intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh xây dựng chế độ dinh dưỡng và chế biến món ăn cho trẻ trong mùa dịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh xây dựng chế độ dinh dưỡng và chế biến món ăn cho trẻ trong mùa dịch" được hoàn thành với mục đích nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch. Bài viết đưa ra các vấn đề sai lầm cùng những lưu ý và đưa ra những thực đơn, phương pháp chế biến phù hợp trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc cho phù hợp với từng trường hợp của trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh xây dựng chế độ dinh dưỡng và chế biến món ăn cho trẻ trong mùa dịch

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TRIỀU KHÚC “MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DINH DƯƠNG & CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ TRONG MÙA DỊCH” Tác giả : Trần Thị Lan Anh Đơn vị công tác : Trường mầm non Triều Khúc Chức vụ : Nhân viên nuôi dưỡng NĂM HỌC 2021- 2022
  2. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu: ..................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................... 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................................. 3 1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 3 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 5 2.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 5 2.1.1. Về phía các bậc phụ huynh: .................................................................. 5 2.1.2. Về phía nhà trường: .............................................................................. 6 2.2. Khó khăn ..................................................................................................... 6 2.2.1. Về phía các bậc phụ huynh: .................................................................. 6 2.2.2. Về phía nhà trường: .............................................................................. 6 2.2.3. Về phía trẻ: ............................................................................................ 7 3. Khảo sát thực trạng......................................................................................... 7 3.1. Thay đổi tiêu cực thói quen ăn uống:.......................................................... 7 3.2. Hậu quả của việc thiếu chất: ....................................................................... 8 3.3. Hậu quả của việc lạm dụng thực phẩm chức năng, vitamin: ...................... 8 4. Biện pháp: ...................................................................................................... 10 4.1. Hướng dẫn cho phụ huynh những nguyên tắc cơ bản .............................. 10 a. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non ............................ 10 b. Chế độ dinh dưỡng cần lưu ý trong mùa dịch .......................................... 11 4.2. Những lưu ý trong phương pháp chế biến ................................................ 16 a. Những lưu ý chung:................................................................................... 16 b. Một số công thức: ..................................................................................... 17 4.3 Đẩy mạnh phương thức tuyên truyền, tiếp cận tới các bậc phụ huynh ..... 22
  3. 5. Hiệu quả đạt được ......................................................................................... 23 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 24 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: ............................................................ 24 2. Bài học kinh nghiệm .................................................................................... 24 3. Ý kiến đề xuất .............................................................................................. 24
  4. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong bối cảnh cả thế giới phải đương đầu đại dịch COVID-19, sức khỏe toàn dân đang là mối quan tâm hàng đầu của WHO cũng như CDC. Theo đó, các bậc cha mẹ băn khoăn không biết duy trì dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho bé như thế nào, bởi đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Đại dịch kéo dài suốt 2 năm, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng đang hứng chịu những tổn thương về tinh thần lẫn thể chất. Do diễn biến của dịch bệnh phức tạp buộc các trường học đóng cửa, trẻ em phải nghỉ học ở nhà cùng cha mẹ hoặc ông bà, điều này có thể khiến trẻ bị hạn chế các hoạt động thể chất, dinh dưỡng. Việc xây dựng một chế độ ăn, sinh hoạt cho trẻ như thế nào cho lành mạnh, phù hợp với từng cá nhân cụ thể là cả một vấn đề vô cùng khó khăn, nan giải cho phụ huynh. Cùng với đó các bậc phụ huynh cũng chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn, vướng mắc mà họ gặp phải trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà như thiếu thời gian cho con, chưa có đầy đủ kinh nghiệm cũng như chuyên môn về vấn đề dinh dưỡng cùng kỹ năng chế biến món ăn phù hợp cho trẻ. Hằng ngày trẻ đến trường được cô giáo, cô nuôi chăm sóc dinh dưỡng và giáo dục trẻ. Bởi sự thay đổi trong đại dịch nên buộc cha mẹ phải đóng thêm vai trò là cô giáo, là cô nuôi chăm lo tất tần tật, từ bữa ăn, giấc ngủ, hoạt động vui chơi cho trẻ. Trong bối cảnh này chúng tôi nhận thấy có những trường hợp phổ biến diễn ra đối với con trẻ: Gia đình quá bận rộn để chăm lo giờ giấc sinh hoạt, kiểm soát thói quen ăn uống của trẻ. Sử dụng nhiều thực phẩm ăn liền, chế biến sẵn, đóng hộp. Chế độ ăn quá thừa thãi, quá nhiều năng lượng gây mất cân đối. Cách thức chế biến món ăn quá đơn điệu quá nhàm chán dẫn đến trẻ không muốn ăn gây nên tình trạng biếng ăn. Nhiều phụ huynh đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi nhưng do quá nhiều thông tin nhiễu loạn, những lời “mách nước, truyền tai” thiếu cơ sở khoa học dẫn đến những hệ quả tai hại khiến cha mẹ càng thêm lo lắng. Đó cũng là những trăn trở của nhà trường trong suốt thời gian qua. Chúng tôi luôn nỗ lực để tìm ra những giải pháp hữu ích nhằm hỗ trợ các bậc phụ huynh chăm việc chăm sóc trẻ tại
  5. 2 nhà. Hơn ai hết chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non, là tiền đề giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất, trí tuệ và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh trong suốt những năm về sau. Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm trong việc quan tâm chăm sóc, xây dựng khẩu phần ăn, chế biến món ăn ngon phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chế độ ăn của trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng cường đề kháng và phòng, tránh được các bệnh tật, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay. Việc nghiên cứu các cách chế biến món ăn mới lại, phong phú sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cân hợp lý, có thể lực và sức khỏe tốt nhất để vượt qua đại dịch. Bằng trách nhiệm và tình yêu nghề của mình tôi mong muốn có thể chia sẻ gánh nặng cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dưỡng trẻ, tận dụng những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của mình, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh xây dựng chế độ dinh dương & chế biến món ăn cho trẻ trong mùa dịch”. 2. Mục đích nghiên cứu: Với mục đích nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch. Bài viết đưa ra các vấn đề sai lầm cùng những lưu ý và đưa ra những thực đơn, phương pháp chế biến phù hợp trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc cho phù hợp với từng trường hợp của trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ mẫu giáo 4. Phạm vi nghiên cứu: - Xây dựng cơ sở lý luận để xây dựng đề tài - Khảo sát và đưa ra những vấn đề vướng mắc trong việc bổ sung, cân bằng dinh dưỡng cho trẻ - Vận dụng đề xuất thực đơn và phương pháp chế biến được món ăn thơm ngon, hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
  6. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Trước tình hình diễn biến phức tạp của Virus Corona chủng mới, hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu ra thuốc đặc trị và phương án tiêm vacxin phòng ngừa cho trẻ nhưng chưa thành công, đặc biệt là đối tượng trẻ mầm non. Bên cạnh giải pháp thực hiện quy định 5K thì việc nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể thông qua dinh dưỡng được xem là “vũ khí” hữu hiệu nhất giúp bảo vệ trẻ trong thời điểm này. Dinh dưỡng giữ vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu trẻ được cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu, bé sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, bao gồm trí tuệ, cân nặng, chiều cao và cả sức khỏe. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh nên quan tâm tới chế độ ăn uống của con trẻ và đảm bảo cơ thể bé hấp thu tốt dưỡng chất thiết yếu. Có thể nói, chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học góp phần tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ cực kỳ hiệu quả. Bởi sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém. Trẻ hay bị ốm vặt, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa… đây cũng là biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa tốt. Đặc biệt với những trẻ đã và đang mắc Covid thì vấn đề này càng đáng lo ngại bởi nó ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời gian phục hồi, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong.
  7. 4 Vòng xoắn bệnh lý giữa suy dinh dưỡng với suy giảm hệ thống miễn dịch và tính nhạy cảm với việc nhiễm SARS-CoV-2 (Nguồn Viện Pasteur TP.HCM) Vì vậy, ngoài định hướng cho trẻ một lối sống lành mạnh cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bởi những dưỡng chất trong thức ăn sẽ ngăn ngừa nguy cơ bé bị nhiễm trùng hoặc dị ứng. Đồng thời, chúng bảo vệ cơ thể của em bé khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi rút gây ra cho sức khỏe. Trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng ta cần quan tâm và xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid. Theo nghiên cứu tác giả Raja Omar Bahatheg đăng trên tạp chí Springer 28/4/21 “Đa phần trong giai đoạn trẻ phải nghỉ học thì tình trạng thay đổi đột ngột lối sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Thêm vào đó tình trạng kém vận động, lệ thuộc ti vi, game, màn hình điện tử, kèm theo tình trạng kém giao tiếp bạn bè, chế độ ăn không phù hợp, ăn quá nhiều bữa hoặc quá nhiều thức ăn nhanh, thức ăn đông lạnh, thiếu rau xanh, trẻ uống nhiều thức uống ngọt, nhiều đường, có gas ... làm gia tăng nguy cơ thừa cân béo phì, tiểu đường, tim mạch, kể cả suyễn cho trẻ.” Bên cạnh đó, việc các gia đình có xu hướng tích trữ lương thực để hạn chế ra khỏi nhà, lại khiến chiếc tủ lạnh trở nên đủ đầy và hấp dẫn hơn bao giờ hết, đặc
  8. 5 biệt là với những trẻ mũm mĩm, thích ăn vặt càng gia tăng nguy cơ thừa cân cho trẻ. Có thể thấy, ngoài vấn đề về việc buông lỏng sinh hoạt và thiếu kiểm soát bữa ăn cho trẻ thì việc áp dụng thái quá, “nhồi nhét dinh dưỡng" cũng là một vấn đề nan giải. Do sự lo lắng về sức khoẻ và khả năng miễn dịch của trẻ giữa những đe dọa về dịch bệnh khiến nhiều phụ huynh Việt Nam có xu hướng bồi bổ quá mức cho con trong thời gian giãn cách xã hội không khác gì các nước phương Tây. Tiêu chí quan trọng nhất khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid đó là cân đối thực đơn phù hợp với từng độ tuổi khác nhau, cũng như những lưu ý cho từng giai đoạn: - Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ - Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong dự phòng Covid - Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn đang và hậu Covid Việc cân bằng dinh dưỡng là vô cùng cần thiết bởi thiếu chất hay thừa chất cũng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Cùng với đó thì các phương pháp chế biến, trình bày của từng món ăn; tính toán cân đối tỷ lệ dinh dưỡng; hình thức phân bổ các bữa chính phụ trong một ngày để đảm bảo trẻ ngon miệng, ăn hết suất. Song song với đó chúng ta cũng cần tìm hiểu những thực phẩm nên hạn chế/ tránh bởi trong cơ thể của trẻ nhỏ, mọi thứ còn non nớt, nhất là hệ tiêu hóa và đường ruột. Vậy nên chúng ta cần lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, không chất độc hại, an toàn vệ sinh thực phẩm. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi 2.1.1. Về phía các bậc phụ huynh: - Cha mẹ chủ động tham gia tương tác, đóng góp ý kiến qua các kênh trực tuyến với nhà trường.
  9. 6 2.1.2. Về phía nhà trường: - Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi họp trực tuyến để phổ biến, cập nhật đầy đủ thông tin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh. - Công nghệ thông tin được đưa vào áp dụng để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. - Ban giám hiệu đã hỗ trợ chúng tôi trong việc nghiên cứu và triển khai các ý tưởng, giải pháp cũng như cơ sở vật chất, thiết bị máy móc. - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cùng các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh, đặc biệt là các con là nguồn động viên lớn nhất cho các cô nuôi chúng tôi. 2.2. Khó khăn 2.2.1. Về phía các bậc phụ huynh: - Phải cân bằng giữa công việc và gia đình cùng những áp lực cuộc sống. - Khó khăn trong việc tổng hợp, tiếp cận nguồn thông tin chính xác và đầy đủ về dinh dưỡng. Không đủ thời gian để tự mày mò, đào sâu nghiên cứu dinh dưỡng cũng như phương thức chế biến món ăn cho con. 2.2.2. Về phía nhà trường: - Quy định về việc hạn chế tiếp xúc là rào cản gây khó khăn trong việc hoạt động nhóm.
  10. 7 - Nhiều cán bộ công nhân viên nhà trường mắc Covid. - Kĩ năng sử dụng CNTT của các cô nuôi còn hạn chế. 2.2.3. Về phía trẻ: - Môi trường, không gian, lịch sinh hoạt bị thay đổi đột ngột. - Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em có xu hướng gia tăng, nhất là các trẻ mắc COVID-19 (F0), trẻ có người thân là F0. - Tình trạng biếng ăn, kén ăn vẫn còn ở nhiều trẻ 3. Khảo sát thực trạng 3.1. Thay đổi tiêu cực thói quen ăn uống: Theo khảo sát, có nhiều trường hợp sinh hoạt của trẻ bị đảo lộn, thời gian biểu có nhiều thay đổi, thực đơn của trẻ cũng khác, bé thức khuya, dậy sớm, lại hay ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt… Đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt và đồ tráng miệng đóng gói thường có nhiều chất béo bão hòa, đường và muối. Nếu thường xuyên ăn vặt thì khái niệm về các bữa ăn chính gần như sẽ biến mất. Cảm giác no, ngán ăn không ngon miệng xuất hiện. Một quy trình ăn uống phản khoa học sẽ lặp lại liên tục: Ăn không đủ lượng khiến dạ dày cảm thấy đói chỉ sau khi ăn vài giờ và rồi sau đó lại tiếp tục ăn vặt để chống đói. Kéo theo hiện tượng trên chính là rối loạn ăn uống. Ăn ngoài giờ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ăn uống vô độ và không thể kiểm soát. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc trẻ mất cân bằng dinh dưỡng, gây ra các vấn đề như biếng ăn, chậm phát triển về chiều cao và cân nặng. Ngoài ra nhu cầu đối với những đồ ăn chế biến sẵn tăng đáng kể trong thời gian đại dịch. hoặc tăng cân quá nhanh, nhất là ở những trẻ đã bị thừa cân hoặc béo phì có thể gây ra những thay đổi chuyển hóa kéo dài khiến trẻ có nguy cơ mắc các căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, cao huyết áp và trầm cảm… Ngoài ra khi trẻ đang trong giai đoạn mắc Covid hoặc hậu Covid có thể xuất hiện tình trạng chán ăn, bỏ bữa do mệt mỏi. Một số bé lớn có thể bị mất khứu giác, vị giác, ăn không ngon miệng kéo dài.
  11. 8 3.2. Hậu quả của việc thiếu chất: Vitamin và khoáng chất là vi chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, chúng có nhiệm vụ tham gia vào nhiều hoạt động như cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống của cơ thể. Nhóm các nguyên tố khoáng (kẽm, sắt, đồng, canxi, i-ốt, selen, phospho…) và nhóm vitamin (A, B, C, D, E, K…) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho trẻ. Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em được ví như “nạn đói tiềm ẩn” vì không có dấu hiệu rõ ràng nhưng gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, làm sức đề kháng của trẻ suy yếu, trẻ dễ mắc các bệnh cấp và mãn tính, còi cọc, chậm phát triển… Nguyên nhân gây thiếu vitamin: - Thành phần thức ăn không đầy đủ. - Do mắc các bệnh lý về ống tiêu hóa dẫn đến giảm hoặc không hấp thu vitamin. - Sau dùng thuốc kháng sinh, một số vi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt nên ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin. - Cung cấp lượng vitamin không đáp ứng đúng theo lứa tuổi hay theo nhu cầu của cơ thể. - Các nguyên nhân khác: do thiếu men di truyền, thiếu yếu tố nội, do sử dụng thuốc,... 3.3. Hậu quả của việc lạm dụng thực phẩm chức năng, vitamin: Ngược lại nhiều phụ huynh lại lạm dụng việc tăng cường bồi bổ cho trẻ vì thương con trong khi không tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về công dụng cũng như liều lượng cần thấy. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều trang mạng xã hội dẫn lời từ các “chuyên gia mạng” tuyên truyền về hiệu quả thần kỳ về các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin. Chưa nói đến các vấn nạn về hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, chưa được kiểm định thì tâm lý bồi bổ không hại, không thừa trong suy nghĩ của một số phụ huynh là vô cùng nguy hại.
  12. 9 Việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ phải hết sức thận trọng, vì chúng cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như bất kỳ thuốc chữa bệnh nào. Đặc biệt là quá liều gây nên thừa vitamin. Nguyên nhân gây thừa vitamin trong cơ thể: - Thừa vitamin hay gặp ở nhóm vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D. Các vitamin tan trong nước ít bị dư thừa hơn do chúng được thải trừ nhanh, ko gây hiện tượng tích lũy. - Thừa vitamin do lạm dụng thuốc bổ sung vitamin. - Ăn quá nhiều thức ăn chứa vitamin trong dầu. - Một số vitamin thường chế biến dưới dạng kẹo dẻo, siro có mùi vị thơm ngon thu hút trẻ dễ dẫn đến bé tự ý dùng quá liều do đó nên để xa tầm tay của trẻ, hoặc bởi sự nuông chiều, chủ quan của cha mẹ. Một số ví dụ phổ biến như: - Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương có thể làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. - Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin. - Do không có hiện tượng tích lũy nên hầu như không gặp thừa vitamin C, nhưng nếu dùng liều cao theo đường uống có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy. - Thừa vitamin D có thể làm cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể bị thiểu năng, kém trí tuệ. Bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh. - Thừa vitamin K thường chỉ gặp khi dùng đường tiêm kéo dài có thể gây tan máu và vàng da. - Thừa Canxi dẫn đến gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp... xương cốt hóa sớm có thể bị thấp chiều cao.
  13. 10 - Thừa Sắt dẫn đến gan nhiễm sắt, tim nhiễm sắt dẫn đến suy tim. - Thừa Kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa… 4. Biện pháp: Vậy giải pháp nào để khắc phục tất cả những vấn đề trên? Nếu biết cách kết hợp bổ sung những thực đơn có chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, đủ chất cho trẻ thì không cần uống bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất khác mà vẫn phát triển đầy đủ và khoẻ mạnh. 4.1. Hướng dẫn cho phụ huynh những nguyên tắc cơ bản a. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non - Khẩu phần ăn phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho trẻ mỗi ngày để trẻ có thể tham gia tất cả mọi hoạt động từ sinh hoạt, học tập đến vui chơi. Để đảm bảo được nguyên tắc này cha mẹ cần cung cấp cân đối các nhóm chất cơ bản bao gồm protein, glucid, lipid, vitamin và chất khoáng, chất xơ. - Khẩu phần ăn của trẻ mầm non cần được thực hiện đa dạng mỗi ngày giúp kích thích khẩu vị của trẻ và giúp trẻ có thể ăn nhiều hơn và ngon miệng hơn. Vì vậy, cha mẹ cần biết được thông tin về nhóm thực phẩm và các lựa chọn thay thế các loại thực phẩm trong cùng nhóm hoặc trong cùng một tần của tháp dinh dưỡng để đa dạng hóa bữa ăn của trẻ. - Xây dựng khẩu phần ăn theo mùa và phù hợp với sở thích của trẻ. Chẳng hạn như mùa hè cần ưu tiên bổ sung các món nhiều nước, thanh lọc cơ thể như các loại nước ép trái cây, hoa quả...Vào mùa đông, cha mẹ có thể bổ sung các món chiên xào, hầm nhừ. Cha mẹ nên ưu tiên sử dụng thực phẩm theo mùa nhằm đảm bảo đa dạng, chất dinh dưỡng và đặc biệt vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. - Cha mẹ có kiến thức sẽ giúp lựa chọn thực phẩm an toàn cho trẻ. Bởi vì, hệ tiêu hoá của trẻ ở độ tuổi này vẫn nhạy cảm với những tác hại xung quanh môi trường nên cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, không chứa hoá chất bảo vệ thực vật tránh gây hại đến sức khỏe.
