intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam

Chia sẻ: Gdfb Gdfb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

126
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam khái quát về công ty xuyên quốc gia và chiến lược hoạt động của công ty xuyên quốc gia. Phân tích sự hình thành và các chiến lược hoạt động chủ yếu của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản trong giai đoạn từ 1990 đến nay và chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam. Đối sách đối với Việt Nam nhằm tăng cường thu hút đầu tư của công ty xuyên quốc gia Nhật Bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI SÁCH CHO VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Hà Lớp : Nhật 6 Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Mai Khanh Hà Nội - 2009
  2. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG CỦA TNCs VÀ KHÁI QUÁT VỀ TNCs NHẬT BẢN ............................................................................................... 4 I. Tổng quan về các công ty xuyên quốc gia........................................................................ 4 1. Khái quát chung về các công ty công ty xuyên quốc gia (TNCs) ................................. 4 1.1. Khái niệm về TNCs.............................................................................................. 4 1.2. Kết cấu của TNC.................................................................................................. 6 2. Chiến lƣợc hoạt động của TNCs ................................................................................. 7 2.1. Khái niệm chung về chiến lƣợc hoạt động của công ty ......................................... 7 2.2. Các chiến lƣợc hoạt động chủ yếu của các công ty xuyên quốc gia ....................... 8 3. Một số lý thuyết liên quan đến chiến lƣợc hoạt đông của TNCs ................................ 11 3.1. Lý thuyết vòng đời sản phẩm ..............................................................................11 3.2. Lý thuyết nội vi hóa ............................................................................................12 3.3. Lý thuyết hàng rào thƣơng mại............................................................................13 3.4. Lý thuyết nguồn lao động ....................................................................................14 3.5. Một số lý thuyết khác ..........................................................................................15 II. Sự hình thành và đặc điểm của TNCs Nhật Bản ........................................................... 17 1. Sự hình thành của TNCs Nhật Bản............................................................................ 17 2. Đặc điểm của TNCs Nhật Bản .................................................................................. 20 Chƣơng 2 CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY...........................................................................................25 I. Những nhân tố tác động đến chiến lƣợc hoạt động của TNCs Nhật Bản......................... 25 1. Những nhân tố bên trong........................................................................................... 25 1.1. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ............................................................................25 1.2. Đồng Yên tăng giá và chi phí sản xuất ở Nhật cao ...............................................26 1.3. Xung đột thƣơng mại với Mỹ và Tây Âu ............................................................28 1.4. Chính sách của chính phủ Nhật Bản ....................................................................29 i
  3. Khóa luận tốt nghiệp 2. Những nhân tố bên ngoài .......................................................................................... 30 2.1. Sự gia tăng của xu thế toàn cầu hóa .....................................................................30 2.2. Tác động của cách mạng khoa học công nghệ .....................................................31 II. Các chiến lƣợc hoạt động chủ yếu của TNCs Nhật Bản từ những năm 90 trở lại đây .... 32 1. Chiến lƣợc mạng lƣới hóa ......................................................................................... 32 1.1. Mục đích thực hiện .............................................................................................32 1.2. Nội dung .............................................................................................................33 2. Chiến lƣợc đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh .................................................. 38 2.1. Mục đích thực hiện .............................................................................................38 2.2. Nội dung .............................................................................................................38 3. Chiến lƣợc tăng cƣờng sáp nhập .............................................................................. 44 3.1. Mục đích thực hiện .............................................................................................44 3.2. Nội dung .............................................................................................................44 4. Chiến lƣợc địa phƣơng hóa cơ sở sản xuất ................................................................ 48 4.1. Mục đích thực hiện: ............................................................................................48 4.2. Nội dung .............................................................................................................49 Chƣơng 3 CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TNC NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT VÀI GỢI Ý ĐỐI SÁCH CHO VIỆT NAM NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI TỪ TNCs NHẬT BẢN ................................................................................................................55 I. Tổng quan hoạt động của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam ................................................ 55 1. Khái quát về hoạt động FDI của Nhật Bản tại Việt Nam ........................................... 55 2. Những tác động từ hoạt động của TNCs Nhật Bản tới Việt Nam: .............................. 62 2.1. Cung cấp nguồn vốn quan trọng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc ..........................................................................................................................62 2.2. Giải quyết công ăn việc làm và phát triển nguồn lao động ...................................63 2.3. Góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển khoa học công nghệ .64 2.4. Bƣớc đầu thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các ngành công nghiệp phụ trợ............................................................................................................65 2.5. Góp phần thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khác tới Việt Nam ..........................67 ii
  4. Khóa luận tốt nghiệp 2.6. Đi đầu trong các đóng góp xã hội ........................................................................68 2.7. Một số tác động khác ..........................................................................................70 II. Một số gợi ý đối sách đối với Việt Nam nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ của TNCs Nhật Bản................................................................................................................................... 72 1. Cải thiện môi trƣờng và chính sách đầu tƣ ................................................................ 72 1.1. Đảm bảo sự ổn định vững chắc về kinh tế và chính trị .........................................72 1.2. Đẩy mạnh đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng .........................................................72 1.3. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về FDI ................................................................73 1.4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ ......................................................................74 2. Tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc ............................................ 75 3. Tạo lập đối tác đầu tƣ trong nƣớc và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ......... 77 4. Phát triển nguồn nhân lực ......................................................................................... 80 KẾT LUẬN...........................................................................................................................82 iii
  5. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1. Biến động tỷ giá đồng Yên và USD (quý I năm 2009) ................................... 27 Hình 2. Biến động tỷ giá đồng Yên và EURO (quý I năm 2009) ................................. 27 Hình 3. Con đƣờng thành lập chi nhánh mới tại nƣớc ngoài của TNCs Nhật Bản ....... 34 Hình 4. Số lƣợng chi nhánh TNCs Nhật Bản trên toàn thế giới (1990-2000)............... 36 Hình 5. Tỷ lệ số chi nhánh nƣớc ngoài của TNCs Hoa Kỳ và TNCs Nhật Bản phân theo ngành (1990 - 2002)..................................................................................... 41 Hình 6. Số lƣợng TNCs Nhật Bản tham gia M&A (1990 - 2004)............................... 46 Hình 7. Vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam (1991 - 2007) ............................................ 56 Hình 8. Cơ cấu vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo ngành (1994-2007) .......... 57 Hình 9. Cơ cấu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo hình thức đầu tƣ...................... 58 Bảng 1. Số lƣợng chi nhánh TNCs Nhật Bản xếp theo khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài (1990-2002) ........................................................................................................ 35 Bảng 2. TNCs của Nhật trong top 100 TNCs đứng đầu xếp theo lƣợng tài sản tại nƣớc ngoài năm 2006 ................................................................................................... 37 Bảng 3. Số lƣợng chi nhánh nƣớc ngoài của TNCs Nhật Bản phân theo ngành nghề hoạt động (1988 - 2002) ...................................................................................... 40 Bảng 4. Các ngành nghề kinh doanh của tập đoàn Mitsubishi ..................................... 43 Bảng 5. Giá trị các vụ M&A trên thế giới (1990-2005) ............................................... 45 Bảng 6. Chi phí M&A so với tổng FDI đầu ra của một số nƣớc (1990 - 2004)............ 47 Bảng 7.700 TNCs chi cho hoạt động R&D nhiều nhất thế giới ................................... 50 Bảng 8. Top 20 TNCs chi cho hoạt động R&D nhiều nhất thế giới (2002) ................. 51 Bảng 9. Chi phí cho hoạt động R&D của TNCs Nhật Bản tại nƣớc ngoài phân theo khu vực địa lý (1995-2002) ................................................................................. 53 Bảng 10. Cơ cấu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo địa phƣơng................... 59 iv
  6. Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhật Bản là quốc gia phát triển nhất Châu Á và là một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới. Đồng thời, Nhật Bản cũng là nƣớc dẫn đầu về đầu tƣ quốc tế. Theo số liệu của UNCTAD, chỉ tính riêng trong năm 2007 tổng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản đã lên đến 73.549 triệu USD. Do đó, thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation – TNC) đang trở thành mối quan tâm của các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển. Đầu tƣ trực tiếp của TNCs Nhật Bản không chỉ cung cấp nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế quốc gia, mà còn đem tới lợi ích về chuyển giao công nghệ cũng nhƣ cơ hội học tập kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm quản lý… Sau hơn 20 năm thực hiện thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đến nay Việt Nam cũng đã dần trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vốn đầu tƣ trực tiếp đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nƣớc ta đã không ngừng cải thiện mội trƣờng đầu tƣ và tìm nhiều biện pháp để thu hút đầu tƣ từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài, nhất là các TNC có tiềm năng đầu tƣ lớn của các nƣớc phát triển nhƣ TNCs Nhật Bản. Theo Cục đầu tƣ nƣớc ngoài, tính tới hết năm 2007, tổng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đạt trên 9 tỷ USD với số vốn thực hiện đạt gần 5 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện Nhật Bản vẫn chỉ là quốc gia đứng thứ 4 xếp theo lƣợng vốn đầu tƣ vào Việt Nam, sau Hàn Quốc, Singapo và Đài Loan, một kết quả chƣa thật sự tƣơng xứng với tiềm năng đầu tƣ của 2 nƣớc. Vì vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần tìm các biện pháp hữu hiệu để tăng cƣờng thu hút hơn nữa đầu tƣ trực tiếp từ các doanh nghiệp Nhật Bản và nhất là từ các TNC Nhật Bản. Chính từ những lý do trên, em xin lựa chọn đề tài: “Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một vài gợi ý đối sách cho Việt Nam ” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 1
  7. Khóa luận tốt nghiệp 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Một là hệ thống hóa các vấn đề lý luận về công ty xuyên quốc gia và chiến lƣợc hoạt động của các công ty xuyên quốc gia. Hai là phân tích sự hình thành và các chiến lƣợc hoạt động chủ yếu của các TNC Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Ba là đề xuất một số gợi ý nhằm giúp Việt Nam tăng cƣờng thu hút FDI từ TNCs Nhật Bản trên cơ sở những kết quả và hạn chế của hoạt động FDI Nhật Bản hiện tại. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là các chiến lƣợc hoạt động của TNCs Nhật Bản (chỉ chú trọng vào chiến lƣợc đầu tƣ quốc tế) trên phạm vi thế giới và Việt Nam trong phạm vi từ năm 1990 trở lại đây. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong khóa luận là phƣơng pháp duy vật biện chứng, thu thập tài liệu và tổng hợp – phân tích; phƣơng pháp diễn giải – quy nạp, phƣơng pháp mô tả khái quát; phƣơng pháp logic, thống kê, so sánh. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc hoạt động của TNCs và khái quát về TNCs Nhật Bản Chƣơng 2. Chiến lƣợc hoạt động của TNCs Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay Chƣơng 3 Chiến lƣợc hoạt động của các TNCs Nhật Bản tại Việt Nam và một vài gợi ý đối sách đối với Việt Nam nhằm tăng cƣờng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản. 2
  8. Khóa luận tốt nghiệp Do sự hiểu biết và thời gian có giới hạn, nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Để hoàn thành khóa luận, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn, thạc sỹ Phạm Thị Mai Khanh. Cô là ngƣời đã hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ rất tận tình cho em trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài này. Sinh viên thực hiện Vũ Thị Hà 3
  9. Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG CỦA TNCs VÀ KHÁI QUÁT VỀ TNCs NHẬT BẢN Với đối tƣợng nghiên cứu chính của khóa luận là các chiến lƣơc hoạt động của TNCs Nhật Bản, nên ngƣời viết không có tham vọng đi vào phân tích sâu xa tiến trình hình thành và phát triển của TNCs trên thế giới cũng nhƣ TNCs Nhật Bản, trong chƣơng này, ngƣời viết chỉ nêu khái quát những nét chung nhất về TNCs và TNCs Nhật Bản; khái quát một số khái niệm xoay quanh chiến lƣợc hoạt động kinh doanh quốc tế của TNCs và một số lý thuyết liên quan tới mục tiêu làm căn cứ lý luận, cơ sở đánh giá các chiến lƣợc hoạt động cụ thể của TNCs Nhật Bản trong chƣơng 2. I. Tổng quan về các công ty xuyên quốc gia 1. Khái quát chung về các công ty công ty xuyên quốc gia (TNCs) 1.1. Khái niệm về TNCs Sự phát triển về quy mô, cơ cấu tổ chức, phƣơng thức sở hữu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã làm nảy sinh rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về công ty xuyên quốc gia. Mặc dù đều thừa nhận rằng các công ty xuyên quốc gia phải là những công ty độc quyền lớn, hoạt động trên phạm vi quốc tế và có thể đƣợc gọi là công ty đa quốc gia hay xuyên quốc gia, tuỳ theo tiến trình phát triển nhận thức chung về loại hình công ty này, nhƣng cơ bản là có hai loại quan niệm chính nhƣ sau: Thứ nhất, quan niệm về công ty quốc tế (International Corporation) trong đó bao gồm cả công ty toàn cầu, công ty xuyên quốc gia, công ty siêu quốc gia. Những ngƣời theo quan điểm này không quan tâm đến nguồn gốc tƣ bản sở hữu, cũng nhƣ tính quốc tịch của công ty, không chú ý đến bản chất quan hệ sản xuất của quốc gia có công ty đó hay các chi nhánh của nó. Họ chỉ quan tâm đến mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại, đầu tƣ quốc tế của công ty xuyên quốc gia. 4
  10. Khóa luận tốt nghiệp Thứ hai, quan niệm về công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation - TNC) là công ty tƣ bản độc quyền có tƣ bản thuộc về chủ tƣ bản của một nƣớc nhất định nào đó. Khía cạnh đƣợc quan tâm chính là tính chất sở hữu và quốc tịch của tƣ bản, vốn đầu tƣ kinh doanh là của ai, ở đâu. Chủ tƣ bản ở một nƣớc cụ thể nào đó có công ty mẹ đóng tại nƣớc đó và thực hiện kinh doanh trong và ngoài nƣớc, bằng cách lập các công ty con ở nƣớc ngoài là hình thức điển hình của loại hình này. Dựa trên tiêu thức sở hữu để xác định loại hình công ty, còn có khái niệm công ty đa quốc gia (Mutilnational Corporation - MNC) cũng là công ty tƣ bản độc quyền thực hiện thiết lập các chi nhánh ở nƣớc ngoài để tiến hành các họat động kinh doanh quốc tế, nhƣng khác với công ty xuyên quốc gia ở chỗ tƣ bản thuộc sở hữu của công ty mẹ là của hai hay nhiều nƣớc. Vì thuộc sở hữu của hai nƣớc, nên chúng còn đƣợc gọi là công ty đa quốc gia hay những công ty liên quốc gia. Nhƣ vậy, khái niệm này có sự phân định rõ ràng hai loại hình công ty đang hoạt động trên phạm vi quốc tế. Đó là công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia. Sự phân định này chủ yếu căn cứ vào vốn của công ty thuộc sở hữu của tƣ bản một nƣớc hay nhiều nƣớc, từ đó liên quan đến trình độ quản lý lao động. Thực tế cho thấy, trong số 500 công ty hàng đầu thế giới hiện nay, chỉ có 3 công ty Unilever, Royal Dutch và Shell Group là thuộc sở hữu của hai nƣớc, số còn lại thuộc sở hữu của một nƣớc, không công ty nào thuộc sở hữu của 3 nƣớc trở lên1. Nhƣ vậy tính chất đa quốc gia của công ty mẹ là rất thấp, vì vậy hiện nay sử dụng chủ yếu thuật ngữ “công ty xuyên quốc gia”. Tóm lại, hai quan niệm trên khác nhau ở chỗ xem xét công ty xuyên quốc gia hoặc từ giác độ hoạt động kinh doanh quốc tế, hoặc từ giác độ sở hữu. Các quan niệm này đƣợc hình thành từ lịch sử phát triển của các công ty hoạt động vƣợt ra khỏi biên giới quốc gia và hoạt động trên phạm vi quốc tế. Sự phát triển đó là một quá trình, do đó, ngay từ thời kỳ đầu chƣa thể có những định nghĩa thống nhất về nó. 1 Nguồn: Đỗ Đức Bình, (2005), Đàu tư của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 5
  11. Khóa luận tốt nghiệp Trong khuôn khổ bài khoá luận này, xin đƣợc hiểu công ty xuyên quốc gia nhƣ khái niệm đƣợc các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đƣa ra năm 1988 trong Báo cáo đầu tƣ thế giới nhƣ sau: “Công ty xuyên quốc gia là một tổ chức kinh doanh gồm nhiều thực thể nằm ở hai hay nhiều nước, không xét đến hình thức pháp lý và lĩnh vực hoat động, miễn là các thực thể này vận hành theo một hệ thống ra quyết định, một chế độ sở hữu, chúng ảnh hưởng đến hoạt động của nhau. Đặc biệt chúng có chung một nguồn tri thức, nguồn vốn và trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu cuối cùng.” Nhƣ vậy định nghĩa này nhấn manh đến sự liên kết giữa các thực thể, hay có thể hiểu TNCs bao gồm “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của toàn bộ TNCs về mặt tài chính, chiến lƣợc phát triển và các “công ty con” của chúng ở các nƣớc trên toàn thế giới. 1.2. Kết cấu của TNC Kết cấu của một TNC bao gồm công ty mẹ và chi nhánh ở nƣớc ngoài:  Công ty mẹ (Parent Enterprise): là công ty cƣ trú ở một số nƣớc nhất định, với các chủ sở hữu ở một quốc gia nhất định. Công ty đó tiến hành đầu tƣ, hoạt động thƣơng mại ở nƣớc ngoài, có thể trực tiếp hoặc thông qua hệ thống các chi nhánh nƣớc ngoài.  Công ty nƣớc ngoài (Foreign Affilicate) cũng đƣợc gọi là công ty con, là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn, trong đó chủ đầu tƣ là ngƣời sống ở nƣớc khác, có mức góp vốn cho phép có đƣợc lợi ích lâu dài trong việc quản lý công ty đó (mức góp cổ phần bao gồm là 10% với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc tƣơng đƣơng với công ty trách nhiệm vô hạn)  Công ty con sở hữu đa số (Subsidiary Enterprise) là công ty trách nhiệm hữu hạn ở nƣớc chủ nhà, trong đó các thực thể kinh tế có quyền sở hữu trên một nửa quyền biểu quyết của các cổ đông và có quyền chỉ định hay bãi miễn phần lớn thành viên của Ban Giám đốc, Ban quản lý hay Ban thanh tra. 6
  12. Khóa luận tốt nghiệp  Công ty con sở hữu thiểu số (Associate Enterprise) là công ty trách nhiệm hữu hạn ở nƣớc chủ nhà, trong đó các nhà đầu tƣ có sở hữu ít nhất là 10% nhƣng không lớn hơn một nửa quyền biểu quyết của các cổ đông.  Công ty chi nhánh (Branch Enterprise) là công ty trách nhiệm hữu hạn, có toàn bộ hoặc góp vốn ở nƣớc chủ nhà với một trong những hình thức sau: (1) đƣợc thành lập lâu dài hoặc là văn phòng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (2) công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty liên doanh giữa nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với một hoặc nhiều thành viên (3) đất, các kết cấu cấu trúc (trừ các kết cấu kiến trúc thuộc sở hữu của các thực thể kinh tế nhà nƣớc) và / hoặc thiết bị bất động sản và các đối tƣợng sở hữu trực tiếp của nƣớc ngoài (4) thiết bị động cơ, nhƣ tàu biển, máy bay, thiết bị khoan dầu khí, đƣợc vận hành với nƣớc khác nƣớc chủ đầu tƣ nƣớc ngoài ít nhất là một năm. 2. Chiến lƣợc hoạt động của TNCs 2.1. Khái niệm chung về chiến lược hoạt động của công ty Chiến lược (strategos) bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là “sự sắp xếp và điều chỉnh hợp lý”, nó chỉ nghệ thuật điều chỉnh binh lƣợc trong chiến tranh. Định nghĩa này đƣợc sử dụng nhƣ thuật ngữ quân sự và đến nay vẫn còn đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhƣ vậy có thể thấy chiến lƣợc hoạt động của công ty (còn có thể gọi là Chiến lƣợc doanh nghiệp hay chiến lƣợc kinh doanh) là phương châm và biện pháp có tính chất toàn cục, được vận dụng trong suốt quá trình kinh doanh nhằm thực hiện mục đích kinh tế nhất định. Chiến lƣợc công ty là chiến lƣợc chung cho toàn doanh nghiệp, những vấn đề đặt ra với chiến lƣợc ở cấp độ này chính là những định hƣớng chiến lƣợc dài hạn với câu hỏi: Doanh nghiệp sẽ nhƣ thế nào trong tƣơng lai? Những thị trƣờng, khu vực hay sản phẩm, dịch vụ nào doanh nghiệp sẽ tiến hành kinh doanh trên đó, kinh doanh nhƣ thế nào? Chiến lƣợc theo nghĩa chung nhất, đƣợc hiểu nhƣ là một “chuỗi mục tiêu”, “chuỗi biện pháp”, liên kết với nhau nhƣ một “chuỗi nhân quả” để đạt tới đích của 7
  13. Khóa luận tốt nghiệp sự phát triển. Chiến lƣợc đƣợc dùng để quy cho cả các dự định chiến lƣợc và chiến lƣợc đƣợc triển khai trong thực tế, vì vậy cần phân biệt giữa chiến lƣợc dự định và chiến lƣợc triển khai (hay chiến lƣợc thực hiện). Trên thực tế, rất khó có thể triển khai một cách hoàn hảo các chiến lƣợc dự định vì vậy các chiến lƣợc thực hiện luôn có độ dung sai so với chiến lƣợc dự định. Ở đây, ngƣời viết đề cập đến chiến lƣợc là chiến lƣợc thực hiện hay còn gọi là chiến lược hoạt động trong thực tế. 2.2. Các chiến lược hoạt động chủ yếu của các công ty xuyên quốc gia Các TNCs với đặc trƣng cơ bản là quy mô lớn và phạm vi hoạt động rộng nên luôn phải nghiên cứu và tiến hành các chiến lƣợc hoạt động phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào thị trƣờng thế giới đa dạng, đồng thời tìm mọi phƣơng thức đạt đƣợc lợi nhuận tối đa. Những chiến lƣợc chủ yếu mà TNCs thƣờng áp dụng có thể kể đến nhƣ sau: 2.2.1. Chiến lƣợc toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh Toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh là việc tiến hành quản lý hoạt động rải rác tại các địa phƣơng ở phạm vi quốc tế. Vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên TNCs luôn đối đầu với áp lực giảm giá thành sản xuất, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của TNCs trên thị trƣờng thế giới. Điều này đối với những công ty kinh doanh trong nƣớc thƣờng khó đạt đƣợc vì môi trƣờng kinh doanh và giá của các yếu tố đầu vào chênh lệch giữa các doanh nghiệp là không lớn. Nhƣng đối với TNCs khi tham gia kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, thì chính yếu tố toàn cầu đã mang lại cho TNCs những lợi thế để đạt đến hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Với chiến lƣợc toàn cầu hóa, TNCs có thể xây dựng các nhà máy sản xuất tại những quốc gia có giá nhân công rẻ (chủ yếu là những nƣớc đang phát triển) nhƣ Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc. Sau đó sản phẩm sẽ đƣợc chuyển đến các thị trƣờng Bắc Mỹ hay EU thông qua mạng lƣới vận chuyển và lắp đặt rộng khắp. Các nhà máy của công ty Cannon, hay các xƣởng chế tạo của IBM, Toyota có mặt trên khắp thế giới là những minh chứng điển hình. Trong mọi trƣờng hợp, mục tiêu toàn cầu hóa vẫn là tận dụng ƣu thế giá thành sản xuất thấp, nguồn nhân công rẻ, nguyên liệu nhiều và đa dạng… 8
  14. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2 Chiến lƣợc mạng lƣới hoá Mạng lƣới hóa thực chất là triển khai chiến lƣợc toàn cầu hóa hoạt động bằng cách xây dựng thêm các công ty chi nhánh, thực hiện cắm nhánh, bủa vây thế lực ra các nƣớc trên toàn cầu, nhằm mục tiêu tạo nên hệ thống các chân rết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn trên trƣờng quốc tế. Trong chiến lƣợc này, các công ty mẹ giữ vai trò quyết định, các công ty con đƣợc phân công theo hƣớng chuyên môn hóa và có quyền tự chủ cao hơn, gần nhƣ nhận đƣợc mệnh lệnh trực tiếp từ công ty mẹ. Hƣớng liên kết này cũng giúp công ty mẹ dễ dàng nắm bắt đƣợc thông tin nhanh, triển khai hoạt động có hiệu quả. 2.2.3 Chiến lƣợc hợp nhất Lựa chọn hình thức đầu tƣ trong chiến lƣợc mở rộng sản xuất ra ngoài cũng đƣợc TNCs rất chú trọng. TNCs thực hiện chiến lƣợc mở rộng phạm vi hoạt động chủ yếu theo hƣớng sáp nhập và mua lại các công ty hiện có ở nƣớc sở tại. Với chiến lƣợc này, TNCs có đƣợc mạng lƣới phân phối sẵn có ở thị trƣờng mới, trong đó đặc biệt là dễ tiếp cận vào thị trƣờng độc quyền và giảm đối thủ cạnh tranh gay gắt. Trong nhiều năm gần đây, xu hƣớng M&A tăng rất nhanh và đã trở thành đặc điểm nổi bật trong chiến lƣợc phát triển của TNCs từ những năm 90.  Sáp nhập (Merger) là hoạt động trong đó tài sản và hoạt động của 2 công ty kết hợp lại để thành lập nên thực thể mới  Mua lại (Accquisition) là giao dịch trong đó quyền sở hữu và kiểm soát tài sản và hoạt động chuyển từ công ty bị mua sang công ty đi mua. Các TNCs khi tham gia vào các lĩnh vực đã tiến hành phƣơng thức M&A nhƣ một mô hình thực tế và nhanh chóng để thâm nhập vào thị trƣờng các nƣớc nhận đầu tƣ, hay là một công cụ để tái cơ cấu khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, trong một vài ngành dịch vụ, chiến lƣợc của TNCs khi gia nhập vào thị trƣòng mới chính là bằng hình thức M&A hơn là GI. Ví dụ, trong ngành ngân hàng, thông thƣờng các TNCs không mở hệ thống các chi nhánh nƣớc ngoài ở nƣớc ngoài ở nƣớc sở tại mà chủ yếu mua lại hệ thống đang hoạt động nếu đƣợc phép. Hay trong thông tin liên 9
  15. Khóa luận tốt nghiệp lạc cơ bản, điện nƣớc thì hoạt động M&A rất thƣờng xuyên xảy ra. Kể từ những năm 90 các hoạt động M&A đã đƣợc TNCs sử dụng rộng rãi ở tất cả các lĩnh vực. 2.2.4. Chiến lƣợc địa phƣơng hóa hoạt động kinh doanh Địa phƣơng hóa cơ sở sản xuất là việc doanh nghiệp tiến hành những biện pháp làm mờ nhạt “màu sắc bản quốc” của của xí nghiệp, chú trọng đào tạo những ngƣời kinh doanh toàn cầu, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế và văn hóa của công ty với nƣớc chủ nhà. Việc địa phƣơng hóa cơ sở sản xuất nhắm tới các tất cả các đối tƣợng nhƣ: sản phẩm phải thích ứng với nhu cầu tiêu dùng của địa phƣơng, sản xuất cần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nƣớc chủ nhà, thực hiện tái đầu tƣ đối với lợi nhuận của địa phƣơng hay là tổ chức tuyển dụng cán bộ nhân viên không phân biệt quốc tịch…. 2.2.5. Chiến lƣợc đa đạng hóa hoạt động kinh doanh Chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh đƣợc coi là chiến lƣợc hoạt động cơ bản nhất, nó đƣợc hầu hết các TNCs trên thế giới áp dụng nhằm phân tán rủi ro. Trong tiến trình đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, thƣờng mỗi TNC căn cứ vào ƣu thế của mình để xây dựng một mặt hàng chủ lực làm trụ cột rồi sau đó mở rộng dần sang các lĩnh vực khác. Mỗi TNCs có thể chọn cho mình những biện pháp khác nhau để tiến hành chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, có thể kể đến các cách sau: Thứ nhất, đa dạng hóa thông qua sự phát triển từ bên trong doanh nghiệp. Thực hiện phƣơng thức này, các doanh nghiệp sẽ dựa trên những điều kiện có sẵn của mình để phát triển hoạt động kinh doanh mới. Chẳng hạn nhƣ doanh nghiệp đầu tƣ tài chính và trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh mới; hay doanh nghiệp tài trợ, hậu thuẫn cho ý tƣởng kinh doanh mới rồi chuyển giao công nghệ; hoặc cũng có thể khuyến khích cho các bộ phận trong doanh nghiệp phát triển ý tƣởng kinh doanh của họ. 10
  16. Khóa luận tốt nghiệp Lợi thế của phƣơng thức này là doanh nghiệp có thể theo sát quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời quản lý đƣợc các hoạt động kinh doanh sau khi đã đa dạng hóa. Tuy nhiên, muốn thực hiện chiến lƣợc này thành công đòi hỏi doanh nghiệp cần bỏ ra nhiều thời gian, chi phí và cần có năng lực nghiên cứu đạt trình độ cao. Thứ hai, sáp nhập hay kết hợp để trở thành doanh nghiệp lớn hơn. Từ lĩnh vực kinh doanh vốn có, sau khi sáp nhập hay kết hợp, sẽ tạo ra một doanh nghiệp mới lớn hơn trong đó loại hình kinh doanh cũ là một bộ phận của hệ thống hoạt động kinh doanh mới. Phƣơng thức này thƣờng giúp TNCs nhanh chóng chiếm lĩnh đƣợc những sản phẩm mới, thị trƣờng mới đồng thời vẫn nắm bắt đƣợc hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực mới nhờ hệ thống quản lý cũng nhƣ các báo cáo của doanh nghiệp đƣợc sáp nhập hay liên kết. Thứ ba, hợp tác – liên minh chiến lƣợc. Hai hay nhiều TNCs cùng liên minh với nhau để tạo ra một đơn vị kinh doanh mới, có tổ chức độc lập hoặc tƣơng đối độc lập. Đơn vị kinh doanh mới này sẽ tận dụng đƣợc lợi thế có sẵn của các bên đối tác, nhanh chóng thâm nhập vào những thị trƣờng mà các bên đã tham gia. Đồng thời với việc liên minh chiến lƣợc, các bên có thể trao đổi các công nghệ, kỹ thuật và các lợi thế khác giữa các bên trong liên minh. 3. Một số lý thuyết liên quan đến chiến lƣợc hoạt đông của TNCs Vào những năm 1960, việc mở rộng ồ ạt các công ty chi nhánh của TNCs ra nƣớc ngoài đã trở thành hiện tƣợng nổi bật của nền kinh tế thế giới lúc bấy giờ. Nhiều học giả đã giải thích và dự đoán hiện tƣợng này bằng các luận điểm hoặc mô hình lý thuyết khác nhau. Trong phần này, ngƣời viết chỉ xin đƣợc đề cập đến một số lý thuyết có liên quan và có thể lý giải các chiến lƣợc hoạt động của TNCs Nhật Bản, những lý thuyết đó là: Lý thuyết vòng đời sản phẩm, lý thuyết nội vi hóa, lý thuyết hàng rào thƣơng mại, lý thuyết nguồn lao động và một số lý thuyết khác. 3.1. Lý thuyết vòng đời sản phẩm 11
  17. Khóa luận tốt nghiệp Lý thuyết vòng đời sản phẩm đƣợc Raymond Vernon xây dựng năm 1966. Theo ông, đầu tƣ ra nƣớc ngoài của một TNC nào đó chỉ đƣợc thực hiện tại một giai đoạn nhất định trong chu kỳ của sản phẩm. Ông cũng giả định có sự lƣu chuyển các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia và sự đổi mới công nghệ dẫn tới các sản phẩm mới. Các sản phẩm này mang lại lợi nhuận cao nếu đƣợc sản xuất hàng loạt với tay nghề giỏi. Vernon chia vòng đời của một sản phẩm thành các giai đoạn: đổi mới (sản xuất sản phẩm mới, sản xuất quy mô nhỏ), tăng trƣởng (sản xuất hàng loạt), bão hòa và giai đoạn suy thoái. Theo tác giả, giai đoạn đổi mới chỉ diễn ra ở những nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, vì ở đó mới có điều kiện cho nghiên cứu và triển khai và có khả năng thực hiện sản xuất với khối lƣợng lớn. Đồng thời, cũng chỉ ở những nƣớc này thì kỹ thuật sản xuất tiên tiến với đặc trƣng sử dụng nhiều vốn mới phát huy đƣợc hiệu quả sử dụng. Nhờ có lợi thế này, sản phẩm đƣợc sản xuất ra hàng loạt với giá thành hạ, nhƣng cũng nhanh chóng đạt tới mức bão hòa. Để tránh lâm vào suy thoái và tiếp tục khai thác hiệu quả sản xuất theo quy mô, công ty phải mở rộng thị trƣờng tiêu thụ ra nƣớc ngoài, nhƣng các hoạt động xuất khẩu đã gặp trở ngại bởi hàng rào thuế quan và các hạn chế thƣơng mại của chính phủ. Do đó, công ty đã di chuyển sản xuất ra nƣớc ngoài để vƣợt qua những trở ngại và quá trình này đã hình thành nên TNCs. 3.2. Lý thuyết nội vi hóa Vào những năm 1970, lý thuyết nội vi hóa của Bukley và Casson (1976) đã đƣợc sử dụng nhƣ là lý thuyết chính thống lúc bấy giờ để giải thích sự hình thành và phát triển của TNCs. Giả định cơ bản của lý thuyết này là có sự không hoàn hảo của thị trƣờng. Theo lý thuyết này, thì tính không hoàn hảo của thị trƣờng là điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển TNCs. Chính tính không hoàn hảo của thị trƣờng đã thúc đẩy TNCs khai thác những lợi thế của chúng tại các khu vực thị trƣờng khác 12
  18. Khóa luận tốt nghiệp nhau và tạo ra không ít bất lợi cho TNCs trong việc quản lý các chi nhánh tại thị trƣờng nƣớc ngoài. Sự khuyết tật của thị trƣờng nhƣ độc quyền bán, độc quyền mua, sự can thiệp của chính phủ… đã tạo ra cơ hội cho các công ty có quy mô lớn khai thác lợi thế về hiệu quả cao để định giá và kiểm soát giá tại các thị trƣờng. Việc khai thác lợi thế này thúc đẩy các công ty mở rộng đầu tƣ ra nƣớc ngoài (đặc biệt là vào các nƣớc đang phát triển), nhờ đó hình thành TNCs. Các học giả cũng nhấn mạnh tới đặc tính khó kiểm soát của các yếu tố sản xuất nhƣ công nghệ, kỹ năng quản lý, kiến thức marketing…Các yếu tố này có thể bị bắt chƣớc, đánh cắp bản quyền và mất bí mật công nghệ nếu chuyển giao cho các công ty, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh ở nƣớc ngoài. Để khắc phục hiện trạng này, một trong những biện pháp phổ biến đó là các công ty mở rộng quy mô ra nƣớc ngoài và chuyển trực tiếp bí quyết công nghệ cho chi nhánh của chúng. Khi đó, chúng ta có sự ra đời của các TNC. 3.3. Lý thuyết hàng rào thương mại Tự do hóa thƣơng mại là đích đến của các chính sách cũng nhƣ hiệp định thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các quốc gia vẫn sử dụng thuế quan, hạn ngạch và các hình thức phi thuế quan nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc, tăng thu ngân sách cũng nhƣ thực hiện các mục tiêu kinh tế chính trị của riêng mình. Để có thể tồn tại và phát triển kinh doanh tại nhiều quốc gia, TNCs cần tính tới thay xuất khẩu hàng hóa bằng cách xây dựng một dây chuyền sản xuất ở nƣớc ngoài nhằm lẩn tránh các hàng rào thƣơng mại. Hàng rào thƣơng mại là một trong những yếu tố chính thúc đẩy FDI của TNCs sang các quốc gia khác. Điển hình là trƣờng hợp của Honda với thị trƣờng Mỹ những năm 1990. Vào thời điểm đó, Nhật Bản là đối tác lớn nhất xuất ô tô sang Mỹ, hàng năm lƣợng xuất khẩu đạt khoảng 5 triệu chiếc. Điều này đe dọa nghiêm trọng tới ngành sản xuất ô tô của Mỹ, đã khiến chính phủ Mỹ phải thông qua nghị định hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với sản phẩm ô tô Nhật xuất sang Mỹ. Đây là một 13
  19. Khóa luận tốt nghiệp điều bất lợi lớn đối với Honda. Và để đối phó lại chính sách này, Honda đã quyết định đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất ô tô lớn tại bang Ohio. Quyết định của Honda đƣợc sự ủng hộ nhiệt liệt của chính quyền địa phƣơng vì đã giúp giải quyết đƣợc lƣợng lao động lớn. Đồng thời, bang Ohio còn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xung quanh nhà máy và xây dựng khu thƣơng mại đặc biệt mà tại đó Honda có thể nhập khẩu các linh phụ kiện từ Nhât Bản với mức thuế quan ƣu đãi2. Có thể thấy, việc thâm nhập vào thị trƣờng Mỹ thông qua xây dựng nhà máy sản xuất là một việc làm khôn ngoan, giúp Honda vừa tránh đƣợc hàng rào thƣơng mại, lại vừa tận dụng đƣợc những chính sách ƣu đãi của chính phủ. Ngoài thuế quan và hạn ngạch, chi phí vận tải cũng là môt bộ phận cấu thành hàng rào thƣơng mại. Các loại sản phẩm nhƣ khoáng sản, xi măng, vật liệu xây dựng… có hàm lƣợng giá trị tƣơng đối thấp lại cồng kềnh, nên chi phí vận chuyển chúng đã thực sự làm giảm lợi nhuận biên của nhà sản xuất và là trở ngại cho việc xuất khẩu. Trong các trƣờng hợp nhƣ vậy, các TNC thay vì xuất khẩu hàng hóa, họ xuất khẩu tƣ bản hay còn gọi là thực hiện FDI để giảm chi phí vận chuyển nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình. 3.4. Lý thuyết nguồn lao động Khi tiến hành gia tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp đã tạo nên một lƣợng cầu lớn đối với các yêu tố đầu vào là nguyên liệu và nguồn lao động. Để đảm bảo đƣợc lợi nhuận biên, các doanh nghiệp phải tìm cách hạ thấp giá đơn vị của các yếu tố đầu vào này, hoặc ít nhất cũng duy trì đƣợc mức giá ban đầu trƣớc khi mở rộng sản xuất. Trong hai nguồn yếu tố, thì nguồn nguyên liệu có thị trƣờng cạnh tranh tƣơng đối hoàn hảo trên toàn thế giới. Chúng có thể đƣợc tự do vận chuyển, mua bán giữa các quốc gia mà không trở ngại đáng kể. Sự tăng lên về cầu của một hãng, thậm chí toàn ngành cũng không tác động nhiều tới giá của những hàng hóa này. 2 http://world.honda.com/history/challenge/index.html#1990s 14
  20. Khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên, đối với hàng hóa sức lao động thì do chính sách quản lý nhập cƣ của mỗi quốc gia, nên việc di chuyển sức lao động là tƣơng đối khó khăn. Những công nhân có mức lƣơng thấp không đƣợc tự ý di chuyển tới nơi có mức lƣơng cao, tạo ra sự chênh lệch lớn về giá cả sức lao động giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa quốc gia phát triển và những quốc gia đang phát triển. Có thể nói, thị trƣờng lao động là thị trƣờng không có cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Để ứng phó với thực trạng này, các TNC cần tự đi tìm nguồn lao động cho mình tại những nƣớc nhân công rẻ. Đây chính là một trong những lý do chính để giải thích việc TNCs tiến hành đầu tƣ FDI vào những quốc gia kém phát triển nhƣ Mehicô, Ấn Độ, ASEAN… nơi mà mức lƣơng rất thấp trong sự so sánh với năng suất lao động. 3.5. Một số lý thuyết khác 3.5.1. Mô hình đàn nhạn bay của Akamatsu Mô hình đàn nhạn bay là thuật ngữ chỉ một đặc trƣng phát triển công nghiệp thƣờng thấy ở các nƣớc Đông Á. Về mặt từ nguyên, Akamatsu Kaname - một học giả kinh tế ngƣời Nhật - là ngƣời đã đƣa ra tên gọi 雁行形態 (romaji: ganko keitai, phiên âm Hán-Việt: nhạn hành hình thái) từ thập niên 1930 và làm cho nó phổ biến từ thập niên 1960. Akamatsu quan sát sự phát triển của ngành sản xuất sợi bông ở Nhật Bản từ nửa cuối thế kỷ 19 đến thập niên 1930 và phát hiện thấy một hiện tƣợng là đầu tiên Nhật Bản phải nhập khẩu sợi bông, sau đó sản xuất sợi bông trong nƣớc phát triển, và tiếp theo đó là nhập khẩu sợi bông giảm và xuất khẩu sợi bông bắt đầu gia tăng, để rồi cuối cùng xuất khẩu lẫn sản xuất sợi bông trong nƣớc đều suy thoái. Nếu biểu diễn nhập khẩu, sản xuất và xuất khẩu sợi bông của Nhật Bản trên một trục tọa độ với trục hoành là thời gian và trục tung là sản lƣợng sẽ thấy 3 đƣờng cong hình chữ V ngƣợc. Akamatsu tƣởng tƣợng những đƣờng cong đó giống nhƣ một đàn nhạn đang bay với con nhạn đầu đàn ở điểm đổi chiều của chữ V ngƣợc và các con nhạn khác bay phía sau ở hai phía. Từ đó, ông đƣa ra ý tƣởng rằng sự phát triển của một 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1