân đối là sự cân bằng giữa 2 mặt của các yếu tố trong quá trình kinh doanh. Trang 15
  16. Vd: nguồn thu, chi; nguồn vốn, tài sản BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DN 31/12/200X TÀI SẢN Đầu Cuối Chênh NGUỒN VỐN Đầu Cuối Chênh năm năm lệch năm năm lệch A. TSCĐ và đtư 400 430 +30 A. nợ phải trả 300 330 +30 ngắn hạn 1. Tiền 50 60 +10 1. Nợ ngắn hạn 100 80 -20 2. Phải thu 100 120 +20 2. Nợ dài hạn 200 250 +50 3. Tồn kho 250 250 0 B. VCSH 700 770 +70 B. TSCĐ và đtư 600 670 +70 1. nguồn vốn 550 550 0 dài hạn KD 1. TSCĐ 2. LN để lại 500 600 +100 150 220 +70 2. đầu tư dài hạn 100 70 -30 CỘNG TÀI SẢN 2000 2200 200 CỘNG NV 2000 2200 200 Phân tích: Qua bảng cân đối kế toán cho phép ta đánh giá mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến tính cân đối đến tài sản và nguồn vốn của DN. Nhìn chung tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn cuối năm so với đầu năm tăng 200 triệu đ, như vậy quy mô về nguồn vốn của DN đã tăng lên đáng kể. - Về mặt tài sản: tài sản tăng lên chủ yếu do TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng 70trđ , TSCĐ và dầu tư ngắn hạn tăng 30trđ, các khoản phải thu tăng 20trđ. - Về mặt nguồn vốn: tổng nguồn vốn tăng lên chủ yếu do NV CSH tăng 70trđ, nợ phải trả tăng 30trđ trong đó đáng kể nhất là nợ dài hạn tăng 50trđ nhưng nợ ngắn hạn lại giảm 20 trđ. Trang 16
  17. Kết luận: trong kỳ DN đã giảm các khoản đầu tư dài hạn và tăng vay nợ dài hạn để đầu tư cho TSCĐ và kết quả kinh doanh đã mang lại hiệu quả khá cao , lợi nhuận để lại tăng 70trđ. 1.2.3. Phương pháp phân tích chi tiết Phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau: a) Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận cấu thành cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Do đó phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt về kết qủa sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Giá trị sản xuất công nghiệp cần được chi tiết thành các bộ phận: Giá trị thành phẩm làm bằng nguyên vật liệu của DN, giá trị thành phẩm làm bằng nguyên vật liệu của người đặt hàng, giá trị của dụng cụ tự chế, giá trị của sản phẩm dở dang... Trong xây dựng, trước hết cần chi tiết thành giá trị xây và lắp đặt cấu kiện, sau đó trong phần xây cần phải chi tiết đến các phần đổ bê tông, xây tường, móng...v..v. Trong phân tích giá thành thường được phân thành các bộ phận như: Chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, động lực, chi phí tiền lương, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí quản lý phân xưởng... Các bộ phận lại chi tiết bao gồm nhiều yếu tố cụ thể khác nhau, ví dụ như chi phí sản xuất chung trong chỉ tiêu giá thành lại bao gồm: lương chính, phụ, của nhân viên quản lý phân xưởng, hao mòn TSCĐ chung cho phân xưởng, chi phí phục vụ và quản lý phân xưởng... b) Chi tiết theo thời gian Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều nhau, ví dụ: Giá trị sản lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh thường phải thực hiện theo từng tháng, từng quý trong năm và thông thường không giống nhau. Tương tự trong thương mại, Trang 17
