intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống phân loại nấm

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

323
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự phân loại nấm cổ điển quá phức tạp và không ngừng thay đổi cho đến nay. Nói chung, cơ sở để phân loại nấm dựa vào phương thức sinh sản và cấu trúc, hình dạng của cơ quan sinh bào tử. Tất cả các tên nấm đều có myco cho dù thuộc nhiều giới khác nhau. Đầu tiên, trong hệ thống phân loại của C. Linnaeus (1707-1778), nấm thuộc giới thực vật. Theo hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker (1920-1981), hầu hết nấm thuộc giới nấm không bao gồm một số loài có cấu trúc lông roi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống phân loại nấm

  1. Hệ thống phân loại nấm Sự phân loại nấm cổ điển quá phức tạp và không ngừng thay đổi cho đến nay. Nói chung, cơ sở để phân loại nấm dựa vào phương thức sinh sản và cấu trúc, hình dạng của cơ quan sinh bào tử. Tất cả các tên nấm đều có myco cho dù thuộc nhiều giới khác nhau. Đầu tiên, trong hệ thống phân loại của C. Linnaeus (1707-1778), nấm
  2. thuộc giới thực vật. Theo hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker (1920-1981), hầu hết nấm thuộc giới nấm không bao gồm một số loài có cấu trúc lông roi (như Hyphochytridiomycetes) trong giới protista. Hệ thống của giới nấm bao gồm hai ngành (G. C. Ainsworth, 1973): Myxomycota và Eumycota. Eumycota bao gồm 5 ngành phụ: Mastigomycotina, Deuteromycotina, Zygomycotina, Ascomycotina và Basidiomycotina. Tiếp theo, hệ thống phân loại của nấm được phân chia một cách đặc biệt. Theo C. J. Alexopoulos (2002), nấm có 3 phần trong giới nấm, giới Stramenopila (một giới
  3. mới bao gồm các sinh vật có cấu trúc lông roi được tách ra từ protista) và giới Protista. Giới nấm có 4 ngành: Chytridiomycota, Zygomycota, Ascomycota, Basidiomycota. Phần của nấm trong giới Stramenopila có 3 ngành: Oomycota, Hyphochytriomycota, Labryrinthulomycota. Bốn ngành khác của nấm được xem như là các sinh vật nguên sinh trong giới protista: Plasmodiomycota, Dictyosteliomycota, Acrasiomycota, Myxomycota. Lý do của sự phân chia này là từ nhưng bằng chứng mới của các nghiên cứu về rRNA và hoá sinh
  4. học. Các bằng chứng chứng minh sự tồn tại của 3 nhóm nấm khác nhau. gần đây, sau khi hệ thống phân lơại giới xấut hiện, giới nấm được tái cấu trúc và sắp xếp lại. tất cả các phấn trong cá giới khác nhau được tập hợp lại chỉ trong một giới nấm. các nhà nấm học phân chia giới này thành hai phần: nấm giả, bao gồm 7 ngành: Oomycota, Hyphochytridiomycota, Labyrinthulomycota, Plasmodiophoromycota, Dictyosteliomycota, Acrasiomycota và Myxomycota và nấm thất là những phần còn lại. Sự phân loại theo hệ thống phân tử của sinh giới nói chung và nấm nói
  5. riêng thì hầu như dựa vào thành phần và cấu trúc của các gen rRNA bởi vì chúng có cả vùng bảo tồn và vùng có khả năng biến đổi. Các gen rRNA định vị ở hai nơi trong tế bào là nhân và ti thể nhưng các gen rRNA trong nhân thường thích hợp hơn. Các gen rRNA có sự thuận lợi hơn vì hai lý do: 1/. Các gen rRNA có nhiều bản sao dễ dàng cho được tạo dòng; 2/. Các gen rRNA ti thể tương ứng với các gen của prokaryote. Trong nhiều trình tự của các gen rRNA, trình tự ITS và IGS, trình tự ribosom 18S hay 25S được sử dụng nhiều hơn thay cho trình tự 5,8S hay 5S bởi vì chúng dài hơn và đủ sự đa dạng. phương
  6. pháp phổ biến nhất là giải trình tự các sản phẩm PCR được tạo ra từ các cặp mồi chuyên biệt. Tiếp theo, các trình tự được phân tích hay so sánh với các trình tự khác hay hay lấy ra từ ngân hàng gen để xây dựng cây phát sinh loài. Một số phương thức khác cần cho việc nghiên cứu sự phân loại ở mức phân tử dựa vào cấu trúc thứ cấp của các gen rRNA hay sử dụng RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism) xây dựng bản đồ vị trí cắt giới hạn. Theo quan điểm của tôi, việc áp dụng phân loại phân tử ở nấm vẫn còn một số vấn đề và khó và nhất là mối liên kết giữa các loài phân tử
  7. và các loài hình thái cũng như tính tương hợp về sự giao phối của các loài nấm. Hoangpham Tài liệu tham khảo: 1) Alexopoulos CJ, Mims CW, Blackwell M, 2002. Introductory mycology. Published by John Wiley & Sons (Asia), Singapore. 2) David SH, 1992. Ribosomal RNA and Fungal systematics. Transactions of the Mycological Society Social of Japan, Trans. Mycol. Soc. Japan 33: pp. 533- 556. 3) Đông BX, 1977. Một số vấn đề về nấm học (Viet nam). Nhà xuất
  8. bản KHoa học và Kỹ thuật, Việtt nam. 4) Dũng NL, Nguyen ĐQ, Pham VT, 1997. Vi sinh vậtt học (Vietnamese). Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam. 5) Junta S, 1998. Relatedness, phylogeny, and evolution of fungi. MycoScience 39: pp.487-511. 6) Suzuki A (Chairman of Asian Mycological Committee), 2007. Current trends in mushroom science and technology. Present in Institute of Tropical Biology, Hochiminh City, Vietnam. March, 2007.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2