YOMEDIA
Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Quy tắc cộng và quy tắc nhân
Chia sẻ: Tưởng Tiểu Mễ
| Ngày:
| Loại File: DOCX
| Số trang:6
3
lượt xem
1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Quy tắc cộng và quy tắc nhân là tài liệu giảng dạy nhằm giúp học sinh lớp 10 hiểu và áp dụng quy tắc công và quy tắc nhân trong các bài toán. Nội dung bài học cung cấp các ví dụ, bài tập thực hành để học sinh nắm vững cách sử dụng hai quy tắc này trong giải quyết bài toán, từ đó phát triển khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề. Mời quý thầy cô cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Quy tắc cộng và quy tắc nhân
- Nhóm: THPT Tiểu Cần
KHBD STEM: QUY TẮC CỘNG VÀ QUY TẮC NHÂN
Môn học: Toán; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
Yêu cầu cần đạt trong CT GDPT 2018:
- Vận dụng được quy tắc cộng và quy tắc nhân trong một số tình huống đơn giản (Ví dụ: đếm số khả
năng xuất hiện mặt sấp/ngửa khi tung một số đồng xu,...).
- Vận dụng được sơ đồ hình cây trong các bài toán đếm đơn giản các đối tượng trong Toán học,
trong các môn học khác cũng như trong thực tiễn (Ví dụ: đếm số hợp tử tạo thành trong Sinh học,
hoặc đếm số trận đấu trong một giải thể thao,...).
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Quy tắc cộng, quy tắc nhân.
2. Về năng lực:
- Liệt kê được kết quả của một bài toán đếm đơn giản, phát hiện ra quy tắc nhân.
- Dùng được sơ đồ hình cây để giải quyết một số bài toán.
- Vận dụng quy tắc cộng, quy tắc nhân vào một bài toán.
-Vận dụng quy tắc cộng, quy tắc nhân vào một bài toán thực tế.
3. Về phẩm chất: Suy nghĩ cẩn thận, tính toán chính xác, lập luận khoa học.
Hoạt động 1: Giảng quy tắc cộng
a) Mục tiêu: Liệt kê được kết quả của một bài toán đếm đơn giản
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1:
+ GV giảng quy tắc cộng, sau đó cho ví dụ áp dụng:
Trong một cửa hàng bán kem có 5 loại kem que và 4 loại kem ốc quế (Hình 1). Có bao nhiêu
cách chọn mua một loại kem que hoặc kem ốc quế ở cửa hàng này?
+ HS đếm và biết cách trả lời: 9 (cách)
Hoạt động 2: Đặt vấn đề hình thành quy tắc nhân.
a) Mục tiêu: Liệt kê được kết quả của một bài toán đếm đơn giản.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1:
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra 2 tình huống sau:
Nội dung 1:
Trong một cửa hàng bán kem có 5 loại kem que và 4 loại kem ốc quế (Hình 1). Bạn An muốn mua 2
loại kem (kem que và kem ốc quế), bạn An có những cách chọn nào, viết ra cụ thể và đếm bao nhiêu
cách?
- Nội dung 2:
Từ A đến B có 3 con đường, từ B đến C có 4 con đường. Liệt kê các cách đi từ A đến C mà qua B?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS xem hình ảnh và liệt kê.
Nội dung 1:
TH1: Mô tả sản phẩm bằng hình ảnh và đếm ra kết quả
TH2: Chọn kem que có 5 cách chọn; ứng mỗi cách chọn kem que, ta có 4 cách chọn kem ốc quế.
Vậy ta có: 20 cách.
Nội dung 2: HS liệt kê được 12 cách.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Mỗi tổ liệt kê 5 cách chọn mua 2 loại (kem que và kem ốc quế).
- GV hỏi HS: Qua 2 nội dung trên em rút ra được kết luận gì về hai kết quả trên.
- GV khái quát quy tắc nhân, gọi HS phát biểu quy tắc nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại 2 nội dung trên:
+ Chọn mua một lúc 2 loại kem là một công việc gồm 2 hành động liên tiếp, chọn 1 kem que
có 5 cách chọn, ứng với mỗi cách chọn đó ta có 4 cách chọn kem ốc. Vậy ta có 5.4=20 (cách).
+ Từ A đến B có 3 con đường, mỗi cách đi từ A đến B ta có 4 cách đi từ B đến C. Vậy ta có:
3.4=12 (cách)
Từ đó hình thành kiến thức quy tắc nhân.
- Suy ra Có m.n cách thực hiện công việc A.
Hoạt động 2: Dùng được sơ đồ hình cây để tìm kết quả bài toán.
a) Mục tiêu: Dùng sơ đồ hình cây phát hiện ra kết quả bài toán.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1:
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra tình huống sau:
Nội dung:
Một đồng xu có hai mặt sấp và ngửa (kí hiệu và ). Tung đồng xu ba lần liên tiếp và ghi lại kết quả.