  18. doanh số mua vào, bán ra từng thời gian trong năm cũng không đều nhau. Việc chi tiết theo thời gian giúp đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, phân tích chi tiết theo thời gian cũng giúp ta nghiên cứu nhịp điệu của các chỉ tiêu có liên quan với nhau như: Lượng hàng hoá mua vào, dự trữ với lượng hàng bán ra; lượng vốn được cấp (huy động) với công việc xây lắp hoàn thành; lượng nguyên vật liệu cấp phát với khối lượng sản phẩm sản xuất... Từ đó phát hiện những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện các chỉ tiêu trong quá trình sản xuất kinh doanh. c) Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh Kết quả sản xuất kinh doanh của DN được thực hiện bởi các bộ phận, phân xưởng, đội, tổ sản xuất...hay của các cửa hàng trang trại, xí nghiệp trực thuộc DN. Thông qua các chỉ tiêu khoán khác nhau như: Khoán doanh thu, khoán chi phí, khoán gọn...cho các bộ phận mà đánh giá mức khoán đã hợp lý hay chưa và về việc thực hiện định mức khoán của các bộ phận như thế nào. Cũng thông qua đó mà phát hiện các bộ phận tiên tiến, lạc hậu trong việc thực hiện các chỉ tiêu, khai thác khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh. Phân tích chi tiết theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hoạch toán kinh tế nội bộ. 1.2.4. Phương pháp loại trừ a. Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Quá trình thực hiện phương pháp này gồm 3 bước như sau: Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nếu Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là: Q1 - Q0 = ΔQ Bước 2: Thiết lập mối quan của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích: Giả sử có 4 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c,d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân Trang 18
  19. tích Q (có thể các nhân tố có quan hệ tổng, thương, hiệu với chỉ tiêu) và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến d phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: Q=a.b.c.d Kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1.d1 và Kỳ gốc là: Q0 = a0.b0.c0.d0 Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2. Thế lần 1: a1.b0.c0.d0 Thế lần 2: a1.b1.c0 .d0 Thế lần 3: a1.b1.c1 .d0 Thế lần 4: a1.b1.c1 .d1 Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố ở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế. Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể: + Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0.d0 - a0.b0.c0.d0 = Δa + Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0.d0 - a1.b0.c0.d0 = Δb + Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1.d0 - a1.b1.c0.d0 = Δc + Ảnh hưởng của nhân tố d: a1.b1.c1.d1 - a1.b1.c1.d0 = Δd Tổng cộng các vế của phân tích: Q1 - Q0 = ΔQ Tổng các nhân tố ảnh hưởng: Δa + Δb + Δc + Δd = ΔQ Trang 19
  20. Ví dụ: có tài liệu chi phí vật liệu để sản xuất sản phẩm tại 1 DN như sau: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch TH/KH Số lượng sp (cái) 1.000 1.200 +200 Mức tiêu hao vật liệu(kg) 10 9,5 -0,5 Đơn giá vật liệu (đ) 50 55 +5 Dùng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc biến động tổng chi phí vật liệu giữa thực hiện so với kế hoạch. Giải: Tổng chi phí vật liệu = số lượng sp x mức tiêu hao vật liệu x đơn giá vật liệu Tổng CPVL thực hiện: 1.200 x 9,5 x 55 = 627.000đ Tổng CPVL kế hoạch: 1.000 x 10 x 50 = 500.000đ Đối tượng phân tích: 627.000 – 500.000 = +127.000đ Xác định nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng của số lượng sp: 1.200 x 10 x 50 – 1.000 x 10 x 50 = +100.000đ - Ảnh hưởng của mức tiêu hao: 1.200 x 9,5 x 50 – 1.200 x 10 x 50 = -30.000đ - Ảnh hưởng đơn giá vật liệu: 1.200 x 9,5 x 55 – 1.200 x 9,5 x 50 = +57.000đ Cộng các nhân tố ảnh hưởng: +127.000đ Ưu điểm của phương pháp: - Đơn giản dễ tính toán dễ thực hiện, dễ hiểu so với các phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng khác. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích chúng có mối liên hệ với chỉ tiêu có thể bằng tổng, thương, hiệu, tích và tỷ lệ % xác định được. Nhược điểm: Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2