intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ - Tháng 6

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

504
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu các hình thức giúp trẻ thích nghi khi bắt đầu đến trường Mầm non. Giới thiệu các hoạt động, thành tích của nhà trường trong năm học vừa qua. Giới thiệu quy chế của ngành. Giới thiệu 4 nhóm thực phẩm và lời khuyên ăn uống hợp lý. Giới thiệu thực đơn cho các lứa tuổi. Trang phục mùa mưa – Phòng bệnh mùa mưa. Phòng bệnh vẹo cột sống. Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng. Các biện pháp phòng chống béo phì. Hướng dẫn đánh giá trẻ béo phì. ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ - Tháng 6

  1. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com KẾ HỌACH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA NGÀNH HỌC MẦM NON NĂM HỌC 2006-2007 Tháng 9/06: 1. Giới thiệu các hình thức giúp trẻ thích nghi khi bắt đầu đến trường Mầm non. 2. Giới thiệu các hoạt động, thành tích của nhà trường trong năm học vừa qua. 3. Giới thiệu quy chế của ngành. 4. Giới thiệu 4 nhóm thực phẩm và lời khuyên ăn uống hợp lý. Giới thiệu thực đơn cho các lứa tuổi. 5. Trang phục mùa mưa – Phòng bệnh mùa mưa. 6. Phòng bệnh vẹo cột sống. 7. Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng. 8. Các biện pháp phòng chống béo phì. Hướng dẫn đánh giá trẻ béo phì. Giới thiệu 4 nhóm thực phẩm 1. Nhóm thực phẩm giàu protein (chất đạm): + Vai trò của Protein: ● Protein là thành phần quan trọng của mọi tế bào. Giúp cho cơ thể chống Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  2. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com lại bệnh tật, nếu thiếu Protein cơ thể trẻ không thể không thể lớn lên và khỏe mạnh được. ● Protein cung cấp năng lượng 4 Kcal/g, được xem là chất cơ bản của sự sống. Nó còn là thành phần của các chất điều tiết mọi họat động sinh lý của cơ thể. + Nguồn thực phẩm chứa Protein: ● Protein có nhiều trong thức ănđộng vật: thịt, cá, trứng, sữa, tôm , cua, ngô, khoai, các loại đậu, lạc, vừng… + Nhu cầu Protein trong từng giai đọan của trẻ: ● Trẻ dưới 1 tuổi cần 23g protein/ngày ● Trẻ 1-3 tuổi cần 26g protein/ngày ● Trẻ 4-6 tuổi cần 30g protein/ngày + Cách bổ sung Protein: Protein động vật có tỉ lệ cân đối các axit amin, có nhiều axit man cần thiết hơn mà tr3 nhỏ lại rất dễ tiếp thu, vì thế chú ý ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn động vật. Trẻ còn bú thì lượng protein được cung cấp từ sữa mẹ Đối với trẻ lớn phải ăn theo chế độ bổ sung thì cần cho trẻ ăn thịt , cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ, ngũ cốc… 2 Nhóm thực phẩm giàu Lipit ( chất béo): Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  3. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com + Vai trò của Lipit : ● Là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng rất cao, 9,3Kcal/g. ● Ngoài ra chất béo còn là môi trường hòa tan các vitamin như: vitamin A, D, K, E… vì vậy thiếu lipit là nguyên nhân gây nên các bệnh thiếu các vitamin đó. + Nguồn thực phẩm giàu lipit: ● Lipit có nguồn gốc từ động vật: gồm mỡ lẫn trong thịt, trong sữa, bơ, phomát, cá béo, các lọai thịt(lợn, gà, vịt, bò…), các lọai trứng( gà , vịt…), đặc biệt là trong lòng đỏ trứng gà. ● Lipit có nguồn gốc từ thực vật: dầu lạc, dầu ôliu, dầu vừng, dầu đậu nành… + Cách bổ sung Lipit: ● Đối với trẻ ăn bột: tối đa 10g dầu mỡ/ ngày(gần 2 thìa cà phê), cho ăn bằng cách nấu bột chín sau đó cho dầu mỡ vào quấy và đun chín lại. ● Đối với trẻ ăn cháo: củng giống như quấy bột, lượng mỡ trong mỗi bữa ăn là 10g ● Đối với trẻ ăn cơm có thể dùng dầu, mỡ trong các món xào, rán, trộn trực tiếp vào cơm, dung lượng tư 5-25g/ ngày. 3. Nhóm thực phẩm giàu gluxit( chất ngọt) Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  4. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com + Vai trò của gluxit: ● Là chất cung cấp năng lượng chủ yếu trong bữa ăn của trẻ, 1g gluxit cung cấp 4,4 kcal ● Đối với trẻ em nhu cầu gluxit tương đối cao, trong khẩu phần ăn hằng ngày, tỉ lệ gluxit chiếm 50-60% năng lượng ● Nếu thiếu gluxit có thể trẻ dễ sinh chúng hạ đường huyết, ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa + Nguồn thực phẩm giàu gluxit: Gluxit có trong mía, củ cải đường, mật, bành kẹo, các lọai ngũ cóc như: gạo, ngô, kê, bộ mì, các lọai khoai, sợi mì, miến… các lọai hoa quả tươi + Cách bổ sung gluxit: Trẻ càng lớn càng cần cho ăn nhiều, gạo cung cấp 80% năng lượng, ¾ chất protein, hầu hết các chất canxi, photpho, sắt, b1, b2, pp… nếu trẻ ăn no với lương thực là gạo, ngô, khoai…tức là trẻ đã đủ nhu cầu về gluxit 4. Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khóang chất: + Vitamin: ● Vai trò của vitamin: nhu cầu về vitain chỉ cần 1 lượng nhỏ, nhưng thiếu nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của cơ thể, nhất là đối với trẻ em, thiếu vitamin sẻ gây đau ốm, chậm phát triển. Nhu cầu vitaminthay đổi theo độ tuổi. ● Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  5. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Vitamin a có trong lòng đỏ trứng gà, , gan cá, gan gà, gan lợn, gan bò…ngoài ra vitamin A còn có nhiều trong một số lọai rau quả tươi. Vitamin d có trong thức ăn động vật như: thịt, cá, trứng,. ..ngòai ra còn có trong các lọai ngũ cốc, rau, quả, các lọai khoai Viatmin c có nhiều trong rau xanh, củ, quả tươi, như: khoai lang, cà chua, nước cam, chanh… Vitamin b1 có nhiều trong các lọai thịt cá trứng, ngũ cốc, và các lọai đậu đỗ Ngòai ra còn cơ thể còn cần một số vitamin khác nữa: vitamin k, e, pp, b6, h,… + Khóang chất: ● Vai trò của khóang chất: cơ thể con người có đến trên 50 khóang chất, đó là thành phần của các tổ chất tế bào, đặc biệt là các tổ chức xương, thiếu các chất đó thì cơ thể sẽ mắc bệnh ● Nguồn thức ăn chứa khóang chất: Chất sắt có có chức năng tạo máu, có nhiều trong các thức ăn động vật, rau họ đậu, gan, tim, thận, lòng đỏ trứng gà, vừng lạc, mộc nhĩ…ngòai ra còn cáo tong các lọai rau qua như nước dừa, nước bưởi, chanh, quýt, nho… Iốt có trong các lọai hải sản, vì trong nước biển có chứa nhiều iốt, ngòai ra khi chế biến thức ăn cần chú ý đến việc dùng muối iốt Ngòai ra cơ thề còn cần một số lọai khóang chất khác như: kẽm, natri, Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  6. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com photpho, kali…nên bổ sung các khóang chất trong bữa ăn hàng ngày. Lời khuyên ăn uống hợp lý 1. Ăn phối hợp nhiều lọai thực phẩm và thường xuyên thay đổi món. 2. Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú sữa mẹ hòan tòan trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung hợp lí và tiếp tục bú cho tới 18-24 tháng 3. Ăn thức ăn giàu đạm với tỉ lệ cân đối giữa nguồn thực vật và động vật, tăng cường ăn đậu phụ và cá 4. Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa mỡ và dầu thực vật ở tỉ lệ cân đối, ăn thêm vừng lạc. 5. Sử dụng muối iốt, không ăn mặn. 6. Ăn thực phẩm sạch và an tòan, ăn nhiều rau củ và quả chín hằng ngày 7. Uống sữa đậu nành, tăng cường dùng thực phẩm giàu canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa 8. Dùng nước sạch để chế biến thức ăn, uống đủ nước chín hằng ngày. 9. Duy trì cân nặng ở mức tiêu chuẩn. 10. Thực hiện nếp sống lành mạnh, năng động, họat động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia, ăn ngọt. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  7. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trang phục mùa mưa, phòng bệnh mùa mưa 1/ Trang phục mùa mưa: - Cách ăn mặc phù hợp theo mùa cũng là cách để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, vào mùa mưa thời tiết lạnh hơn và ẩm ướt hơn nên trẻ dễ mắc 1 số bệnh về hô hấp như: hen phế quản, viêm amydal, viêm phổi…Nên khi chọn trang phục cho trẻ vào mùa mưa cần chú ý: - Quần áo phải đủ ấm đảm bảo trẻ không bị nhiễm lạnh, tuy nhiên không quá bó vào người sẽ làm trẻ khó chịu. - Nên chọn cho trẻ những bộ quần áo dài tay, cổ kín để bảo vệ cơ quan hô hấp cho trẻ không nhiễm bệnh. Găng tay, vớ (tất), mũ len đội đầu, khăn quàng cổ…cũng là những thứ không thể thiếu cho trang phục mùa mưa của trẻ. 2/ Phòng bệnh vào mùa mưa: + Một số bệnh trẻ thường gặp vào mùa mưa: a. Cảm mạo thường biểu hiện dưới dạng dị ứng mũi. Người bệnh hắt xì thành cơn dài liên tục, kèm theo chảy nhiều nước mũi trong và lỏng, không sốt. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường như Phenergan, Chlopheniramin, Theralen... trong vài ngày là hết. b. Viêm mũi: bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh, có triệu chứng ngứa lỗ mũi (trẻ hay dụi tay lên mũi) và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. ở trẻ còn bú, khi bị viêm mũi thường gây khó chịu, ngủ không yên giấc, nghẹt mũi gây thở khò Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  8. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com khè, thường phải thở bằng miệng và phải ngưng lại nhiều lần để thở khi bú. Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh V.A, Amiđan. c. V.A - sùi vòm: bệnh phổ biến ở trẻ em 3-7 tuổi. V.A là nơi sản xuất ra kháng thể chống lại vi trùng xâm nhập vào cơ thể, đồng thời cũng là nơi tập trung vi trùng nếu không còn khả năng tiêu diệt. Trẻ viêm V.A thường gầy yếu, kém nhanh nhẹn, chảy nước mũi thường xuyên, ban đầu là nước mũi trong sau đục mủ vàng hoặc xanh, bị nóng sốt vặt kèm ho nhiều, trong tai có thể chảy mủ, ngáy to khi ngủ do mũi bị nghẹt và phải thở bằng miệng. Ngoài ra, viêm V.A khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. d. Viêm amiđan: Amiđan cũng có công dụng như V.Ạ Trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm Amiđan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng. e. Viêm họng cấp: là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm Ạ Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em. f. Viêm xoang: thường xảy ra sau những bệnh về mũi như sổ mũi mùa, nghẹt mũi, viêm mũi. Nhức đầu là biểu hiện nổi bật trong viêm xoang. Ngoài ra người bệnh còn bị nghẹt mũi, nước mũi đặc, cần được chụp phim để xác định tình trạng xoang bị viêm. g. Viêm phế quản: có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết, hoặc bị viêm họng, viêm mũi... Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi, ăn uống bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  9. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com trẻ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản phổi rất nguy hiểm. h. Bệnh suyễn (hen phế quản): thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi. Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời. i. Sốt xuất huyết: bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu phân máu... + Cách phòng bệnh : - Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh gió lạnh về chiều. Không nên nằm ngủ trong phòng máy lạnh kéo dài hay để quạt suốt đêm. - Cần vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm trùng. - Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi. - Bố trí phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, tiêu diệt muỗi, thông thoát nước tốt, tránh để nước đọng vũng tạo môi trường ẩm thấp. - Cần chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định. - Theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm. Phòng bệnh vẹo cột sống. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  10. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com + Vẹo cột sống gây lệch trọng tâm cơ thể, khiến trẻ ngồi học mau mỏi, tê chân, không giữ được tư thế ngay ngắn, gây cản trở cho việc đọc và viết, dẫn đến căng thẳng thị giác, kém tập trung. Nếu vẹo 50-60 độ, các chức năng hô hấp và tim mạch sẽ bị ảnh hưởng. Ở các em gái, nó còn gây khó khăn cho việc sinh nở sau này. Ngoài ra, chứng vẹo cột sống thường kèm thêm nhiều bệnh khác như sa ruột, sa dạ dày, chân vòng kiềng, chân chữ X, bàn chân bẹt, bẹp lồng ngực, méo xương chậu... So với các học sinh bình thường, học sinh vẹo cột sống cũng thường có thể lực kém hơn. Tai hại nhất là chứng vẹo cột sống ảnh hưởng đến tương lai của trẻ vì chúng không thể theo những ngành đòi hỏi có thân hình cân đối và phát triển tốt. + Biện pháp phòng bệnh vẹo cột sống: Khi viết bài, học sinh không được đặt vở thẳng, vì như thế sẽ phải rê khuỷu tay theo dòng chữ, dễ gây vẹo cột sống. Muốn giữ được tư thế ngay thẳng, nên đặt vở chéo 25 độ. Ngồi ngay ngắn, để chân xuống đất, cẳng chân thẳng góc với đùi, đùi thẳng góc với mình, đầu hơi cúi, để cả hai cẳng tay lên mặt bàn. Tránh so vai, ngoẹo cổ, nghiêng vẹo, cúi gù, cho chân lên ghế hoặc ngồi xổm, ngồi bệt. Tránh nằm nghiêng, chống cằm đọc sách. Khi đeo cặp sách cần đeo cả hai vai, trọng lượng cặp không quá 4 kg. Không cho học sinh ngồi chung bàn quá nhiều. Chiều rộng chỗ ngồi để viết không đụng khuỷu tay nhau là 30 cm đối với mẫu giáo, 40 cm với tiểu học, 50 cm với trung học cơ sở và 55-60 cm với trung học phổ thông. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  11. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Không đóng loại bàn liền ghế. Nếu có tựa lưng, chiều cao tựa phải thấp hơn mỏm xương bả khi ngồi, để dễ vận động hai tay. Mặt ghế không quá sâu để khi ngồi tựa, mép ghế không tỳ vào khoeo chân; cũng không được quá hẹp vì dễ làm tê chân, chóng mỏi. Trong lớp, bàn đầu cách bảng 2-3 mét, lối đi giữa tối đa 1 mét, lối đi bên 0,5 mét. Không được kê bàn chéo góc so với bảng vì góc quay cổ sẽ rất lớn. Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng 1. Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng? - Thiếu ǎn, bữa ǎn thiếu số lượng, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển: - Trẻ dưới 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển cơ thể. Để đáp ứng nhu cầu đó, cần cho trẻ ǎn uống đầy đủ theo lứa tuổi. Trẻ dưới 4 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ là thức ǎn lý tưởng của trẻ nhỏ. Từ tháng thứ 5 trẻ bắt đầu ǎn thêm ngoài sữa mẹ. Từ tháng tuổi này, thực hành nuôi dưỡng trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với suy dinh dưỡng. Nhiều bà mẹ chỉ cho trẻ ǎn bột muối, thức ǎn sam (dặm) thiếu dầu mỡ, thức ǎn động vật, rau xanh, hoa quả. Đây là những tập quán nuôi dưỡng chưa hợp lý cần được khắc phục. Mặc khác, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, trẻ cần được ǎn nhiều bữa trong ngày vì trẻ nhỏ không thể ǎn một lần với khối lượng lớn như trẻ lớn hoặc người lớn. Điều này có liên quan đến vấn đề chǎm sóc trẻ. - Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai ǎn uống không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể đẻ ra đưa con nhẹ cân, còi Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  12. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com cọc. Đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này. - Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng: Chế độ nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻ bệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi. - Thiếu chǎm sóc hay đứa trẻ bị "bỏ rơi": Ngoài chǎm sóc về ǎn uống, đứa trẻ cần chǎm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh. Môi trường sống ở gia đình bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước không sạch để nấu ǎn, tắm giặt cho trẻ, sử lý nước thải, phân, rác không đảm bảo là những yếu tố dẫn đến suy dinh dưỡng. 2. Biện pháp phòng chống SDD: - Chǎm sóc ǎn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván. - Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng. - Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tô màu đĩa bột, tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ǎn nhiều bữa. - Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh. - Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để có thêm thực phẩm cải thiện bữa ǎn gia đình. Chú ý nuôi gà, vịt để trứng, trồng rau Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  13. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com ngót, đu đủ, gấc. - Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng. - Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh. - Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành mạnh. Có biểu đồ tǎng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Không có trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba. Biện pháp phòng chống béo phì 1. Nguyên nhân của bệnh thừa cân – béo phì: a. Do nuôi trẻ không đúng cách: cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng (dầu, mỡ), cho trẻ ăn nhiều vào buổi tối. Trẻ nuôi bằng sữa bột, sữa đặc có đường dễ béo phì hơn là trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. b. Nếp sống ít họat động làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em: ● Trẻ ít họat động làm tăng tích lũy mỡ,hạn chế sự phát triển của cơ bắp Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  14. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com ● Trẻ xem tivi nhiều là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ thừa cân, xem tivi trên 5giờ/ngày có khả năng bị thừa cân cao gấp 4 đến 6 lần so với trẻ xem tivi không quá 2 giờ/ngày, trong khi xem tivi trẻ còn đòi ăn vặt thích ăn những món ăn do ti vi qủang cáo:kẹo béo. Socola, nước ngọt… ● Trẻ sống trong môi trường chật hẹp không có không gian cho trẻ vui chơi họat động c. Yếu tố gia đình ● Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi dạy con ● Trẻ béo phì thường là con một, con bé nhất, được cha mẹ cưng chiều, ân cần quá mức trong việc ăn uống d. Yếu tố duy truyền ● Trong gia đình có cả cha và mẹ thừa cân, khả năng thừa cân béo phì ở trẻ cao hơn 2. Ảnh hưởng của sự thừa cân béo phì đến sự phát triển của trẻ: ● Béo phì sớm ở trẻ nhỏ trầm trọng và khó điều trị hơn béo phì khi lớn tuổi ● Béo phì thường tăng nguy cơbệnh tật và tử vong: tăng lipit máu, bệnh về xương khớp, bệnh về hô hấp, cao huyết áp, bệnh tim mạch, rối lọan giấc ngủ, ngừng thở ● Béo phì ở trẻ em sẽ ãnh hưởng đến sức khỏe khi trẻ trưởng thành, do mắc các bệnh như: tiểu đường, tim mạch ● Béo phì ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và kh3 năng học tập của trẻ, trẻ chậm chạp, vụng về hay bị bạn bè châm chọc, phân biệt đối xử, do vậy trẻ Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  15. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com thường mặc cảm tự ti sống cô lập ● Béo phì làm hạn chế khả năng thích ứng của trẻ với môi trường, trẻ có khả năng chịu nóng kém, trẻ nhanh mệt khi vận động nhất là vào mùa hè. 3. Biện pháp phòng bệnh thừa cân – béo phì ở trẻ em ● Nuôi trẻ bằng sữa mẹ ● Cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách để trẻ phát triển đúng quy luật, phù hợp với tiềm năng vốn có của nó bằng cách: + Cho trẻ ăn đủ nhu cầu năng lượng trong ngày Trẻ dưới 1 tuổi 800-1000 Kcal/ngày Trẻ 1-3 tuổi 1300 Kcal/ngày Trẻ 4-6 tuổi 1600 Kcal/ngày + Trẻ trên 1 tuổi không nên uống quà nữa lít sữa tươi nguyên kem trong 1 ngày + Nên ăn đúng bữa không ăn vặt + Khuyến khích trẻ ăn rau, quả tươi ngay từ nhỏ + Khi chế biến thức ăn cho trẻ tránh cho nhiều dầu mỡ, bơ và đường nếu không cần thiết, tránh ăn thường xuyên các món ăn xào rán, thịt mỡ, không thường xuyên uống nước ngọt + Không bắt trẻ béo phì nhịn ăn,làm như vậy trẻ sẽ cảm thấy quá đói, dẫn tới khi được ăn trẻ sẽ ăn “trả thù”. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  16. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com ● Khuyến khích trẻ vận động phù hợp với lứa tuổi và thể lực của trẻ, nhất là các trò chơi vận động( chơi bóng, đuổi bắt), trò chơi dân gian(cướp cờ, mèo đuổi chuột, trốn tìm, tổ chức cho trẻ đươc họat động, vui chơi ngòai trời ● Điều chỉnh một số thói quen, nếp sống của gia đình ảnh hưởng tới tình trạng béo phì của trẻ như thích ăn các món chiên xào, bánh kem, uống nước ngọt có ga, hạn chế thời gian xem tivi, chơi điện tử ● Thường xuyên theo dõi cân nặng chiều cao của trẻ để có thể can thiệp sớm khi tốc độ tăng cân quá nhiều. 4. Hướng dẫn cách đánh giá trẻ béo phì: ● đối với trẻ dưới 6 tuổi để xát định trẻ thừa cân – béo phì hay không có nhiều biện pháp khác nhau, song trong thực tế ở cộng đồng người ta chủ yếu dựa vào cân nặng và chiều cao. ● Đo cân nặng và chiều cao của trẻ, sau đó tra bảng chiều cao so với cân nặng. Điểm giao nhau của 2 cột ( chiều cao và cân nặng ) giúp bạn xác định cân nặng của trẻ nằm ở khỏang nào: Từ -2SD đến +2SD là trẻ bình thường Dưới -2SD là trẻ bị suy dinh dưỡng Trên +2SD là trẻ bị thừa cân, béo phì . . Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  17. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0