intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ - Tháng 2

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

291
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu một số món ăn ngày Tết và hướng dẫn cách chế biến cho trẻ ở gia đình. Phòng ngộ độc thực phẩm ngày Tết – Cách xử lý. Hướng dẫn cách lưu trữ và bảo quản một số thực phẩm thông thường. Phòng bệnh mùa nắng. Trang phục mùa nắng. Sơ cứu vết thương phần mềm. Dinh dưỡng cho bé vào ngày tết. Vào ngày tết mọi người đều bận rộn, các sinh hoạt của ngày tết thường làm đảo lộn giờ giấc ăn nghỉ của các bé. Phần lớn thức ăn ngày tết được ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ - Tháng 2

  1. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ CỦA NGÀNH HỌC MẦM NON Tháng 2: 1. Giới thiệu một số món ăn ngày Tết và hướng dẫn cách chế biến cho trẻ ở gia đình. 2. Phòng ngộ độc thực phẩm ngày Tết – Cách xử lý. 3. Hướng dẫn cách lưu trữ và bảo quản một số thực phẩm thông thường. 4. Phòng bệnh mùa nắng. 5. Trang phục mùa nắng. 6. Sơ cứu vết thương phần mềm. . Dinh dưỡng cho bé vào ngày tết. Vào ngày tết mọi người đều bận rộn, các sinh hoạt của ngày tết thường làm đảo lộn giờ giấc ăn nghỉ của các bé. Phần lớn thức ăn ngày tết được Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  2. chuẩn bị trước vài ngày, và thường rất béo hoặc rất ngọt, ít chất tươi, rất ít rau xanh. Các bé nhỏ thường được cho ăn qua loa so với ngày thường, dễ dẫn đến sụt cân. Ngược lại, một số bé lớn, đặc biệt là các bé thừa cân lại rất khoái khẩu, ăn nhiều, “ăn mọi lúc, mọi nơi” nên rất dễ tăng cân. Để giúp các bé có dinh dưỡng tương đối cân bằng trong ngày tết, những biện pháp đơn giản sau đây sẽ rất hữu ích: ● Dự trữ rau xanh cho bé: Mua nhiều loại rau, nhặt sạch, cho vào ngăn mát của tủ lạnh, dùng dần trong vài ba ngày chợ không họp. Những loại củ, quả, như bí đỏ, bí đao, cà chua, bầu, cà rốt, su hào … có thể dự trữ lâu ngày mà không cần tủ lạnh. Mặc dù bé có thể ăn những thức ăn ngày tết ngon lành, nhưng mỗi bữa nên dành ra năm mười phút nấu thêm bát canh để khẩu phần của bé cân đối hơn, giúp bé không bị táo bón, lở miệng, mọc mụn nhọt. Ăn trái cây cũng góp phần làm khẩu phần ngày tết đỡ khô khan, đủ chất tươi. ● Cho bé uống nước thường xuyên: Thức ăn nhiều đạm, nhiều béo, nhiều đường của ngày tết và thời tiết nóng bức làm bé cần nhiều nước hơn ngày thường. Hơn nữa, quần áo đẹp với mẫu mã phức tạp, nhiều tầng lớp, chất liệu nhiều nylon làm bé ra mồ hôi nhiều, càng cần nhiều nước. Bé thiếu nước dễ sinh viêm đường hô hấp. ● Đa số các bé lớn, nhất là các bé thừa cân, rất thích ăn các thức ăn, đồ uống ngày tết. Các thức này lại rất giàu năng lượng. Cần có sự kiểm soát: không để bánh mứt, nước ngọt nhiều trên bàn, trong tủ lạnh, nhắc nhở các em ăn vừa phải để tránh tình trạng lên cân quá mức. ● Khi đi chơi xa, phải ăn ngoài, cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh những hàng quán bán ở lề đường, bán ngoài trời, sử dụng nước không sạch, nhiều ruồi nhặn, bụi bặm, dễ tiêu chảy. Nước đá làm từ nước không đảm bảo vệ sinh cũng là một nguyên Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  