Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA MISOPROSTOL <br />
TRONG CHẤM DỨT THAI NGỪNG TIẾN TRIỂN ≤9 TUẦN <br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI <br />
Đào Thị Anh Vinh*, Nguyễn Duy Tài* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thành công của Misoprostol đặt âm đạo trong chấm dứt thai ngừng tiến triển ≤9 <br />
tuần tại Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai. <br />
Phương pháp: Từ tháng 1 đến tháng 7/2013, có 157 bệnh nhân có thai ngừng tiến triển ≤9 tuần nhập viện <br />
tại khoa Sản bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai được chọn vào nghiên cứu. Chúng tôi ghi nhận các đặc <br />
điểm dịch tễ, lâm sàng, chẩn đoán xác định, điều trị với phác đồ Misoprostol 600μg đặt âm đạo, và theo dõi các <br />
biến chứng, tác dụng ngoại ý của thuốc đến ngày thứ 7. <br />
Kết quả: Tỷ lệ thành công của điều trị nội khoa với Misoprostol 600μg đặt âm đạo là 92,36%, đa số hiệu <br />
quả trong 48 giờ đầu (91,72%). Thời gian tống xuất thai trung bình là 9,87 giờ. Các tác dụng ngoại ý ghi nhận <br />
được là đau bụng nhiều (9,55%), buồn nôn (4,45%), nôn (1,27%), sốt (3,18%), tiêu chảy (3,18%). <br />
Kết luận: Điều trị nội khoa bằng Misoprostol 600μg đặt âm đạo là phương pháp có tỷ lệ thành công cao và <br />
an toàn cho các phụ nữ có thai ngừng tiến triển ≤9 tuần. <br />
Từ khóa: thai ngừng tiến triển, misoprostol <br />
<br />
ABSTRACT <br />
EFFECTIVITY OF MISOPROSTOL IN MISCARRIAGE BEFORE 9 WEEKS <br />
AT THONG NHAT HOSPITAL IN DONG NAI <br />
Dao Thi Anh Vinh, Nguyen Duy Tai <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 121 ‐ 125 <br />
Objective: To define the success rate of vaginal misoprostol in termination of pregnancy stopped <br />
progressing ≤ 9 weeks at Thong Nhat Hospital in Dong Nai. <br />
Materials and Methods: From January to July 2013, 157 patients with pregnancy stopped progressing ≤ 9 <br />
weeks hospitalized in the Department of Obstetrics of Thong Nhat Hospital were included in the study. We noted <br />
the epidemiological characteristics, made clinical examination, treated with 600μgof vaginal misoprostol, and <br />
monitored complications, adverse drug reactions until the seventh day. <br />
Results: The success rate of medical treatment with 600μg of vaginal misoprostol is 92.36%, most effective <br />
in the first 48 hours (91.72%). The average abortion time was 9.87 hours. The adverse drug reactions reported <br />
were severe abdominal pain (9.55%), nausea (4.45%), vomiting (1.27%), fever (3.18%) and diarrhea (3.18%). <br />
Conclusions: Regimen of 600μg ofvaginal misoprostol is a safe method and has a high success rate for <br />
women with pregnancy stopped progressingbefore 9 weeks. <br />
Keyword: pregnancy stopped progressing, miscarriage, misoprostol <br />
những bệnh lý thường gặp trên lâm sàng <br />
MỞ ĐẦU <br />
chiếm tỷ lệ 15 ‐ 20% trong tất cả các thai kỳ(6). <br />
Thai ngừng tiến triển sớm là một trong <br />
Trong nhiều năm qua, thủ thuật nạo hút thai <br />
* Bộ môn Sản – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: GS.TS. Nguyễn Duy Tài <br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
ĐT: 0903856439 <br />
<br />
Email: duytamv2002@yahoo.com <br />
<br />
121<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
được xem là biện pháp điều trị được lựa chọn <br />
để xử trí thai kỳ ngừng tiến triển(5). Tuy nhiên <br />
thủ thuật ngoại khoa cũng kèm theo biến <br />
chứng như nhiễm trùng, thủng tử cung… và <br />
tai biến về sau như hở eo tử cung, vô kinh, vô <br />
sinh… Để hạn chế các nguy cơ trên, chúng tôi <br />
thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định hiệu <br />
quả của điều trị thai ngừng tiến triển ≤9 tuần <br />
bằng phương pháp nội khoa. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đây là một nghiên cứu dọc tiến cứu, trên các <br />
phụ nữ có thai ngừng tiến triển ≤9 tuần được <br />
nhập viện tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa Khoa <br />
Thống Nhất Đồng Nai để chấm dứt thai kỳ từ <br />
tháng 1 đến tháng 7/2013. <br />
Được chọn vào nghiên cứu là những bệnh <br />
nhân có thai ngừng tiến triển trong tử cung ≤9 <br />
tuần (theo kinh chót hay siêu âm), đồng ý chấm <br />
dứt thai kỳ bằng phương pháp nội khoa, tuân <br />
thủ điều trị và đồng ý tham gia nghiên cứu; trừ <br />
những trường hợp có rối loạn đông máu, điều <br />
trị kháng đông, chống chỉ định Misoprostol, <br />
viêm vùng chậu, vết mổ cũ trên thân tử cung, <br />
sẩy thai không trọn hay sẩy thai tiến triển. Mọi <br />
bệnh nhân đều được thông tin về các phương <br />
pháp chấm dứt thai kỳ, quy trình thực hiện, ưu <br />
nhược điểm các phương pháp và ký cam kết <br />
đồng ý tham gia nghiên cứu. <br />
Các bệnh nhân được khai thác bệnh sử, tiền <br />
căn, khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm <br />
thường quy và siêu âm ngả âm đạo để xác định <br />
tuổi thai. Sau khi có chẩn đoán xác định, họ <br />
được điều trị theo phác đồ chuẩn bằng <br />
Misoprostol ngả âm đạo, và theo dõi sinh hiệu, <br />
tình trạng đau bụng, ra huyết, ra thai, tác dụng <br />
phụ của thuốc và siêu âm lòng tử cung sau 48g <br />
và sau 7 ngày. <br />
<br />
122<br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Từ tháng 1 đến tháng 7/2013, chúng tôi chọn <br />
được 157 trường hợp vào nghiên cứu. <br />
<br />
Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu <br />
Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. <br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Tỷ lệ%<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
≤20<br />
14<br />
8,9<br />
21 - 30<br />
100<br />
63,7<br />
31 - 40<br />
35<br />
22,3<br />
> 40<br />
8<br />
5,1<br />
Tuổi trung bình<br />
27,17 ± 6,14<br />
Nghề nghiệp<br />
Nội trợ<br />
18<br />
11,46<br />
Viên chức<br />
28<br />
17,83<br />
Công nhân<br />
93<br />
59,24<br />
Buôn bán<br />
13<br />
8,28<br />
Nghề khác<br />
5<br />
3,19<br />
Địa chỉ<br />
Trung tâm thành phố<br />
123<br />
78,34<br />
Ngoài trung tâm<br />
34<br />
21,66<br />
Trình độ học vấn<br />
Mù chữ<br />
6<br />
3,81<br />
Cấp I-II<br />
44<br />
28,03<br />
Cấp III<br />
79<br />
50,32<br />
TH - CĐ - ĐH<br />
28<br />
17,84<br />
Tổng số<br />
157<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Tuổi trung bình trong nghiên <br />
cứu là 27,18 ± 6,14, tập trung nhiều nhất trong <br />
nhóm 21 ‐ 30 tuổi (63,7%), phù hợp với lứa tuổi <br />
có tỷ lệ sinh sản cao trong cộng đồng. Đa số <br />
bệnh nhân là công nhân (59,24%), sống ở trung <br />
tâm thành phố Biên Hòa (78,34%), và có trình <br />
độ trung học phổ thông trở lên (68,15%). <br />
<br />
Tiền căn của đối tượng nghiên cứu <br />
Bảng 2. Đặc điểm tiền căn của đối tượng nghiên cứu. <br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tần số<br />
Số lần có thai<br />
Thai lần đầu<br />
61<br />
Thai ≥ 2 lần<br />
96<br />
Tiền căn phá thai<br />
Chưa lần nào<br />
99<br />
Đã phá thai<br />
58<br />
Số lần nạo hút thai<br />
Chưa<br />
114<br />
1 lần<br />
28<br />
2 lần<br />
14<br />
<br />
Tỷ lệ%<br />
38,85<br />
61,15<br />
63,06<br />
36,94<br />
72,61<br />
17,83<br />
8,92<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
≥ 3 lần<br />
Tổng số<br />
<br />
1<br />
157<br />
<br />
0,64<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu, có 61% số <br />
bệnh nhân mang thai lần thứ 2 trở lên. 37% số <br />
bệnh nhân có tiền sử phá thai. Trong số đó, <br />
chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp ngoại khoa <br />
được lựa chọn trong đa số trường hợp (43/58, <br />
chiếm 74%). <br />
<br />
Đặc điểm thai kỳ hiện tại <br />
Bảng 3.Đặc điểmthai kỳ hiện tại. <br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Tỷ lệ%<br />
<br />
35<br />
96<br />
26<br />
<br />
22,29<br />
61,15<br />
16,56<br />
<br />
4<br />
153<br />
60<br />
143<br />
157<br />
<br />
2,55<br />
97,45<br />
38,22<br />
91,08<br />
100<br />
<br />
Tuổi thai<br />
≤6 tuần<br />
7 - 8 tuần<br />
9 tuần<br />
Cổ tử cung<br />
Mở<br />
Đóng<br />
Huyết âm đạo trước điều trị<br />
Đau bụng sau điều trị<br />
Tổng số<br />
<br />
Nhận xét: Đa số tuổi thai trong nghiên cứu <br />
tập trung ở tuổi thai 7 ‐ 8 tuần (61,15%). Nghiên <br />
cứu của chúng tôi chọn mốc tuổi thai theo tuần <br />
vô kinh nếu bệnh nhân nhớ ngày kinh cuối và <br />
chu kỳ kinh đều, nếu ngày kinh không đều hay <br />
quên ngày kinh sẽ dựa trên siêu âm trước đó <br />
(nếu có) và kết hợp với siêu âm ngả âm đạo <br />
đánh giá đường kính túi phôi, kích thước phôi. <br />
<br />
Tỷ lệ thành công <br />
Bảng 4.Kết quả điều trị với phác đồ Misoprostol <br />
Thành công<br />
Thất bại<br />
<br />
Tần số<br />
145<br />
12<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
92,36<br />
7,64<br />
<br />
KTC 95%<br />
87,03-95,99<br />
4,01-12,97<br />
<br />
Nhận xét: Trong nghiên cứu có 145 trường <br />
hợp tống xuất thai hoàn toàn, tỷ lệ thành công là <br />
92,36%. Đa số các trường hợp thành công trong <br />
vòng 24 giờ (82,8%). Có 12 trường hợp thất bại <br />
(7,64%).Nguyên nhân thất bại chủ yếu là sót <br />
nhau (8 trường hợp), còn lại là thai chưa tống <br />
xuất (3 trường hợp)và ra huyết âm đạo nhiều (1 <br />
trường hợp). <br />
<br />
Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thành công <br />
Trong số các đặc điểm dịch tễ, tiền căn, tình <br />
trạng lâm sàng, chỉ có đau bụng sau điều trị làm <br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tăng tỷ lệ thành công lên 12,02 lần, sự khác biệt <br />
này có ý nghĩa thống kê (p=0,001). <br />
Bảng 5.Phân tích hồi quy đa biến một số yếu tố <br />
nghiên cứu với tống xuất thai hoàn toàn. <br />
Thành Thất<br />
bại OR* 95% KTC<br />
công<br />
P*<br />
(n= 145) (n= 12)<br />
Trình độ học vấn<br />
Mù chữ<br />
5<br />
1<br />
Ref<br />
Cấp I-II<br />
40<br />
4<br />
1,97 0,26 -14,88 0,50<br />
Cấp III<br />
74<br />
5<br />
2,56 0,40 -16,18 0,31<br />
TH-CĐ-ĐH<br />
26<br />
2<br />
2,89 0,29 -28,46 0,36<br />
Tuổi thai<br />
≤ 6 tuần<br />
34<br />
1<br />
Ref<br />
7 - 8 tuần<br />
89<br />
7<br />
0,32 0,03 - 2,99 0,32<br />
9 tuần<br />
22<br />
4<br />
0,17 0,01 - 1,84 0,14<br />
Cổ tử cung<br />
Mở<br />
3<br />
1<br />
Ref<br />
Đóng<br />
142<br />
11<br />
2,48 0,41- 44,88 0,18<br />
Huyết âm đạo trước điều trị<br />
Không<br />
87<br />
10<br />
Ref<br />
Có<br />
58<br />
2<br />
3,05 0,60 -15,51 0,17<br />
Đau bụng<br />
Không đau<br />
9<br />
5<br />
Ref<br />
Đau<br />
136<br />
7<br />
12,02 2,66 -55,87 0,001<br />
Đặc điểm<br />
<br />
(*) Multivariate Logistic Regression <br />
<br />
Thời điểm ra thai <br />
Bảng 6 Thời điểm ra thai. <br />
Thời điểm ra thai<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Trong vòng 4 giờ<br />
Từ 4 - 24 giờ<br />
Từ 24 - 48 giờ<br />
Sau 48 giờ<br />
Không ra thai<br />
Trung bình<br />
Tổng số<br />
<br />
7<br />
128<br />
16<br />
3<br />
3<br />
157<br />
<br />
Tỷ lệ%<br />
<br />
Tỷ lệ% cộng<br />
dồn<br />
4,46<br />
85,99<br />
96,18<br />
98,09<br />
<br />
4,46<br />
81,53<br />
10,19<br />
1,91<br />
1,91<br />
9,87 ± 8,65 giờ<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Thời gian ra thai trung bình là 9,87 <br />
± 8.65 giờ, đa số trong vòng 4‐24 giờ sau khi đặt <br />
âm đạo Misoprostol (81,53%). Có 3 trường hợp <br />
không ra thai (1,91%). <br />
<br />
Tỷ lệ các tác dụng ngoại ý và biến chứng <br />
của thuốc <br />
Đa số các trường hợp bắt đầu đau bụng <br />
trong khoảng 4‐24 giờ sau đặt thuốc(70,06%), <br />
một số ít trường hợp không đau bụng (8,92%) và <br />
không có trường hợp nào bắt đầu đau bụng sau <br />
<br />
123<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
48 giờ. Đau bụng mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao <br />
nhất (67,51%). Đau bụng nhiều chiếm 9,55%. <br />
<br />
tuổi thai, khoảng cách liều lặp lại, và quy định <br />
thời gian đánh giá thành công. <br />
<br />
Các tác dụng ngoại ý khác đa số xảy ra ở liều <br />
Misoprostol thứ 2. Không có trường hợp nào bị <br />
biến chứng băng huyết hay nhiễm trùng. <br />
<br />
Thời gian ra thai trung bình <br />
<br />
Bảng 7. Tỷ lệ các tác dụng ngoại ý của thuốc <br />
Tác dụng ngoại ý<br />
Nôn<br />
Buồn nôn<br />
Tiêu chảy<br />
Sốt<br />
Đau bụng nhiều<br />
<br />
Liều 1<br />
Liều 2<br />
Tần số Tỷ lệ% Tần số Tỷ lệ%<br />
0<br />
0<br />
2<br />
1,27<br />
0<br />
0<br />
7<br />
4,45<br />
0<br />
0<br />
5<br />
3,18<br />
2<br />
1,27<br />
3<br />
1,91<br />
2<br />
1,27<br />
13<br />
8,28<br />
<br />
Tác dụng ngoại ý và biến chứng của thuốc <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Tỷ lệ thành công của phác đồsau 7 ngày <br />
Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng phác đồ <br />
600μg Misoprostol ĐÂĐ và lặp lại liều sau 4 giờ <br />
nếu thai chưa tống xuất đạt tỷ lệ 92,36%(KTC <br />
95%: 87,03 ‐ 95,99).Đây là tỷ lệ thành công khá <br />
cao, có thể tránh được can thiệp ngoại khoa vào <br />
lòng tử cung và các biến chứng của nó. <br />
Tỷ lệ này tương đương so với các nghiên <br />
cứu khác như Nguyễn Thị Ba(11)(91,3%); Bùi Thị <br />
Thanh Hoàng(2)(dưới lưỡi91,8% và đặt âm đạo <br />
88,9%); Phạm Thị Ngọc Thủy(12)(89,74%); <br />
Moondliar(9)(91,5%), Sifakis(14)(90,7%). <br />
Tỷ lệ thành công của chúng tôi cao hơn <br />
nghiên cứu của Lister(8)(83%)và Murchison(10) <br />
(78%) trên đối tượng thai ngừng tiến triển ≤12 <br />
tuần sử dụng liều 800μg đặt âm đạo, lặp lại liều <br />
sau 24 giờ (nếu thai chưa tống xuất) và đánh giá <br />
sau 48 giờ. Sự khác biệt này có thể do sự khác <br />
biệt về tuổi thai, khoảng cách liều lặp lại, và quy <br />
định thời gian đánh giá thành công. <br />
Ngược lại, một số nghiên cứu có tỷ lệ thành <br />
công cao hơn nghiên cứu của chúng <br />
tôi:Diop(4)(94,7%) sử dụng Misoprostol liều <br />
600μg uống trong chấm dứt thai ngừng tiến <br />
triển, Weeks(16)(96,3%) sử dụng Misoprostol <br />
600μg đường uống và Shwekerela(13)(99%).Cả 3 <br />
nghiên cứu trên đều đành giá thành công vào <br />
ngày thứ 14 tính từ lúc bắt đầu sử dụng <br />
Misoprostol. Sự khác biệt này so với nghiên cứu <br />
của chúng tôi cũng có thể do liều sự khác biệt về <br />
<br />
124<br />
<br />
Thời gian ra thai trung bình trong nghiên <br />
cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của <br />
Jabir(7)(9,81 giờ) và Ayudhaya(1)(đường uống 10,7 <br />
giờ và dưới lưỡi 8,7 giờ), nhưng lại ngắn hơn so <br />
với nghiên cứu của Tang(15)(13,5 giờ), Nguyễn <br />
Thị Ba(11)(10,15 giờ). Điều này có thể do tuổi thai <br />
trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi (≤9 tuần) <br />
nhỏ hơn tuổi thai trong nghiên cứu của Tang và <br />
Nguyễn Thị Ba (≤12 tuần). <br />
Đa số tác dụng ngoại ý xảy ra ở liều <br />
Misoprostol thứ 2, trong đó đau bụng nhiều <br />
chiếm 9,55%. Tiêu chảy và sốt chiếm tỷ lệ tương <br />
đương là 3,18%, có 2 trường hợp nôn và 7 <br />
trường hợp buồn nôn chiếm tỷ lệ tương ứng là <br />
1,27% và 4,45%. Tỷ lệ này cũng phù hợp với <br />
nghiên cứu của các tác giả khác(2,11). Không có <br />
trường hợp nào bị biến chứng băng huyết hay <br />
nhiễm trùng. <br />
<br />
Liên quan giữa đau bụng và tỷ lệ thành công <br />
Tỷ lệ thành công trong mẫu nghiên cứu trên <br />
các trường hợp đau bụng sau khi sử dụng thuốc <br />
Misoprostol cao gấp 12,02 lần so với các trường <br />
hợp không đau bụng. Sự khác biệt này có ý <br />
nghĩa thống kê với P