intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Chia sẻ: Dragonet_lucky | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

653
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiệp vụ? Phân loại chứng khoán: Theo nội dung kinh tế CK Vốn CK Nợ Theo mục đích đầu tư Chứng khoán kinh doanh Chứng khoản giữ đến ngày đáo hạn Chứng khoản sẵn sàng để bán

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

  1. 29/08/2010 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN Mục đích của nghiệp vụ? Phân loại chứng khoán: Theo nội dung kinh tế CK Vốn CK Nợ Theo mục đích đầu tư Chứng khoán kinh doanh Chứng khoản giữ đến ngày đáo hạn Chứng khoản sẵn sàng để bán Giá gốc: Giá mua + Chi phí mua (nếu có) Giá mua: Giá NH phải trả để có được GTCG -> không bao gồm lãi trả trước Giá bán: Số tiền NH nhận được khi bán GTCG -> chưa bao gồm chi phí giao dịch (nếu có) Chi phí mua bán: Chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua/bán GTCG như chi phí giao dịch… Lãi trả trước: Lãi của GTCG thuộc nhóm CK Nợ được tổ chức phát hành trả ngay tại thời điểm NH mua GTCG (mua tại thời điểm phát hành) Lãi trả sau: Lãi của GTCG thuộc nhóm CK Nợ được tổ chức phát hành trả tại thời điểm sau thời điểm phát hành (định kỳ, đáo hạn) Lãi dồn tích trước khi mua: Lãi cộng dồn chưa được thanh toán của GTCG thuộc CK Nợ phát sinh trong giai đoạn trước khi NH mua GTCG Giá trị phụ trội: Giá trị chênh lệch dương giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá và lãi dồn tích trước khi mua (nếu có) (đối với CK sẵn sàng để bán và CK giữ đến ngày đáo hạn thuộc nhóm CK Nợ Giá trị chiết khấu: Giá trị chênh lệch âm giữa giá gốc với tổng giá trị của cá khoản tiền gồm mệnh giá và lãi dồn tích trước khi mua (nếu có) (đối với CK sẵn sàng để bán và CK giữ đến ngày đáo hạn thuộc nhóm CK Nợ Lãi đầu tư CK Nợ: Lãi của CK Nợ mang lại từ đầu tư CK sẵn sàng để bán hoặc CK giữ đến ngày đáo hạn hoặc do nhà phát hành trả trong thời gian nắm giữ CK kinh doanh. Lãi đầu tư của CK sẵn sàng để bán và CK giữ đến ngày đáo hạn bao gồm Lãi cộng dồn được tính trên mệnh giá và lãi suất ghi trên GTCG; Lãi phân bổ giá trị chiết khấu của GTCG hoặc Lãi âm (giảm lãi đầu tư) phân bổ giá trị phụ trội của GTCG Cổ tức: là khoản lợi nhuận được chia từ lợi nhuận sau thuế của đơn vị phát hành do sở hữu CK Vốn của đơn vị đó -> lãi đầu tư chứng khoán vốn (phân biệt cổ tức nhận được từ các khoản vốn góp, mua cổ phần) 1
  2. 29/08/2010 Tài khoản sử dụng: TK 14: Chứng khoán kinh doanh TK 141: Chứng khoán Nợ TK 142: Chứng khoán Vốn TK 149: Dự phòng giảm giá chứng khoán TK 15: Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán TK 16: Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn TK 703: Thu lãi từ đầu tư chứng khoán TK 392: Lãi phải thu từ đầu tư chứng khoán TK 488: Doanh thu chờ phân bổ TK 641: Chênh lệch đánh giá lại tài sản TK 741/ 841: Thu/ Chi về kinh doanh chứng khoán TK 8823: Chi dự phòng giảm giá chứng khoán TK CK Kinh doanh - TK 141/ 142 Nội dung: Phản ánh giá trị chứng khoán mua vào, bán ra để hưởng chênh lệch giá TK CK kinh doanh GT CK mua vào GT CK bán ra Dư Nợ: GT CK đang quản lý TK DP giảm giá CK - TK 149 Nội dung: Phản ánh tình hình lập, xử lý và hoàn nhập các khoản DP giảm giá các CK kinh doanh TK DP giảm giá CK Hoàn nhập DP giảm Trích lập DP giảm giá CK giá CK Dư Nợ: Giá trị DP giảm giá CK 2
  3. 29/08/2010 Kế toán CK kinh doanh và CK Vốn thuộc nhóm sẵn sàng để bán Nguyên tắc hạch toán: Hạch toán khi mua theo giá gốc Hạch toán khi bán CK theo giá thực tế mua CK -> Phần CL hạch toán vào KQKD (TN/ CF) Nếu thu được lãi/ cổ tức thì hạch toán vào TN lãi Quy trình: TK Thu lãi ĐTCK TK T/hợp TK CK T/hợp TK Chi KDCK Thu lãi trong tg Khi mua nắm giữ Khi bán TK Thu KDCK Hoặc Kế toán CK Nợ thuộc nhóm sẵn sàng để bán Và CK giữ đến ngày đáo hạn Nguyên tắc hạch toán: Hạch toán khi mua theo giá gốc, sau đó được phản ánh theo giá trị phân bổ (giá trị phụ trội và chiết khấu trong thời gian nắm giữ CK) Hạch toán lãi: Lãi trả sau: Hạch toán dự thu -> Khi thu được lãi, phân bổ: Lãi dồn tích trước khi mua ghi giảm giá trị CK Lãi dồn tích sau thời điểm mua ghi nhận thu nhập lãi Lãi trả trước: Hạch toán vào TK Doanh thu chờ phân bổ, sau đó phân bổ vào TK Thu lãi đầu tư CK Giá trị chiết khấu/ giá trị phụ trội phân bổ làm tăng/ giảm thu nhập lãi từ đầu tư CK Khi bán CK Nợ sẵn sàng để bán trước thời điểm đáo hạn tất toán số dư trên các TK liên quan Quy trình kế toán: Tại thời điểm mua: Nợ: TK CKKD thích hợp : Giá gốc Nợ: TK LPT từ ĐT CK : Lãi cộng dồn trước khi đầu tư (nếu có) Có: TK Doanh thu chờ phân bổ: Lãi nhận trước (nếu có) Có/ Nợ: TK Chiết khấu/ Phụ trội : Chiết khấu/ Phụ trội (nếu có) Có: TK Thích hợp : Số tiền thực tế thanh toán mua CK Trong thời gian nắm giữ CK: Định kỳ: Phân bổ lãi trả trước/ dự thu lãi: Nợ: TK Doanh thu chờ phân bổ/ LPT từ ĐTCK Có: TK Thu lãi từ ĐTCK Phân bổ phần chiết khấu/ phụ trội: Nợ/ Có: TK Chiết khấu/ Phụ trội Có/ Nợ: TK Thu lãi từ ĐTCK 3
  4. 29/08/2010 Khi nhận lãi (lãi sau): Nợ: TK Thích hợp Có: TK LPT từ ĐTCK/ Thu lãi từ ĐTCK Khi tất toán CK: Bán trước thời gian đáo hạn (CK Nợ sẵn sàng để bán) Lãi sau: Nợ: TK thích hợp: Stiền nhận được Nợ/ Có: TK Chiết khấu/ Phụ trội: Gtrị còn lại Có: TK CK thích hợp: Mệnh giá Có: TK Lãi phải thu: Lãi đã hạch toán cộng dồn Nợ/ Có: TK Chi/ Thu KD CK: Chênh lệch thiếu/ thừa Lãi trước: Nợ: TK thích hợp: Stiền nhận được Nợ/ Có: TK Chiết khấu/ Phụ trội: Gtrị còn lại Nợ: TK Doanh thu chờ phân bổ: Giá trị còn lại Có: TK CK thích hợp: Mệnh giá Nợ/ Có: TK Chi/ Thu KD CK: Chênh lệch thiếu/thừa Được thanh toán khi đáo hạn (CK Nợ sẵn sàng để bán và CK giữ đến ngày đáo hạn) Lãi sau: Nợ: TK Thích hợp: Số tiền nhận được Có: TK CK thích hợp: Mệnh giá Có: TK Lãi phải thu ĐT CK: Lãi đã hạch toán cộng dồn Lãi trước Nợ: TK Thích hợp: Số tiền nhận được Có: TK CK thích hợp: Mệnh giá Lập và sử dụng Dự phòng Giảm giá CK Trích lập Dự phòng: Thời điểm: Định kỳ (quý/ năm) khi lập BCTC Tính toán số dự phòng cần trích cho từng loại CK -> quyết định trích thêm/ hoàn nhập, hạch toán: Nợ/ Có: TK Chi dự phòng giảm giá CK (TK 8823) Có/ Nợ: TK Dự phòng giảm giá CK (TK 149, 159, 169) Sử dụng Dự phòng: Nợ: TK Dự phòng giảm giá CK (TK 149, 159, 169) Có: TK Chứng khoán thích hợp 4
  5. 29/08/2010 Ví dụ 1: NH bán 10.000cổ phiếu PVFC với giá 150.000đ/1 cổ phiếu, biết giá mua là 120.000đ/1 cổ phiếu Ví dụ 2: Được chia cổ tức của cổ phiếu SSI với tỷ lệ 10% biết tổng mệnh giá 800trđ, giá mua 750trđ. Ví dụ 3: Mua 20.000 trái phiếu do NHNo Việt Nam phát hành với giá 180.000đ/1 trái phiếu; biết mệnh giá là 200.000đ/1 trái phiếu, lãi trả trước, lãi suất 18%/năm, thời hạn 2 năm. Ví dụ 4: NH mua 30.000 trái phiếu của VCB với giá 250.000đ/1 trái phiếu; biết mệnh giá là 200.000đ/1 trái phiếu, lãi trả sau, ngày phát hành trái phiếu là 15/02/0X, thời hạn 1 năm, lãi suất 18% năm. Ví dụ 5: Thực hiện phân bổ lãi trả trước và phần phụ trội của trái phiếu theo định kỳ tháng; biết tổng mệnh giá là 500trđ, giá mua là 512trđ, trả lãi trước, lãi suất 18%năm, thời hạn 2 năm. Ví dụ 6: Định kỳ tháng dự thu lãi và phân bổ phần chiết khấu của trái phiếu; biết tổng mệnh giá là 600trđ, giá mua là 588trđ, trả lãi sau, lãi suất 18%năm, thời hạn 2 năm. 5
  6. 29/08/2010 Ví dụ 7: Bán 5.000 trái phiếu, mệnh giá 200.000đ/1 trái phiếu, trả lãi sau, lãi suất 18%năm, thời hạn 1 năm, ngày phát hành 15/08/0X-1, giá mua 180.000đ/1 trái phiếu, giá bán là 230.000đ/1 trái phiếu. Ví dụ 8: Bán 10.000trái phiếu, mệnh giá 200.000đ/1 trái phiếu, trả lãi trước, lãi suất 18% năm, thời hạn 1 năm, ngày phát hành 15/11/0X- 1, giá mua 220.000đ/1 trái phiếu, giá bán là 250.000đ/1 trái phiếu. Ví dụ 9: Thu lãi trái phiếu trả lãi định kỳ 3 tháng 1 lần, tổng mệnh giá 500trđ, lãi suất 18%năm, thời hạn 1 năm, ngày phát hành 15/02/0X, ngày mua 15/04/0X, giá mua 510trđ. Ví dụ 10: Thanh toán trái phiếu đến hạn, tổng mệnh giá 200trđ, trả lãi sau, lãi suất 18% năm, ngày mua 15/08/0X-1. Ví dụ 11: Tính được số dự phòng giảm giá chứng khoán trong kỳ phải trích đối với chứng khoán kinh doanh là 100trđ, biết số dự phòng giảm giá chứng khoán đối với loại chứng khoán này hiện có là 150trđ. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2