Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án
lượt xem 5
download
Khi thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục” của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, tác giả khóa luận hi vọng góp phần làm cho mọi người biết thêm về một tác phẩm trung đại và hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm. Đồng thời nhìn nhận, đánh giá vai trò, vị trí tác phẩm trong lịch sử phát triển văn hóa của cha ông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== VŨ THỊ THÙY ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG TANG THƯƠNG NGẪU LỤC CỦA PHẠM ĐÌNH HỔ VÀ NGUYỄN ÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== VŨ THỊ THÙY ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG TANG THƯƠNG NGẪU LỤC CỦA PHẠM ĐÌNH HỔ VÀ NGUYỄN ÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TÍNH HÀ NỘI - 2018
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - TS. Nguyễn Thị Tính - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2018 Tác giả khóa luận Vũ Thị Thùy
- LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo - TS. Nguyễn Thị Tính. Tôi xin cam đoan: - Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi. - Đề tài không trùng với kết quả có sẵn của bất cứ tác giả nào khác. Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2018 Tác giả khóa luận Vũ Thị Thùy
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 5 4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 5 5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 5 6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 5 7. Đóng góp của khóa luận.......................................................................... 5 8. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 6 NỘI DUNG ..................................................................................................... 7 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO VÀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TANG THƯƠNG NGẪU LỤC .............. 7 1.1. Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo ảnh hưởng đến văn học Việt Nam . 7 1.2. Khái quát về tác giả, tác phẩm Tang thương ngẫu lục ....................... 10 1.2.1. Tác giả “Tang thương ngẫu lục” ................................................. 10 1.2.2. Tác phẩm “Tang thương ngẫu lục” ............................................. 14 Chương 2. TANG THƯƠNG NGẪU LỤC - TÁC PHẨM CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC TƯ TƯỞNG NHO GIÁO ............................................ 19 2.1. Những tấm gương kẻ sĩ trị quốc, bình thiên hạ .................................. 19 2.2. Bức tranh tả thực về cuộc sống xã hội thời Lê mạt đảo lộn cương thường, đạo lý ............................................................................................ 25 2.2.1. Cuộc sống xa hoa, lũng đoạn trong phủ chúa .............................. 25 2.2.2. Cuộc sống bi hài của dân chúng................................................... 28 2.2.3. Những chuyện kì quái - biểu hiện của sự biến loạn xã hội .......... 32 KẾT LUẬN ................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 44
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tang thương ngẫu lục là những câu chuyện ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu. Tác phẩm thuộc kiểu “sách ngoài”, chủ yếu ghi chép những chuyện tai nghe mắt thấy trong xã hội đương thời. Theo Trúc Khê, “Vì nghĩ là bộ sách xưa, có bổ trợ cho nền sử học nên chúng tôi đem phiên dịch in ra” [1, tr.5]. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án sinh ra ở cuối đời Cảnh Hưng. Thời đại đã khơi nguồn cảm hứng về sự tang thương cho họ chắp bút và đặt nhan đề cho sáng tác của mình là Tang thương ngẫu lục. Đó là giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Sự thật xảy ra nơi phủ chúa, kinh vua không thể che mắt bịt tai mà lờ đi đươc. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cũng không thể mũ ni che tai. Đúng là một thời đại bão táp! Cơn giông tố đã tích tụ từ mấy trăm năm kể từ ngày Lê Duy Ninh (sau này là ông Lê Trung Hưng đầu tiên) được Nguyễn Kim đưa lên ngôi từ năm 1533 với danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc”. Kể từ đó cho đến năm 1786 xã hội phong kiến Việt Nam có biết bao biến động dữ dội. Chiến tranh liên miên, đầu tiên là nội chiến Đàng trong - Đàng ngoài (1545 - 1592), rồi xung đột Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672), kế đến là thời kỳ tranh giành chấp chính giữa vua Lê - chúa Trịnh thời Lê Trung Hưng, khiến cho kết cục vua Lê chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, trở thành bù nhìn, mọi quyền hành đều nằm trong tay nhà chúa. Hiện thực xã hội giai đoạn này hiện lên với nhiều mặt. Đó là tình trạng rối ren, hỗn loạn về chính trị xã hội làm nảy sinh đấu tranh giai cấp quyết liệt . Nội bộ hàng ngũ giai cấp phong kiến phân tranh giữa các phe phái Trịnh - Nguyễn, Lê - Trịnh… Sau đó là những gì vua Lê cố sức vun đắp rồi bỗng chốc tan thành mây khói. Cuộc sống đế vương xa hoa của tầng lớp quý tộc, lũ người hám danh, ăn chơi thỏa thích, đập phá cho sướng tay, quan lại nhũng 1
- nhiễu ngang nhiên lộng hành. Hậu quả là nhân dân cơ cực, đói khổ, chiến tranh liên miên, thuế khóa nặng nề, vô lí, ruộng đất bị kẻ trên chiếm đoạt. Sử sách đã ghi lại hiện thực trên rất rõ. Chúa Trịnh cũng phải thừa nhận: “Ruộng đất tư của dân nghèo phần nhiều rơi vào tay hào phú, dân nghèo không có miếng đất cắm rùi” [13, tr.91]. Cuối cùng đạo đức xã hội sa sút từ già đến trẻ, từ dân thường đến quan lại… Thu vào cõi mắt tang thương là cuộc sống hiện thực bị đảo lộn, giá trị văn hóa, phong tục lễ nghĩa bị xuyên tac, nhân tình thế thái bị suy đồi… Kéo theo sự đảo lộn đó là sự suy thoái về về các lĩnh vực khác trong đời sống. Dưới thời Lê, Nho giáo rất phát triển, các vua rất sùng đạo Nho và dùng đường lối này làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. Tuy nhiên, Nho giáo đến thế kỷ XVI thì bắt đầu suy thoái và mất dần ảnh hưởng của nó. Dưới thời Lê mạt - Nguyễn sơ Nho giáo lại có ảnh hưởng lớn đến văn học. Tang thương ngẫu lục là tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo. Việc tìm hiểu Tang thương ngẫu lục sẽ giúp hiểu rõ hơn về tư tưởng Nho giáo trong văn học và hiểu hơn về thế kỷ mà sau này chúng ta thường bắt gặp khá nhiều trong văn học hiện đại. Với tất cả những lý do trên đây khuyến khích tôi lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án” làm vấn đề nghiên cứu cho khóa luận của mình”. 2. Lịch sử vấn đề Tuy không được chú ý nhiều, nhưng tác phẩm Tang thương ngẫu lục cũng đã có một số nhà nghiên cứu chú ý quan tâm. Sau đây tác giả khóa luận xin trích một số nhận xét tiêu biểu như sau: Theo Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm khen ngợi rằng: Tang thương ngẫu lục cùng với Vũ trung tùy bút đều là những tài liệu quý 2
- dùng để khảo cứu về lịch sử, địa lý, điển lễ, phong tục ở cuối đời Lê [tr329-330]. Bài tựa của Phùng Dực Bằng Sô in ở đầu tập Tang thương ngẫu lục cho biết: “Bởi những cuộc tang thương, khiến cho người ta có cảm khái tang thương, ấy sở dĩ tập sách này tang thương là như thế đó”. Và theo Trúc Khê: “Cũng vì chép nhiều chuyện biến thiên của thời ấy nên tên sách đặt là Tang thương ngẫu lục nghĩa là câu chuyện ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu” (Trích tiểu dẫn của Trúc Khê ở đầu sách Tang thương ngẫu lục). Cuốn Từ điển tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường (Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm) có nhận xét: “Cũng như Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục vừa có giá trị văn học, vừa có giá trị sử học, xã hội học…” [12, tr.331]. Trần Đình Việt trong tạp chí Văn học và tuổi trẻ (tháng 3/1994) có ý kiến như sau: “Tang thương ngẫu lục không vượt được Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và phần nào đó của Vũ trung tùy bút, nhưng trên những nét riêng biệt, Tang thương