Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
lượt xem 7
download
(NB) Giáo trình "Phân tích hoạt động kinh doanh" được biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm giúp ích trong việc lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của DN. Hiệu quả kinh doanh được phân tích dưới các góc độ khác nhau và được tổng hợp từ hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong DN nên sẽ là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh các hoạt động , các bộ phận cụ thể trong DN và lập kế hoạch kinh doanh theo đúng mục tiêu chiến lược của DN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGHỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐCĐN, ngày 04 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Các nhà quản trị chịu trách nhiệm về hoạt động của DN, ra các quyết định về tài chính , đầu tư và kinh doanh, xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại trong việc điều hành hoạt động của DN được thể hiện trực tiếp qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh. Giáo trình "Phân tích hoạt động kinh doanh" được biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm giúp ích trong việc lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của DN. Hiệu quả kinh doanh được phân tích dưới các góc độ khác nhau và được tổng hợp từ hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong DN nên sẽ là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh các hoạt động , các bộ phận cụ thể trong DN và lập kế hoạch kinh doanh theo đúng mục tiêu chiến lược của DN. Nội dung giáo trình gồm: Bài 1: Xác định đối tượ ng, phươ ng pháp phân tích hoạt độ ng kinh doanh Bài 2: Phân tích tính hình sử dụng lao động Bài 3: Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định, nguyên vật liệu Bài 4: Phân tích chung tình hình thực hi ện giá thành Bài 5: Phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng doanh thu và các khoản mục giá thành Bài 6: Phân tích kết quả sản xuất v ề kh ối l ượng s ản xu ất Bài 7: Phân tích kết quả sản xuất v ề ch ất l ượng s ản ph ẩm Bài 8: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghi ệp Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các học viên để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 02 tháng 01 năm 2016
- Biên soạn Lê Thị Lan Anh
- MỤC LỤC
- MÔ ĐUN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Mã mô đun:MĐ 27 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: Vị trí: Phân tích hoạt động kinh doanh thuộc nhóm các mô đun chuyên nghành của nghề kế toán doanh nghiệp, được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các mô đun chuyên nghành của nghề Tính chất: Phân tích hoạt động kinh doanh là mô đun chuyên môn bắt buộc có tính chất tổng hợp, vận dụng các công cụ phân tích kinh tế để phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp cho nhà quản lý các thông tin cần thiết trong việc ra các quyết định tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của mô đun: Trình bày được các đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp; Xác định được những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân tích và tiến trình tổ chức phân tích; Vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn của kinh tế, kế toán, tài chính thống kê để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần phân tích; Xây dựng được các phương trình kinh tế khoa học phù hợp với từng đối tượng cần phân tích; Lựa chọn đúng các phương pháp để phân tích, đánh giá và xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích; Tổ chức được việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở từng khâu, từng giai đoạn. Từ đó, tìm các nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp; Say mê, năng động, sáng tạo trong học tập; Trang 7
- Có tinh thần tự giác, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tinh thần làm việc nhóm tích cực; Có khả năng tìm kiếm việc làm và học lên trình độ cao hơn hoặc tự tổ chức kinh doanh. Nội dung của mô đun: Số Thời Hình thức Tên các bài trong mô đun TT gian giảng dạy 1 Xác định đối tượ ng, phươ ng pháp phân tích hoạt 6 Tích hợp động kinh doanh 2 Phân tích tính hình sử dụng lao động 5 Tích hợp 3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định, nguyên 5 Tích hợp vật liệu Kiểm tra bài 1 ,2 1 Tích hợp 4 Phân tích chung tình hình thực hi ện giá thành 3 Tích hợp 5 Phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng doanh thu 6 Tích hợp và các khoản mục giá thành 6 Phân tích kết quả sản xuất v ề kh ối l ượng s ản xu ất 4 Tích hợp 7 Phân tích kết quả sản xuất v ề ch ất l ượng s ản ph ẩm 6 Tích hợp 8 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghi ệp 6 Tích hợp Kiểm tra bài 5, 6, 7, 8 2 Tích hợp Tổng 45 Trang 8
- BÀI 1 XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giới thiệu: Hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp chịu nhiều tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố bên trong là các quyết định của nhà quản trị trong quá trình sử dụng các nguồn lực, các yếu tố của quá trình sản xuất..Các nhân tố bên ngoài là sự tác động của các chính sách, định chế tài chính của nhà nước. Do đó, nếu chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu kinh tế hoặc các báo cáo kế toán thì sẽ không thấy được bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần phải đi vào phân tích hoạt động kinh doanh để thấy được những ưu nhược điểm của quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Phân tích hoạt động kinh doanh là gì?Đối tượng, phương pháp phân tích như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học sau đây. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh trong hệ thống quản lý doanh nghiệp; Nêu được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh; Vận dụng được 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp; Phân loại được các hình thức phân tích hoạt động kinh doanh để vận dụng vào tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp; Trung thực, nhanh nhẹn nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung chính: Trang 9
- 1.Khái niệm. đối tượng, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh: 1.1.Khái niệm. Hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp chịu nhiều tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố bên trong là các quyết định của nhà quản trị trong quá trình sử dụng các nguồn lực, các yếu tố của quá trình sản xuất..Các nhân tố bên ngoài là sự tác động của các chính sách, định chế tài chính của nhà nước. Do đó, nếu chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu kinh tế hoặc các báo cáo kế toán thì sẽ không thấy được bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , không thấy được những ưu nhược điểm của quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên các tài liệu hạch toán, báo cáo và các thông tin kinh tế khác…để đánh giá đúng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp cụ thể khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm, khai thác khả năng tiềm tàng để nâng cao hiểu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Ta có thể khái quát đối tượng của phân tích qua sơ đồ sau: Trang 10
- 1.2.1. Quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích nhằm nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các kết quả do quá trình hoạt động kinh doanh mang lại có thể là kết quả quá khứ hoặc các kết quả dự kiến có thể đạt được trong tương lai và là kết quả tổng hợp từ nhiều quá trình hoạt động. Các kết quả này được biểu hiện dưới dạng các chỉ tiêu kinh tế.Các chỉ tiêu kinh tế có thể là chỉ tiêu đạt được trong thực tế hoặc là các chỉ tiêu mang tính định hướng từ các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Phân tích HĐKD không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả HĐKD thông qua các chỉ tiêu kinh tế, mà phân tích còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu.Nhân tố là các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu kinh tế.Vì vậy, các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu kinh tế cũng là đối tượng nghiên cứu của phân tích HĐKD. VD: Để nghiên cứu tăng trưởng quy mô trong kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu kinh tế được sử dụng là: doanh thu tiêu thụ sản phẩm Các nhân tố tác động đến doanh thu: Sản lượng tiêu thụ và đơn giá bán Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ x Giá bán Tùy theo mức độ tác động và mối quan hệ với chỉ tiêu, mà nhân tố tác động thuận hoặc nghịch đến chỉ tiêu kinh tế. Ở VD này, cả hai nhân tố Sản lượng tiêu thụ và Giá bán cùng tác động cùng chiều với Doanh thu. Có nghĩa là hai nhân tố này tăng sẽ làm chỉ tiêu tăng và ngược lại. 1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Trang 11
- Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cẩu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh không những là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ để cải tiến quản lý trong kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh. Thông qua tài liệu phân tích cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về khả năng, những hạn chế cũng như thế mạnh của doanh nghiệp mình. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh….trên cơ sở đó doanh nghiệp dự đoán các rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và có phương án phòng ngừa trước khi chúng xảy ra. => Tóm lại, với các ý nghĩa trên, phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các cấp độ quản lý khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khi họ có mối quan hệ về quyền lợi với doanh nghiệp. Trang 12
- 1.4. Mục tiêu phân tích hoạt động kinh doanh Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém Xây dựng phương án kinh doanh và các biện pháp phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh. 2. Phương pháp phân tích Có nhiều phương pháp được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế, tuỳ theo mục đích của việc phân tích mà sử dụng biện pháp cho thích hợp. Thông thường người ta sử dụng các phương pháp sau: 2.1. Phương pháp so sánh So sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.Vì vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh. Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc các mục đích cụ thể của phân tích. Chỉ tiêu số gốc để so sánh bao gồm: số kế hoạch, định mức, dự toán kỳ trước. Tùy theo mục đích (tiêu chuẩn) so sánh mà lựa chọn số gốc so sánh: Nếu số gốc là số kỳ trước: tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá mức biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua hai hay nhiều kỳ. Nếu số gốc là số kế hoạch: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra. Trang 13
