intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác bảo quản tài liệu tại Trung tâm, khoá luận đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng bảo quản tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

  1. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Thông tin – Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - những người đã tận tình dạy bảo, truyền đạt và định hướng cho tôi trong suốt 4 năm học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các cán bộ làm việc tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khoá luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận. Mặc dù có nhiều cố gắng, song do thời gian và trình độ có hạn nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè để khoá luận hoàn thiện hơn. Hà Nội ngày 08 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Trần Thị Thơm K51 Thông tin - Thƣ viện 1
  2. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với sự giúp đỡ của những người tôi đã cảm ơn. Mọi kết quả nghiên cứu trong công trình đều chính xác, không có trong bất kỳ một công trình nào khác. Sinh viên Trần Thị Thơm K51 Thông tin - Thƣ viện 2
  3. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CSDL Cơ sở dữ liệu 3 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 4 PTTNS Phát triển tài nguyên số 5 TTTV Trung tâm thông tin thư viện 6 TTTV, ĐHQGHN Trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội K51 Thông tin - Thƣ viện 3
  4. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................... ………………………………………………7 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 7 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của khóa luận ............................................................ 10 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 10 6. Những đóng góp của khóa luận .................................................................... 11 7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 11 CHƢƠNG 1. VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRUỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI .................................................................... 12 1.1.Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ............................................................................. 12 1.1.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội ........................................................................................................................... 12 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm .................................................. 14 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của Trung tâm ................................. 16 1.2. Đặc điểm vốn tài liệu của Đại học Quốc Gia Hà Nội ............................ 19 1.2.1. Khái quát về vốn tài liệu của Trung tâm ................................................. 19 1.2.2. Đặc điểm tài liệu truyền thống ................................................................ 22 1.2.3. Đặc điểm tài liệu điện tử ......................................................................... 23 1.3. Bảo quản tài liệu trong hoạt động của Trung ....................................... 24 1.3.1.Khái niệm về bảo quản tài liệu................................................................. 24 1.3.2. Vai trò của công tác bảo quản tài liệu trong hoạt động thông tin – thư viện ................................................................................................................. 26 K51 Thông tin - Thƣ viện 4
  5. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ........................................................................................................................... 28 2.1. Những tác nhân gây hƣ hại cho tài liệu tại Trung tâm ........................ 28 2.1.1. Nguyên nhân sinh vật .............................................................................. 28 2.1.2. Nguyên nhân vật lý và hóa học ............................................................... 29 2.1.3. Thiên tai, hỏa hoạn .................................................................................. 31 2.1.4. Tác động của kỹ thuật và con người ....................................................... 31 2.2. Các biện pháp bảo quản tài liệu tại Trung tâm .................................... 33 2.2.1. Bảo quản tài liệu truyền thống ................................................................ 33 2.2.2. Bảo quản tài liệu hiện đại ........................................................................ 38 2.2.3 Giáo dục người dùng tin giữ gìn và bảo quản tài liệu ............................. 40 2.3. Nhân lực và tài chính cho công tác bảo quản ........................................ 41 2.3.1 Nhân lực cho công tác bảo quản .............................................................. 41 2.3.2 Nguồn tài chính cho công tác bảo quản ................................................... 42 2.4. Đánh giá hiệu quả công tác bảo quản tài liệu ........................................ 43 2.4.1. Những ưu điểm........................................................................................ 43 2.4.2. Những hạn chế ........................................................................................ 44 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ................................................................................................................... 45 3.1. Tạo môi trƣờng thuận lợi cho bảo quản tài liệu ................................... 45 3.1.1 Đảm bảo môi trường thuận lợi trong kho sách ........................................ 45 3.1.2. Đảm bảo an toàn dữ liệu trong Trung tâm .............................................. 45 3.2 Tăng cƣờng cơ sở vật chất cho công tác bảo quản tài liệu .................... 46 3.2.1. Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vu bảo quản tài liệu ................... 46 K51 Thông tin - Thƣ viện 5
  6. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm 3.2.2. Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin .................................................... 47 3.3. Nâng cao nhận thức và hình thành thói quen bảo quản tài liệu cho cán bộ thƣ viện và ngƣời dùng tin ........................................................................ 49 3.3.1. Nâng cao nhận thức về bảo quản tài liệu ................................................ 49 3.3.2. Quy chế đối với người vi phạm .............................................................. 51 3.3.3 Đào tạo cán bộ chuyên sâu về bảo quản tài liệu ...................................... 52 3.4. Đẩy mạnh số hoá tài liệu.......................................................................... 53 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 58 PHỤ LỤC ..................................................................................................... ....60 K51 Thông tin - Thƣ viện 6
  7. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, nhân loại đang sống trong xã hội thông tin, xã hội tri thức với sự phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Ngành thông tin – thư viện đang dần khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Với vai trò là nơi lưu trữ, bảo quản kho tàng tri thức của nhân loại đồng thời cũng là nơi thu thập, xử lý, phục vụ thông tin cho mọi đối tượng người dùng tin, các cơ quan thông tin – thư viện được coi như một thực thể không thể thiếu trong xã hội nói chung và sự nghiệp giáo dục, đào tạo cả nước nói riêng. . Song song với việc thu thập tài liệu, bảo quản vốn tài liệu thư viện được coi là một khâu quan trọng trong quy trình xử lý nghiệp vụ của các cơ quan Thông tin – Thư viện. Bảo quản tài liệu ở các cơ quan thông tin, thư viện, lưu trữ nói chung và các trung tâm thông tin thư viện ở các trường đại học nói riêng là một vấn đề cấp thiết. Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, trình độ về kỹ thuật bảo quản còn nhiều hạn chế, dẫn tới tình trạng vốn tài liệu nhanh chóng xuống cấp và lão hoá. Nhiều năm qua, một số cơ quan, thư viện và lưu trữ đã rất cố gắng trong việc xử lý vấn đề này, song do thiếu những hiểu biết và kiến thức cơ bản về bảo quản, nên còn lung túng và chưa tìm ra được những giải pháp thích hợp để bảo quản vốn tài liệu của mình, dẫn đến tình trạng các tài liệu bị xuống cấp nhanh hơn, kéo theo sự lãng phí cả về thời gian, công sức và tiền của nhà nước. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là: Làm thế nào để bảo quản tốt và lưu trữ lâu dài các tài liệu khác nhau. Để khắc phục tình trạng nói trên, nhiều quốc gia đã thành lập những trung tâm chuyên nghiên cứu về lĩnh vực bảo quản tài liệu. Các trung tâm có nhiệm vụ K51 Thông tin - Thƣ viện 7
  8. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm xem xét, nghiên cứu các nhân tố, các nguyên nhân làm hư hỏng tài liệu, từ đó tìm ra các biện pháp phòng chống thích hợp nhất. Đồng thời qua kết quả nghiên cứu của mình, các trung tâm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chính sách bảo quản tài liệu cho đất nước mình. Ở Việt Nam, từ sau Đại hội Đảng VI đến nay, nền kinh tế, văn hoá – xã hội, khoa học – công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, đã tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến sự phát triển của xã hội nói chung và ngành thông tin – thư viện nói riêng. Thư viện đang có những bước phát triển mang tính đột phá, từ thư viện truyền thống với các tài liệu chủ yếu là giấy,.. chuyển sang thư viện hiện đại, thư viện số với các hình thức lưu trữ tinh xảo hơn như trên băng đĩa, tài liệu số hoá, cơ sở dữ liệu… Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội ( TTTV, ĐHQGHN) cũng nằm trong xu thế trên. Trung tâm đã tổ chức, quản lý và cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ tối đa nhu cầu tin của đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên và học sinh trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong nhiều năm qua, Trung tâm luôn tìm cách đổi mới phương thức phục vụ cũng như chất lượng các khâu công tác trong hoạt động thông tin – thư viện của mình. Để đáp ứng những nhiệm vụ mới trên, bên cạnh sự đầu tư về cơ sở vật chất, công tác bảo quản tài liệu của Trung tâm cũng từng bước được quan tâm hơn trước. Việc ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin hiện đại cùng với việc triển khai, xây dựng các nguồn tài liệu điện tử, tài liệu số đã đặt cho công tác bảo quản tài liệu của Thư viện những yêu cầu mới. Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, những điểm tồn tại và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo quản tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại của Trung tâm là một vấn đề cấp thiết. K51 Thông tin - Thƣ viện 8
  9. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm Chính vì những lý do trên mà tôi chọn vấn đề “ Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” làm đề tài khoá luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Bảo quản tài liệu là đề tài được một số nhà nghiên cứu lĩnh vực thư viện trong và ngoài nước quan tâm . Đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về bảo quản tài liệu được công bố như: - Các nghiên cứu ngoài nước: Bảo quản sách ở các nước nhiệt đới (Wilfred.P,1968); Cơ sở khoa học của bảo quản tài liệu (Dobrusina S.A.; Trenhia E.D. 1996); Hướng dẫn kỹ thuật bảo quản tài liệu (Pracific G.Oyler, 2005),… - Các nghiên cứu trong nước: nghiên cứu công tác bảo quản tài liệu ở Thư viện Quốc gia Việt Nam ( Đặng Văn Ức, luận văn thạc sĩ. 1994); Nghiên cứu công tác bảo quản tài liệu tại các thư viện tỉnh Đồng bằng song Cửu Long: thực trạng và giải pháp (Nguyễn Thị Hồng Thắm, luận văn thạc sĩ. 2004)… Ngoài ra, còn một số bài nghiên cứu khác được đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành Thông tin – Thư viện, các kỷ yếu hội thảo khoa học,… Nhìn chung những công trình nghiên cứu khoa học trên đã nghiên cứu và phân tích những nhân tố chung gây huỷ hoại tài liệu đồng thời đưa ra những kinh nghiệm và phương pháp bảo quản, lưu giữ tài liệu ở một số thư viện trên thế giới và ở Việt Nam. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội trên các khía cạnh như: nghiên cứu quá trình xây dựng và tổ chức khai thác nguồn tài liệu điện tử, tổ chức kho tài liệu, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin – thư viện….Tuy nhiên chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát về công tác bảo quản tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. K51 Thông tin - Thƣ viện 9
  10. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu công tác bảo quản tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu giới hạn về công tác bảo quản tài liệu truyền thống, tài liệu hiện đại và quá trình tin học hoá trong công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, trong giai đoạn hiện tại. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của khóa luận 4.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác bảo quản tài liệu tại Trung tâm, khoá luận đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng bảo quản tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. 4.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu ý nghĩa, vai trò của công tác bảo quản tài liệu trong hoạt động thông tin – thư viện nói chung và công tác bảo quản tài liệu tại Trung tâm Thông tin -Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường. - Nghiên cứu thực trạng công tác bảo quản tài liệu tại Trung tâm Thông tin -Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. - Phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm, tìm ra các nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo quản tài liệu tại Trung tâm Thông tin -Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Khoá luận vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường K51 Thông tin - Thƣ viện 10
  11. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo xem xét, đánh giá công tác bảo quản tài liệu trong hoạt động thông tin – thư viện. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của khoá luận, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phân tích - tổng hợp tài liệu - Thống kê, so sánh - Phỏng vấn - Quan sát. 6. Những đóng góp của khóa luận Về mặt lý luận: khoá luận góp phần làm phong phú thêm lý luận về tổ chức và bảo quản vốn tài liệu thư viện. Về mặt thực tiễn: Đề xuất những giải pháp cụ thể cho công tác bảo quản tại Trung tâm, nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin, tăng cường hiệu quả phục vụ thông tin cho giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên Trường ĐHQGHN. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương: - Chương 1: Vai trò của công tác bảo quản tài liệu trong hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Quốc gia Hà Nội - Chương 2: Thực trạng công tác bảo quản tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. - Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo quản tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. K51 Thông tin - Thƣ viện 11
  12. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm CHƢƠNG 1 VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRUỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1.1.TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỦA NHÀ TRƢỜNG 1.1.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội có tên giao dịch quốc tế là: Library and Information Center Vietnam National University, Hanoi và tên viết tắt là LIC, được thành lập theo quyết định số 66/TCCB ngày 14 tháng 2 năm 1997 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trên cơ sở hợp nhất thư viện của 3 trường đại học thành viên: Đại học Tổng hợp Hà Nội; Đại học Sư phạm I Hà Nội; Đại học Sư phạm Ngoại ngữ. Ngày 12/10/1999 Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội tách ra khỏi ĐHQGHN theo quyết định số 201/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sau đó Giám đốc ĐHQGHN đã ký Quyết định 1392/TCCB tách bộ phận thư viện trường Sư phạm khỏi Trung tâm ngày 11/11/1999. Trung tâm Thông tin – Thư viện là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc ĐHQGHN, nằm trong khối các đơn vị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Hiện nay Trung tâm có các cơ sở đặt tại: - Trụ sở chính: 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. - Trường Đại học Ngoại ngữ: Số 1, Phạm Văn Đồng, , Cầu Giấy, Hà Nội. K51 Thông tin - Thƣ viện 12
  13. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên: 334, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. - Kí túc xá Mễ Trì: 182, Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội. - Khoa hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên: 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Mục tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất mà Trung tâm được giao phó là: tổ chức, quản lý và cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ tối đa nhu cầu tin của đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh trong toàn ĐHQGHN. Năm 1999, sau khi tiếp nhận khu nhà 7 tầng tại Cầu Giấy làm trụ sở chính, Trung tâm đã nhanh chóng thiết lập hệ thống các phòng phục vụ bạn đọc (PVBĐ) đặt tại các khu làm việc, học tập và ký túc xá của ĐHQGHN. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các thư viện đại học thành viên cũ, phát huy sức mạnh của Trung tâm trong vị thế mới, đến nay, Trung tâm đã có quan hệ hợp tác và trao đổi với gần 60 thư viện và cơ quan thông tin của các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế khác ở hầu hết các châu lục, tiêu biểu như: Đại học Cornell, Đại học Hawaii, Thư viện Quốc hội Mỹ, Quỹ Châu Á (Mỹ), Đại học Cambridge, Hội đồng Anh (Anh), Thư viện Quốc gia Australia, Ngân hàng Thế giới, các trường đại học và cơ quan thông tin của Pháp, Nhật, Đức... Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành đến nay Trung tâm đã có cơ ngơi khang trang với các phòng phục vụ bạn đọc được trang bị đầy đủ phương tiện hiện đại và những kho tư liệu với khối lượng lớn có thể đáp ứng nhu cầu người dùng tin ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặc dù mới trong giai đoạn đầu K51 Thông tin - Thƣ viện 13
  14. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm của quá trình tin học hóa và hiện đại hóa hoạt động, song những nỗ lực cùng những thành tích to lớn mà Trung tâm đạt được đã và đang góp phần không nhỏ vào quá trình phục vụ sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm *Chức năng Trung tâm có chức năng thu thập, quản lý và cung cấp thông tin và tài liệu phục vụ các công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và quản lí của ĐHQGHN. *Nhiệm vụ Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, xử lí, thông báo và cung cấp tin, tư liệu về khoa học, giáo dục, ngoại ngữ và công nghệ phục vụ cán bộ và sinh viên ĐHQGHN, cụ thể là: - Tham mưu cho quyết định của lãnh đạo về phương hướng tổ chức và hoạt động thông tin, tư liệu, thư viện nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập trong ĐHQGHN. - Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và chiến lược phát triển; tổ chức và điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện trong ĐHQGHN. - Thu thập, bổ sung - trao đổi, phân tích - xử lí tài liệu và tin. Tổ chức sắp xếp, lưu trữ, bảo quản kho tư liệu ĐHQGHN bao gồm tất cả các loại hình ấn phẩm và vật mang tin. - Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hoá; tổ chức cho toàn thể bạn đọc trong K51 Thông tin - Thƣ viện 14
  15. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm ĐHQGHN khai thác, sử dụng thuận lợi và có hiệu quả kho tin và tài liệu của Trung tâm và các nguồn tin bên ngoài. - Thu nhận lưu chiểu những xuất bản phẩm do ĐHQGHN xuất bản, các luận án tiến sĩ, thạc sĩ bảo vệ tại ĐHQGHN hoặc người viết là cán bộ, sinh viên ĐHQGHN; Những báo cáo tổng kết của các đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN và cấp Nhà nước đã được nghiệm thu đánh giá do các đơn vị thuộc ĐHQGHN chủ trì hoặc do cán bộ ĐHQGHN thực hiện. Xây dựng các cơ sở dữ liệu đặc thù của ĐHQGHN, xuất bản các ấn phẩm thông tin tóm tắt, thông tin chuyên đề phục vụ công tác quản lí, nghiên cứu khoa học và đào tạo. - Nghiên cứu khoa học thông tin, tư liệu, thư viện, góp phần xây dựng lý luận khoa học chuyên ngành. Ứng dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật mới vào xử lí và phục vụ thông tin, thư viện. - Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tổ chức, xử lí, cung cấp tin và tài liệu của đội ngũ cán bộ thông tin, tư liệu, thư viện. Trang bị kiến thức về hình thức cấu trúc cung cấp tin, về phương pháp tra cứu, tìm kiếm tin và sử dụng thư viện cho cán bộ và sinh viên ĐHQGHN. - Phát triển quan hệ trao đổi, hợp tác trực tiếp với các trung tâm thông tin, thư viện, các tổ chức khoa học, các trường đại học trong và ngoài nước. Tham gia tổ chức và điều hành Liên hiệp thư viện các trường đại học và Hiệp hội thông tin - thư viện Việt nam. Tham gia các hiệp hội thư viện quốc tế. Làm đầu mối nối mạng hệ thống thông tin - thư viện ĐHQGHN và ngành đại học vào mạng quốc gia, khu vực và thế giới. K51 Thông tin - Thƣ viện 15
  16. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm - Tổ chức và quản lí đội ngũ cán bộ, kho tài liệu, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của Trung tâm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của ĐHQGHN. Để thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ quan trọng nêu trên Trung tâm đã tiến hành thu thập, xử lý, tổ chức bảo quản tư liệu khoa học; Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin – thư viện; Đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho cán bộ chuyên ngành thông tin thư viện trong Trung tâm và các lớp bồi dưỡng kiến thức thông tin thư viện cho các đối tượng có liên quan tới thư viện. Ngoài các hình thức phục vụ truyền thống, Trung tâm đã mở rộng các hình thức phục vụ với các kho tài liệu “mở” như kho tài liệu tra cứu, kho tài liệu tham khảo, các phòng đọc báo, phòng đọc đa phương tiện….Tại đây người dùng tin có thể tự do tìm đọc các tài liệu phù hợp với yêu cầu của mình mà không cần thông qua các hình thức phục vụ gián tiếp. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của Trung tâm Cơ cấu tổ chức Bộ máy tổ chức của Trung tâm bao gồm: Ban Giám đốc, khối các phòng chức năng, khối các phòng chuyên môn nghiệp vụ và khối các phòng phục vụ bạn đọc. - Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc + Giám đốc là người đứng đầu Thư viện, phụ trách chung và trưch tiếp phụ trách công tác tổ chức – cán bộ, đối ngoại, tài chính và tin học hóa. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc ĐHQGHN về hoạt động của Trung tâm và trong quan hệ với các cơ quan khác trong và ngoài ĐHQGHN. K51 Thông tin - Thƣ viện 16
  17. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm + Các Phó giám đốc phụ trách khối các phòng chức năng, khối các phòng chuyên môn nghiệp vụ và khối các phòng phục vụ bạn đọc. - Khối các phòng chức năng bao gồm 2 phòng: + Phòng hành chính – tổng hợp + Phòng tài vụ - Khối các phòng chuyên môn gồm 4 phòng: + Phòng bổ sung –Trao đổi + Phòng phân loại - Biên mục + Phòng Thông tin – Thư mục – Nghiệp vụ + Phòng máy tính và mạng - Khối các phòng phục vụ bạn đọc gồm 3 phòng: + Phòng phục vụ bạn đọc chung + Phòng phục vụ bạn đọc Khoa học Xã hội và Nhân văn và Khoa học Tự nhiên + Phòng phục vụ bạn đọc Ngoại Ngữ K51 Thông tin - Thƣ viện 17
  18. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN Qua sơ đồ trên ta có thể thấy rằng Trung tâm được xây dựng với một cơ cấu tương đối hoàn chỉnh và khoa học dựa trên nguyên tắc tính hệ thống và tính linh hoạt. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thể hiện tính hệ thống rất cao. Tất cả các phòng của Trung tâm tạo thành một khối thống nhất, vừa mang tính chuyên môn hóa cao,vừa có tính đồng bộ, nhất quán. Các bộ phận của Trung tâm hoạt động phối hợp lẫn nhau nên việc lưu thông chia sẽ nguồn tin rất dễ dàng và thuận tiện. Với mô hình hoạt động này , Trung tâm có những điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quá trình hoạt động. K51 Thông tin - Thƣ viện 18
  19. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm Nguồn nhân lực Hiện nay Trung tâm có 130 cán bộ, trong đó bao gồm: - 1 tiến sỹ - 6 thạc sỹ - 83 cử nhân (trong đó có 25 cán bộ chuyên ngành TT-TV) - 37 Cao đẳng và Trung cấp Số lượng cán bộ trên được phân bổ trong các bộ phận của Trung tâm như sau: - Khối các phòng chức năng: 24 cán bộ - Khối các phòng chuyên môn nghiệp vụ: 28 cán bộ - Khối các phòng phục vụ bạn đọc: 78 cán bộ Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học chiếm 40%. Cán bộ các ngành khác làm việc tại Trung tâm hầu hết đều đã được qua các lớp tập huấn về nghiệp vụ TT- TV. Đội ngũ cán bộ của Trung tâm thường xuyên được chú trọng đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn, tin học và ngoại ngữ nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu và đòi hỏi về trình độ và khả năng chuyên môn của một người cán bộ TT – TV hiện đại. 1.2. ĐẶC ĐIỂM VỐN TÀI LIỆU CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN- THƢ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1.2.1. Khái quát về vốn tài liệu của Trung tâm Với khẩu hiệu “Tất cả vì bạn đọc”, “Vì công tác đào tạo”, “Sách đi tìm người” và sự tận tụy trong công tác bổ sung, xây dựng vốn tài liệu đảm bảo về chất lượng và số lượng, cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), tự K51 Thông tin - Thƣ viện 19
  20. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Thơm động hóa các quá trình thư viện, đến nay Trung tâm TTTV, ĐHQGHN đã sở hữu một khối lượng tài liệu lớn được lưu trữ trong các vật mang tin đa dạng như giấy, băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, trong mạng máy tính... Nội dung vốn tài liệu bao gồm đầy đủ các lĩnh vực tri thức: Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật ứng dụng và khoa học xã hội… *Tài liệu dạng in ấn truyền thống Giáo trình: 1.160 tên tài liệu, 180.500 bản Sách tham 73.600 tên tài liệu, 264.000 bản khảo: Báo, tạp chí: 415 tên báo, tạp chí tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nga Ngoài ra còn có 2000 thác văn bia và 4000 luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ. *Tài liệu điện tử Tài liệu điện tử do Trung tâm xây dựng - Giáo trình điện tử: 12 cuốn giáo trình chuyên ngành ở dạng số hóa đang được giảng dạy tại ĐHQGHN. - CSDL toàn văn: Kết nối tóm tắt và toàn văn với hơn 15.000 trang tài liệu là sách điện tử, các bài đăng tạp chí, kỷ yếu HNKH: sinh học, Ngôn ngữ học, Quản trị kinh doanh; Bộ sưu tập với 15.360 bài viết trên các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới được sắp xếp theo chủ đề: toán, hóa, vật lý, khoa học trái đất... K51 Thông tin - Thƣ viện 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2