3. nhân gây rối lạn tiêu hóa. Cháo ăn liền, mì ăn liền, nước uống đóng chai, sữa tươi hoặc sữa chua đóng gói rất tiện dụng và đáng tin cậy về vệ sinh. ● Duy trì giờ giấc ngủ nghỉ càng gần với ngày thường càng tốt. Bé ngủ đủ, đúng giấc mới vui vẻ, ngon miệng. ● Các loại thức ăn có thể gây hóc, sặc như hạt dưa, hạt bí, các loại trái cây có hạt nhỏ như dưa hấu, mãng cầu … cần để xa tầm tay các bé còn nhỏ. Chúng ta hãy cùng bé ăn tết vui và khoẻ! Ngộ độc thực phẩm – nguyên nhân và cách phòng tránh Giáng Sinh và lễ tết cuối năm thường là dịp tiệc tùng ăn uống họp mặt bạn bè, gia đình. Cần cẩn thận với chế độ ăn uống, bảo quản thực phẩm trong dịp này để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. 1. Nguyên nhân Ngộ độc thực phẩm thường do các loại khuẩn sau gây nên: • Campylobacter: trong sữa và thịt trắng • Salmonella: trong trứng và thịt trắng (nhất là trong thịt) • Clostridia: trong các bào tử thức ăn (nhất là trong thịt) • Listeria: trong thịt, các loại thực phẩm chế biến từ bơ sữa, cá và các loại thủy sản có vỏ như sò, ốc, tôm, cua… Các loại vi khuẩn gây ngộ độc theo thực phẩm xâm nhập vào cơ thể bằng 2 cách sau: • Thực phẩm chứa tác nhân ngộ độc: Thực phẩm chưa được nấu chín kĩ càng. Các loại khuẩn có trong thực phẩm chưa được diệt trừ hoàn toàn. Trường hợp này thường gặp trong các món nướng, tái, gỏi… • Quá trình đưa thực phẩm vào cơ thể: Trước khi ăn chưa rửa sạch tay Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  4. rồi dùng tay đụng vào thức ăn là một ví dụ… 2. Phòng tránh • Luôn luôn rửa sạch tay thật kĩ trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vuốt ve, chạm vào thú vật. • Giữ các vật dụng trong bếp sạch sẽ. • Nhốt vật nuôi cách xa khu vực lưu trữ chế biến thực phẩm. • Rã đông thực phẩm trước khi chế biến, nấu nướng. • Nấu chín kĩ thức ăn trước khi ăn. Thịt phải chuyển sang màu nâu đỏ hoàn toàn, tuyệt đối không ăn thịt còn màu đỏ hồng. • Các thực phẩm để dành phải hâm nóng trước khi ăn. • Cất giữ thịt và cá chưa chế biến trong bao kín và giữ trong đáy tủ lạnh. • Giữ các loại thực phẩm dễ ôi thiu dưới 50C (410F). • Rửa rau quả dưới vòi nước chảy trước khi ăn. • Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm quá date, có mùi ôi thiu, nổi nấm mốc. 3. Một số biện pháp xử trí thông thường trong ngộ độc thực phẩm Khi có trư ờng hợp nhiễm độc, ngộ độc do thức ăn hoặc nghi ngờ bi ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, n ước tiểu… để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người bị ngộ độc. Xử trí cấp cứu trư ớc tiên là phải làm cho ng ười bị ngộ độc nôn ra cho hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá huỷ độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  5. · Gây nôn: thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay vào họng để kích thích nôn. · Rửa dạ dày: rửa dạ đày càng sớm càng tốt, chậm nhất là tr ước 6 giờ. Có thể dùng nư ớc ấm, nư ớc muối sinh lý để rửa. · Tẩy ruột: nếu thời gian ngộ độc lâu trên 6 giờ thì có thể dùng thuốc tẩy magie sulphat, natri sulphat. · Gây bài niệu bằng cách truyền dịch. Giải độc: · Dùng phư ơng pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt. · Trung hòa chất độc · Giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây ngộ độc. Nói chung khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm cần đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời những biện pháp thông thường. Cách bảo quản thực phẩm 1. Rau củ quả: - Nấm: Lưu giữ trong 3-5 ngày, không đặt trong túi nhựa vì có thể bị chua và khô. - Ớt chuông Đà Lạt: Có thể giữ được một thời gian ngắn trong tủ Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  6. lạnh nhưng sẽ mất hàm lượng đường trong vài ngày. - Bắp ngô: Rất dễ bị mất hàm lượng đường và hạt sẽ bị cứng. Nên sử dụng càng sớm càng tốt. - Súp lơ, su hào, cải xanh, xà lách: Có thể trữ được từ vài ngày đến một tuần nhưng tốt hơn là dùng ngay để có được hàm lượng Vitamin tốt nhất. - Xoài: Có thể giữ được vài ngày nhưng sẽ mất độ ngon nếu lưu trữ quá lâu. - Với các loại quả: Một số loại như mít, cam, đu đủ, bưởi, hồng xiêm có thể trữ từ 3-5 ngày. - Các loại quả vỏ cứng: măng cụt, sầu riêng... có thể giữ được trên một tuần. 2. Thực phẩm tươi sống: - Thịt: Nhiệt độ thích hợp nhất từ 4-7 độ C. Thời gian tối đa khi trữ các loại thịt: bò, cừu, dê từ 7 đến 10 ngày, lợn, gà, vịt khoảng 7 ngày, chim cút, chim bồ câu, thỏ từ 5 đến 7 ngày. - Cá: Nhiệt độ thích hợp từ 3-5 độ C, có thể lưu giữ trong 36 giờ. Trước khi lưu trữ, các bà nội trợ cần lưu ý: bỏ đầu, mang và các phần thuộc ruột, đóng gói cẩn thận, không để chung với các thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn. 3. Thực phẩm đông lạnh: Khi mua thực phẩm đông lạnh bạn cần lưu ý chọn những sản phẩm Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  7. có hướng dẫn sử dụng. Đối với các loại thực phẩm đã qua sơ chế hoặc chế biến đựng trong các loại bao bì nhựa (PE hoặc PA) có 2 loại lưu trữ: - Thực phẩm trữ mát: thit nguội, giò chả,... trữ đông từ 0-5 độ C. - Thực phẩm đông lạnh: chả giò, thuỷ hải sản,... trữ đồng từ -25 đến -18 độ c Thực phẩm đã cấp đông khi rã đông phải chế biến ngay và không nên tái đông trở lại. Đối với thức ăn còn lại, không nên để bên ngoài quá lâu nếu muốn trữ đông trong tủ lạnh (cho phép trong một vài giờ). Nên che đậy và đóng gói cẩn thận và chỉ nên dùng lại thức ăn bữa trước thêm một lần, nên đun kỹ thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và tồn lại trong thức ăn. Phòng bệnh mùa nắng Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nên khí hậu nóng và ẩm, nhất là ở khu vực Nam bộ, thời tiết nóng nhất thường rơi vào khoảng tháng 3-4. Vào mùa này nếu không chú ý giữ gìn sức khoẻ thì rất dễ mắc bệnh, nhất là trẻ em. Thời tiết nóng nhiệt độ môi trường tăng cao khiến cơ thể tiết ra mồ Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  8. hôi nhiều để giải nhiệt, do đó dễ bị mất nước kèm theo mất điện giải. Tình trạng này càng dễ xảy ra khi lao động ngoài trời nắng, trẻ em chơi đùa ngoài nắng dẫn đến bị sốc nắng rất nguy hiểm có thể dẫn đến truỵ mạch nếu không xử trí kịp thời bằng cách bù nước và điện giải. Mặc khác mùa nóng dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm do nhiệt độ môi trường cao rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong thức ăn không được bảo quản kỹ sinh ra nhiều độc chất làm cho người ta ăn phải bị ngộ độc. Ngoài ra mùa nóng cũng là mùa cho các dịch bệnh phát sinh như viêm não, thuỷ đậu, quai bị, thương hàn, nhiễm trùng tiêu hoá, viêm màng não não mô cầu, bệnh tay chân miệng (là bệnh do Enterovirus gây ra làm cho tay, chân, miệng… nổi lên những bóng nước kèm theo sốt, thường xảy ra ở trẻ em và có thể gây biến chứng viêm não)… 1. Để bảo vệ sức khoẻ trong mùa nắng nóng, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau: - Vệ sinh môi trường như: phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng, nhà cửa thông thoáng, sáng sủa. - Không để trẻ em chơi đùa ngoài nắng để tránh bị sốc nắng. Người lớn cũng không nên lao động ngoài trời vào giữa trưa nắng gắt, nếu phải bắt buộc làm việc thì nên đội nón rộng vành, mặc áo, quần dài tay, dài chân bằng vải coton để dễ hút mồ hôi, uống bù nước và muối khoáng như nước dừa, nước oresol (gói “nước biển khô”, 1gói pha vào 1 lít nước Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  9. để uống bù nước và muối khoáng trong các trường hợp bị mất nước và điện giải ), nước giải nhiệt nấu bằng các loại thảo mộc như rễ tranh, mã đề, rau má, mía lau, râu bắp, a-ti sô… - Không cho trẻ tắm sông, hồ, ao vừa không hợp vệ sinh vừa nguy hiểm. - Ăn uống hợp vệ sinh: ăn chín, uống chín, thức ăn còn dư nên nấu sôi lại và để trong tủ lạnh không quá 1- 2 ngày, không ăn quà vặt, hàng rong. - Chủng ngừa các bệnh như thuỷ đậu, quai bị, thương hàn, viêm não, viêm màng não não mô cầu… - Ngoài ra ở những nhà có điều kiện gắn máy điều hoà không khí cũng nên chú ý gắn quạt hút gió để đối lưu không khí, không nên để chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và bên ngoài quá nhiều; tốt nhất nhiệt độ trong phòng khoảng 25 độ là vừa. Mặt khác thỉnh thoảng cũng nên làm vệ sinh máy lạnh vì giàn lạnh của máy lạnh là nơi chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc gây viêm đường hô hấp, dị ứng, hen suyễn… - Không nên để quạt máy quạt trực tiếp một chỗ vào người dễ gây mất thân nhiệt mà nên cho quạt di động. Tóm lại, mùa nắng nóng là mùa dễ có nhiều bệnh tật phát sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta nhất là trẻ em, phòng bệnh trong mùa nóng là vấn đề của mỗi người, mỗi nhà để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và cho cộng đồng. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  10. Sơ cứu vết thương Trong những ngày nóng nực, chúng ta có khuynh hướng sinh hoạt ngoài trời, đi nghỉ mát, ra bãi biển hoặc cùng gia đình đi picnic ở công viên... Nhưng cũng từ đó mà một số tai nạn, tai biến dễ xảy ra hơn. Vì thế, bạn cần nắm biết một số nguyên tắc và kiến thức sơ cấp cứu cơ bản. 1. Phỏng nắng Da chuyển sang màu đỏ có nghĩa là bị phỏng nhẹ do phơi nắng. Có thể dùng một loại kem làm dịu, nhưng tốt hơn là ngưng ra ngoài nắng, nhất là từ 12 giờ đến 15 giờ. Khi cần đi ra ngoài, nhớ đội mũ, mặc áo tay dài. Nếu có bóng nước thì đó là phỏng độ 2. Đừng nên tự mình chọc thủng mà hỏi ý kiến bác sĩ. Trẻ em có da mong manh hơn nên cần đặc biệt quan tâm; phỏng nắng lặp đi lặp lại lúc nhỏ tuổi có thể gây tổn thương da tích tụ và làm tăng nguy cơ ung thư da sau này. 2. Phản ứng và dị ứng với tia nắng Một số người có thể bị “quang viêm” - nổi sần (mề đay) hoặc chàm da do dị ứng với tia nắng - cần phân biệt với dị ứng mỹ phẩm, cây cỏ và thuốc chữa bệnh. Da đặc biệt dễ bị dị ứng ánh nắng khi người ta đang sử dụng một số dược chất - kháng viêm, thuốc an thần gốc phenothiazin, một số kháng sinh, thuốc trị vảy nến, thuốc chống loạn nhịp tim Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  11. (amiodaron)… Có thể thoa kem kháng histamin như diphenhydramin, Istamyl, Allerga cream (không dùng promethazin/Phenergan). Không tự ý ngưng thuốc chữa bệnh (hỏi ý kiến bác sĩ). 3. Choáng nóng Các dấu hiệu của choáng nóng (cảm nắng) bao gồm: nhức đầu, ớn lạnh, rồi buồn nôn, khó chịu… thường xảy ra dưới nắng gắt. Điều phải làm là: ngồi nghỉ hoặc nằm trong bóng mát, chỗ thoáng; lau mình bằng khăn ướt, uống nước mát từng ngụm nhiều lần. Nếu nạn nhân bất tỉnh, cần cho nằm gác chân lên cao; nếu không tỉnh lại thì cho nằm nghiêng và gọi cấp cứu. 4. Vết thương Nều trầy nhẹ: rửa bằng nước lạnh và dùng một thuốc sát trùng không gây đau (như thuốc tím loãng), che lại bằng băng cá nhân hay miếng gạc vô trùng. Với các vết thương ở bàn tay, cổ tay, cùi chỏ, đầu gối, ngón chân, mi mắt hay môi, phải cho bác sĩ xem xét khả năng tổn thương mạch máu, dây thần kinh hay dây gân. Nếu máu chảy nhiều, dùng gạc hoặc khăn tay sạch đè mạnh lên. Không dùng cồn để rửa vết thương. Xin ý kiến bác sĩ về việc tiêm vaccine và huyết thanh kháng uốn ván. 5. Chó cắn Bác sĩ sẽ xem xét khả năng tổn thương mạch, thần kinh, gân; sát trùng vết thương và cho dùng thuốc. Các vết chó cắn ở đầu - mặt và chi trên là đặc biệt nguy hiểm. Nếu con chó chưa được tiêm phòng dại Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  12. (hoặc không rõ), tìm cách đưa nó tới thú y sĩ. Nếu không quản lý được chó, phải tới ngay Viện Pasteur (hay cơ sở trực thuộc) để điều trị đặc hiệu (với vaccin và huyết thanh). Dạy cho trẻ không được vồ vập hoặc tiến về phía các con chó (dù to hay nhỏ). 6. Ong chích Ong chích thì đau nhưng thường không để lại hậu quả nghiêm trọng. Dùng nhíp để nhổ kim nọc, rửa bằng thuốc sát trùng, dùng túi nước đá và khăn sạch áp vào để giảm đau và sưng phù. Có ba trường hợp ong chích có thể trở thành nghiêm trọng - vết chích ở họng và miệng, dị ứng với nọc, và bị nhiều vết chích cùng lúc - phải đưa ngay đến bác sĩ. 7. Rắn cắn Bệnh cảnh rắn độc cắn thay đổi nhiều: đau dữ dội, phù, bầm máu, khó chịu, buồn nôn, đau bụng, hạ huyết áp, tim đập nhanh… Phải bình tĩnh, không được hốt hoảng, ngồi hay nằm yên, tháo áo quần chật, giày, nhẫn hay vòng đeo nhằm tránh bị thắt khi sưng phù. Rửa vết thương bằng nước, xà bông hay thuốc sát trùng. Không gí thuốc lá đang cháy vào vết thương, không hút bằng miệng… Giữ tay, chân bất động bằng nẹp. Chuyển nạn nhân tới ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu. (theo Internet) Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2