Tìm số kết quả có thể xảy ra, theo hai cách sau đây:
a) Vẽ sơ đồ hình cây
b) Sử dụng quy tắc nhân.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc bài và vẽ sơ đồ hình cây.
Sản phẩm:
Các nhóm lên treo bảng phụ về sơ đồ hình cây.
- + Dựa vào sơ đồ cây, đọc kết quả là 8 khả năng.
+ Dùng quy tắc nhân:
Gieo lần thứ nhất: có 2 khả năng
Gieo lần thứ hai: có 2 khả năng
Gieo lần thứ ba: có 2 khả năng.
Vậy có: 2.2.2=8 khả năng.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Gọi 02 nhóm bất kỳ lên treo bảng phụ và trình bày trước lớp
- Các nhóm còn lại phản biện.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại: Việc sử dụng sơ đồ cây giúp chúng ta mô tả bài toán một cách trực quan và dễ
dàng đưa ra kết quả.
Hoạt động 3: Kết hợp được quy tắc cộng và quy tắc nhân.
a) Mục tiêu: Vận dụng quy tắc cộng, quy tắc nhân vào một bài toán.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1:
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra tình huống sau:
- Nội dung:
Để tổ chức một bữa tiệc, người ta chọn thực đơn gồm một món khai vị, một món chính và một món
tráng miệng. Nhà hàng đưa ra danh sách: món khai vị có hai loại súp và ba loại salad; món chính có
bốn loại thịt, ba loại cá và ba loại tôm; món tráng miệng có năm loại kem và ba loại bánh. Hỏi có thể
thiết kế bao nhiêu thực đơn khác nhau?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tóm tắt được quy trình dùng các món trong bữa tiệc.
Sản phẩm:
+ Chọn món khai vị: 2 (cách chọn súp)+3 (cách chọn salad)= 5 (cách).
+ Chọn món chính: 4 (cách chọn thịt)+ 3 (cách chọn cá) +3 (cách chọn tôm) =10 (cách)
+ Chọn món tráng miệng: 5 (cách chọn kem)+ 3 (cách chọn bánh) =8 (cách)
Vậy theo quy tắc nhân, ta có: 5.10.8 =400 (cách)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Gọi nhóm 1 trả lời số cách chọn món khai vị
- Gọi nhóm 2 trả lời số cách chọn món chính
- Gọi nhóm 3 trả lời số cách chọn món tráng miệng
- HS thảo luận để tìm kết quả bài toán, GV quan sát, tìm ra khó khăn của HS trong bài toán.
( Khó khăn của HS có thể có KQ: 5+10+8=20)
- Gọi 02 HS lên bảng trình bày (HS1 có KQ bằng 20; HS2 có KQ bằng 400)
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại:
+ Quy tắc cộng được áp dụng khi công việc được chia thành các phương án phân biệt (thực
hiện một trong các phương án để hoàn thành công việc).
+ Quy tắc nhân được áp dụng khi có nhiều công việc nối tiếp nhau (phải thực hiện tất cả các
công đoạn để hoàn thành công việc).
Hoạt động 4: Vận dụng quy tắc cộng, quy tắc nhân vào một bài toán thực tế
a) Mục tiêu: Phát huy khả năng tư duy lập luận của HS
- b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1:
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra tình huống sau:
Nội dung:
Một công ty dự kiến tạo ra các mã số nhân viên, mỗi mã số
có 3 kí tự gồm một chữ cái tiếng anh viết hoa đứng trước
hai chữ số. Tuy nhiên, họ đang buâng khuâng số mã số như
vậy có đủ để cấp cho mỗi nhân viên của họ một mã số
riêng hay không. Họ cần làm gì để biết được điều đó?.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS viết 5 mã số (làm tại lớp)
- Nếu công ty có 2610 nhân viên thì số mã số như vậy có đủ để cấp cho một nhân viên một mã
số riêng hay không? (BTVN). Nếu không cấp đủ, em cho phương án để mỗi nhân viên trong
công ty đều có mã số riêng?.
Sản phẩm:
Một mã số kí hiệu:
+ Chọn có 26 cách chọn
+ Chọn có 10 cách chọn
+ Chọn có 10 cách chọn
Vậy có 26.10.10=2600 (mã số)
Do đó công ty có 2610 nhân viên thì không đủ cấp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Giao BTVN thảo luận nhóm và gửi lên group chung của lớp
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại: Để cấp đủ mã số hay không thì HS phải tính được có tất cả bao nhiêu mã số và
đưa ra cách trả lời.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...