Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ACID URIC HUYẾT<br />
VÀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2<br />
Lê Xuân Trường*, Bùi Thị Hồng Châu*, Huỳnh Thị Bích Thuận**, Giảng Thị Mộng Huyền***<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Đái tháo đường Type 2 là một bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và lối<br />
sống, có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Trước đây acid uric cho là song hành với bệnh<br />
gout nhưng những năm qua người ta đặc biệt chú ý đến vai trò của acid uric trong bệnh đái tháo đường type 2.<br />
Nhiều công trình nghiên cứu về lâm sàng cũng như dịch tễ học trên thế giới cho thấy tăng acid uric máu thường<br />
gặp ở bệnh đái tháo đường type 2. Tăng acid uric máu được xem là yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường<br />
type 2, là một chỉ dấu sớm suy yếu chức năng nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt tổn thương mắt, thận, thần kinh<br />
và tim mạch. Do đó nghiên cứu “Khảo sát mối tương quan giữa acid uric huyết và bệnh đái tháo đường type 2”<br />
được tiến hành.<br />
Mục tiêu: Khảo sát biến đổi nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 và mối tương<br />
quan giữa nồng độ acid uric máu với các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả, cắt ngang trên<br />
197 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và không có tiêu chuẩn loại trừ, được chẩn đoán đái<br />
tháo đường type 2 theo tiêu chuẩn của ADA trong khoảng thời gian từ tháng 12/2014 đến tháng 6/2015 tại<br />
khoa phòng khám của bệnh viện 30/4.<br />
Kết quả: Nồng độ acid uric trên 197 bệnh nhân đái tháo đường type 2 cho thấy tỷ lệ tăng acid uric máu<br />
là 38,1% trong đó 35,0% ở nam (476,32 ± 45,07μmol/L), 3,1% ở nữ (436,67 ± 33,89μmol/L) (p