intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn những sai lầm cần tránh khi dạy trẻ tập nói

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thảo Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

109
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi trẻ bi bô tập nói những từ đầu tiên, cha mẹ thường mắc lỗi trong việc hình thành kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ. Để tránh những sai lầm đó mời các phụ huynh tham khảo những các hướng dẫn sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn những sai lầm cần tránh khi dạy trẻ tập nói

  1. Hướng dẫn những sai lầm cần tránh khi dạy trẻ tập nói
  2. Khi trẻ bi bô tập nói những từ đầu tiên, cha mẹ thường mắc lỗi trong việc hình thành kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ.  1 Lặp lại lỗi phát âm của trẻ Khi mới học nói, trẻ khó tránh được việc phát âm ‘méo mó’ không chuẩn nên một số người cảm thấy như thế thật ngộ nghĩnh, đáng yêu và hay nhắc lại với niềm vui thích. Ví dụ: ‘Con thỏ’ thì trẻ nói thành ‘con ỏ’ hoặc ‘con xỏ’… Việc lặp lại lỗi phát âm của trẻ vô tình sẽ trở thành thói quen, khiến trẻ dễ nói ngọng và càng khó sửa hơn. Vì vậy, khi dạy trẻ bạn cần phát âm thật chuẩn xác. Nếu trẻ có nói sai thì nhẹ nhàng nhưng phải kiên quyết uốn ngay. Và, hãy nói đi, nói lại từ đúng đó cho trẻ nghe.
  3. Có nhiều lỗi người lớn cần tránh khi dạy con tập nói.  2 Dạy bằng ngôn ngữ ‘trẻ con’ Nhiều người nghĩ rằng việc dùng ngôn từ đơn giản hay dùng chính ngôn ngữ ‘trẻ con’ để nói chuyện sẽ khiến trẻ nhận thức và tiếp thu vấn đề nhanh nhạy hơn. Ví dụ, trẻ nói “Mẹ ơi! Lấy tơm cho con” thì mẹ không nói lại lời của trẻ là “Tơm của con đây”, mà cần nhắc trẻ nói đúng: “Con phải nói là mẹ ơi, lấy cơm cho con. Cơm của con đây”. Người lớn tuyệt đối không nên nói theo những từ mà trẻ phát âm sai.  3
  4. Nghe nhạc đoán chương trình’ quá nhanh Khi trẻ chỉ bình nước, người lớn liền hiểu ngay là trẻ muốn uống nước, thế là lấy ngay bình nước đưa cho chúng. Như thế bạn đã tước mất cơ hội tập nói của trẻ. Dù bạn có đoán đúng ý trẻ thì cũng không nên phản xạ quá nhanh mà nên khích lệ trẻ phát ra âm thanh, dùng ngôn ngữ biểu đạt mong muốn của mình. Hướng dẫn dạy con học nói trong năm đầu đời Mời các mẹ tham khảo thông tin dưới đây để thấy sự phát triển khả năng ngôn ngữ của bé trong năm đầu tiên nhé.  1 Giai đoạn từ 1-3 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bé ngủ nhiều hơn thức, nhưng bé vẫn có thể nghe những gì bạn nói. Mẹ hãy kể chuyện cho bé nghe, vì bé rất thích nhịp điệu trong giọng nói của mẹ.  2 Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi:
  5. Bé đã bắt đầu biết quan sát xung quanh, bé thích nhìn những cử động bằng miệng của mẹ và giao tiếp với mẹ bằng mắt, cử động chân tay tuy chưa rõ rệt. Hãy bế bé ở tư thế thích hợp để bé nhìn thấy khuôn mặt mẹ rõ nhất và lắng nghe mẹ nói nhé. Bé biết tặc lưỡi và khua tay chân để đáp lại đấy mẹ ạ.  3 Giai đoạn từ 7-9 tháng tuổi: Bé phân biệt được những tiếng nói khác xung quanh mình (ngoài tiếng mẹ), như tiếng bố, tiếng ông bà… và những âm thanh của cuộc sống. Bé biết hướng sự chú ý về nơi phát ra âm thanh, biết bắt chước nét mặt của mẹ, bé thích nhìn ngắm mọi người đi lại và hóng chuyện nữa. Mẹ nên lặp lại những gì bé nói, bé sẽ rất thích thú vì bé cảm thấy mẹ thực sự quan tâm đến bé.  4 Giai đoạn từ 10 tháng -1 tuổi: Ở giai đoạn này, bé đối thoại nhiều hơn, thậm chí nói một mình khi chơi đồ chơi. Bé biết gọi khi mọi người chưa tập trung vào mình. Càng ngày mẹ càng thấy bé đáng yêu hơn vì bé tỏ ra biết nói chuyện với mẹ. Mẹ hãy thường xuyên nói những câu ngắn gọn, bé sẽ hiểu ngay và làm theo mẹ đấy. Bé biết thể hiện thái độ bằng nét mặt, và cử động tay nữa. Mẹ hãy dạy cho bé cả ngôn ngữ cử chỉ nhé, bé sẽ cần nó để diễn đạt ý muốn của mình khi ngôn từ của bé còn hạn chế.
  6. Quan điểm sai lầm khi dạy con học nói. Nhiều người cảm thấy rất hào hứng mỗi khi con mình nói ra được một từ mới, cho dù những từ đấy chẳng phù hợp với trẻ, thậm chí còn bậy bạ. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển ngôn ngữ và hành vi giao tiếp của trẻ sau này.  1 Tán thưởng khi trẻ nói từ "lạ" Trong giai đoạn từ 2 - 3 tuổi, trẻ học nói rất nhanh. Bất kể từ nào lọt vào tai trẻ cũng có thể khiến trẻ ghi nhớ dù người lớn có muốn hay không. Điều này giải thích tại sao có những câu, những từ cha mẹ chẳng dạy mà con cũng nói khiến cả nhà ngạc nhiên. Rất có thể bé đã nghe được ở đâu đó trong lúc đi chơi, từ những người hàng xóm... Chính vì đặc điểm như vậy mà đôi khi, trẻ học được những từ "lạ", những từ bậy bạ, không phù hợp lứa tuổi. Nhiều cha mẹ giật mình lo lắng khi thấy con tự dưng văng "Đéo" hay "Mẹ mày"... Nhưng có những gia đình lại vỗ tay tán thưởng vì cho rằng con mình như thế là lanh lợi, học nhanh. Họ cũng ỷ lại rằng: Đằng nào lúc lớn lên nó chẳng phải sửa. Nhờ sự khích lệ động viên ấy mà đứa trẻ sẽ thích thú nhắc đi nhắc lại những từ "lạ" và vận dụng từ đó vào các cuộc giao tiếp như những gì chúng từng được xem ở người lớn.
  7. Thực chất những tiếng nói đầu đời rất ý nghĩa với con trẻ, là cột mốc đầu tiên cho những câu nói khác để mở rộng kỹ năng giao tiếp xã hội, vậy nên mọi từ ngữ bé học được đều được vận dụng và khó sửa đổi về sau. Vì lẽ đó, bạn nên chỉnh ngay lời nói có văn hóa cho trẻ từ nhỏ, cung cấp và làm giàu vốn từ tích cực cho trẻ. Mỗi khi thấy bé nói bậy, cha mẹ cần tỏ thái độ không hài lòng để trẻ biết và không tái phạm lần sau. Tuyệt đối không nặng lời với trẻ.  2 Để bé bắt chước hành vi ứng xử không tốt của người lớn Bạn có thể vẫn chú ý đến việc dạy con nói, dạy con lễ phép trong giao tiếp. Nhưng trong sinh hoạt hành ngày, khi giao tiếp với trẻ và với những người khác, bạn lại quên mất mình phải là tấm gương sáng cho con. Có người mẹ hay chỉ tay, trừng mắt mắng con "Ngồi im" khi con nghịch. Đến khi người lớn làm trẻ tức giận, chúng cũng lườm, chỉ tay vào mặt người lớn và quát "Ngồi im". Việc bắt chước này của bé không chỉ trong lời nói mà còn trong hành động. Chính vì vậy, đến lúc bé đi học ở nhà trẻ, nhiều khi về nhà, bé còn bắt chước cách cô giáo mắng các bạn trong lớp. Thật ra, người lớn là tấm gương rất thực cho con trẻ noi theo khi chúng bước vào tuổi “học ăn học nói”, vì thế bạn nên chú ý cách cư xử, giao tiếp của mình để con học được những điều hay, đẹp. Những từ ngữ
  8. không hay khi qua miệng con trẻ bi bô dù nghe dễ thương thế nào thì cũng cần chấn chỉnh, vì bạn không thể biết con có thể vận dụng thường xuyên và nhớ dai thế nào, để lâu về sau muốn sửa cũng không dễ.  3 Giải thích không thống nhất và không giữ lời hứa Trẻ ở tuổi tập nói rất thường hay hỏi, nhiều khi những câu hỏi rất ngu ngơ, chi tiết và nhắc đi nhắc lại làm người lớn khó chịu. Ba mẹ khi này cũng hay nghĩ con còn nhỏ nên chỉ giải thích qua loa. Tuy nhiên, nếu vấn đề không quá phức tạp, bạn nên dành thời gian giải thích một cách dễ hiểu nhất cho con và tuyệt đối tránh việc mẹ nói thế này ba lại nói thế khác bởi điều đó rất dễ làm mất lòng tin ở con trẻ. Ví dụ: Khi trẻ thắc mắc mình sinh ra từ đâu, mẹ thì ngại ngùng trả lời từ nách còn bố thì cười xòa bảo từ rốn mẹ. Vậy là trẻ chẳng biết nên tin
  9. ai, và như nào là đúng. Từ đó, chúng cho rằng bố mẹ đang nói dối và đâm mất lòng tin từ cha mẹ. Cũng giống như vậy với lời hứa, cha mẹ nhiều khi cứ hứa đại để trẻ yên tâm không quấy nhiễu. Nhưng rồi họ cũng quên tiệt những lời đã hứa với trẻ. Vì vậy, trẻ mất lòng tin và cũng hay hứa xuông như cha mẹ. Hôm nay trẻ vẽ bậy ra bàn ghế, khi mẹ phạt, trẻ hứa sẽ không làm nữa, rồi đến ngày mai, việc đâu lại hoàn đấy. Dành thời gian giải thích cho trẻ tùy theo mức độ nhận thức của con và biết giữ lời hứa không những là cách giúp trẻ học nói mà còn là phương pháp giúp trẻ phát triển nhân cách tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2