ngẫu lục quả có đóng góp đáng kể trong việc ghi lại những biến động của xã hội Lê - Trịnh, Tây Sơn và Nguyễn những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX” [17, tr.35]. Nguyễn Phương Chi trong công trình Từ điển văn học (Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1984) đã nhận định: “Nét đặc sắc làm nên giá trị của Tang thương ngẫu lục là ở chỗ, dưới màu sắc hoang đường, tác phẩm đã ghi lại được những hình ảnh của một thời đại đầy biến động. Với lối văn kể chuyện giản lược, ngắn gọn và súc tích người viết rõ ràng đã tiến rất gần đến bút pháp hiện thực. Tuy nhiên cũng cần thấy tư tưởng trung quân mù quáng, tư tưởng bi quan và thoát tục còn chi phối họ quá nặng” [2, tr.332]. Mặt khác, Nguyễn Phương Chi còn nói lên được mặt hạn chế của tác phẩm Tang thương ngẫu lục: “Do chỗ còn phải dùng đến thủ pháp hoang đường quái dị, nên giá 3
- trị hiện thực của tác phẩm ít hay nhiều còn bị hạn chế. Tang thương ngẫu lục tuy chưa thể xếp ngang hang với Vũ trung tùy bút, song cũng là một tập truyện ký có giá trị văn học và sử học đáng kể [5, tr.332]. Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam (Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội) cho rằng: “Tang thương ngẫu lục không thấy xếp vào đâu cả. Theo chúng tôi chính là tạp ký” [18, tr.273]. Trong Từ điển bách khoa toàn thư (bản điện tử) có nhận xét về tác phẩm như sau: “Cuốn Tang thương ngẫu lục viết chung với Phạm Đình Hổ là một tập ký sự như Vũ trung tùy bút, kể chuyện đời, mắt thấy tai nghe nhưng hoang đường, gạt phần mê tín dị đoan tác phẩm cho biết nhiều chuyện về các nhân vật tiếng tăm trong nước: Vua chúa, đại thần các vị trạng nguyên, tiến sĩ, toàn những chuyện lý thú, giai thoại về việc riêng tư, không ghi hành trạng”. Khi giới thiệu tác phẩm Tang thương ngẫu lục Trương Chính viết: “Sách Tang thương ngẫu lục có tính chất ký sự hơn tiểu thuyết” theo [19, tr.66]. Vẫn tác giả Trương Chính trong bài viết nhận định: “Có điều tập ký sự này lại giàu chất hoang đường” theo [19, tr.60]. Qua những tư liệu nhận định trên, các nhà nghiên cứu đã phản ánh những vấn đề phong phú trong Tang thương ngẫu lục và khẳng định vai trò của tác phẩm trong nền văn học trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Họ đã gợi mở những nội dung phản ánh trong Tang thương ngẫu lục như: các tác giả đã ghi chép lại những giai thoại về những nhân vật lịch sử, những danh nhân có công lao lớn đối với dân tộc, những tấm gương kẻ sĩ trị quốc, bình thiên hạ, bức tranh tả thực về cuộc sống xã hội thời Lê mạt với đầy đủ những chuyện bi hài, kì quái cho đến sự xa hoa trong phủ chúa…Đặc biệt đây là tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo. Với tất cả những nhận xét, đánh giá trên tác giả khóa luận xin trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp đó để bổ sung hoàn thiện đề tài trong quá trình nghiên cứu. 4
- 3. Mục đích nghiên cứu Khi thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Tang thương ngẫu lục” của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, tác giả khóa luận hi vọng góp phần làm cho mọi người biết thêm về một tác phẩm trung đại và hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm. Đồng thời nhìn nhận, đánh giá vai trò, vị trí tác phẩm trong lịch sử phát triển văn hóa của cha ông. 4. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện đề tài, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo biểu hiện trong tác phẩm Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án. 5. Phạm vi nghiên cứu - Tác phẩm Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án. Tác phẩm gồm 90 thiên truyện và thơ đề sau tập truyện. - Tang thương ngẫu lục là tác phẩm chữ Hán, có rất nhiều dịch giả khác nhau, chúng tôi chọn văn bản do Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch (Nhà xuất bản Văn học 2001). Đó là văn bản được nhiều người biết đến và được đa số các nhà nghiên cứu có uy tín sử dụng. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài tôi thực hiện một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê - Phương pháp hệ thống - Phương pháp so sánh Cùng với các phương pháp trên, khóa luận kết hợp các thao tác phân tích, miêu tả... để hoàn thành tốt hơn đề tài. 7. Đóng góp của khóa luận Thông qua triển khai đề tài khóa luận, tôi hi vọng giúp bạn đọc tìm hiểu tư tưởng của Nho giáo ảnh hưởng đến tác phẩm Tang thương ngẫu lục của 5
- Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án. Đồng thời giúp bạn đọc có cái nhìn thấu đáo hơn khi đánh giá tác phẩm, hiểu thêm về Nho giáo, giúp ích cho công việc giảng dạy, cũng như nghiên cứu sau này. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận gồm 2 chương như sau: - Chương 1. Khái quát về những tư tưởng cơ bản của Nho giáo và tác giả, tác phẩm Tang thương ngẫu lục. - Chương 2. Tang thương ngẫu lục - Tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo. 6
- NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO VÀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TANG THƯƠNG NGẪU LỤC 1.1. Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo ảnh hưởng đến văn học Việt Nam Nho giáo là học thuyết tiêu biểu của triết học Trung Quốc cổ trung đại. Nho giáo do Khổng Tử sáng lập, xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ I TCN, dưới thời Xuân Thu. Những tư tưởng của Nho giáo được thể hiện trong hai bộ sách kinh điển: Tứ thư và Ngũ kinh. Tứ thư có: Trung dung, Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử. Ngũ kinh có: thi, thư, lễ, dịch, xuân thu. Hệ thống kinh điển đó hầu như viết về chính trị, xã hội, ít viết về tự nhiên. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho giáo. Khổng Tử và các học trò của ông đã thấy được sức mạnh và vai trò to lớn của đạo đức đối với xã hội. Theo Khổng Tử: “Đạo là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người được gọi là nhân luân”, Mạnh Tử gọi là ngũ luân: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn-bè. Trong đó, ba mối quan hệ cơ bản nhất Đổng Trọng Thư gọi là Tam cương - ba sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội đó là: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ. Đức chính là phẩm chất quan trọng nhất mà con người cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ cơ bản trên. Cương - thường là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, là nguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ, hành động và là khuôn vàng, thước ngọc để đánh giá phẩm hạnh của con người. Một mặt, đạo cương - thường góp phần điều chỉnh hành vi của con người, đưa con người vào khuôn phép theo chế độ lễ pháp của nhà Chu trước đây và các triều đại phong kiến sau này đặt ra. Cương - thường là nhân tố quan trọng làm cho xã hội ổn định theo thứ bậc, là cơ sở đảm bảo quyền thống trị của thiên tử. 7
- Năm phạm trù đạo đức mà Nho giáo đề cập đến là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Những phạm trù này đều đánh giá đạo đức làm người và là thước đo đánh giá phẩm hạnh của con người. Ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm . Trong suốt thời gian tồn tại, Nho giáo đã có ảnh hưởng ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hưởng này được thể hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học. Trước tiên, Nho giáo ảnh hưởng đến đối tượng sáng tác. Nho giáo với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ phải “tam tòng tứ đức” đã thổi vào đời sống xã hội của nước ta một không khí mang nặng hệ tư tưởng bất bình đẳng, nó ảnh hưởng rõ nét nhất đến đối tượng sáng tác. Bởi vậy, hầu hết các nhà thi sĩ, văn sĩ có tài đều là nam nhân. Trong thời kì đầu tiên của văn học, đối tượng sáng tác chủ yếu là quý tộc quan lại như: vua Lý Công Uẩn (Thiên đô chiếu), Trần Quốc Tuấn (Hịch tướng sĩ). Thời gian sau đó, do việc học tập mở rộng nên có thêm nhiều nho gia, ẩn sĩ như: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi...Mãi tới sau này tới đầu thế kỉ XVIII, một số nhà thơ nữ mới bắt đầu xuất hiện, điển hình là: Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan. Không những ảnh hưởng đến đối tượng sáng tác mà Nho giáo còn ảnh hưởng đến nội dung của các tác phẩm văn học. Trước hết, ta có thể nhận thấy rằng các tác phẩm văn học ảnh hưởng rất nhiều bởi Tứ thư - Ngũ kinh, học tập rất nhiều điển tích, điển cố...