intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hóa 12: Nhôm và hợp chất (Bài tập tự luyện) - GV. Phùng Bá Dương

Chia sẻ: Bình Liên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

98
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Hóa 12: Nhôm và hợp chất (Bài tập tự luyện) - GV. Phùng Bá Dương" gồm 10 câu hỏi với hình thức trắc nghiệm giúp các bạn kiểm tra củng cố kiến thức về nhôm và hợp chất. Mời các bạn cùng tham khảo ôn luyện hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hóa 12: Nhôm và hợp chất (Bài tập tự luyện) - GV. Phùng Bá Dương

  1. Khóa học Học thêm Hóa học 12 –Thầy Dương Nhôm và hợp chất NHÔM VÀ HỢP CHẤT (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: PHÙNG BÁ DƯƠNG Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Nhôm và hợp chất” thuộc Khóa học học thêm Hóa 12 – Thầy Dương tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Nhôm và hợp chất” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. Câu 1: Hòa tan 0,54 g một kim loại M có hóa trị n không đổi cần 200ml dung dịch NaOH 0,1 M. Xác định hóa trị n và kim loại M. A. n = 2; Zn B. n = 2; Mg C. n = 1; K D. n = 3; Al Câu 2: Cho 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Phải thêm vào dung dịch này bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,1M để chất rắn có được sau khi nung kết tủa có khối lượng là 0,51g. A. 300 ml B. 300 ml và 700 ml C. 300 ml và 800 ml D. 500 ml Câu 3: Cho m gam 1 khối Al hình cầu có bán kính R vào 1,05 lít dung dịch H2SO4 0,1M. Tính m biết rằng sau phản ứng (hoàn toàn) ta được một quả cầu có bán kính R/2. A. 2,16 g B. 3,78g C. 1,08g D. 3,24g Câu 4: Điện phân Al2O3 nóng chảy với cường độ I=9,65A, trong thời gian 30,000s thu được 22,95g Al. Tính hiệu suất điện phân. A. 100% B. 85% C. 80% D. 90% Câu 5: Hòa tan 10,8 gam Al trong 1 lượng H2SO4 vừa đủ thu được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M phải thêm vào dung dịch A để có kết tủa sau khi nung đến khối lượng không đổi cho ta 1 chất rắn nặng 10,2 gam. A. 1,2 lít và 2,8 lít B. 1,2 lít C. 0,6 lít và 1,6 lít D. 1,2 lít và 1,4 lít Câu 6: Cho 100ml dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với 100ml dung dịch Ba(OH)2, nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 bằng 3 lần nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 thu được kết tủa A. Nung A đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được bé hơn khối lượng của A là 5,4 gam. Tính nồng độ mol của Al2(SO4)3 và Ba (OH)2 trong dung dịch ban đầu. Cho kết quả theo thứ tự trên. A. 0,5M; 1,5M B. 1M; 3M C. 0,6M; 1,8M D. 0,4M; 1,2M Câu 7: Hòa tan 21,6 gam Al trong 1 dung dịch NaNO3 và NaOH dư. Tính thể tích khí NH3(đktc) thoát ra nếu hiệu suất phản ứng 80%. A. 2,24 lit B. 4,48lit C. 1,12lit D. 5,376lit Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm Fe, và 1 kim loại M có hóa trị n không đổi. Khối lượng X là 7,22gam. Chia X ra làm 2 phần bằng nhau: Phần 1 với dung dịch HCl dư cho ra 2,128 lít H2 (đktc). Phần 2 với dung dịch HNO3 dư cho ra khí duy nhất là NO có thể tích là 1,792 lít (đktc). Xác định kim loại khối lượng M và % M trong hỗn hợp X A. Al , 53,68% B. Cu , 25,87% C. Zn , 48,12% D. Al , 22,44% Câu 9: Hòa tan 0,54 gam Al trong 0,5 lit dung dịch H2SO4 0,1 M được dung dịch A. Thêm V lit dung dịch NaOH 0,1M cho đến khi kết tủa tan trở lại 1 phần. Nung kết tủa thu được đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. Tính V. A. 0,8 l B. 1,1 l C. 1,2 l D. 1,5 l Câu 10: 100ml dung dịch A chứa NaOH 0,1M và NaAlO2 0,3M Thêm từ từ dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan trở lại 1 phần. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được chất rắn năng 1,02 gam. Tính thể tích dung dịch HCl 0,1M đã dùng. A. 0,5 lít B. 0,6 lít C. 0,7 lít D. 0,8 lít Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0