  14. 11 b. Chế độ dinh dưỡng cần lưu ý trong mùa dịch Ngoài những nguyên tắc cơ bản thì cha mẹ cần lưu ý: - Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho trẻ:  Vitamin A: Giúp duy trì sự toàn vẹn của hệ tiêu hóa, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc, tăng đề kháng, tốt cho thị lực. Nguồn thực phẩm giàu vitamin A là: Gan, trứng, sữa, các loại rau củ quả, trái cây có màu xanh hoặc vàng (rau diếp, cà rốt, cà chua, bí đỏ…)  Vitamin B (B1, B6, B12) : Thiếu vitamin nhóm B sẽ gây phù, suy giảm trí nhớ, viêm dây thần kinh tim, suy tim. Các vitamin này có trong thịt, cá, trứng, cám gạo, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, bông cải xanh, bơ, phô mai, sữa chua.  Vitamin C: Tăng cường miễn dịch, hạn chế sự tiến triển của viêm phổi do virus, cải thiện chức năng hô hấp. Nếu thiếu dễ gây xuất huyết dưới da và niêm mạc, giảm tổng hợp collagen, giảm sức đề kháng. Vitamin C có trong cam, quýt, ổi, cà chua, bông cải xanh, rau cải…  Vitamin D: Tăng cường hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Thiếu vitamin D gây còi xương, chậm lớn, thấp bé. Vitamin D có trong các loại cá béo, nấm, hải sản, lòng đỏ trứng…  Vitamin E : Thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch, chống lão hóa và oxy hóa. Vitamin E có trong hạnh nhân, hạt dẻ, rau bina, rau cải xanh…  Vitamin K: Thiếu vitamin K làm tăng nguy cơ xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não, màng não. Vitamin K có trong trứng, măng tây, ngò tây, cần tây, bông cải xanh, dưa chuột, dầu oliu, trái cây sấy khô.  Thực phẩm giàu iod từ các loại rong biển.  Thực phẩm giàu sắt: rau bina, bông cải xanh,gan, các loại đậu, thịt đỏ…  Thực phẩm giàu canxi: Cua, tôm, cá, ốc, đậu nành, mộc nhĩ, vừng, rau ngót, sữa và các chế phẩm từ sữa. Khi chuyển sang dùng sữa bò nguyên chất, trẻ cần được cung cấp đủ 500mg canxi mỗi ngày.
  15. 12  Thực phẩm giàu kẽm: Thịt bò, thịt gà, cá, trứng, sữa tươi nguyên chất, phô mai.  Flour: Có trong cá biển, rau, sữa và các chế phẩm từ sữa… - Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng, giúp cơ thể sản xuất các kháng thể mà nó cần để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Kết hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật. Nhìn chung đạm thực vật (đậu đỗ, ngũ cốc, khoai củ,...) có giá trị sinh học kém hơn đạm động vật do thiếu một hay nhiều axit amin cần thiết hoặc sự sắp xếp các axit amin không cân đối. Tuy nhiên đạm động vật (thịt, cá, trứng, hải sản...) không ở dưới dạng đơn thuần mà ở dưới dạng liên hợp như nucleoprotid (là phức hợp của protein với chất béo như photolipid, cholesterol...). Do vậy quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra các sản phẩm độc hại cho cơ thể như ure, axit uric, nitrat, cholesterol… Do đó cần thực hiện chế độ ăn cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và hạn chế việc sinh ra các yếu tố không có lợi cho sức khỏe. - Trẻ em cần bổ sung thêm sữa và các sản phẩm từ sữa đây là dạng thực phẩm có nhiều năng lượng và protein. Một ngày trẻ cần đảm bảo đủ 4 đơn vị sữa trong đó có thể bao gồm sữa nước, sữa chua, pho mai, váng sữa... để giúp bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Trẻ >2 tuổi 500ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất). Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường. - Cân đối chất béo động vật và thực vật. Chất béo thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có nhiều vai trò cần thiết cho cơ thể. Đó là nguồn sinh năng lượng quan trọng, là thành phần của nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, là yếu tố cần thiết để cấu tạo màng tế bào, các tổ chức liên kết, tổ
  16. 13 chức thần kinh. Thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA và ARA là các thành phần chính. Chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ em… Cần sử dụng phối hợp cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật trong bữa ăn hằng ngày từ 2 nguồn: mỡ các loại gia súc và gia cầm như lợn, bò, dê, cừu, gà, vịt, ngan, ngỗng, cá... và các loại dầu như: dầu dừa, dầu cọ, dầu vừng, dầu lạc, dầu cải, dầu ô liu, dầu hướng dương. - Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe. Ngoài ra còn có các loại, gia vị như tỏi, gừng.  Nhu cầu trẻ từ 2 - 3 tuổi: rau xanh 130g, nước ép 200ml  Nhu cầu trẻ từ 4 - 5 tuổi: rau xanh 200g, nước ép 355ml - Cho trẻ ăn uống phù hợp:  Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm. Trẻ từ 10kg cần 1000ml, + 50ml/kg cho các trẻ nặng hơn. Trẻ từ 20kg cần 1500ml, + 20ml/kg cho các trẻ nặng hơn. Hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.  Ăn 4 bữa ngày, nhưng lượng ăn vào tăng lên. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả chín trước bữa ăn.  Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường
  17. 14  Thay đổi hành vi gia đình: Những căng thẳng trong gia đình, kỳ vọng của cha mẹ, đe dọa, áp lực có thể gây tác động tiêu cực đến việc ăn uống của trẻ nhỏ. Do đó, thay vì áp đặt thì cha mẹ hay khuyến khích để trẻ ăn ngon miệng hơn.  Không để những thứ gây xao nhãng ảnh hưởng đến bữa ăn của trẻ như TV, điện thoại, đồ chơi trên bàn ăn. Đối với trẻ từ 2 - 5 tuổi cần: Năng lượng: 1300 Kcal Thành phần dinh dưỡng ước tính P:L:G = 55g:44g:171g, chất xơ: 7g (Lưu ý: có thể tăng lên trong giai đoạn trẻ đang và sau Covid) Lượng thực phẩm trẻ 2-5 tuổi dùng trong 1 ngày Nhu cầu Thực phẩm Định lượng sống sạch Gạo 130g Năng lượng 1000- Hoa quả 150g 1300Kcal Thịt cá 145g Protein: 13-20% Rau xanh 150g Lipid: 30-40% Dầu ăn 20ml Sữa công thức 300ml 1Kcal/1ml
  18. 15 Một số thực đơn tham khảo: Tuần I + III Tuần II + IV Thứ Bữa sáng Bữa chiều Bữa sáng Bữa chiều - Cá hồi, thịt lợn - Thịt gà, thịt lợn sốt cà chua - Thịt kho tàu xào ngũ sắc - Trứng đúc thịt - Canh bắp cải nấu - Canh rau cải - Canh bắp cải nấu - Canh bí nấu thịt Hai thịt nấu thịt thịt - Thanh long - Chuối tiêu - Thanh long - Đu đủ - Đậu, thịt sốt cà - Cá quả, thịt lợn - Cháo thịt lợn, thịt chua - Mỳ bò rau cải sốt cà chua gà, rau củ Ba - Canh rau cải nấu - Dưa hấu - Canh bí đỏ nấu - Dưa hấu cua thịt bò, thịt lợn - Sữa chua Ba Vì - Xoài - Tôm, thịt lợn sốt - Thịt bò, lợn hầm - Súp khoai lang cà chua khoai tây, cà rốt - Cháo lươn, thịt lợn tím Tư - Canh bí nấu thịt - Canh cải thảo nấu - Thanh long - Thanh long lợn thịt - Đu đủ - Sữa chua Ba Vì - Thịt bò, thịt lợn - Đậu, thịt sốt cà - Thịt lợn, thịt gà - Thịt sốt cà chua sốt cà ri chua om nấm - Canh bí đỏ nấu - Canh rau cải nấu - Canh bí đỏ nấu Năm - Canh rau cải nấu thịt cua thịt lợn cua - Dưa hấu - Bơ - Dưa hấu - Cam - Thịt bò xào giá - Cá chép hấp - Thịt viên sốt cà - Thịt lợn, thịt gà - canh rau muống gừng chua om nấm Sáu thịt bằm - Su su xào thịt - Canh rau ngót thịt - Canh rau cải nấu - Quýt - Dưa hấu bằm cua
  19. 16 - Sữa chua Ba Vì - Đu đủ - Tôm xào ngũ sắc - Gà kho - Cá thu kho - Thịt bò xào - Canh rau cải nấu - Canh mướp - Canh cải thịt bằm - Canh rau dền nấu Bảy cua ngọt - Chuối tiêu tôm - Táo - Nho - Hồng xiêm - Thịt bò, lợn hầm - Trứng đúc thịt - Cháo thịt lợn, khoai tây, cà rốt - Canh thịt nấu - Súp khoai lang tím thịt gà, rau củ CN - Canh cải thảo nấu chua - Dưa hấu - Thanh long thịt - Sữa chua Ba Vì - Dưa hấu Cách thức chế biến các món ăn đã được nhà trường sẽ hướng dẫn chi tiết cho phụ huynh trong các video trên trang chủ của trường. 4.2. Những lưu ý trong phương pháp chế biến a. Những lưu ý chung: - Cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị, những thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn… nhất là thời điểm trẻ bị bệnh để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn. - Có thể cho trẻ ăn đa dạng các loại rau và trái cây nhiều màu sắc để được cung cấp nhiều loại vitamin và chất chống oxy hóa, ngoài ra nó giúp bắt mắt thu hút trẻ. Nếu trẻ không thích ăn toàn bộ trái cây cha mẹ có thể cắt nhỏ trộn với sữa chua, xay sinh tố hoặc ép nước cho trẻ uống cũng rất tốt. Lưu ý không nên thêm nhiều đường. - Ngoài việc chia nhiều bữa nhỏ trong ngày thì cũng cần, thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ và các kết cấu khác nhau.
  20. 17 - Hạn chế cách chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói nếu trẻ đang trong quá trình phục hồi Covid… - Một số cách sơ chế làm sạch thực phẩm:  Khi mua thịt trước tiên hãy rửa bằng nước sạch nhiều lần. Sau đó có thể dùng muối xát vào miếng thịt, hoặc rửa nước muối pha loãng rồi rửa lại bằng nước sạch. Ngoài ra, có thể ngâm thịt hoặc xương trong nước vo gạo khoảng 1giờ. Cách này rất hiệu quả để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt xương sườn, máu thừa ở thịt và mỡ xương, vừa giảm mùi tanh giúp cho món ăn thêm phần thơm ngon.  Rau củ rửa qua dưới dòng nước, rửa sạch lại với nhiều lần nước, ngâm muối loãng trước khi chế biến. b. Một số công thức: Dưới đây là công thứ một số món ăn cơ bản dễ dàng thực hiện tại nhà dành cho các bé: 1. Cháo cá hồi cải bó xôi: (Theo định lượng của trẻ)  Nguyên liệu: Gạo xay, cá hồi, cải bó xôi, hành khô, dầu ăn, gia vị, mắm, muối vừa đủ.  Cách sơ chế: Cá hồi sơ chế, rửa sạch, cho vào nước đun sôi cùng với một chút muối để khử bớt mùi tanh của cá hồi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2