- Số gốc là số trung bình ngành: Tiêu chuẩn so sánh này thường sử dụng khi đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành. Xác định điều kiện so sánh: Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu được sử dụng so sánh phải thống nhất về các mặt sau: Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. Phải cùng một phương pháp tính toán. Phải có cùng một đơn vị đo lường. Phải cùng một khoảng thời gian hoạch toán. Xác định kỹ thuật so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy sự biến động về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích. So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển… của chỉ tiêu phân tích . So sánh bằng số bình quân: Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối(năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân….)hoặc dưới dạng số tương đối(tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ suất chi phí bình quân…) So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Vídụ: Doanh thu năm nay: 5.000.0000.0000 đồng. Doanh thu năm trước: 4.000.000.000 đồng. Phân tích ví dụ: Tiêu chuẩn so sánh: Số kỳ gốc(số kỳ trước): 4.000.000.000 đồng. Trang 14
- Điều kiện so sánh: + Cùng nội dung kinh tế : Doanh thu + Cùng phương pháp tính: Tính doanh thu theo phương pháp Doanh thu = sản lượng tiêu thụ x giá bán + Cùng đơn vị đo lường : đồng. + Cùng một khoảng thời gian hoạch toán: doanh thu trong 1 năm Kỷ thuật so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối: 5.000.000.000 – 4.000.000.000 = 1.000.000.000 đ. Như vậy, doanh thu năm nay cao hơn doanh thu năm trước 1 tỷ đồng + So sánh bằng số tương đối: * 100 % = 125% Như vậy, doanh thu năm nay đạt 125% doanh thu năm trước, hay có thể nói doanh thu năm nay vượt mức 25% so với doanh thu năm trước. 2.2 Phương pháp liên hệ cân đối Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi các nhân tố có quan hệ tổng số, hiệu số. Khi xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó chỉ cần tính phần chênh lệch của nhân tố đó mà không cần quan tâm đến nhân tố khác. Q = a0 + b0 c0 Qa = a1 a0 Qb = b1 b0 Qc = c1 c0 Q = Qa+ Qb + Qc 2.3. Phương pháp phân chia kết quả kinh tế (phương pháp phân tích chi tiết) Trang 15
- Phân chia kết quả kinh tế là việc phân loại kết quả kinh tế thành từng bộ phận theo một tiêu thức nào đó; việc phân chia kết quả kinh tế giúp ta nắm được một cách sâu sắc bản chất của sự vật, hiện tượng; nắm được mối quan hệ cấu thành, mối quan hệ nhân quả và quy luật phát triển của các sự vật, hiện tượng đó. Ta có thể phân chia kết quả kinh tế theo những cách sau: Phân chia theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết này giúp ta có thể đánh giá chính xác sự biến động bên trong của các kế quả kinh tế (chỉ tiêu phân tích) Ví dụ: chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm được chi tiết theo các khoản mục chi phí, chỉ tiêu doanh thu chi tiết theo mặt hàng hoặc chi tiết theo từng phương thức tiêu thụ … Phân chia theo thời gian: Các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình tổng hợp của từng khoảng thời gian nhất định.Mỗi khoảng thời gian khác nhau, có những nguyên nhân tác động sẽ không giống nhau.Việc phân tích chi tiết này giúp ta đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó sẽ có những biện pháp cho từng khoảng thời gian đó. Ví dụ: phân tích doanh thu theo tháng, quý để xác định được thời điểm kinh doanh thuận lợi của doanh nghiệp Phân chia theo bộ phận và phạm vi kinh doanh: Kết quả kinh doanh thường là đóng góp của nhiều bộ phận hoạt động trên những địa điểm khác nhau. Chi tiết theo từng bộ phận, từng địa điểm kinh doanh sẽ làm rõ hơn sự đóng góp của từng bộ phận đến kết quả chung của toàn doanh nghiệp. Trang 16
- Ví dụ: Doanh thu của Công ty Cổ phần siêu thị Coopmart có thể chi tiết theo từng chuỗi Siêu thị, theo từng tỉnh. 2.4. Phương pháp loại trừ (phương pháp thay thế liên hoàn) Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các chỉ tiêu này có quan hệ tích, thương, hoặc vừa tích vừa thương. Các nguyên tắc cần tuân thủ của phương pháp này: Phải xác định được số lượng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự : nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Trường hợp chỉ tiêu có nhân tố kết cấu thì sắp xếp nhân tố số lượng, kết cấu, rồi đến nhân tố chất lượng. Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng, nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau.(Nhân tố chủ yếu là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến chỉ tiêu phân tích. Để biết nhân tố thứ yếu hay nhân tố chủ yếu: cố định các nhân tố định mức, thay đổi 1 đơn vị xem , nhân tố nào ảnh hưởng lớn đến đối tượng, nhân tố đó là nhân tố chủ yếu.) Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự đã sắp xếp để xác định ảnh hưởng của chúng. Khi thay thế nhân tố số lượng thì phải cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc, ngược lại khi thay thế nhân tố chất lượng thì phải cố định nhân tố số lượng ở kỳ phân tích. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng phải đúng bằng đối tượng phân tích. Bước 1: Giả sử có 4 nhân tố a, b,c, d đểu có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Q1: chỉ tiêu kỳ phân tích Q0: chỉ tiêu kỳ gốc Mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu Q được thiết lập như sau: Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1 Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0 Ta có đối tượng phân tích: Q = Q1 Q0 Trang 17
- Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố: Xác định ảnh hưởng của nhân tố a: Thay thế lần 1: Qa = a1 x b0 x c0 x d0 Mức ảnh hưởng của nhân tố a: Qa = Qa Q0 Xác định ảnh hưởng của nhân tố b: Thay thế lần 2: Qb = a1 x b1 x c0 x d0 Mức ảnh hưởng của nhân tố b: Qb = Qb Qa Xác định ảnh hưởng của nhân tố c: Thay thế lần 3: Qc = a1 x b1 x c1 x d0 Mức ảnh hưởng của nhân tố c: Qc = Qc Qb Xác định ảnh hưởng của nhân tố d: Thay thế lần 4: Qd = a1 x b1 x c1 x d1 Mức ảnh hưởng của nhân tố d: Qd = Qd Qc Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Q =Qa + Qb + Qc +Qd Ưu và nhược điểm của phương pháp liên hoàn: Ưu điểm: Là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán Phương pháp thay thế liên hoàn có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế Nhược điểm: Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố đểu cùng thay đổi. Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trường hợp để phân biệt được nhân tố nào là số lượng và chất lượng là vấn đề không đơn giản.Nếu phân biệt Trang 18
- sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không chính xác. Ví dụ : Có tài liệu về giá trị sản xuất tại một doanh nghiệp trong kỳ như sau: Năm trước Năm nay Chênh lệch Chỉ tiêu Mức % Số công nhân sản xuất bình quân 100 120 +20 +20 (người) Số ngày làm việc bình quân/năm 280 276 4 1,4 của một công nhân (ngày) Năng suất lao động bình quân 20 18 2 10 ngày (1.000 đồng) Yêu cầu: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của giá trị sản xuất giữa năm nay so với năm trước, theo phương pháp thay thế liên hoàn. Xây dựng phương trình kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất Giá trị sản xuất của năm trước = 100 x 280 x 20 = 560.000 Giá trị sản xuất của năm nay = 120 x 276 x 18 = 596.160 Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: Tổng biến động của giá trị sản xuất = 596.160 – 560.000 = 36.160 Giá trị sản xuất của năm nay tăng 36.160 so với năm trước Bước 2: Xác định nhân tố ảnh hưởng: Ảnh hưởng của nhân tố số công nhân sản xuất: Trang 19
- Giá trị sản xuất = 120 x 280 x 20 = 672.000 Mức độ ảnh hưởng = 672.000 560.000 = 112.000 Số công nhân năm nay tăng so với năm trước là 20 công nhân làm cho giá trị sản xuất tăng thêm 112.000 Ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc bình quân 1 công nhân: Giá trị sản xuất = 120 x 276 x 20 = 662.400 Mức độ ảnh hưởng = 662.400 672.000 = 9.600 Số ngày làm việc bình quân/năm một công nhân của năm nay giảm so với năm trước 4 ngày làm cho giá trị sản xuất của năm nay giảm 9.600 Ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động bình quân ngày: Giá trị sản xuất = 120 x 276 x 18 = 596.160 Mức độ ảnh hưởng = 596.160 – 662.400 = 66.240 Năng suất lao động bình quân ngày của năm nay giảm so với kế hoạch 2.000 đồng làm cho giá trị sản xuất giám 66.240 Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 112.000 – 9.600 – 66.240 = 36.160 Như vậy, giá trị sản xuất của năm nay tăng chủ yếu do doanh nghiệp đã tăng số công nhân sản xuất bình quân, còn số ngày làm việc bình quân năm và năng suất lao động giảm làm giá trị sản xuất giảm. 3. Tổ chức và phân loại phân tích HĐKD: 3.1. Các loại hình phân tích kinh doanh Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo, thời điểm kinh doanh, doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích theo định kỳ như: tháng, quý, năm, nhằm đánh giá mức độ thực hiện so với kế hoạch đề ra. Nhưng có thể khái quát hoạt động phân tích căn cứ vào thời điểm kinh doanh thành ba loại sau: Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh
236 p | 6434 | 2870
-
GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
97 p | 747 | 283
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
125 p | 80 | 23
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1 - CĐN Nam Định
69 p | 106 | 19
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 2 - CĐN Nam Định
64 p | 115 | 18
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - ThS. Nguyễn Thị Việt Châu
113 p | 84 | 17
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
60 p | 63 | 13
-
Giáo trình môn học Phân tích hoạt động kinh doanh
82 p | 51 | 11
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam
84 p | 28 | 11
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
51 p | 92 | 9
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
44 p | 16 | 8
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
55 p | 42 | 7
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
47 p | 12 | 7
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
74 p | 14 | 6
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
101 p | 19 | 6
-
Giáo trình Phân tích hoạt động (Nghề Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Nghề Vĩnh Long
60 p | 56 | 5
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
66 p | 13 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn