intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tổng quan ngành nghề - Ngành Quản trị nhà hàng

Chia sẻ: Huyền Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

41
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình môn học Tổng quan ngành nghề là môn học chuyên ngành cho nghề Quản trị nhà hàng và Kỹ thuật chế biến món ăn Giáo trình gồm có 4 chương: Khái quát về hoạt động du lịch, mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác - các điều kiện để phát triển du lịch, nhà hàng, khách sạn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tổng quan ngành nghề - Ngành Quản trị nhà hàng

  1. BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ II KHOA DL-NH-KS GIÁO TRÌNH TỔNG QUAN NGÀNH NGHỀ NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG TP. HCM – THÁNG 03 NĂM 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đich khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MH 07
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình môn học TỔNG QUAN NGÀNH NGHỀ là môn học chuyên ngành cho nghề Quản trị nhà hàng và Kỹ thuật chế biến món ăn Giáo trình gồm có 3 chương: Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ MỘT SỐ LĨNH VỰC KHÁC - CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Chương 3 : NHÀ HÀNG Chương 4: KHÁCH SẠN Trong quá trình giảng dạy và học tập giáo trình môn TỔNG QUAN NGÀNH NGHỀ gì chưa rõ hoặc cần thêm hoặc bớt nội dung, mong quý Thầy Cô và các Em sinh viên góp ý để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng….năm 2019. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Ths. Trần Thị Thúy Hằng 2. Thành viên: Ths. Bùi Xuân Thắng Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  4. 2 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1.Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 7 1.1. Khái niệm về du lịch (travel) .................................................................... 7 1.2.Khái niệm về khách du lịch (tourist) ......................................................... 8 1.3. Tài nguyên du lịch ................................................................................... 8 1.4. Điểm đến và khu du lịch (tourist trap) ..................................................... 9 1.5. Khái niệm khách sạn (hotel)................................................................... 10 1.6. Khái niệm nhà hàng (res-taur-ant) ......................................................... 10 2. CÁC THỂ LOẠI DU LỊCH ......................................................................... 11 2.1. Phân loại tổng quát................................................................................. 11 2.2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch ..................................................... 11 3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch ............................................................ 13 3.1. Nhu cầu du lịch (động cơ du lịch) ....................................................... 13 3.2. Sản phẩm du lịch ............................................................................... 17 4. Thời vụ du lịch ............................................................................................. 20 4.1. Khái niệm ........................................................................................... 20 4.2. Các đặc điểm của tính thời vụ du lịch ................................................. 20 4.3. Một số giải pháp khác phục sự bất lợi của thời vụ du lịch ................... 22 5. Một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch tiêu biểu............................................. 23 5.1. Hotel ................................................................................................... 23 5.2.Motel: .................................................................................................. 24 5.3. Làng du lịch (Tourism Village) ......................................................... 24 5.4. Camping: cắm trại (sống trong một lều) ............................................ 25 5.5. Tàu Du lịch (Cruise ship) .................................................................. 25 5.6. Caraval ............................................................................................. 25 5.7. Bungalow.......................................................................................... 26 5.8.Resort: ................................................................................................. 26 5.9. Homestays: ......................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ MỘT SỐ LĨNH VỰC KHÁC - CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH .......................... 27 Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  5. 3 1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác ........................................... 27 1.1. Mối quan hệ giữa du lịch và kinh tế ..................................................... 27 1.2. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá - xã hội ....................................... 28 1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường............................................... 29 1.4. Đối với chính trị ................................................................................... 30 2. Các điều kiện để phát triển du lịch ............................................................. 30 2.1 Các điều kiện chung ............................................................................. 30 2.1.1 Tình hình an ninh chính trị - an toàn xã hội .................................... 30 2.1.2 . Điều kiện kinh tế .......................................................................... 31 2.1.3 .Chính sách phát triển du lịch ......................................................... 34 2.1.4 .Các điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch................................... 35 2.2 . Các điều kiện đặc trưng. ..................................................................... 35 2.2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên ...................... 35 2.2.2 . Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn............... 37 2.2.3 . Sự sẵn sàng đón tiếp khách .......................................................... 41 2.2.4 Các sự kiện đặc biệt ....................................................................... 41 CHƯƠNG 3: NHÀ HÀNG………………………………………………………………….42 2.1. Khái niệm, vai trò, vị trí của nhà hàng................................................44 2.2.Đặc điểm kinh doanh nhà hàng..............................................................46 2.3. Phân loại nhà hàng................................................................................48 2.4. Quản trị nhà hàng.................................................................................50 CHƯƠNG 4: KHÁCH SẠN........................................................................... 52 1. Giới thiệu chung ........................................................................................ 57 2. Phân loại và xếp hạng khách sạn................................................................ 58 2.1 Phân loại khách sạn .............................................................................. 58 2.2 Xếp hạng khách sạn .......................................................................... 61 3. Cơ cấu tổ chức trong một khách sạn........................................................ 62 3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức tiêu biểu trong một khách sạn ...................... 62 3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn ..................... 64 3.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn ................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………67 Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  6. 4 TỔNG QUAN NGÀNH NGHỀ Mã môn học: MH 07 I. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA, VAI TRÒ MÔN HỌC  Tổng quan ngành nghề là môn học thuộc nhóm môn học đào tạo nghề trong chương trình khung đào tạo trình độ cao đẳng Quản trị nhà hàng.  Tổng quan du lịch và khách sạn là môn học lý thuyết cơ bản trong nghề phục vụ du lịch nói chung và Quản trị nhà hàng nói riêng.  Là môn học lý thuyết, đánh giá kết thúc môn học bằng hình thức kiểm tra hết môn. II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC  Mô tả được những khái niệm cơ bản về hoạt động du lịch và khách sạn.  Phân tích được mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác.  Trình bày được các điều kiện để phát triển du lịch.  Nêu được các loại khách sạn theo các tiêu chí phân loại khác nhau.  Nêu được các tiêu chí xếp hạng khách sạn.  Trình bày được ví dụ về sự khác biệt giữa các khách sạn thuộc hạng khác nhau.  Mô tả được cơ cấu tổ chức tiêu biểu của một khách sạn.  Rèn luyện được thái độ cởi mở, tận tình, linh hoạt và nghiêm túc của nhân viên ngành Du lịch. III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔN HỌC Mã bài Tên chương Thời gian(giờ) Thực Kiểm Tổng Lý hành, tra số thuyết Bài tập Bài 1: Khái quát về hoạt động du lịch 1. Một số khái niệm cơ bản 2.Các thể loại du lịch 1 10 10 0 0 3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch 4. Thời vụ du lịch Bài 2: Mối quan hệ giữa du 2 lịch và một số lĩnh vực khác - 15 14 1 0 Các điều kiện để phát triển du Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  7. 5 lịch 1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác 2. Các điều kiện để phát triển du lịch Bài 3: Tổng quan về nhà hàng 1. Khái niệm, vai trò, vị trí của nhà hàng 3 2.Đặc điểm kinh doanh nhà 15 11 2 2 hàng 3. Phân loại nhà hàng 4. Quản trị nhà hàng Bài 4: Tổng quan về khách sạn 1. Giới thiệu chung 4 5 2 2 1 2. Phân loại và xếp hạng khách sạn 3. Cơ cấu tổ chức Cộng 45 37 5 3 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  8. 6 YÊU CẦU HOÀN THÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 1. Kiến thức: Sau khi học xong, học sinh có thể: - Mô tả được các khái niệm liên quan đến hoạt động du lịch; - Nhận thức được vai trò của ngành DL đối với nền KTQD; - Nhận biết được các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch; - Phân biệt khái niệm, đặc điểm lao động du lịch; CSVCKT DL; - Nhận biết và phân biệt được các loại hình DL; - Phân biệt khái niệm sản phẩm, sản phẩm dịch vụ DL 2. Kỹ năng: - Kỹ năng thuyết trình; - Thu thập tài liệu phục vụ cho việc học môn Tổng quan Du lịch. 3. Thái độ: - Thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường. - Thái độ học tập cầu tiến, khả năng tự học hỏi. - Quan hệ tốt, đúng mực bạn bè với thầy cô. - Tác phong công nghiệp của một người làm quản lý chất lượng - Tham gia ít nhất 80% thời lượng môn Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  9. 7 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Mã bài: MH 07_ 01 Mục tiêu - Trình bày được các khái niệm cơ bản về hoạt động du lịch và khách sạn, các thể loại du lịch, nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch, thời vụ du lịch. - Phân biệt được một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch tiêu biểu. - Vận dụng được kiến thức đã học vào xác định nhu cầu du lịch, khắc phục sự bất lợi của thời vụ du lịch. - Tự hào về nghề du lịch; Nghiêm túc, chủ động và sáng tạo trong tìm hiểu hoạt động du lịch và khách sạn. Nội dung chính: 1. Một số khái niệm cơ bản 2. Các thể loại du lịch 3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch 4. Thời vụ du lịch 5. Một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch tiêu biểu Nội dung chi tiết: 1.Một số khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm về du lịch (travel) Khái niệm về du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách hiểu khách nhau, sau đây là một số quan niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến: Du lịch là một hiện tượng: Trước thế kỷ thứ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du lịch hầu như vẫn được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đây như một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này người ta du lịch như là một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người. Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền, kiếm việc làm và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác. Các giáo sư Thụy Sỹ đã khái quát: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương – những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào. Với quan niệm này du lịch mới chỉ giải thích ở hiện tượng đi du lịch, tuy nhiên đây cũng là một khái niệm làm cơ sở để xác định người đi du lịch và là cơ sở để hình thành nhu cầu về du lịch sau này. Du lịch là một hoạt động: Theo Mill và Morrison du lịch là hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biên giới một nước, hay ranh giới một vùng, một khu Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  10. 8 vực để nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu lại tại đó ít nhất 24h nhưng không quá một năm. Như vậy, có thể xem xét du lịch thông qua hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi. Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” 1.2.Khái niệm về khách du lịch (tourist) Đây là khái niệm có nhiều quan niệm đưa ra. Khách du lịch là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên, là đối tượng của các đơn vi phục vụ và kinh doanh du lich. Nói đến du lịch người ta hiểu rằng đó là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người đến nơi khác nhằm mục đích thoả mãn mọi nhu cầu về nghỉ dưỡng, chữa bệnh, văn hoá, nghệ thuật, thể thao.v.v… Đối với hoạt động du lịch, con người với vai trò là một du khách có nhu cầu du lịch, rời khỏi nơi cư trú để thực hiện tour du lich. Điều này có nghĩa để trở thành một khách du lịch, con người phải hội tụ các điều kiện sau: - Có thời gian rỗi - Có khả năng thanh toán - Có nhu cầu cần đươc thoã mãn. Nhà kinh tế học người Ao, Lozep Stander định nghĩa: Khách du lịch là hành khách xa hoa, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế. Kripendort đưa ra cách nhìn nhận chủ quan phiến diện của mình về du khách như sau: là nhũng kẻ nực cười, ngốc nghếch ít học, những nhà giàu có, quen thói bóc lột và vô cảm với môi trường Hình_01: Khách nước ngoài thăm địa đạo củ chi Năm 1963, Hội nghị do liên hiệp quốc tổ chức tại Rôma (Ý) để thảo luận về du lịch đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau: Khách du lịch là công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ mà ở đó họ không có nơi ở thường xuyên, nhưng cũng không công nhận những người nước ngoài ở quá một năm hoặc những người đi ra nước ngoài thực hiện hợp đồng, hoặc tìm nơi lưu trú của mình cũng như những người ở vùng biên giới, sống nước này sang làm việc nước khác. Theo luật Du lịch Việt Nam: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. 1.3. Tài nguyên du lịch Theo luật Du lịch Việt Nam: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  11. 9 người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch 1.4. Điểm du lịch và khu du lịch (tourist trap) Đối với quốc gia, vùng, miền và các nhà làm du lịch thì điểm và khu du lịch được xem là nguồn lực, là một trong những nhân tố quan trọng góp phần cạnh tranh, khai thác nguồn khách và đem lại nguồn thu cho mình. Tuy nhiên giữa điểm du lịch và khu du lịch có những điểm khác biệt cần phải nhận thức giúp các nhà quản lý và các doanh nghiệp du lịch có chiến lược xây dựng, khai thác, phát triển, marketing phù hợp. Vì vậy chúng ta có thể phân biệt điểm du lịch và khu du lịch dựa trên các cơ sở sau: Hình_02: Khu dl Vinpearl – Nha trang Hình_03: Loại hình du lịch tâm linh   Giống nhau: - Gắn liền với nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn - Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch - Tạo điều kiện công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương - Đem lại nguồn thu và quảng bá cho cho đất nước và cộng đồng địa phương.  Khác nhau: TT Cơ sở phân biệt Điểm du lịch Khu du lịch Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu 1 Khái niệm đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu tham quan của khách du lịch. cầu đa dạng của khách du lịch, đem (Điều 4 – Luật Du lịch) lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. (Điều 4 – Luật Du lịch) 2 Phân loại Có 2 loại: Có 2 loại: - Điểm du lịch quốc gia - Khu du lịch quốc gia - Điểm du lịch địa phương - Khu du lịch địa phương Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  12. 10 3 Sự đáp ứng nhu Đáp ứng nhu cầu tham quan của Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách cầu của khách khách du lịch là chủ yếu du lịch du lịch 4 Quy mô và sức - Đối với điểm du lịch quốc gia: - Đối với khu du lịch quốc gia: Có chứa du khách Bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm diện tích tối thiểu một nghìn héc ta; tối thiểu nghìn lượt khách tham quan một bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu năm. lượt khách du lịch một năm. - Đối với điểm du lịch địa - Đối với khu du lịch địa phương: Có phương: Bảo đảm phục vụ ít nhất diện tích tối thiểu hai trăm héc ta; mười nghìn lượt khách tham quan bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm một năm. nghìn lượt khách du lịch một năm. (Điều 24 – Luật Du lịch) (Điều 23 – Luật Du lịch) Bảng_01: Sự khách nhau giữu điểm du lịch và khu du lịch Kinh doanh tại điểm và khu du lịch bao gồm nhiều nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này xuất phát từ nhu cầu và đỏi hỏi chính đáng từ khách du lịch. Các sản phẩm, dịch vụ tại điểm và khu du lịch càng phong phú, độc đáo, chất lượng, giá cả hợp lý thì càng chiếm được cảm tình, tiêu dùng và quay lại của du khách. Điều này đỏi hỏi những nhà quản lý, người kinh doanh tại điểm, khu du lịch cần có chính sách về sản phẩm cũng như giá hợp lý để “kích thích” khả năng tiêu dùng của khách du lịch. Nhìn chung các lĩnh vực kinh doanh tại điểm và khu du lịch gắn liền với việc đầu tư, bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp, phát triển và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng bền vững. 1.5. Khái niệm khách sạn (hotel) Khách sạn là cơ sở lưu trú có đầy đủ tiện nghi phục vụ nghỉ qua đêm và các nhu cầu khác của du khách như ăn, nghỉ, vui chơi giải trí... Tuỳ theo mức độ sang trọng của cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ phục vụ… mà các khách sạn được phân hạng khác nhau Hình_04: Khách sạn Majestic – tp. HCM 1.6. Khái niệm nhà hàng (res- taur-ant) Là nơi mà mọi người có thể mua và ăn các món ăn. Hình_05: Nhà hàng cao cấp Thiên Vương Tửu Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  13. 11 2. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH Sở thích, thị hiếu và nhu cầu của du khách là hết sức đa dạng, phong phú, chính vì vậy cần phải tiến hành phân loại các loại hình du lịch, chuyên môn hóa các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn cho sự lựa chọn và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của du khách. 2.1. Phân loại tổng quát 2.1.1 Du lịch sinh thái, còn có nhiều tên gọi khác nhau: - Du lịch thiên nhiên - Du lịch dựa vào thiên nhiên - Du lịch môi trường - Du lịch đăc thù - Du lịch xanh - Du lịch thám hiểm - Du lịch bản xứ - Du lịch có trách nhiệm - Du lịch nhạy cảm - Du lịch nhà tranh - Du lịch bền vững Hình_06: Lễ hội té nước Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hóa hiện hữu 2.1.2. Du lịch văn hóa Du lịch văn hóa là những loại hình du lịch chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có những sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tạp quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thảo mãn nhu cầu của họ 2.2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch 2.2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ + Du lịch quốc tế + Du lịch nội điạ 2.2.2 Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách + Du lịch chữa bệnh + Du lịch nghỉ ngơi giải trí + Du lịch thể thao + Du lịch công vụ + Du lịch tôn giáo + Du lịch khám phá + Du lịch thăm hỏi + Du lịch quá cảnh 2.2.3 Căn cứ vào phương tiện giao thông Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  14. 12 + Du lịch bằng xe đạp + Du lịch tàu hỏa + Du lịch tàu biển (travelling by boat or ship) + Du lịch ô tô + Du lịch hàng không (travelling by plane) 2.2.4 Căn cứ theo phương tiện lưu trú + Du lịch ở khách sạn + Du lịch ở Motel + Du lịch nhà trọ + Du lịch camping 2.2.5 Căn cứ vào thời gian đi du lịch + Du lịch dài ngày từ 2 tuần đến 5 tuần + Du lịch ngắn ngày 2.2.6 Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch + Du lịch miền biển + Du lịch núi + Du lịch đô thị + Du lịch đồng quê Hình_07: Du lịch tắm bùn 2.2.7 Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch + Du lịch theo đoàn + Du lịch cá nhân 2.2.8 Căn cứ vào thành phần của du khách + Du khách thượng lưu + Du khách bình dân 2.2.9 Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng đi du lịch + Du lịch trọn gói + Mua từng phần dịch vụ của tour du lịch 2.2.10. Căn cứ vào lứa tuổi của du khách + Du lịch thiếu niên + Du lịch thanh niên + Du lịch trung niên + Du lịch người cao tuổi 2.2.11. Căn cứ vào quốc tịch của du khách 2.2.12. Một số cách phân loại khác - Du lịch làm ăn - Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt - Du lịch nội quốc, quá biên - Du lịch tham quan trong thành phố - Du lịch sinh thái - Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  15. 13 - Du lịch hội thảo, triển lãm MICE (MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm), tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event) - Du lịch giảm stress, du lịch balo, tự túc khám phá. 2.2.13 Các loại hình du lịch chủ yếu ở Việt Nam - Du lịch sinh thái: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, các vườn quốc gia,… - Du lịch khảo sát, mạo hiểm, thể thao: đỉnh Phan Xi Păng, dãy Lang Biang (Đà Lạt), thác Bản Dốc (Cao Bằng), biển Nha Trang,… - Du lịch truyền thống dân tộc, lịch sử văn hóa, nghệ thuật: phố cổ Hội An, cung đình Huế, các làng nghề truyền thống,… - Du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi, giải trí: Đà Lạt, Vũng Tàu,… - Du lịch kinh doanh - Du lịch tổng hợp nhiều mục đích tùy theo nhóm khách. 3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch 3.1. Nhu cầu du lịch Động cơ là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành động. “Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích con người thực hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào, thường được biểu hiện ra bằng các hình thức nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, săn lùng điều mới lạ, từ đó thúc đẩy nảy sinh hành động du lịch”. Các loại nhu cầu: Abraham Maslow, nhà tâm lý học người Mỹ đã căn cứ vào thứ tự chi phối qúa trình phát triển tinh thần của con người mà chia nhu cầu con người thành 5 bậc sau: Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  16. 14 Hình_08: Tháp nhu cầu Maslow 1. Nhu cầu cơ bản (basic needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn. Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu. Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên. 2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs): Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…. Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về. Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần. Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này. * Thông qua việc nghiên cứu 2 cấp bậc nhu cầu trên chúng ta có thể thấy nhiều điều thú vị: - Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ. Nhiều người làm việc chịu đựng các đòi hỏi vô lý, các bất công, vì họ sợ bị mất việc làm, không có tiền nuôi bản thân và gia đình, họ muốn được yên thân,… Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  17. 15 - Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc thấp của họ trước: đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định ,…Chẳng phải ông bà chúng ta đã nói: “An cư mới lạc nghiệp” hay sao? - Một đứa trẻ đói khát cùng cực thì không thể học tốt, một đứa trẻ bị stress thì không thể học hành, một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể học. Lúc này, các nhu cầu cơ bản, an toàn, an ninh được kích hoạt và nó chiếm quyền ưu tiên so với các nhu cầu học hành. Các nghiên cứu về não bộ cho thấy, trong các trường hợp bị sợ hãi, bị đe doạ về mặt tinh thần và thể xác, não người tiết ra các hóa chất ngăn cản các quá trình suy nghĩ, học tập. 3. Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, … Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình. Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai hiểu con!”. Để đáp ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho các nhân viên có các buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập thể, nhà trường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách nhiệm tập hợp các em, định hướng các em vào những hoạt động bổ ích. Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao. Kinh nghiệm giảng dạy của nhiều giáo viên cũng đưa đến kết luận: phần lớn các em học sinh sống trong các gia đình hay bất hòa, vợ chồng lục đục, thiếu quan tâm, tình thương của gia đình thường có kết quả học tập không cao như các em học sinh khác. 4. Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn. Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  18. 16 Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó. Kinh nghiệm giáo dục cũng chỉ ra rằng: các hành động bêu xấu học sinh trước lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý. “Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko trong suốt cuộc đời dạy dỗ trẻ em hư, khi được hỏi bí quyết nào để sửa trị các em, ông nói “Tôi chỉ đúc kết trong một công thức ngắn gọn: Tôn trọng và yêu cầu cao”. Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người (cho dù đó là đứa trẻ khó dạy, chưa ngoan). Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã cho con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.”” ( Trích VietNamNet, ngày 30/10/2007) 5. Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. “Thể hiện mình” không đơn giản có nghĩa là nhuộm tóc lòe lẹt, hút thuốc phì phèo, “xổ nho” khắp nơi, nói năng khệnh khạng, … Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person’s need to be and do that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội. Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của sự nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng, mong ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói “born to do”. Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên báo VietNamNet, diễn viên Quyền Linh đã trả lời câu hỏi của người phỏng vấn như sau: PV: Nếu hiện tại có một lời mời đóng phim nhưng cát-sê không tương xứng với thời gian công sức anh sẽ phải bỏ ra thì anh có nhận không? DV Quyền Linh: Bù lại nếu vai diễn đó hay thì thậm chí chỉ cần nuôi cơm, không cần tiền tôi cũng đóng. Từ trước đến nay đóng phim đâu có dư tiền, tôi Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  19. 17 biết điều đó mà. Nhưng hãy cho tôi một vai diễn, một cơ hội và một sự tôn trọng. (Trích VietNamNet, ngày 27/11/2007) Nhu cầu này cũng chính là mục tiêu cao nhất mà giáo dục hiện đại nhắm đến. Trong báo cáo của Unesco Learning: the Treasure Within, vấn đề học tập đã được mô tả qua 4 trụ cột của giáo dục (The Four Pillars of Education): - Learning to know: Học để biết. - Learning to do: Học để làm. - Learning to live together: Học để chung sống. - Learning to be: Học để tự khẳng định mình. 3.2. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, CSVCKT và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Như vậy có thể hiểu sản phẩm du lịch được hợp thành bởi những bộ phận sau (xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến đi du lịch) : - Dịch vụ vận chuyển; - Dịch vụ lưu trú, ăn uống; - Dịch vụ tham quan, giải trí; - Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm - Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch Theo luật Du lịch Việt Nam: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam: Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ): - Sản phẩm du lịch hữu hình, tồn tại ở dạng vật thể : Ví dụ : Đồ lưu niệm, các món ăn, đồ uống khách du lịch sử dụng trong nhà hàng,.... Sản phẩm dạng này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong sản phẩm du lịch nói chung. - Sản phẩm du lịch vô hình, tồn tại ở dạng phi vật thể và chỉ có thể biết được thông qua cảm nhận của khách du lịch. Dạng sản phẩm này mang tính dịch vụ bao gồm: .  Dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung ở các cơ sở lưu trú;  Các dịch vụ của các tổ chức du lịch;  Dịch vụ giải trí công cộng ở các cơ sở du lịch;  Dịch vụ lưu trú chữa bệnh và các dịch vụ tắm nghỉ gắn liền với nó;  Các dịch vụ của các cơ sở thể thao;  Các dịch vụ vận tải du lịch;  Các dịch vụ và hàng hoá được bán ở cơ sở Du lịch ngoài dịch vụ cơ bản: làm đẹp, cắt tóc... Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  20. 18 * ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH Sản phẩm du lịch tồn tại ở dạng vô hình (phi vật thể) là chủ yếu. Thành phần dịch vụ trong sản phẩm du lịch thường chiếm tới 80% - 90% về giá trị, còn sản phẩm là hàng hoá chiếm tỷ trọng khá nhỏ. - Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch được biểu hiện ở chỗ nó kết hợp nhiều loại dịch vụ do nhiều đơn vị cá nhân thuộc các ngành khác nhau cung cấp nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch. Nó vừa bao gồm sản phẩm vật chất, tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và cả các tài nguyên tự nhiên - Sản phẩm du lịch chủ yếu tồn tại ở dạng vô hình Ngoại trừ một số dịch vụ riêng lẻ có tính hữu hình như: các hàng hoá bán lẻ, các đồ uống,... hầu hết các dịch vụ du lịch như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan, ... đều tồn tại ở dạng vô hình, khách du lịch chỉ cảm nhận được chúng chứ không nhìn thấy việc chúng mang lại cảm giác phấn chấn, dễ chịu hay khó chịu, không cầm nắm được các dịch đó như các hàng hoá khác, không mang được chúng về nhà sau khi mua. Do tính chất không cụ thể nên khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gặp khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm. Vì vậy, vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất quan trọng. - Phần lớn sản phẩm du lịch tự tiêu hao, không thể để tồn kho(tính không lưu trữ) Hầu hết các sản phẩm du lịch không bán được hôm nay không thể để bán được vào dịp khác trong tương lai (Ví dụ: phòng ngủ khách sạn, chỗ ngồi nhà hàng, chỗ ngồi trên các phương tiện vận chuyển...). Đặc điểm này của sản phẩm du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch phải có chính sách giá cả, cách thức quảng bá, kỹ thuật bán hàng phù hợp mới có thể đạt công suất sử dụng cao, giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng một lúc: do tính không dự trữ được nên quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ luôn đi kèm với nhau, không tách rời nhau. Quá trình tạo ra dịch vụ vủa nhà cung cấp diễn ra đồng thời với quá trình sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng. - Sản phẩm du lịch có tính không thể chuyển dịch Khách du lịch chỉ có thể tiến hành tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch tại nơi sản xuất chứ không thể chuyển từ nơi sản xuất đến nơi khác để tiêu thụ. Tính không thể chuyển dịch sản phẩm du lịch còn thể hiện ở chỗ không có quyền sở hữu sản phẩm giữa người bán và người mua. Khách du lịch chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong một thời gian, địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm. Với đặc điểm này, khách du lịch không được nhìn thấy sản phẩm du lịch trước khi mua nó. Khách du lịch chỉ biết về sản phẩm thông qua các kênh quảng cáo, qua Internet, qua tranh ảnh, sách báo, giới Giáo trình Tổng quan ngành nghề Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2