KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG <br />
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC<br />
<br />
Nhân lực<br />
<br />
Theo nghĩa hẹp: Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này bao gồm thể <br />
lực và trí lực.<br />
Thể lực chỉ sức khoẻ của thân thể nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khoẻ của từng <br />
con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. <br />
Thể lực con người còn phụ thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính...<br />
Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như <br />
quan điểm, lòng tin, nhân cách...của từng con người. Từ xưa tới nay, trong sản xuất kinh <br />
doanh, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của con người là chủ yếu, thường xuyên và <br />
có thể coi như đã được khai thác gần tới mức cạn kiệt. Sự khai thác các tiềm năng về trí lực <br />
của con người còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là một kho tàng còn nhiều bí <br />
ẩn của mỗi con người.<br />
Theo nghĩa rộng: Xét tại bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào thì Nhân lực là toàn bộ nguồn <br />
nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp đó. Do đó, có thể nói Nhân lực của một tổ chức bao gồm <br />
tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó. Thuật ngữ “nhân lực” hay "nguồn <br />
nhân lực" đã không còn xa lạ ở VN trong những năm gần đây. Đó cũng chính là bởi vai trò <br />
của nó đối với tất cả các ngành. Nếu chỉ nói về lĩnh vực kinh tế, ta không thể phát triển, <br />
không thể có lợi nhuận một cách hiệu quả nếu như nhân lực không đồng bộ với sự phát <br />
triển của máy móc, khoa học kỹ thuật đó gần như là quy luật của tất cả các nền kinh tế.<br />
Như vậy, mọi doanh nghiệp muốn thành công đều phải dựa vào một trong những nguồn lực <br />
quan trọng nhất của mình – nguồn nhân lực. Bí quyết dụng nhân được đúc kết từ ngàn đời là <br />
“dụng nhân như dụng mộc”, nghĩa là không có người kém năng lực, vấn đề là phải sử dụng <br />
đúng chỗ. “Dụng nhân” đúng phải bắt đầu từ khâu tuyển dụng, doanh nghiệp cần thu hút <br />
đúng người, đó là những người có năng lực, phẩm chất và sở thích phù hợp với doanh nghiệp <br />
và với công việc mà họ sẽ làm.<br />
Tuyển dụng nhân lực<br />
<br />
Theo nghĩa hẹp: Tuyển dụng là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực <br />
lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. Đồng thời, là quá trình đánh <br />
giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm <br />
được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được.<br />
Theo nghĩa rộng: Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút, lựa chọn và sử dụng người lao <br />
động. Như vậy, có thể hiểu quá trình tuyển dụng bắt đầu từ khi thu hút ứng viên đến khi <br />
chấm dứt hợp đồng lao động.<br />
Do yêu cầu mức độ chuyên sâu nên chuyên đề chỉ đi sâu, tập trung nghiên cứu hoạt động <br />
tuyển dụng theo nghĩa hẹp. Tức tuyển dụng là quá trình thu hút và lựa chọn ứng viên phù hợp <br />
với yêu cầu công việc.<br />
Cơ sở của tuyển dụng là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản mô tả công việc <br />
và bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện. Quá trình tuyển dụng phải đáp ứng <br />
được các yêu cầu dưới đây:<br />
Tuyển dụng phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch nguồn nhân lực.<br />
Tuyển dụng được những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho công việc để đạt tới <br />
năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt.<br />
Tuyển dụng được những người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc, với tổ chức.<br />
Nội dung của công tác tuyển dụng nhân lực<br />
<br />
“Làm thế nào để tuyển được đúng và đủ người?” luôn là một câu hỏi lớn đối với nhiều <br />
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiệu quả của việc tuyển dụng trong <br />
các doanh nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng trực giác của người làm công tác <br />
tuyển dụng. Tuy nhiên, thật khó có thể tuyển được đúng người nếu chỉ hoàn toàn dựa vào <br />
trực giác. Để tuyển được đúng người cho một vị trí công việc, người sử dụng lao động cần <br />
xác định rõ mục đích của công việc, nó có vị trí như thế nào trong doanh nghiệp, và những <br />
người như thế nào thì sẽ làm việc đó tốt nhất. Sau đó người sử dụng lao động cần tìm kiếm, <br />
đánh giá và lựa chọn để tuyển được người phù hợp. Quy trình tuyển dụng chỉ kết thúc khi <br />
người mới được tuyển sẵn sàng để bắt đầu công việc. Việc tuyển dụng được coi là thành <br />
công nếu người được tuyển yêu thích công việc và trở thành một thành viên tích cực và hiệu <br />
quả của doanh nghiệp.<br />
Như vậy, dưới góc độ của nhà quản lý, quá trình tuyển dụng nhân lực bao gồm: Xây dựng <br />
kế hoạch tuyển dụng, tổ chức thực hiện tuyển dụng và kiểm tra, đánh giá công tác tuyển <br />
dụng. Ta có sơ đồ sau:<br />
Sơ đồ 1: Quản lý quá trình tuyển dụng nhân lực<br />
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng<br />
<br />
Xác định người thực hiện tuyển dụng<br />
<br />
Tuyển dụng là một trong những chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực. Phòng nguồn <br />
nhân lực chịu trách nhiệm hầu hết các hoạt động tuyển dụng của tổ chức. Các nhà quản lý <br />
chức năng thường không muốn trực tiếp tiến hành tuyển dụng nhân viên. Quả thật đó là một <br />
việc khó và tốn thời gian và họ cho rằng bộ phận nhân sự sẽ làm tốt hơn. Tuy nhiên, các nhà <br />
quản lý chức năng thường chỉ cho bộ phận nhân sự biết một số yêu cầu cơ bản, chẳng hạn <br />
như các yêu cầu về trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm cần thiết, và một số kỹ năng <br />
khác. Những tiêu chuẩn đó thực sự chưa đủ để xác định được chính xác người mà nhà quản <br />
lý chức năng cần và vì vậy bộ phận nhân sự khó có thể tìm được đúng người. Giống như các <br />
hoạt động quản lý nguồn nhân lực khác, tuyển dụng nên là trách nhiệm của tất cả các nhà <br />
quản lý chức năng.<br />
Xác định nhu cầu tuyển dụng<br />
<br />
Xác định nhu cầu tuyển dụng là việc thẩm định xem doanh nghiệp có thực sự cần tuyển nhân <br />
viên không, tuyển bao nhiêu người, tuyển người để làm những việc gì và cần tuyển người có <br />
những tiêu chuẩn như thế nào.<br />
Đánh giá mức độ cấp thiết của nhu cầu tuyển dụng<br />
<br />
Trước khi đưa ra yêu cầu tuyển dụng chính thức, người quản lý phải xác định chính xác nhu <br />
cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp cần tuyển bao nhiêu người, và giải <br />
pháp tuyển dụng là thực sự cần thiết không? Các nhu cầu này có thể xuất phát từ nhiều lý <br />
do, chẳng hạn như nhằm thay thế nhân viên thuyên chuyển, cần thêm nhân viên trong thời kỳ <br />
cao điểm của sản xuất…Ta có các nhu cầu tuyển dụng sắp xếp theo thứ tự mức độ quan <br />
trọng và cấp thiết giảm dần như sau:<br />
Tuyển dụng thay thế:<br />
Thay thế nhân viên xin thôi việc, bị sa thải… hoạt động tuyển dụng phải được thực hiện <br />
nhanh chóng để đảm bảo tính liên tục của công việc. Do thường có sức ép từ cấp trên đòi hỏi <br />
có ngay nhân viên thay thế, phòng quản lý nhân lực dễ có nguy cơ không đảm bảo chất <br />
lượng tuyển dụng. Thay thế tạm thời nhân viên đi vắng, bị bệnh… với một hợp đồng lao <br />
động có thời hạn (thường là ngắn). Hoạt động này cũng phải được thực hiện gấp rút để <br />
đảm bảo tính liên tục của công việc.<br />
Thay thế nhân viên được thăng chức, thuyển chuyển hoặc nghỉ hưu… Hoạt động này cần <br />
phải được chuẩn bị trước một khoảng thời gian, tốt nhất là trước khi nhân viên cũ rời khỏi <br />
chức vụ vì nhân viên cũ có thể giúp đỡ, hướng dẫn nhân viên trong việc hoà nhập với môi <br />
trường công tác.<br />
Tuyển dụng ứng phó: hoạt động này thường diễn ra khi doanh nghiệp nhận được khối <br />
lượng công việc lớn trong một khoảng thời gian nhất định. Để đảm bảo tiến độ sản xuất, <br />
doanh nghiệp sẽ cần tuyển dụng lao động trong khoảng thời gian đó. Cũng có thể tuyển <br />
dụng ứng phó trong trường hợp doanh nghiệp cần một vị trí nhân viên tạm thời, ví dụ nhân <br />
viên tiếp thị trong giai đoạn đầu sản phẩm mới tung ra thị trường… Hình thức này cũng chứa <br />
đựng rủi ro vì nhân viên sẽ thiếu động lực làm việc cũng như có thể thiếu trình độ chuyên <br />
môn đảm bảo cho năng lực cạnh tranh của toàn doanh nghiệp.<br />
Tuyển dụng ngẫu nhiên: hoạt động này thường xuất phát từ một yêu cầu xin việc của một <br />
ứng viên có tiềm năng lớn, của một nhân viên đang làm việc cho đối thủ cạnh tranh, cho <br />
khách hàng, cho nhà cung cấp… Đôi khi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp lại ngẫu <br />
nhiên trùng hợp với yêu cầu xin việc.<br />
Tuyển dụng dự án: hoạt động này đi đôi với một dự án hay một chương trình của doanh <br />
nghiệp tạo ra nhu cầu lao động. Ví dụ một kế hoạch tiếp thị sang thị trường nước ngoài hay <br />
một dự án công nghệ cao.<br />
Tuyển dụng thường niên: hoạt động này phụ thuộc vào ngân sách và kế hoạch quản lý dự <br />
trù nguồn nhân lực. Ở một số tập đoàn lớn, thường lượng ngân sách giữa các giám đốc khu <br />
vực và tổng giám đốc thường bao gồm cả dự trù nhân lực và chi phí nhân lực. Kế hoạch này <br />
được thiết lập trên cơ sở các hoạt động trong năm tiếp theo, ước tính lượng nhân viên sẽ thôi <br />
việc, số vắng mặt…<br />
Việc tuyển dụng cũng diễn ra theo phương thức không chính thống. Nhiều chủ doanh nghiệp <br />
tuyển dụng thêm các nhân viên khi gặp họ trong quá trình làm việc. Trình độ của các nhân <br />
viên này do vậy được người chủ doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn.<br />
Sau khi xác định được nhu cầu, bước tiếp theo là hình thành nhu cầu tuyển dụng thông qua <br />
mô tả vị trí cần tuyển, đặc điểm của ứng viên, và các kế hoạch sau khi tuyển được người <br />
thích hợp. Và một điều cần lưu ý, khi có sự thay đổi tạo ra một vị trí khuyết người, hãy cân <br />
nhắc tất cả các phương án trước khi quyết định tuyển người mới.<br />
Xác định nội dung công việc và yêu cầu đối với ứng viên<br />
Các “Bản mô tả công việc” và “Bản xác định yêu cầu của công việc đối với người thực <br />
hiện” có vai trò rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Phòng Nhân lực phải sử dụng 2 <br />
bản trên làm căn cứ để quảng cáo, thông báo tuyển dụng, để xác định các kỹ năng, kỹ xảo <br />
cần thiết mà người xin việc cần phải có nếu như họ muốn làm việc tại các vị trí cần tuyển <br />
dụng.<br />
Đặc biệt, Bản mô tả công việc cho ta thấy một bức tranh tổng thể về chức năng của công <br />
việc, và một danh sách những nhiệm vụ cần được thực hiện. Tuy nhiên, nếu vị trí cần tuyển <br />
là một vị trí hoàn toàn mới hoặc khi bản mô tả công việc không còn phù hợp thì cần phải <br />
xem xét lại.<br />
Bên cạnh đó, Bản mô tả công việc và Bản xác định yêu cầu của công việc đối với người <br />
thực hiện là nền tảng cơ bản để xác định các yêu cầu đối với ứng viên. Giá trị chủ yếu của <br />
bản yêu cầu ứng viên là giúp chúng ta có thể so sánh các ứng viên với một mô hình ứng viên <br />
lý tưởng chứ không phải so sánh các ứng viên với nhau. Bản yêu cầu ứng viên hay bản mô tả <br />
“ứng viên lý tưởng” bao gồm những yêu cầu sau:<br />
Yêu cầu về kiến thức và/hoặc kinh nghiệm.<br />
Yêu cầu về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn.<br />
Những yêu cầu khác (chẳng hạn như bằng lái xe, chứng chỉ ngoại ngữ, vi tính).<br />
Yêu cầu về khả năng thể lực (chẳng hạn như khéo tay, giọng nói rõ ràng).<br />
Những kỹ năng cụ thể (chẳng hạn như kỹ năng đánh máy).<br />
Khả năng giao tiếp.<br />
Yêu cầu về diện mạo bên ngoài (chẳng hạn như các nhân viên giao tế cộng đồng <br />
thường được yêu cầu là biết ăn mặc đẹp).<br />
Yêu cầu về các yếu tố cá nhân (phù hợp với văn hoá của doanh nghiệp, có mục tiêu cá <br />
nhân phù hợp với công việc,...).<br />
Chúng ta có thể nhóm các yêu cầu này thành 3 nhóm chính như sau:<br />
Kiến thức và kỹ năng: Ứng viên cần có những kiến thức gì để có thể đảm nhận được <br />
công việc? Kiến thức có thể bao gồm biết cách sử dụng một loại máy móc nào đó, <br />
biết cách xử lý một số loại vật liệu hoặc thực hiện những quy trình nhất định. Những <br />
kỹ năng cần thiết để làm được việc đó là gì? Chẳng hạn như khả năng làm việc với <br />
con số, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề.<br />
Trình độ và kinh nghiệm: Có yêu cầu nào về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn <br />
không? Ứng viên cần có những chuyên môn và kinh nghiệm gì?<br />
Các yếu tố cá nhân: Những người có đặc điểm như thế nào thì phù hợp với công việc <br />
và môi trường làm việc của doanh nghiệp (sở thích, mục đích, tinh thần...)? Ví dụ <br />
nhân viên kế toán cần có tính cẩn thận, nhân viên nhân sự nên quan tâm đến người <br />
khác...<br />
Trong bản yêu cầu ứng viên, cần có những yêu cầu mang tính bắt buộc (“phải”) và có những <br />
yêu cầu mang tính khuyến khích (“nên” hoặc “ưu tiên”). Tức là một số yêu cầu là thiết yếu <br />
trong khi những yêu cầu khác là không nhất thiết nhưng có thì tốt hơn.<br />
Ngoài nền tảng là Bản mô tả công việc, Bản yêu cầu ứng viên còn phụ thuộc vào những yêu <br />
cầu chung của doanh nghiệp. Bản mô tả công việc cung cấp các thông tin về kiến thức, kỹ <br />
năng, trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất cần thiết để làm tốt công việc. Những yêu cầu <br />
chung của doanh nghiệp thường liên quan đến phẩm chất cá nhân để đảm bảo sự phù hợp <br />
của ứng viên với văn hoá doanh nghiệp. Bản yêu cầu ứng viên phải phù hợp với yêu cầu của <br />
công việc, không được cao quá cũng không được thấp quá.<br />
Xác định nguồn và phương pháp tuyển dụng<br />
Để tuyển dụng được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí việc làm còn <br />
thiếu, tổ chức cần cân nhắc, lựa chọn xem ở vị trí công việc nào nên lấy nguồn từ bên trong <br />
tổ chức, bên ngoài tổ chức và phương pháp tuyển dụng phù hợp.<br />
Xác định nguồn tuyển dụng<br />
<br />
Nguồn nội bộ (Nguồn ứng viên bên trong tổ chức): bao gồm những người đang làm <br />
việc cho tổ chức đó.<br />
Ưu điểm:<br />
Người được tuyển đã quen thuộc với doanh nghiệp, với văn hoá và cách làm việc tại <br />
doanh nghiệp;<br />
Họ đã có sẵn các mối liên hệ công việc;<br />
Họ hiểu nhu cầu của các bộ phận mà họ đã từng làm việc;<br />
Người quản lý hiện tại của họ có thể cho người tuyển dụng biết những nhận xét <br />
chính xác và công bằng về phẩm chất và hiệu quả làm việc của họ;<br />
Ngay cả khi họ không có những kỹ năng và phẩm chất cần cho công việc cần tuyển, <br />
họ vẫn có thể nhanh chóng đáp ứng được các yêu cầu thông qua đào tạo;<br />
Khuyến khích nhân viên tìm cơ hội phát triển nghề nghiệp ngay trong doanh nghiệp và <br />
gắn bó với doanh nghiệp;<br />
Tuyển dụng từ nội bộ ít tốn kém hơn.<br />
Nhược điểm:<br />
Khi đề bạt những người đang làm việc trong tổ chức chúng ta phải đề phòng sự hình <br />
thành nhóm “ứng cử viên không thành công” (là những người không được bổ nhiệm), <br />
nhóm này thường có biểu hiện như không phục lãnh đạo, không hợp tác với lãnh đạo <br />
dẫn đến những xung đột tâm lý như chia bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ;<br />
Đối với các tổ chức quy mô vừa và nhỏ, nếu chúng ta chỉ sử dụng nguồn trong nội bộ <br />
thì sẽ không thay đổi được chất lượng lao động;<br />
Khi xây dựng chính sách đề bạt trong tổ chức cần phải có một chương trình phát triển <br />
lâu dài với cách nhìn tổng quát hơn, toàn diện hơn và phải có quy hoạch rõ ràng.<br />
Nguồn bên ngoài (Nguồn ứng viên bên ngoài tổ chức): bao gồm những sinh viên đã tốt <br />
nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề (bao gồm cả những <br />
người được đào tạo trong nước và ở nước ngoài); những người đang trong thời gian <br />
thất nghiệp, bỏ việc cũ; những người đang làm việc tại các tổ chức khác.<br />
Ưu điểm:<br />
Người mới được tuyển sẽ mang đến bầu không khí mới cho bộ phận họ làm việc;<br />
Tạo cơ hội để thay đổi văn hoá của doanh nghiệp hoặc bộ phận (đặc biệt là khi tuyển <br />
các vị trí quản lý then chốt);<br />
Người mới được tuyển sẽ giúp người quản lý có điều kiện mở rộng phạm vi kỹ năng <br />
và kinh nghiệm trong bộ phận mình.<br />
Nhược điểm:<br />
Tuyển người ở ngoài tổ chức chúng ta sẽ phải mất thời gian để hướng dẫn họ làm <br />
quen với công việc;<br />
Nếu chúng ta thường xuyên tuyển người ở bên ngoài tổ chức (nhất là trong việc thăng <br />
chức, đề bạt) thì sẽ gây tâm lý thất vọng cho những người trong tổ chức vì họ nghĩ <br />
rằng họ không có cơ hội để thăng tiến;<br />
Nếu chúng ta tuyển dụng người lao động đã làm việc ở các đối thủ cạnh tranh thì phải <br />
chú ý tới các điều bí mật của đối thủ cạnh tranh.<br />
Quyết định tuyển từ nguồn nội bộ hay từ nguồn bên ngoài phụ thuộc vào những yếu tố: <br />
Chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp; khả năng đáp ứng nhu cầu của nguồn cung cấp; <br />
ưu nhược điểm của mỗi nguồn cung cấp. Tuy nhiên, đối với mỗi doanh nghiệp thường xem <br />
xét nguồn nội bộ trước, sau đó mới xét đến nguồn bên ngoài và được thể hiện ở giai đoạn <br />
lựa chọn giải pháp tuyển dụng.<br />
Xác định phương pháp tuyển dụng<br />
<br />
Có nhiều phương pháp tuyển dụng khác nhau, nhưng không có cách nào cho kết quả tuyệt <br />
đối chính xác. Vì vậy, người ta thường kết hợp nhiều phương pháp để có được kết quả đáng <br />
tin cậy hơn. Dưới đây là một số phương pháp tuyển dụng cơ bản.<br />
Sàng lọc hồ sơ: Hồ sơ dự tuyển của ứng viên thường cung cấp các thông tin cơ bản <br />
về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, và các thông tin cá nhân <br />
(tuổi, giới tính,...). Thông tin rút ra từ hồ sơ dự tuyển sẽ không đủ để đánh giá toàn diện về <br />
ứng viên nhưng có thể sử dụng để loại bớt những ứng viên không đáp ứng được các yêu cầu <br />
tối thiểu.<br />
Kiểm tra, trắc nghiệm: Kỹ thuật kiểm tra hoặc trắc nghiệm thường được sử dụng để <br />
đánh giá những tiêu chí mà nghiên cứu hồ sơ hay phỏng vấn không làm được hoặc không <br />
hiệu quả, chẳng hạn như kiểm tra trình độ chuyên môn, trắc nghiệm tâm lý. Phương pháp <br />
tuyển dụng này cũng được sử dụng trong những trường hợp cần loại bớt các ứng viên không <br />
phù hợp một cách nhanh chóng.<br />
Phỏng vấn tuyển dụng: là một hoạt động trao đổi thông tin trực tiếp được thiết kế để <br />
khám phá những sự thật về kiến thức, kinh nghiệm, thành công và thất bại trong quá khứ <br />
cũng như động cơ làm việc của ứng viên nhằm xác định xem liệu họ có thể làm tốt công <br />
việc không.<br />
Phỏng vấn là cơ hội để tìm hiểu sâu hơn các thông tin mà ứng viên đã cung cấp trong hồ sơ <br />
tuyển dụng và thu thập thêm các thông tin cần thiết khác. Quan sát phản ứng của ứng viên <br />
với các câu hỏi còn giúp đánh giá được khả năng giao tiếp và khả năng diễn đạt của họ.<br />
Điều tra xác minh: Phương pháp này thường được thực hiện khi nhà tuyển dụng đã có <br />
quyết định lựa chọn. Mục đích của việc này là để củng cố cho quyết định lựa chọn. Có thể <br />
yêu cầu các ứng viên cung cấp tên của một số người giới thiệu, những người có thể cung <br />
cấp thông tin về phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm và hiệu quả làm việc của ứng viên. Một <br />
trong những người giới thiệu này nên là cấp trên hiện tại hoặc trước đây của ứng viên. Điều <br />
tra xác minh phải được thực hiện ngay khi có quyết đinh lựa chọn và trước khi mời ứng viên <br />
nhận việc.<br />
Các phương pháp trên thường được áp dụng chung cho cả nguồn ứng viên nội bộ và nguồn <br />
ứng viên bên ngoài.<br />
Xác định nơi tuyển dụng và thời gian tuyển dụng<br />
Nơi tuyển dụng là nơi phát sinh nhu cầu tuyển dụng hay là nơi mà doanh nghiệp chiếm đóng <br />
cũng có thể là nơi mà doanh nghiệp lựa chọn phụ thuộc yêu cầu của công việc và đặc điểm <br />
của thị trường lao động.<br />
Các tổ chức cần phải lựa chọn các vùng để tuyển dụng, vì đây là những yếu tố quyết định <br />
sự thành công của quá trình tuyển dụng. Ở nước ta hiện nay thị trường lao động nông nghiệp <br />
là nơi tập trung chủ yếu lao động có chất lượng thấp, do vậy khi doanh nghiệp muốn tuyển <br />
dụng lao động phổ thông với số lượng lớn thì chú ý vào thị trường này. Đối với các doanh <br />
nghiệp cần lao động chất lượng cao thì nên tập trung vào các địa chỉ sau:<br />
Thị trường lao động đô thị nơi tập trung hầu hết các loại lao động có chất lượng cao của tất <br />
cả các ngành nghề như kỹ thuật, kinh tế quản lý và nhất là các nghề đặc biệt.<br />
Các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề.<br />
<br />
Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ, các khu chế xuất và có vốn đầu tư nước ngoài.<br />
<br />
Một điểm cần lưu ý khi xác định nơi tuyển dụng là các tổ chức cần xác định rõ nơi nào là thị <br />
trường lao động quan trọng nhất của mình, mà ở đó có nhiều đối tượng thích hợp nhất cho <br />
công việc cần tuyển. Bên cạnh đó, phân tích lực lượng lao động hiện tại để xác định nguồn <br />
gốc của những người lao động tốt nhất. Nhưng nếu doanh nghiệp lạm dụng quá nhiều vào <br />
một thị trường lao động thì sẽ làm tăng khả năng phân biệt đối xử và giảm chất lượng tuyển <br />
dụng.<br />
Bên cạnh việc xác định nơi tuyển dụng thì trong kế hoạch tuyển dụng các tổ chức cần xác <br />
định thời gian hay cụ thể là thời điểm tuyển dụng. Để xác định thời gian và thời điểm, tổ <br />
chức cần phân chia quá trình tuyển dụng thành nhiều bước nhỏ, với mỗi bước công việc sẽ <br />
tương ứng với một mốc thời gian. Ngược lại, kế hoạch tuyển dụng phải gắn với thời gian <br />
trước mắt và lâu dài.<br />
Xác định chi phí tuyển dụng<br />
<br />
Chi phí cho tuyển dụng bao gồm:<br />
Chi phí thời gian thông qua các cấp bậc trong doanh nghiệp cũng như các chuyên viên quản <br />
trị nhân lực trong việc xác định và xây dựng nhu cầu tuyển dụng.<br />
Thù lao phải trả cho các văn phòng tuyển dụng.<br />
Chi phí thời gian trong việc duyệt các thư và hồ sơ xin việc cũng như phỏng vấn ứng viên.<br />
Chi phí liên quan tới việc sắp xếp cho nhân viên mới, mất mát gây ra do năng suất của nhân <br />
viên mới dưới mức bình thường trong khoảng thời gian làm quen với công việc cũng như <br />
thích nghi với môi trường làm việc.<br />
Tuỳ vào từng đợt tuyển dụng khác nhau mà việc phân bổ chi phí tuyển dụng là khác nhau. <br />
Tuy nhiên, việc phân bổ chi phí tuyển dụng cũng chỉ tập trung vào một số loại chi phí trên.<br />
Tổ chức thực hiện tuyển dụng<br />
<br />
Thu hút người xin việc<br />
<br />
Thu hút ứng viên là dựa vào các nguồn cung cấp ứng viên đã xác định được trong kế hoạch <br />
tuyển dụng để lựa chọn các phương pháp và thực hiện việc thu hút ứng viên phù hợp. Bộ <br />
phận nhân sự thường có nhiều thuận lợi để thực hiện việc này hơn các nhà quản lý chức <br />
năng. Khi thực hiện việc thu hút ứng viên có thể sử dụng một phương pháp cũng có thể sử <br />
dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau dưới đây.<br />
Thu hút nguồn ứng viên nội bộ:<br />
Khác với đề bạt, bổ nhiệm hoặc phân công công việc nội bộ, tuyển dụng nội bộ cần được <br />
thực hiện công khai với phương thức tuyển chọn nhất quán và các tiêu chuẩn lựa chọn rõ <br />
ràng. Việc này nhằm hạn chế những phản ứng tiêu cực có thể có từ các ứng viên không <br />
thành công.<br />
Để tiếp cận các ứng viên nội bộ chúng ta có thể làm như sau:<br />
Thông báo về việc tuyển dụng trong toàn doanh nghiệp: dán thông báo trên bảng tin, <br />
gửi thông báo qua thư điện tử,... Cần lưu ý là thông báo phải cung cấp đầy đủ thông tin <br />
về vị trí cần tuyển, các yêu cầu đối với ứng viên, cách đăng ký dự tuyển, phương pháp <br />
tuyển chọn.<br />
Nghiên cứu hồ sơ nhân viên để tìm những người phù hợp và chủ động tiếp cận.<br />
Tiếp cận thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên trong tổ chức. Theo cách <br />
này chúng ta có thể phát hiện được những người có năng lực phù hợp với yêu cầu của <br />
công việc, một cách cụ thể và nhanh.<br />
Thu hút nguồn ứng viên bên ngoài:<br />
Các cách tiếp cận nguồn ứng viên từ thị trường lao động có thể bao gồm:<br />
<br />
Đăng quảng cáo.<br />
Thuê dịch vụ tuyển dụng.<br />
Đề nghị nhân viên giới thiệu (tương tự như trên).<br />
Tham gia hội chợ việc làm: Đây là phương pháp mới đang được các tổ chức quan tâm. <br />
Phương pháp này cho phép các ứng viên được tiếp xúc trực tiếp với nhiều nhà tuyển <br />
dụng, mở ra khả năng lựa chọn cao hơn với quy mô lớn hơn. Cùng một thời điểm các <br />
ứng viên và các nhà tuyển dụng sẽ nhận được nhiều thông tin hơn, tạo ra những căn <br />
cứ xác đáng hơn để đi tới những quyết định đúng nhất cho các ứng viên và nhà tuyển <br />
dụng.<br />
Tiếp cận các cơ sở đào tạo: Phương pháp này thực hiện thông qua việc cử cán bộ của <br />
phòng nhân sự tới tuyển mộ trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.<br />
Chọn từ nguồn dữ liệu ứng viên của doanh nghiệp: Nguồn dữ liệu này được hình <br />
thành từ những đợt tuyển dụng trước, bao gồm toàn bộ hồ sơ của những người đã <br />
nộp đơn xin việc tại doanh nghiệp.<br />
Tiếp cận trực tiếp: Phương pháp này thường ít được sử dụng , bởi nó xảy ra có thể do <br />
chủ doanh nghiệp tuyển dụng thêm các nhân viên khi gặp họ trong quá trình làm việc <br />
hoặc nghe danh tiếng của họ đã lâu.<br />
Trong các phương pháp trên, có 2 phương pháp mà chúng ta cần lưu ý đó là: Đăng quảng cáo <br />
và thuê dịch vụ tuyển dụng. Hiện nay, phương pháp đăng quảng cáo đang được sử dụng <br />
nhiều nhất và được nhiều đối tượng lao động quan tâm nhất. Bên cạnh đó, phương pháp thuê <br />
dịch vụ tuyển dụng có đặc điểm đặc thù đó là thường được áp dụng tại các doanh nghiệp <br />
không có phòng chuyên trách về nhân lực hoặc có nhưng chuyên môn không sâu. Ngoài ra, khi <br />
thuê dịch vụ tuyển dụng các doanh nghiệp có thể chỉ thuê việc thu hút ứng viên cũng có thể <br />
thuê thực hiện nhiều bước trong quy trình tuyển dụng. Bởi vậy, ta đi tìm hiểu sâu về cách <br />
thức thực hiện 2 phương pháp này.<br />
Quảng cáo tuyển dụng<br />
<br />
Quảng cáo tuyển dụng là phương pháp thu hút ứng viên qua việc thông báo tuyển dụng trên <br />
các phương tiện truyền thông như: Trên các kênh của đài truyền hình, đài phát thanh, trên các <br />
báo, tạp chí và các ấn phẩm khác. Quảng cáo tuỳ thuộc vào số lượng cũng như chất lượng <br />
lao động cần tuyển dụng và tính chất của công việc mà có thể tập trung thành chiến dịch <br />
quảng cáo với sự kết hợp của nhiều phương tiện khác nhau hay quảng cáo riêng biệt. Tuy <br />
nhiên, nội dung một quảng cáo tốt nên bao gồm các phần sau:<br />
Giới thiệu ngắn gọn về doanh nghiệp: Nêu một vài điểm nổi bật của doanh nghiệp <br />
để thu hút ứng viên. Ví dụ: Một công ty hàng đầu; một công ty được bình chọn danh <br />
hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao trong năm năm liền; một công ty cam kết đầu tư <br />
cho nhân viên;...<br />
Giải thích ngắn gọn về lý do tuyển dụng: Nếu doanh nghiệp có một lý do tốt chẳng <br />
hạn như do công việc kinh doanh phát triển. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng khi đăng <br />
quảng cáo tuyển dụng nhiều lần cho một chức danh. Ứng viên có thể suy diễn rằng <br />
đó là dấu hiệu cho thấy có nhiều nhân viên bỏ việc hoặc đó là vị trí không hấp dẫn.<br />
Mô tả những trách nhiệm chính: Đây không phải là một bản mô tả công việc chi tiết. <br />
Điều này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều ứng viên phù hợp với <br />
công việc.<br />
Liệt kê những yêu cầu cơ bản đối với ứng viên (khoảng 5 yêu cầu).<br />
Nêu rõ các yêu cầu về hồ sơ dự tuyển và địa chỉ nhận hồ sơ.<br />
Khuyến khích ứng viên tiềm năng tham gia dự tuyển: Ví dụ như mức lương cạnh <br />
tranh, mức lương tối thiểu là..., cơ hội được đào tạo,...<br />
Cần lưu ý là đối tượng quan tâm đến quảng cáo tuyển dụng rất đa dạng, vì vậy quảng cáo <br />
có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp. Quảng cáo không nên nêu những yêu cầu <br />
về giới tính, tuổi tác, hình thể (chiều cao, cân nặng) nếu những yêu cầu đó không liên quan <br />
đến công việc một cách rõ ràng.<br />
Những lỗi nên tránh khi đăng quảng cáo tuyển dụng đó là: Quá dài và vì thế quá tốn kém; yêu <br />
cầu chung chung nên thu hút quá nhiều ứng viên không phù hợp; yêu cầu nhiều hơn mức cần <br />
thiết nên không thu hút được ứng viên; Quảng cáo quá ngắn, cung cấp ít thông tin về doanh <br />
nghiệp và vị trí cần tuyển khiến ứng viên hiểu nhầm; sử dụng những từ ngữ khó hiểu; nêu <br />
những chức danh khiến ứng viên hiểu nhầm; không thu hút được người đọc, không làm cho <br />
ứng viên quan tâm và không khuyến khích các ứng viên tiềm năng nhanh chóng nộp hồ sơ dự <br />
tuyển.<br />
Thuê dịch vụ tuyển dụng<br />
<br />
Thuê các công ty dịch vụ tuyển dụng có thể có những thuận lợi như: Tiết kiệm được thời <br />
gian và công sức của doanh nghiệp; tiếp cận được nguồn ứng viên tiềm năng tốt; khắc phục <br />
được các hạn chế về chuyên môn và kỹ thuật tuyển dụng; được tư vấn để xác định mức <br />
lương hợp lý. Tuy nhiên, thuê dịch vụ cũng có nhiều nhược điểm như: Chi phí cao; đơn vị <br />
cung cấp có thể không hiểu rõ hết những yêu cầu của doanh nghiệp; đơn vị cung cấp không <br />
có nguồn ứng viên phù hợp (điều này thường xảy ra đối với những vị trí công việc có yêu <br />
cầu đặc biệt).<br />
Các đơn vị cung cấp dịch vụ có thể giúp doanh nghiệp thực hiện một số bước trong quy trình <br />
tuyển dụng như tìm kiếm ứng viên, đánh giá và lựa chọn ban đầu, và đôi khi thực hiện luôn <br />
cả những việc nhằm hoàn tất quá trình tuyển dụng sau khi doanh nghiệp đã chọn được ứng <br />
viên phù hợp. Doanh nghiệp phải xác định rõ nhu cầu tuyển dụng của mình, phải đánh giá <br />
các ứng viên mà đơn vị dịch vụ đã chọn lọc và cung cấp để ra quyết định lựa chọn cuối cùng <br />
và phải hướng dẫn hội nhập cho nhân viên mới. Sử dụng dịch vụ tuyển dụng sẽ không thể <br />
có hiệu quả nếu doanh nghiệp không cung cấp cho đơn vị cung ứng dịch vụ những thông tin <br />
chính xác về vị trí cần tuyển và các tiêu chí tuyển chọn.<br />
Xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng và phương pháp so sánh ứng viên<br />
Tổ chức đã hoàn tất quá trình thu hút ứng viên của quy trình tuyển dụng và tổ chức đang có <br />
rất nhiều hồ sơ ứng viên. Vậy tổ chức phải làm gì tiếp theo để xác định được ứng viên phù <br />
hợp nhất?<br />
Lựa chọn ứng viên là quá trình so sánh nhiều ứng viên khác nhau với các tiêu chuẩn tuyển <br />
dụng để xác định ứng viên đáp ứng tốt nhất. So sánh các ứng viên là một việc khó, nhất là <br />
khi tổ chức có rất nhiều các ứng viên. Vì vậy, trước khi tiến hành đánh giá ứng viên tổ chức <br />
cần xác định được quy trình và các tiêu chuẩn đánh giá cùng một phương pháp thống nhất để <br />
so sánh nhằm tìm ra ứng viên phù hợp nhất.<br />
Tổ chức nên dựa trên “bản mô tả công việc” và “bản yêu cầu của công việc đối với người <br />
thực hiện” hoặc dựa trên bản yêu cầu ứng viên (nếu có) để lập ra một bảng liệt kê những <br />
tiêu chuẩn đánh giá và tiến hành đánh giá mỗi ứng viên theo các tiêu chuẩn đó.<br />
VD: Danh sách các tiêu chuẩn đánh giá cho vị trí đại diện bán hàng.<br />
1. Hiểu biết về quảng cáo<br />
<br />
2. Kỹ năng thuyết trình<br />
<br />
3. Kỹ năng giao tiếp<br />
<br />
4. Kỹ năng làm việc với người khác<br />
<br />
5. Khả năng diễn đạt<br />
<br />
6. Kỹ năng huấn luyện<br />
<br />
7. Kỹ năng làm việc nhóm<br />
<br />
8. Trình độ học vấn<br />
<br />
9. Kinh nghiệm làm việc<br />
<br />
10. Coi trọng khách hàng<br />
<br />
Khi xây dựng các tiêu chí hay tiêu chuẩn đánh giá, hãy chú ý tới độ tin cậy và mức độ phù <br />
hợp của các tiêu chuẩn mà tổ chức đã chọn. Chỉ chọn những tiêu chuẩn mà nhiều người có <br />
thể đánh giá hoặc nhận biết một cách thống nhất và có liên quan tới hiệu quả công việc của <br />
vị trí đó.<br />
Độ tin cậy chỉ sự nhất quán của việc đánh giá, thường là theo thời gian và theo đối tượng sử <br />
dụng. Nghĩa là các tiêu chuẩn đó nếu được sử dụng ở những thời điểm khác nhau hay bởi <br />
những người khác nhau thì vẫn cho kết quả đồng nhất.<br />
Mức độ phù hợp là mức độ tương ứng giữa kết quả đánh giá với kết quả công việc thực tế. <br />
Một số người có thể được đánh giá rất cao nhưng sau đó lại làm việc không hiệu quả. <br />
Chẳng hạn như một ứng viên đạt điểm số rất cao trong bài thi Tiếng Anh nhưng điểm số <br />
này sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu công việc của người đó rất ít sử dụng Tiếng Anh.<br />
Chưa có nghiên cứu cụ thể về mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn tuyển dụng mà các doanh <br />
nghiệp hiện đang sử dụng để xác định những tiêu chuẩn nào có độ phù hợp cao hơn. Tuy <br />
nhiên, trên phạm vi chung, nghiên cứu đã chỉ ra rằng kinh nghiệm làm việc, kỹ năng giao tiếp <br />
cá nhân, và trình độ học vấn có thể báo trước hiệu quả làm việc một cách tương đối chính <br />
xác.<br />
Có 2 phương pháp thường dùng để so sánh các ứng viên là xếp hạng và chấm điểm. Sau đây <br />
chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng phương pháp:<br />
+ Phương pháp xếp hạng: Ứng viên được xếp hạng theo các tiêu chuẩn tuyển dụng.<br />
Nhược điểm: Phải xác định được mức độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn trong đánh giá tổng <br />
thể. Việc xếp hạng không thể tiến hành được cho đến khi đã đánh giá xong tất cả các ứng <br />
viên. Nếu có nhiều ứng viên thì thật khó có thể nhớ chính xác thông tin của mỗi ứng viên.<br />
+ Phương pháp chấm điểm: Để so sánh các ứng viên cần chấm điểm từng ứng viên theo các <br />
tiêu chuẩn xét tuyển. Điểm cho mỗi tiêu chuẩn cần được quy định cụ thể.<br />
Ví dụ, người ta có thể sử dụng một thang điểm đơn giản từ 15 cho tất cả các tiêu chuẩn <br />
tuyển dụng như sau:<br />
<br />
1 2 3 4 5<br />
<br />
Không đạt yêu cầu Kém Trung bình Tốt Xuất sắc<br />
<br />
Không có phương pháp nào là hoàn hảo và tất cả chúng ta đều có thể cho điểm những ứng <br />
viên mà chúng ta thích cao hơn so với những ứng viên mà chúng ta không thích. Không phải <br />
dễ dàng có được sự đánh giá hoàn toàn khách quan. Bởi vậy, tổ chức phải linh hoạt áp dụng <br />
phương pháp so sánh ứng viên phù hợp với phương pháp tuyển dụng.<br />
Đánh giá và lựa chọn ứng viên<br />
Đánh giá và lựa chọn ứng viên là một quá trình gồm nhiều bước, mỗi bước trong quá trình là <br />
một phương pháp tuyển dụng. Số bước hay số phương pháp được sử dụng không cố định <br />
mà nó phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc và tính chất của loại lao động cần <br />
tuyển dụng.<br />
Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ<br />
<br />
Đây là bước đầu tiên trong quá trình đánh giá và lựa chọn ứng viên, là buổi gặp gỡ đầu tiên <br />
giữa các nhà tuyển dụng với các ứng viên. Bước này nhằm xác lập mối quan hệ giữa người <br />
xin việc và người sử dụng lao động, đồng thời bước này cũng xác định được những cá nhân <br />
có những tố chất và khả năng phù hợp với công việc hay không để từ đó ra những quyết định <br />
có tiếp tục mối quan hệ với ứng viên đó hay không. Quá trình phỏng vấn ở bước này nếu <br />
phát hiện được các ứng viên không có khả năng phù hợp với công việc thì cần loại bỏ ngay. <br />
Mặt khác, trong bước này không nên dùng các yếu tố: tuổi, giới, chủng tộc, tôn giáo, dân tộc <br />
và các khuyết tật bẩm sinh để loại bỏ những người nộp đơn xin việc. Những lý do chính để <br />
loại bỏ các ứng viên ở bước này là họ chưa đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên <br />
môn, kinh nghiệm cần thiết để thực hiện công việc như trong bản thông báo tuyển dụng <br />
hoặc trái nghề, không đầy đủ các văn bằng chứng chỉ, kết quả phỏng vấn cho thấy quá yếu <br />
về nghiệp vụ, nhận thức nghề nghiệp chưa đạt yêu cầu... Bước này, thường các tổ chức sử <br />
dụng ít, bởi kết quả nó mang lại chưa chính xác. Tuỳ vào trường hợp, thời điểm và công <br />
việc cụ thể mà các tổ chức có thể sử dụng.<br />
Sàng lọc hồ sơ<br />
<br />
Hồ sơ xin việc thường được các tổ chức thiết kế theo mẫu, người xin việc có trách nhiệm <br />
làm hồ sơ xin việc theo yêu cầu mà các nhà tuyển dụng lao động đề ra. Các mẫu hồ sơ xin <br />
việc được thiết kế một cách khoa học và hợp lý có thể được coi là một công cụ quan trọng <br />
để tuyển dụng một cách chính xác người xin việc, vì hồ sơ xin việc cung cấp các thông tin <br />
đáng tin cậy về các hành vi hoạt động trong quá khứ cũng như các kỹ năng, kinh nghiệm và <br />
kiến thức hiện tại, các đặc điểm về tâm lý cá nhân, các kỳ vọng, ước muốn và các khả năng <br />
đặc biệt khác. Hồ sơ xin việc là cơ sở cho các phương pháp tuyển dụng khác như phương <br />
pháp phỏng vấn.<br />
Khi thiết kế các mẫu hồ sơ xin việc ta nên cân nhắc kỹ lưỡng các thông tin cần phải có, nội <br />
dung các thông tin cần thu thập phải đảm bảo được tính toàn diện, tính chính xác. Một mẫu <br />
hồ sơ dự tuyển được thiết kế tốt sẽ giúp doanh nghiệp thu thập được đầy đủ các thông tin <br />
cần thiết một cách nhanh chóng và giúp so sánh hồ sơ các ứng viên một cách dễ dàng hơn. <br />
Mẫu hồ sơ dự tuyển cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình tuyển dụng. <br />
Các thông tin cần thiết thường bao gồm:<br />
Vị trí dự tuyển.<br />
Các thông tin cá nhân: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc, sở thích,...<br />
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn.<br />
Kinh nghiệm làm việc.<br />
Mức lương mong muốn và các điều kiện làm việc.<br />
Tên và địa chỉ liên lạc của những người giới thiệu.<br />
Các văn bằng, chứng chỉ khác.<br />
Thường thì hồ sơ của các ứng viên sẽ có nội dung, phong cách và hình thức rất khác nhau, và <br />
có thể không cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết. Điều đó khiến cho quá trình lựa chọn <br />
trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó, ứng viên thường chủ động cung cấp những thông tin mà <br />
họ muốn nhà tuyển dụng biết chứ không nhất thiết là những thông tin mà nhà tuyển dụng <br />
cần. Vì thế việc doanh nghiệp có mẫu hồ sơ dự tuyển được thiết kế tốt sẽ buộc ứng viên <br />
phải cung cấp những thông tin cần thiết.<br />
Khi xem xét, đánh giá hồ sơ xin việc, thông thường các tiêu chuẩn như kinh nghiệm làm việc, <br />
trình độ học vấn và trình độ chuyên môn... được chú trọng hơn và đòi hỏi sự đánh giá chính <br />
xác. Chẳng hạn như yêu cầu tối thiểu là tốt nghiệp đại học nhưng tốt nghiệp cao học được <br />
ưu tiên, hoặc tối thiểu 3 năm kinh nghiệm nhưng càng có nhiều kinh nghiệm càng tốt,...Khi <br />
đó nhà tuyển dụng phải chấm điểm hoặc xếp hạng hồ sơ ứng viên dựa trên các tiêu chí đó và <br />
điểm này sẽ là căn cứ để ra quyết định lựa chọn cuối cùng trong bước này. Ngoài ra, khi đánh <br />
giá hồ sơ xin việc nhà tuyển dụng còn xem xét mẫu chữ viết, cách trình bày và ảnh của ứng <br />
viên nhằm đưa ra một đánh giá tổng thể nhất về ứng viên.<br />
Hồ sơ xin việc mặc dù có nhiều ưu điểm song cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất <br />
định. Sàng lọc hồ sơ là thủ tục khách quan nó không thể thay thế cho việc gặp gỡ trực tiếp <br />
giữa người xin việc với nhà tuyển dụng. Mặt khác, hồ sơ xin việc chỉ hỏi được một số vấn <br />
đề hạn chế do vậy nó mất đi tính đa dạng phong phú của quá trình làm việc và kinh nghiệm <br />
của người xin việc.<br />
Kiểm tra, trắc nghiệm<br />
<br />
Có rất nhiều hình thức kiểm tra, trắc nghiệm được sử dụng để giúp nhà tuyển dụng hay tổ <br />
chức ra quyết định lựa chọn. Chúng có thể được phân thành 3 nhóm chính sau:<br />
Kiểm tra kỹ năng và năng lực:<br />
Các bài kiểm tra này giúp xác định liệu ứng viên có kỹ năng và năng lực để thực hiện công <br />
việc không. Về năng lực thường được thông qua bài kiểm tra về trình độ chuyên môn, bài <br />
kiểm tra bao gồm các câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của người xin <br />
việc. Ví dụ, bài kiểm tra chuyên môn đối với vị trí kế toán, bao gồm các câu hỏi liên quan <br />
đến kế toán. Về kỹ năng, bài kiểm tra liên quan đến các kỹ năng cá nhân trong việc thực hiện <br />
các hoạt động khác nhau của cơ thể con người như kiểm soát sự chính xác, điều phối các <br />
cảm nhận, thời gian của các phản ứng, tốc độ các hoạt động của tay, sự khéo léo của tay. Ví <br />
dụ, bài kiểm tra kỹ năng nghe điện thoại cho ứng viên dự tuyển vị trí nhân viên tổng đài hay <br />
bài kiểm tra kỹ năng giải quyết các tình huống công việc đối với vị trí quản lý... Các bài <br />
kiểm tra này sẽ giúp đánh giá liệu ứng viên có những kiến thức và sự khéo léo cần thiết để <br />
làm việc không.<br />
Trắc nghiệm tâm lý:<br />
Trắc nghiệm tâm lý nhằm kiểm tra liệu ứng viên có tiềm năng hoặc khả năng để đáp ứng <br />
các yêu cầu của công việc không. Các trắc nghiệm tâm lý giúp xác định tính cách cá nhân của <br />
ứng viên, chẳng hạn như hướng nội hay hướng ngoại, có dễ hoà đồng không, có sở thích gì, <br />
điều gì là quan trọng nhất đối với họ. Các trắc nghiệm tâm lý, nếu được sử dụng đúng, có <br />
thể cung cấp những thông tin hữu ích để xem một ứng viên có đáp ứng yêu cầu không. Các <br />
trắc nghiệm này bao gồm trắc nghiệm về tính cách, sở thích, ước mơ, nguyện vọng...<br />
Kiểm tra sức khoẻ:<br />
Trong một số trường hợp đặc biệt để đánh giá các phẩm chất sinh lý của các ứng viên tổ <br />
chức có thể kiểm tra sức khoẻ để phát hiện các bệnh gây ảnh hưởng tới công việc. Đây là <br />
hình thức kiểm tra mà các doanh nghiệp Việt Nam ít sử dụng, thông thường người ta chỉ thực <br />
hiện khi có bằng chứng rõ ràng về sự liên quan trực tiếp giữa sức khoẻ và yêu cầu công <br />
việc. Kiểm tra sức khoẻ giúp xác định liệu một ứng viên có đủ khả năng về thể lực để làm <br />
việc không.<br />
Trên đây là một số các hình thức kiểm tra, trắc nghiệm. Việc thực hiện hình thức nào là tuỳ <br />
thuộc vào yêu cầu của công việc và quy định của từng doanh nghiệp. Các bài kiểm tra, trắc <br />
nghiệm này có thể là một tình huống, nhưng cũng có thể là một bài kiểm tra trên giấy. Tổ <br />
chức có thể tự thiết kế nhưng cũng có thể mua các đề kiểm tra, trắc nghiệm từ nhiều nguồn <br />
khác nhau, tốt nhất là nên chọn những nhà cung cấp chuyên nghiệp. Việc lựa chọn bài kiểm <br />
tra, trắc nghiệm thường dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, các nghiên cứu thực nghiệm, và <br />
những phán đoán tốt nhất.<br />
Phỏng vấn tuyển dụng<br />
<br />
Phỏng vấn tuyển dụng là quá trình giao tiếp bằng lời (thông qua các câu hỏi và câu trả lời) <br />
giữa những nhà tuyển dụng và người xin việc, đây là một trong những phương pháp thu thập <br />
thông tin cho việc ra quyết định tuyển dụng. Phương pháp phỏng vấn giúp chúng ta khắc <br />
phục được những nhược điểm mà quá trình nghiên cứu đơn xin việc và kiểm tra không xem <br />
xét hết được.<br />
Phỏng vấn tuyển dụng có những mục đích chính như sau: Để xác định liệu ứng viên có phù <br />
hợp công việc không; xác định liệu công việc có phù hợp cho ứng viên; để đánh giá ứng viên; <br />
để nhận được thông tin về ứng viên và cung cấp thông tin về doanh nghiệp; để tìm hiểu <br />
động cơ làm việc của ứng viên. Phỏng vấn tuyển dụng ở bước này là phỏng vấn đánh giá và <br />
lựa chọn tức là để đánh giá, lựa chọn và ra quyết định tuyển dụng. Vì phỏng vấn tốn nhiều <br />
thời gian và công sức nên số lượng ứng viên cho phỏng vấn đánh giá và lựa chọn thường hạn <br />
chế. Bởi vậy, phỏng vấn thường được thực hiện sau phỏng vấn sơ tuyển, sàng lọc hồ sơ và <br />
kiểm tra, trắc nghiệm.<br />
Phỏng vấn tuyển dụng thường có một số hình thức cơ bản sau:<br />
Phỏng vấn tự do:<br />
Phỏng vấn tự do là hình thức phỏng vấn mà người phỏng vấn hay hội đồng phỏng vấn tự do <br />
đặt câu hỏi và khuyến khích ứng viên trả lời một cách thoải mái (không ngắt lời, không tranh <br />
luận, không đột ngột thay đổi đề tài). Người phỏng vấn có thể hỏi những câu hỏi hoàn toàn <br />
khác nhau với những ứng viên khác nhau.<br />
Hình thức phỏng vấn này cho phép người phỏng vấn khai thác sâu hơn những điểm mà họ <br />
cho là quan trọng trong câu trả lời của ứng viên. Tuy nhiên phỏng vấn tự do thường tốn <br />
nhiều thời gian, độ tin cậy thấp, phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người phỏng vấn, khó so <br />
sánh giữa các ứng viên. Bởi vậy, muốn phỏng vấn theo hình thức này đạt kết quả cao thì cần <br />
chú ý một số vấn đề sau: Người đi phỏng vấn phải là người nắm chắc và am hiểu công việc <br />
của các vị trí cần tuyển người một cách chi tiết. Người đi phỏng vấn phải là người nắm <br />
chắc kỹ thuật phỏng vấn.<br />
Phỏng vấn theo cấu trúc định trước:<br />
Người phỏng vấn sử dụng một bản câu hỏi chuẩn và đặt câu hỏi theo một trình tự cố định <br />
cho tất cả các ứng viên. Hình thức phỏng vấn này có ưu điểm là dễ thực hiện, dễ so sánh <br />
giữa các ứng viên, và có độ tin cậy cao hơn so với kiểu phỏng vấn tự do. Nhược điểm là hạn <br />
chế cơ hội cho các câu hỏi khai thác thêm của người phỏng vấn.<br />
Hiện nay, phỏng vấn tuyển dụng thường kết hợp cả hai hình thức trên, người phỏng vấn sẽ <br />
sử dụng một bảng câu hỏi chuẩn cho tất cả các ứng viên nhưng vẫn đặt các câu hỏi khác để <br />
khai thác thông tin khi cần thiết. Hình thức phỏng vấn này gọi là phỏng vấn nửa cấu trúc.<br />
Độ tin cậy và tính đúng đắn của các cuộc phỏng vấn: Phỏng vấn là công cụ giúp cho <br />
các nhà tuyển dụng đánh giá đúng được nhiều khía cạnh của các ứng viên, tuy nhiên độ <br />
tin cậy và tính đúng đắn của các thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn còn gây nhiều <br />
tranh luận. Qua nghiên cứu về kiểm tra tính tin cậy và đúng đắn của các thông tin thu thập <br />
của các cuộc phỏng vấn cho một số kết luận sau:<br />
Tính tin cậy tương quan khá thấp khi hai người cùng phỏng vấn một người mà lại cho <br />
kết quả không đồng nhất.<br />
Tính tin cậy của thông tin phụ thuộc vào năng lực, trình độ của người phỏng vấn và <br />
mục tiêu của cu