để làm phong phú và sâu sắc hơn cho nội dung, ý nghĩa tác phẩm. Ví dụ như Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn “Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô...hay Truyện Kiều của Nguyễn Du sử dụng điển cố “quả mai ba bảy” lấy ý từ Kinh thi trong câu thơ: “Quả mai ba bảy đương vừa, / Đào non sớm liệu xe tơ kịp thời.” để chỉ việc làm đám cưới nên vợ nên chồng. 8
- Không chỉ vậy văn học còn tiếp thu và đề cao chữ “Nhân” trong Nho giáo, biến nó thành một trong những đề tài sáng tác chủ đạo trong thi ca, tiểu thuyết, truyện. Nhân tức là tình người, là chữ hiếu, là tình yêu thủy chung son sắt: ta đã từng say mê chữ hiếu của một Thúy Kiều bán mình chuộc cha, một Kim Trọng sắt son lời thề trong thi phẩm Truyện Kiều hay một tấm lòng đồng cảm với nàng Tiểu Thanh trong Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du và thổn thức cho nàng Vũ Nương bi kịch trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Nhân cũng có nghĩa là nhân dân, là con người. Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo cũng đã từng đề cao chữ nhân trong đạo trị nước: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Tiếp theo, văn học trung đại còn thể hiện sự bất bình đẳng mà Nho giáo đã khẳng định “trọng nam khinh nữ”. Thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị coi rẻ như cánh bèo lênh đênh trên sóng nước: nhân vật Thị Kính (vở chèo Quan Âm Thị Kính) hay Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương). Đồng thời tư tưởng “phản dân chủ” của Nho giáo đã ảnh hưởng tới văn thơ Việt Nam trung đại, chỉ đề cao cái “ta” mà gần như triệt để bỏ đi cái “tôi” của bản thân. Trong văn chương, các hình tượng nhân vật trung tâm còn chịu ảnh hưởng rõ nét của Nho giáo với nhiều quan niệm về đạo đức - lễ nghĩa. Là người đàn ông phải là người quân tử, có tài, có đức, có trí lớn, có sự nghiệp... Là người phụ nữ phải giữ lễ nghĩa, công dung ngôn hạnh, phải biết tam tòng tứ đức... Tư tưởng trung quân ái quốc với cảm hứng ý thức độc lập tự chủ, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, lòng tự hào đất nước con người... như trong Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)...hay tư tưởng “nam nữ thụ thụ bất thân” của Nho giáo cũng ảnh hưởng đến nội dung văn học thời kì này. Tóm lại, có thể thấy sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đến văn học là rất lớn: Nho giáo khích lệ sự phát triển của văn học. 9
- 1.2. Khái quát về tác giả, tác phẩm Tang thương ngẫu lục 1.2.1. Tác giả “Tang thương ngẫu lục” Phạm Đình Hổ sinh năm Mậu Tý (1768) trong một gia đình Nho học, tự Tùng Niên và Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ tiên sinh. Nguyên quán tại hương Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông là nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Sinh ra trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Giáp hiệu Diệc Hiên tiên sinh, giỏi cả văn lẫn võ và thông thạo lý số. Phạm Đình Giáp nhiều lần đi thi nhưng chỉ đỗ Hương cống. Đến năm 1756, khi đỗ khoa tuyển cử, làm việc trong phủ chúa. Ông từng làm hiến sát Nam Định, thăng tuần phủ Sơn Tây và được thăng chức Hoằng Tín đại phu Thái bộc Tự Khanh. Mẹ Phạm Đình Hổ là Phạm Thị Xuyến - cháu nội của bảng nhãn Phạm Quang Trạch, người làng Đông Ngạc. Phạm Đình Hổ sớm mồ côi cha, 9 tuổi ông đã đọc Hán tự, 12 tuổi cha mất việc học hành trở nên chểnh mảng. Tuy học và đọc rất nhiều sách nhưng ông chỉ đỗ đến sinh đồ (tức đỗ tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống. Găp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu cứu nhà Thanh, rồi triều đình Lê - Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền . Suốt thời gian này Phạm Đình Hổ sống đời hàn nho, dạy học ở quê. Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục việc học hành thi cử, ông có đi thi Hương 3 lần nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long. Hàng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Ở đây ông đã kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được. 10
- Năm Tân Tỵ (1821) vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, ông được vua mời đến hỏi về học vấn, tình hình thi cử và nhân tài của đất Bắc. Vua lại khuyên hễ có sách tiền triều, sách trước thuật thì nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn. Do trình độ học vấn uyên bác nên ông được triệu vào Huế làm Hành tẩu viện Hàn lâm, được ít lâu xin thì ông xin từ chức. Năm Minh Mạng thứ 7 (1926), vua lại triệu ông ra làm quan thừa chỉ Viện Hàn Lâm. Nhà vua đã có lời khen với Phạm Đình Hổ rằng: “Văn học vượt trội, tính tình ngay thẳng không xu phụ quyền trọng”. Sau hơn một tháng thăng tiếp lên chức Tế Tửu Quốc Tử Giám. Năm sau thì xin nghỉ bệnh rồi từ chức luôn. Sau ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ (đây là trường hợp đặc biệt vì một người chỉ có học vị tú tài lại được cất nhắc lên vị trí cao của một trường học như vậy). Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839) Phạm Đình Hổ mất tại quê nhà, thọ 72 tuổi. Như vậy, qua hành trình về con đường khoa cử, công danh của Phạm Đình Hổ, ta có thể nhận ra nhân cách cao đẹp và thái độ ứng xử của ông trước thế cuộc. Bởi ngay từ nhỏ Phạm Đình Hổ đã tỏ chí rằng: Làm người con trai phải lập thân hành đạo…lấy thơ văn nổi tiếng ở đời…Ông là một nhà nho thấu hiểu sâu sắc lẽ xuất tử - hành tàng. Khi đất nước có chiến tranh loạn lạc thì ông ẩn cư về dạy học. Nhưng khi việc thi cử được khôi phục thì ông cũng mang lều chõng đi thi với mong muốn phò vua giúp nước. Phạm Đình Hổ có công lao to lớn đối với đất nước không chỉ trên lĩnh vực chính trị mà còn trên lĩnh vực văn hóa. Về sáng tác: Phạm Đình Hổ là người có ý thức để lại sự nghiệp cho hậu thế trước thư lập ngôn và đã để lại một tài sản tương đối lớn. Ông có hai tập là Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn Án) bằng chữ Hán. 11
- Về thơ, ông có Đông Dã học ngôn thi tập và Tùng cúc hiên mai tứ hữu bằng chữ Hán. Về khảo cứu địa lý, lịch sử, văn hóa ông để lại các sách: An Nam chí, Ô Châu Lục, Ai Lao sứ Trình, Lê triều hội điển, Bang giao điển lễ, Kiền khôn nhất lãng, Nhật dụng thường đàm…. Riêng lĩnh vực văn chương, thơ văn Phạm Đình Hổ rất đặc sắc mặc dù tất cả đều viết bằng chữ Hán. Cũng như Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục viết chung với Nguyễn Án được ông viết bằng tất cả tâm huyết văn chương chân thực về người và cảnh, về cuộc sống nhân tình thế thái rất đa dạng, phong phú. Nguyễn Án sinh năm 1770 tự Thanh Ngọc, hiệu Kính Phủ, cũng có hiệu Ngu Hồ, có vài tài liệu ghi là Ngu Hồ Khách và Giang Bắc Cối. Là một danh sĩ sống dưới cuối thời Lê mạt đầu thời Nguyễn sơ, dưới triều vua Gia Long. Quê gốc làng Viêm Điềm sau rời sang Du Lâm huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, thị trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Nguyễn Án sống vào thời kì biến động nhất của lịch sử dân tộc và cũng được chứng kiến phần nào tình hình đất nước ổn định dưới triều Nguyễn. Song có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất của ông là tình trạng rối ren cuối thời Lê, chỉ trong vòng chưa đầy hai mươi năm mà đất nước đổi triều đại tới ba lần. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng truyền thống. Ông cố là tiến sĩ Nguyễn Kham, ông nội là tiến sĩ Nguyễn Ý, thân phụ là Nguyễn Chí Hoàn. Ngoài ra bà con thúc bá đều xuất thân đại khoa từ hậu Lê. Nguyễn Án là người thông minh, hiếu học, kiến thức sâu rộng, hiểu biết nhiều hay đi đây đó, từng trải nhiều và là người chứng kiến nhiều đổi thay của đất nước. Lớn lên trong thời đại ly loạn, việc học hành, thi cử lỡ dở. Ông đã sống gần như ẩn dật ở đất Thăng Long, trú ngụ trên mảnh đất của người khác và kiếm sống vất vả bằng nghề dạy học, làm thuốc, tìm niềm an ủi ở thiên nhiên và những người bạn văn chương. 12
- Rồi triều Tây Sơn suy vong, nhà Nguyễn lên ngôi. Năm Gia Long thứ 4 (1805) lúc đã 35 tuổi, do được tiến cử, ông được bổ làm chức tri huyện Phù Dung (nay là huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Năm Ất Hợi (1815) ông mất sớm tại nhiệm sở lúc vừa tròn 45 tuổi. Về sáng tác văn ông có hai tác phẩm là Phong lâm minh lãi thi tập và Tang thương ngẫu lục (viết chung với Phạm Đình Hổ). Thơ chữ Hán của Nguyễn Án không có gì đặc sắc nhưng tập ký viết chung với Phạm Đình Hổ gồm những thiên ký sự chân thực sinh động. Bằng tâm huyết văn chương của mình, Tang thương ngẫu lục là tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Án, làm rạng danh dòng tộc. Như vậy, có thể thấy cả hai tác giả cùng sống trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án sinh ra và lớn lên khi tấn bi kịch của giai cấp phong kiến ở vào giai đoạn suy thoái nhất và bi đát nhất. Họ sớm ý hợp tâm đầu, có nhiều nét tương đồng về con đường đời, khả năng văn chương và nếp cảm, nếp nghĩ, tình cảm, thái độ đối với xã hội đương thời. Có lẽ ngoài chuyện tuổi tác, nhà cửa còn có một điều cơ bản là cùng chung số phận trước các biến cố lịch sử. Cùng chứng kiến một triều đại mất hết kỉ cương, luân thường đảo ngược, phủ chúa trở thành nơi làm hề với đủ mặt chân dung... Chính vì thế từ vua chúa, quan lại, danh nhân cho đến những con người bình thường đều đã trở thành đối tượng phản ánh trong sáng tác của hai tác giả, đặc biệt ở trong Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục. Xét trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam nói chung, văn xuôi tự sự cuối Lê đầu Nguyễn nói riêng không có cuốn sách nào mà hoàn cảnh sống của hai tác giả lại gần giống nhau và hình thức tự sự trong tác phẩm lại gần gũi, liên quan với nhau đến như thế. Và chính vì sự giống nhau đó đã tạo nên một tác phẩm ký xuất sắc cho văn học trung đại mà tới nay người ta vẫn còn nhắc đến - Tang thương ngẫu lục. 13
- 1.2.2. Tác phẩm “Tang thương ngẫu lục” Tang thương ngẫu lục nghĩa là “ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu” là tập ký bằng chữ Hán do đôi bạn thân là Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cùng hợp soạn vào khoảng Lê mạt - Nguyễn sơ, tức khoảng cuối thể kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX tại Việt Nam. Bài Tựa in ở đầu tập Tang thương ngẫu lục cho biết bởi những cuộc tang thương, khiến người ta tất có cái cảm khái tang thương, ấy tập sách Tang thương sở dĩ có là vì thế đó. Và theo Trúc Khê, cũng vì chép nhiều chuyện biến thiên của thời ấy (cuối Lê) cho nên có cái tên sách là Tang thương ngẫu lục, nghĩa là những câu chuyện ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu. Ban đầu Tang thương ngẫu lục chỉ có bản viết tay trong một thời gian gần trăm năm. Đến năm Bính Thân (1896), niên hiệu Thành Thái thứ 8, Tiến sĩ Gia Xuyên Đỗ Văn Tân đang là Tổng đốc Hải Dương, quyên tiền khắc ván, từ đó mới có bản in. Năm 1943, nhà xuất bản Tân Dân cho in Tang thương ngẫu lục bản tiếng Việt do nhà văn Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch. Trong lời tựa I ở đầu tác phẩm Phùng Sực Bằng Sô có ghi như sau: “Từ Lý, Trần, Lê, Trịnh tới nay trên dưới mấy trăm năm, có những điều quốc sử chưa ghi, dã sử chưa ghi chép, hai ông đều thu cả vào cõi mắt tang thương mà quên đi. Thì phỏng những chuyện ấy được mấy lâu mà mai một đi mất. May mà lấy ngòi bút tang thương mà ghi chép, nên nó còn là cánh bè trở bến mê, ngọn đèn soi nhà tối, đặt tên Tang thương ngẫu lục, ý nghĩa có thể nhận biết được vậy” [1, tr.13]. Tang thương ngẫu lục là tập ký mang nặng tính chất truyền kỳ. Trừ một số ít truyện nói về các đời trước, còn đa phần đều viết về thời Lê mạt. Sách được chia làm hai quyển: quyển Thượng có 40 bài, quyển Hạ có 49 bài (không kể thơ đề sau của người khác). Có một số bài ghi mỗi tên tác giả. Căn 14
- cứ theo bản in năm 2000 do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in lại theo bản của nhà xuất bản Tân Dân (1943) thì: Ở quyển Thượng có 13 bài và quyển Hạ có 19 bài đề tên Kính Phủ, tức Nguyễn Án. Ở quyển Thượng có 10 bài và ở quyển Hạ có 23 bài đề tên Tùng Niên, tức Phạm Đình Hổ. Số bài còn lại không đề tên, nên không rõ của ai hay do hai ông cùng hợp soạn. Căn cứ nội dung từng truyện, Dương Quảng Hàm đã xếp chúng thành 5 mục sau: Tiểu thuyết các danh nhân: Nguyễn Duy Thời, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm… Thắng cảnh: Bài ký chơi núi Phật Tích (Chùa Thầy), Núi Dục Thúy… Di tích: Bia núi Thành Nam, Tháp chùa Báo Thiên, Thành cũ Trào Khẩu, Miếu Thanh Cẩm… Việc cuối đời Lê: Chuyện cũ trong phủ chúa, Thi hội… Chuyện hay, chuyện lạ: Thần Tông hoàng đế, Hiển Tông hoàng đế, Hồ Gươm, Ông Nguyễn Văn Giai, Người nông phu ở Như Kinh, Người nông phu ở An Mô… Điều cần nói ngay là: Viết Tang thương ngẫu lục với tâm trạng của một kẻ hoài Lê ghét Trịnh và chấp nhận triều Nguyễn các tác giả còn có nhiều ẩn ý khác. Khởi nghĩa Tây Sơn làm kinh thiên động địa nhưng thời đại ấy, chưa đủ hoặc chưa thể làm cho các ông tin theo. Nay ta đọc Tang thương ngẫu lục phần viết về triều đại Nguyễn Huệ không có bao nhiêu. Chủ yếu là các truyện ghi lại cảm quan trước thiên nhiên như: Chùa Tiên Tích, Bài ký chơi núi Phật Tích, Đền Trấn Vũ, Tháp Báo Thiên… xem truyện đủ biết là Phạm Đình Hổ và Nguyễn Hán hòa vào thiên nhiên, tôn giáo để quên đi cuộc đời. Cũng như Nguyễn Du viết: 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Nhật Bản trong đàm phán thương mại quốc tế với các đối tác Việt Nam
116 p | 611 | 122
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của văn hoá phương Đông đến hành vi tiêu dùng hàng thực phẩm của người Việt Nam
98 p | 368 | 82
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm thế giới và sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam
115 p | 360 | 69
-
Đề cương khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây giống hồ tiêu (Piper nigrum L.) giâm bằng dây lươn trong điều kiện vườn ươm
31 p | 322 | 59
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình trong đời sống sinh viên nữ trường Đại học Văn hóa Hà Nội
12 p | 246 | 52
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam
86 p | 150 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
113 p | 172 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
73 p | 126 | 30
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của sách điện tử tới sách in truyền thống ở Việt Nam hiện nay
13 p | 101 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng việc sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp yên định Thanh Hóa
77 p | 165 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng marketing nội bộ đối với sự cam kết gắn bó của nhân viên - Trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH Bia Huế
95 p | 105 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của lãi suất, tỷ giá hối đoái và lạm phát đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
95 p | 129 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của thằn lằn bóng hoa Mabuya multifasciata
51 p | 106 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát ảnh hưởng của Matrix và hiệu ứng mật độ lên hiệu suất đỉnh của phổ kế Gamma đầu dò hpge bằng chương trình MCNP
55 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của hệ số tích lũy (Buildup factor) đến sai số hệ thống trong kiểm tra các thùng thải phóng xạ
45 p | 108 | 10
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của sách văn học dịch tới lối sống của sinh viên Hà Nội hiện nay
10 p | 113 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing giúp phát triển Trung tâm Anh ngữ Newton
66 p | 16 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty vận tải Hà Anh
71 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn