Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Triết lý giáo dục khai phóng và ý nghĩa của nó đối với nền giáo dục của Việt Nam hiện nay
lượt xem 16
download
ông trình nghiên cứu trình bày và phân tích một cách có hệ thống những nội dung chủ yếu về triết lý giáo dục khai phóng, trong đó chủ yếu khai thác những giá trị tích cực của triết lý này và ý nghĩa của nó đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay ở bậc giáo dục đại học. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Triết lý giáo dục khai phóng và ý nghĩa của nó đối với nền giáo dục của Việt Nam hiện nay
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ----------------------- ĐỖ MINH HIẾU TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHAI PHÓNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X HÀ NỘI, 2020
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ----------------------- ĐỖ MINH HIẾU TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHAI PHÓNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM HOÀNG GIANG HÀ NỘI, 2020
- LỜI CẢM ƠN Với sự biết ơn sâu sắc em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Tiến sĩ Phạm Hoàng Giang, người đã tận tâm, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này. Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, do điều kiện, thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế vì vậy đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung từ thầy cô và các bạn để đề tài thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2020 Sinh viên thực hiện Đỗ Minh Hiếu
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Triết lý giáo dục khai phóng và ý nghĩa của nó đối với nền giáo dục của Việt Nam hiện nay” là một công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học, số liệu đều có nội dung xác thực. Các kết luận khoa học chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả khóa luận Đỗ Minh Hiếu
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 6 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 6 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..................................................... 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 8 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 9 6. Bố cục của đề tài .................................................................................................... 9 NỘI DUNG .............................................................................................................. 10 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VÀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHAI PHÓNG ................................................................................... 10 1.1. Lý luận chung về Triết lý giáo dục ................................................................. 10 1.1.1. Định nghĩa triết lý giáo dục ......................................................................... 10 1.1.2. Triết lý giáo dục ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay........ 12 1.2. Lý luận chung về Triết Lý giáo dục khai phóng ........................................... 18 1.2.1. Định nghĩa triết lý giáo dục khai phóng ...................................................... 18 1.2.2. Lược sử giáo dục khai phóng ...................................................................... 26 1.2.3. Mục đích của giáo dục khai phóng .............................................................. 31 CHƢƠNG 2. Ý NGHĨA CỦA TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHAI PHÓNG ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................... 40 2.1. Thực trạng nền giáo dục Việt Nam hiện nay ................................................. 40 2.1.1. Những thành tựu của giáo dục Việt Nam .................................................... 40 2.1.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế của giáo dục Việt Nam hiện nay 45
- 2.2. Triết lý giáo dục khai phóng - định hƣớng mới cho nền giáo dục đại học của Việt Nam hôm nay ............................................................................................ 52 2.2.1. Triết lý giáo dục khai phóng mở ra nhiều cơ hội cho giáo dục đại học tại Việt Nam ................................................................................................................ 52 2.2.2. Triết lý giáo dục khai phóng góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục đại học tại Việt Nam .................................................................................................... 62 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 68
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ cổ chí kim, giáo dục đào tạo luôn luôn đóng một vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực để thúc đẩy một xã hội ổn định với nền kinh tế phát triển. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hiểu được điều này, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia rất coi trọng sự phát triển của nền giáo dục, đã và đang củng cố xây dựng nền giáo dục thực sự vững mạnh và có chất lượng. Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hàm lượng trí tuệ kết tinh trong mỗi sản phẩm hàng hóa ngày càng được chú trọng và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Song tài năng, trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động, sáng tạo của con người không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua một quá trình giáo dục, rèn luyện công phu, lâu dài mới có được. Chính vậy, giáo dục lại càng được coi trọng và trở thành yếu tố cấu thành nên nền sản xuất xã hội. Thực tiễn cho thấy bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển đều phải quan tâm, đầu tư cho giáo dục. Bởi vì giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị xă hội và trên hết nó góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. Với quan điểm “Đầu tư cho giáo dục là quốc sách”, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều nghị quyết về phát triển giáo dục, đào tạo khoa học và công nghệ khẳng định tầm quan trọng, định hướng cũng như xác định mục tiêu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Bởi vì, con người là chủ thể của tất cả những sáng tạo, những nguồn của cải vật chất và văn hóa, văn minh của quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh thực tiễn luôn biến đổi như hiện tại, cùng với chính sách mở cửa của đất nước nhằm hòa nhập với cộng đồng quốc tế như hiện nay. Chúng ta muốn phát triển thì phải luôn đổi mới giáo dục. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.” Chính vậy, đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu và là nhiệm vụ cấp bách của nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới,
- 2 chúng ta không được phép loại bỏ hoàn toàn những triết lý giáo dục có giá trị của nhân loại và của nước nhà mà phải biết kế thừa, phát huy và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình nước ta hiện nay. Trên tinh thần đó, trong quá trình tìm hiểu về những mô hình giáo dục trên thế giới, tác giả của công trình nghiên cứu đã đặc biệt chú ý tới triết lý giáo dục khai phóng – một triết lý giáo dục nhằm đào tạo ra con người tự do. Đối với nền giáo dục của Việt Nam hôm nay, nội dung của triết lý giáo dục khai phóng mang tính ứng dụng vô cùng lớn, nó càng đặc biệt hơn khi Việt Nam đang trên con đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Với những lý do trên, tác giả đã chọn “Triết lý Giáo dục khai phóng và ý nghĩa của nó đối với nền giáo dục của Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho công trình của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Triết lý Giáo dục khai phóng được nhiều nhà khoa học và các tác giả tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về giáo dục khai phóng xuất hiện từ rất sớm từ khoảng thế kỷ thứ XVIII, có thể kể đến tác giả John Henry Newman với tác phẩm “Ý tưởng về một trường đại học”, xuất bản lần đầu năm 1852 hay tác giả Fareed Rafiq Zakaria với tác phẩm “Biện hộ cho một nền giáo dục khai phóng”, xuất bản năm 2015. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến Wihelm Humbolt – người đã đặt nền móng cho triết lý giáo dục khai phóng trên thế giới. Ở Việt Nam, triết lý Giáo dục khai phóng cũng được đề cập từ rất sớm trong cuốn sách “Bàn về Giáo dục Việt Nam – Trước và sau năm 1975” của tác giả Trần Văn Chánh, hay bài viết “Tại sao cần giáo dục khai phóng?” của tác giả Nguyễn Xuân Xanh, ra mắt vào ngày 26 tháng 1 năm 2018; Nghiên cứu về giáo dục khai phóng Hoa Kỳ của Giáo sư Lâm Quang Thiệp; Hội thảo về giáo dục khai phóng của trường Đại học Việt - Nhật. Không chỉ vậy, ở một số trường đại học như Đại học Fullbright và Đại học Việt - Nhật cũng đã nghiên cứu và tuyên bố áp dụng mô hình Giáo dục khai phóng vào trong đào tạo đại học.
- 3 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên mới chỉ nghiên cứu một cách sơ lược về triết lý giáo dục khai phóng. Do vậy, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về triết lý giáo dục khai phóng một cách có hệ thống nói chung cũng như ý nghĩa của nó đối với nền giáo dục của Việt Nam nói riêng. Vì vậy, trong khuôn khổ bài nghiên cứu của mình, tác giả sẽ chỉ tập trung nghiên cứu về tổng quan về triết lý giáo dục khai phóng và ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là giáo dục ở bậc đại học trên cơ sở tham khảo, kế thừa các tài liệu và công trình nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích: Công trình nghiên cứu trình bày và phân tích một cách có hệ thống những nội dung chủ yếu về triết lý giáo dục khai phóng, trong đó chủ yếu khai thác những giá trị tích cực của triết lý này và ý nghĩa của nó đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay ở bậc giáo dục đại học. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, bài nghiên cứu giải quyết ba nhiệm vụ chính như sau: - Tìm hiểu về triết lý và triết lý giáo dục nói chung ở các nước trên thế giới. - Khái quát lược sử giáo dục khai phóng, trình bày và phân tích những nội dung cơ bản về triết lý giáo dục khai phóng. - Nêu ra những giá trị của triết lý giáo dục khai phóng và ý nghĩa của nó đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay ở bậc giáo dục đại học. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những quan điểm lý luận về triết lý giáo dục, triết lý giáo khai phóng, ý nghĩa của triết lý giáo dục khai phóng đối với giáo dục bậc đại học ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về triết lý giáo dục khai phóng thông qua những tài liệu, bài viết, công trình đã được nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực giáo dục khai phóng, đặc biệt là giáo dục khai phóng ở bậc đại học; tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu khoa học, sách, báo, tài liệu... liên quan đến nội dung đề tài.
- 4 - Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và kết hợp nhiều phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp duy vật lịch sử - cụ thể, nhằm thực hiện mục đích mà công trình nghiên cứu đặt ra. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm 2 chương: Chương 1. Lý luận chung về Triết lý giáo dục và triết lý giáo dục khai phóng. Chương 2. Ý nghĩa của triết lý giáo dục khai phóng đối với giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
- 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VÀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHAI PHÓNG 1.1. Lý luận chung về Triết lý giáo dục 1.1.1. Định nghĩa triết lý giáo dục Bàn về định nghĩa của triết lý giáo dục, có rất nhiều quan điểm khác nhau, song để có thể khái quát thành một định nghĩa nhất định và toàn vẹn thì chưa có công trình nghiên cứu nào có thể đạt được. Khái niệm triết lý trong cụm từ “triết lý giáo dục” ở đây vốn mang hàm nghĩa khá rộng. Xuất phát từ tiếng Hy Lạp, từ “Philosophy” được dùng phổ biến để chỉ sự thông thái, anh minh, và khi chuyển ngữ sang tiếng việt thành từ “Triết học”. Tuy nhiên trong ngôn ngữ Trung Quốc và ngôn ngữ Việt Nam ngoài từ “Triết học” còn có từ “Triết lý”. Trong tiếng Việt, “Triết lý” mang nghĩa gộp của hai từ “triết” và “lý”. Triết là sáng suốt, thông tuệ, lý là lý lẽ. Triết lý là cái sâu xa mà phải vậy của mọi sự vật, mọi lý do, mọi nguyên tắc trên đời. Như vậy, “Triết học” và “Triết lý” đều bắt đầu bằng chữ “triết” để chỉ sự am hiểu, tri thức phổ quát, bản chất, thông thái. Chữ “học” đi theo chữ “triết” mang hàm ý về học thuyết, khoa học, môn học…trong khi chữ “lý” mang hãm nghĩa về lý lẽ, lý giải, ý tứ sâu xa, một châm ngôn khái quát. Như vậy có thể hiểu “Triết lý” là Triết học đã được vận dụng vào một trường hợp cụ thể, gắn kết ở mức độ nào đó, ở phạm vi nào đó trong đời sống thực. Tuy vậy cũng có người lại cho rằng “Triết lý là lý luận triết học”, phản ánh quan niệm của con người về những vấn đề nhân sinh, xã hội, được cụ thể hoá bằng những tư tưởng, đường lối, phương pháp và hành động thực tiễn, đôi khi nó được hiểu đồng nghĩa với một số từ ngữ khác như định hướng (hoặc nguyên tắc định hướng, định hướng căn bản), tôn chỉ, chính sách, chủ trương, phương châm, nguyên tắc, sứ mạng… tùy theo tác giả sử dụng, hoặc tùy theo góc độ phát biểu, để mô tả lý thuyết căn bản về giáo dục của mình. [7, 61] Từ những phân tích trên có thể khái quát lại rằng, triết lý giáo dục được định nghĩa một cách đơn giản, đó là cơ sở triết học của một nền giáo dục của một nước. Cụ thể, đó là quan điểm về vai trò, vị trí của giáo dục, đường lối, phương hướng
- 6 phát triển, mục tiêu, nguyên lý giáo dục; là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục. Theo giáo sư Ian PM Lambert, trường trung học The Scots, Sydney, Australia: “Một triết lý giáo dục có thể coi là một tuyên bố (hoặc tập hợp các tuyên bố) xác định và làm rõ niềm tin, giá trị và sự hiểu biết của một cá nhân hoặc nhóm đối với giáo dục”. Được định nghĩa theo nghĩa này, nó có thể được coi là một cơ quan kiến thức và quan điểm ít nhiều có tổ chức về giáo dục, ngay cả khi nó được khái niệm hóa và khi nó được áp dụng trong thực tiễn. Triết lý giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc xác định và chỉ đạo các mục đích, mục tiêu và trọng tâm của một trường học. Nó cũng sẽ phục vụ để truyền cảm hứng và định hướng lập kế hoạch, chương trình và quy trình giáo dục trong bất kỳ môi trường nào. Một triết lý giáo dục có thể ảnh hưởng đến những môn học hoặc chủ đề được dạy, cách chúng được dạy và quan trọng hơn là niềm tin và giá trị được dạy, cả nghĩa hàm ẩn lẫn tường minh, bên trong lẫn xung quanh chương trình giảng dạy chính. Có một loại triết lý giáo dục được mô tả khá đơn giản, không có gì đồ sộ nhưng được cho là cái cốt tủy mà tất cả mọi hệ thống tổ chức, mọi phương pháp giáo dục đều phải quy vào, và người xưa cũng đã từng áp dụng, được gói ghém trong mấy câu “tiên học lễ, hậu học văn” (trước học luân lý đạo đức, sau học văn chương kỹ xảo), hay “chỉ ư chí thiện” (dừng lại ở chỗ thiện lành nhất) của Nho giáo, nghĩa là phải tu thân, chí thành và thêm mấy chữ khai ngộ, giải thoát của Phật giáo. [6, 161] Như vậy triết lý giáo dục là ấn định nội dung phương pháp mục đích để định hướng một nền giáo dục. Có nhiều định nghĩa khác nữa nhưng tôi cho đây là định nghĩa hay nhất và dễ hiểu nhất. Như thế triết lý giáo dục là triết học về giáo dục, nó không thể tách ra khỏi triết học nên nó phải được hình thành theo quy luật vận động của đời sống xã hội. Các khái niệm và bản chất của nó phải được đúc kết từ thực tiễn, hình thành lý luận rồi mới khái quát thành triết học. Sau đó vận dụng vào thực tiễn khách quan, mới là “kim chỉ nam” cho một nền giáo dục. Theo Annick M. Brennen “Triết lý giáo dục là triết lý được áp dụng cho giáo dục như một lĩnh vực chuyên biệt trong sự nỗ lực của nhân loại. Nó liên quan đến những tác động đặc trưng của triết học nói chung ảnh hưởng đến giáo dục.[14] Triết
- 7 học của giáo dục không tự nhiên mà có, nó xuất hiện trong bối cảnh xã hội và lịch sử cụ thể. Với khái niệm và tính chất của triết lý giáo dục thì ở mỗi hoàn cảnh lịch sử, mỗi hình thái tổ chức xã hội thì có một triết lý giáo dục khác nhau. Điều đó chỉ xảy ra với một xã hội ổn định trong bối cảnh ít có sự xáo trộn về lịch sử. Tóm lại, triết lý giáo dục là một lĩnh vực rất rộng, khó có thể bao hàm trong một vài cụm từ ngữ nào đó để thâu tóm toàn bộ nội dung, bản chất của nó. Triết lý giáo dục, những nguyên lý cốt lõi chi phối tổng thể một hệ thống hoặc chương trình giáo dục, cần phải có những khác biệt đặc thù theo từng hệ thống, chỉ có giá trị ở hệ thống được thiết kế theo nó. Triết lý giáo dục cần phải nhất quán với mục tiêu và phương pháp giáo dục, phù hợp với bối cảnh chính trị, xã hội, lịch sử và các điều kiện nguồn lực thực hiện tại một điểm không gian và thời gian cụ thể. Có thể trong trường hợp này việc áp dụng sẽ đúng nhưng ở tình huống khác lại khiên cưỡng. Tư duy đa chiều, linh hoạt ấy là cả một kho tàng triết lý giáo dục của dân gian. Đó là “không thầy đố mày làm nên” nhưng lại “học thầy không tày học bạn.” Đó là việc đề cao sự hiểu biết kiến thức (một kho vàng không bằng một nang chữ) nhưng lại chú trọng tính ứng dụng, thực tiễn (trăm hay không bằng tay quen, học đi đôi với hành…). Đó chính là những triết lý giáo dục có tính truyền thống mà vô cùng hiện đại, tích cực. 1.1.2. Triết lý giáo dục ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay Theo một số nghiên cứu, triết lý giáo dục có từ thế kỷ thứ III trước công nguyên, nó xuất phát từ Hy lạp với vai trò của triết lý giáo dục quốc gia là nền tảng trong việc dạy thanh niên, công nhân vận dụng trog thực tiễn đời sống. Lúc đó ở mỗi thành phố có một triết lý giáo dục khác nhau. Athens đặc biệt quan trọng và đã tổ chức những cơ sở nổi tiếng như Học viện của Plato và trường Lyceum của Aristotle. Mỗi bang thành phố có một triết lý giáo dục xác định giảng dạy có hướng dẫn và mở rộng, học tập. Ngay từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên, Plato là người đầu tiên đề xuất khái niệm giáo dục. Một xã hội tồn tại được là do mỗi người có một nghề. Mỗi cá nhân làm công việc phù hợp với những khả năng, ước muốn tự nhiên và có ích cho những người khác hay đóng góp cá nhân cho sự tồn tại của xã hội dù là nguyên thủy hay hiện đại. Hành động truyền nghề có chủ ý hay sự phát triển những công việc nghề nghiệp hay việc huấn luyện kĩ năng, kỹ thuật từ người
- 8 này sang người khác phục vụ xã hội chính là giáo dục. Triết lý của Plato quan niệm rằng sứ mạng của giáo dục là chuẩn bị cho người học gia nhập vào một xã hội nhất định nào đó để phục vụ cho xã hội ấy. Đến giữa thế kỷ XVIII, J.J Rouseau đã đưa ra ý tưởng mới mang tính cách mạng: Con người sinh ra là thiện, mọi xã hội đều có xu hướng làm hỏng cái thiện có sẵn ấy trong con người, và vì vậy sứ mạng chủ yếu của giáo dục là duy trì và phát triển bản tính tốt đẹp tự nhiên của con người, chứ không phải là đào tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của xã hội theo nghĩa đen thực dụng; và rằng con người chỉ có một nghề duy nhất là “Làm người”. Triết lý “vị cá nhân” mang tính “phòng vệ” này, tiếc thay cũng phải gặp một trở ngại lớn: “Môi trường tự nhiên” cần thiết cho đứa trẻ đi học có thể phát huy được cái “thiện” của mình chỉ sản phẩm thuần túy tư duy của Rouseau. Cuối thế kỷ XVIII, E. Kant lại có một cách nhìn nhận khác. Nhân loại bắt đầu lịch sử của mình trong tình trạng bị tự nhiên khống chế chứ không phải với tư cách con người là một sinh vật có lý trí, trong khi đó tự nhiên chỉ cung cấp bản năng và lòng ham muốn. Vì vậy, theo Kant “Con người là tạo vật duy nhất cần phải được giáo dục” hay “Con người là những gì được giáo dục tạo nên” Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cùng với sự xuất hiện trào lưu thực dụng luận, trào lưu tân giáo dục đã ra đời ở Mỹ mà người khởi xướng là John Dewey. Theo ông, “Triết lý giáo dục là lý luận giáo dục xét như một thực tiễn được thực hiện một cách có chủ tâm”. Bởi vậy, một triết lý giáo dục nào cũng phải chứa đựng những nội dung nhằm trả lời các câu hỏi sau: mục tiêu tối hậu của giáo dục là gì? Và để đạt được mục tiêu ấy cần phải hành động theo phương châm nào? Và bằng phương pháp nào? [7, 64] Các nguyên lý cơ bản về phương châm, phương pháp giáo dục của Deway đã thực sự làm nên một cuộc cách mạng mới trong giáo dục. Tư tưởng “Tân giáo dục” của Deway phủ nhận hoàn toàn nền giáo dục truyền thống đã từng được áp dụng từ thời Plato cho đến thời điểm đó mà bắt nguồn sâu xa từ các thuyết nhị nguyên – nền giáo dục truyền thống đã tách biệt giữa nhà trường và xã hội, giáo dục và cuộc sống, người dạy và người học. Deway chủ trương rằng: “Giáo dục không chỉ là quá trình truyền đạt mà chính là bản thân cuộc sống; nhà trường không tách rời khỏi xã hội;
- 9 và học trò là trung tâm của quá trình giáo dục”. Ngày nay, những nguyên lý giáo dục này vẫn là ngọn đuốc soi đường cho giáo dục ở các xã hội dân chủ. [7, 65] Trong vòng 20 năm, nền giáo dục Phần Lan đã tạo ra một cuộc “đại nhảy vọt” làm cơ sở để thúc đẩy kinh tế, trở thành một trong những hình mẫu tham khảo về giáo dục phổ thông của thế giới. Triết lý giáo dục Phần Lan: Lòng tin – Bình đẳng – Hợp tác. Giáo dục Phần Lan đề cao phương châm dạy người học việc chứ không phải dạy người học đi thi, không đề cao vấn đề thi cử. Một triết lý khác của trung tâm của hệ thống giáo dục Singapore là Khổng giáo cũng xem “cuộc sống tốt đẹp là khát vọng vô tận cho sự hoàn hảo đạo đức.” Do đó, đạo đức là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục Singapore và nó cũng giống như ở Nhật Bản. Triết lý giáo dục Nhật Bản cho rằng giáo dục Nhật Bản đã tập trung từ thời Minh Trị và cho rằng “con người chính là đạo đức”. Nó đã được phản ánh theo nhiều cách khác nhau có tác động tích cực và lâu dài đến toàn xã hội Nhật Bản. Đạo đức có ý nghĩa cao về kỷ luật được phản ánh trong cuộc sống của giới trẻ, những người coi giáo dục như một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp, từ đó tỷ lệ bỏ học thấp và tỷ lệ tốt nghiệp rất cao. Triết lý này coi “Học sinh có kỷ luật và đạo đức, lớn lên tạo thành một xã hội có kỷ luật và đạo đức.” Ở góc độ nghiên cứu, giảng viên Nguyễn Quốc Vương (Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), hiện là nghiên cứu sinh về giáo dục lịch sử tại Đại học Kanazawa - Nhật Bản cho biết: “Nếu hình dung giáo dục như một con đường thì triết lý giáo dục cho người ta thấy đích đến của con đường đó. Ở Nhật Bản, triết lý giáo dục xuất hiện ngay trong luật giáo dục của nước họ (Luật giáo dục cơ bản). Triết lý này cho thấy hình ảnh một xã hội họ mong muốn và hình ảnh con người họ mong muốn. Tất cả việc thiết kế chương trình, hệ thống môn học, các vấn đề như phương pháp giáo dục, đánh giá... đều được quy chiếu qua triết lý đó”. Đối với nước Mỹ, Triết lý giáo dục của Mỹ được kế thừa tuyền thống giáo dục châu Âu với chủ nghĩa tự do và nguyên tắc dân chủ là trên hết. Triết lý của chủ nghĩa thực dụng là xương sống của nền giáo dục và cuộc sống của người Mỹ. Tiếp đến là Nga, một đất nước với lịch sử trước đây có nhiều biến động. Trong thời kỳ Liên xô, triết lý kinh tế dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng được
- 10 phát triển bởi Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1885) làm nền tảng. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa nền tảng xã hội ấy thì người ta cho rằng "Ngoài điều này, họ không có triết lý giáo dục phát triển, chỉ là một tập hợp các lý tưởng và mục tiêu mơ hồ và thường xuyên mâu thuẫn." Như vậy, cho dù là nước phát triển nhưng không có nghĩa nước nào cũng có một triết lý giáo dục. Một trong những vấn đề gốc rễ được nói tới nhiều nhất trong các cuộc thảo luận về giáo dục của Việt Nam hiện nay là triết lý giáo dục. Một ý hướng định lý cho giáo dục lẽ dĩ nhiên phải lấy con người làm trung tâm, nhằm mục đích làm thăng tiến con người cả về trí tuệ lẫn đức lý và điều đó cũng phải đặt trong khuôn khổ hoàn cảnh, đặc trưng tâm lý riêng của mỗi dân tộc. Những tính chất mà giáo dục đào tạo nên phải được coi là phương tiện chứ không phải cứu cánh. Giáo dục tình cảm không nhằm đem lại hạnh phúc cho cá nhân một cách trực tiếp mà chỉ tạo cho cá nhân khả năng cảm nhận hạnh phúc bằng cách xây dựng một hệ thống quan niệm đúng đắn về hạnh phúc, về lý tưởng của một cuộc sống hài hòa với thiên nhiên và xã hội, có tâm địa ứng xử dạt dào nhân ái. Thiếu một hệ thống quan niệm đúng đắn về giáo dục thì không thể tổ chức tốt nền giáo dục công dân được mà sẽ vấp phải hết sai lầm này tới sai lầm khác.[3, 293] Để thiết kế lại cấu trúc của một hệ thống giáo dục, trước tiên phải nghiên cứu và thay đổi triết lý giáo dục, thay đổi tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu, đường lối, cung cách làm giáo dục. Nói ngắn gọn như chúng ta thường nói, nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải dạy người…Có triết lý giáo dục rồi thì mới thiết kế cấu trúc, thay đổi chương trình, phương pháp dạy học, thi cử và nhiều vấn đề khác. Theo quan niệm, cách hiểu lâu nay của không ít nhà giáo thì triết lý giáo dục có nghĩa gần như mục tiêu giáo dục, nhưng thực ra hai khái niệm này vốn có điểm khác biệt. Một bên, mục tiêu là cái đích nhắm vào, như nhắm vào việc đào tạo con người có nhân cách, đạo đức…biết ứng xử phù hợp trong môi trường tự nhiên và xã hội. Hiểu theo nghĩa hẹp thì “dạy làm người” cũng có thể coi là một thứ triết lý. Trong khi đó, triết lý giáo dục rộng hơn thực ra là định hướng lớn chung nhất của cả nền giáo dục. Nói cách khác là phương châm, đường lối giáo dục.
- 11 Trong sách “Triết lý giáo dục Việt Nam và thế giới”. GS. Phạm Minh Hạc (từng là Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) chủ trương nền giáo dục Việt Nam nên hướng tới triết lý “đề cao giá trị bản thân” (chứ không phải tập thể), nhằm xây dựng nền giáo dục nhân văn, thực học, thực nghiệp, hình thành và phát triển, phát huy giá trị bản thân ở người học.” Một triết lý giáo dục phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là vô cùng quan trọng, nó rất đáng được suy ngẫm nghiên cứu sâu thêm trên cơ sở thấu tình đạp lý, phù hợp với thuần phong mỹ tục, lịch sử của dân tộc và bối cảnh thế giới hiện đại, để bổ sung vào đó những nguyên tắc, phương châm cơ bản cần thiết, làm nền tảng cho mọi quá trình hoạt động giáo dục, cũng sẽ là cái gốc của mọi ý đồ cải cách giáo dục trong tương lai sắp tới. Triết lý đó phải được thấm nhuần không chỉ trong tim óc máu thịt của mọi tầng lớp giáo chức, cán bộ giáo dục các cấp, các giới nhân sĩ trí thức và phụ huynh học sinh, mà còn phải được sự chia sẻ, ủng hộ tuyệt đối của tất cả các thành phần lãnh đạo chính trị - xã hội trong cả nước, trở thành ý chí, phương châm hành động thống nhất của quốc gia. Nếu không được như thế, thì bao nhiêu đề án hay ủy ban cải cách có lập ra cũng sẽ không đạt được hiệu quả. Trong nội dung cuộc hội thảo “Triết lý giáo dục Việt Nam”, các hội thảo viên đã đặt lại vấn đề chọn triết lý nào cho phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập. Có phải giáo dục Việt Nam đang tồn tại quá nhiều bất cập thì thiếu triết lý? Cuộc hội thảo rất hữu ích, đã giúp soi sáng phần nào một số vấn đề khá cơ bản nhưng có lẽ còn thiếu sót, căn bản ở chỗ tuy đã định ra được phương châm phương hướng, triết lý dạy làm người nhưng chưa nêu đầy đủ nội dung làm người trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội cụ thể, như nội dung con người phải cân bằng giữa cuộc sống vật chất và tinh thần, biết yêu thiên nhiên và tôn trọng bảo vệ môi trường sống như là một trong những mối ưu tiên hàng đầu của con người thời đại. Vì vậy, triết lý giáo dục có lẽ phải được đặt trên nền tảng, có thể diễn đạt bằng nhiều dạng phương châm khác nhau như hơn nửa thế kỷ trước, một số nhà giáo dục, hoạt động văn hóa đã từng đặt ra, chẳng hạn “dân tộc – khoa học – nhân bản” hoặc “dân tộc” nhưng phải “khai phóng”, hoặc phải kết hợp hài hòa giữa yếu tố căn bản và yếu tố kỹ thuật.
- 12 Một điều đáng cân nhắc là nền giáo dục của chúng ta đang định khoác cho nó một thứ triết lý trên cơ sở cụ thể nhu cầu và tập tính của từng dân tộc cụ thể, nghĩa là phải tương hợp với triết lý xây dựng đất nước trong tương lai. Trong tinh thần đó cũng phải xem xét lại cả phương châm phát triển kinh tế bằng con đường “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” ồ ạt như hiện nay, những loại hoạt động mà ai cũng biết có tác động hủy hoại sinh thái ngày càng thấy rõ. Bất kỳ thái độ bất cập hay thái quá nào cũng đều chắc chắn dẫn đến những hệ quả không tốt. Điều này có nghĩa triết lý “trung dung” cũng có thể là một thứ triết lý đáng được tham khảo lựa chọn trong quá trình tìm kiếm một thứ triết lý tổng quát căn bản cho vấn đề định hướng phát triển đất nước nói chung và phát triển giáo dục nói riêng. Không có những nguyên lý – triết lý bao trùm thích hợp thì dù có tổ chức thêm bao nhiêu cuộc hội thảo bàn luận tốn kém, cũng sẽ tiếp tục loay hoay mãi mà không đi đến đâu. Các hiện tượng gây nhức nhối như chạy theo thành tích, học dỏm học giả vì vậy cũng không bao giờ khắc phục được. Như vậy, từ những phân tích trên có thể khái quát lại rằng, một triết lý giáo dục đúng đắn phải được nêu rõ ràng trong Luật Giáo dục ở mỗi quốc gia. Mong muốn của xã hội là trong giai đoạn mới, với sự thay đổi chóng mặt của khoa học kỹ thuật công nghệ thì một trong những phương pháp giáo dục phải là khai phóng, hướng tới từng người học, giúp học sinh, sinh viên chủ động trong nhận thức độc lập, trong tư duy sáng tạo để có thể tự kết nối, tự kiểm soát và thích ứng với sự thay đổi khó đoán định của thế giới hiện nay. Muốn thế, cần mạnh dạn tháo bỏ tư duy cũ kỹ đã ăn sâu vào tiềm thức trong dạy và học. Các trụ cột của triết lý giáo dục dù được diễn giải như thế nào đi chăng nữa thì cũng không vượt qua phạm trù cơ bản là đạo đức và tri thức, đó cũng là sứ mệnh, là hồn cốt triết lý của giáo dục. “Chất liệu chính của một triết lý giáo dục có thể là sự hướng thiện con người đi cùng với suy tư, trăn trở về trách nhiệm của bản thân trước vận mệnh thịnh suy của đất nước. Một nền giáo dục thiếu triết lý như thiếu một ngọn hải đăng dẫn đường. Thiếu triết lý giáo dục cũng góp phần làm đất nước thiếu đi một triết lý phát triển, vì tất cả khởi thủy từ giáo dục.”
- 13 1.2. Lý luận chung về Triết Lý giáo dục khai phóng 1.2.1. Định nghĩa triết lý giáo dục khai phóng Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài qua không gian và thời gian, Giáo dục khai phóng có thể tìm thấy rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng trước hết chúng ta hãy tham khảo một định nghĩa gần đây của Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kỳ (AAC&U): “Giáo dục khai phóng là một cách tiếp cận học tập tạo năng lực và chuẩn bị cho từng cá thể người học ứng phó với sự phức tạp, đa dạng và thay đổi. Nó cung cấp cho người học một nền kiến thức bao quát về thế giới rộng lớn (khoa học, văn hóa và xã hội) đồng thời đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực quan tâm xác định. Giáo dục khai phóng giúp người học phát triển ý thức về trách nhiệm xã hội cũng như tri thức khả dụng mạnh mẽ và các kỹ năng thực tiễn như giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề, cũng như thể hiện một năng lực áp dụng kiến thức và kỹ năng vào đời sống thực tế”. Hay theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh, Giáo dục khai phóng là một lãnh vực rộng, bao gồm những môn học không phải thuần kỹ thuật, hay khoa học chuyên môn, mà liên quan đến nghệ thuật, âm nhạc, lịch sử, triết học, văn học, ngôn ngữ, v.v., tức mang tính nhân văn. Nó nhằm đào tạo con người toàn diện, phát triển nhiều khả năng, tạo nền tri thức rộng, tạo ý thức lịch sử, nhân loại, để làm công dân, làm người văn hóa, hơn là một chuyên gia trong một lãnh vực chuyên môn. [17, 9] Xuất phát từ tư tưởng nhân học của mình, Wilhelm Humboldt (1767-1835) – nhà triết học, nhà cải cách giáo dục của chủ nghĩa nhân văn Đức cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX đã xây dựng triết lý giáo dục khai phóng. Ông đề cập đến sự cần thiết phải hạn chế vai trò của nhà nước trong giáo dục; mục đích duy nhất của giáo dục là kiến tạo và hình thành chính con người cá nhân. Con người không phải là khách thể của nhà nước mà là chủ thể có thể kiến tạo chính mình và tạo ra các điều kiện hình thành cho mình trong xã hội. Triết lý giáo dục của Humboldt được thể hiện đặc biệt ở mô hình giáo dục đại học khai phóng. Đó là: trường đại học chỉ là nơi thuần tuý của khoa học, tức là không phải là nơi bị ảnh hưởng của các mục tiêu và sự cho phép từ bên ngoài; yêu cầu cơ bản nhất trong triết lý giáo dục khai phóng của Humboldt là sự thống nhất giữa nghiên cứu và giảng dạy; nguyên tắc cơ bản của triết lý giáo dục khai phóng là: tự do khoa học (bao gồm cả tự do nghiên cứu, tự
- 14 do tư tưởng, tư do giảng dạy và học tập) và quyền tự trị dành cho đội ngũ giảng viên và tự chủ dành cho giáo viên. Humboldt muốn tránh cho khoa học khỏi sự chi phối và sự lạm dụng của các xu hứng chính trị và nhà nước. Humboldt chủ trương xây dựng “nền cộng hòa của các học giả”, qua đó sinh viên, giáo viên được học hỏi và có được các tri thức của mình thông qua nghiên cứu riêng dưới sự hướng dẫn của các học giả, các giảng viên. Như vậy, từ những lý luận chung về triết lý giáo dục và giáo dục khai phóng, chúng ta có thể định nghĩa một cách ngắn gọn về triết lý giáo dục khai phóng: “Giáo dục khai phóng (liberal education) là giáo dục nhằm tạo ra con người tự do”. Giáo dục khai phóng là "một triết lý giáo dục cung cấp cho các cá nhân một nền tảng kiến thức rộng và những kỹ năng có thể chuyển đổi được, và một cảm nhận mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức, và sự can dự vào đời sống công dân..." Phạm vi của giáo dục khai phóng thường mang tính đa nguyên và toàn cầu; nó có thể bao gồm một chương trình học giáo dục tổng quát cung cấp cơ hội tiếp cận nhiều lĩnh vực học thuật và nhiều chiến lược học tập, bên cạnh chương trình học chuyên sâu trong ít nhất một lĩnh vực học thuật nào đó. Nền tảng của phương pháp giáo dục Khai phóng chính là Tinh thần Khai phóng – hướng đến vun đắp và phát triển các giá trị sâu sắc nhất, quan trọng nhất, nền tảng nhất, tinh hoa nhất của con người. Các giá trị ấy đều xoay quanh 3 giá trị kinh điển mà nhân loại theo đuổi: Chân - Thiện - Mỹ. Tuỳ vào mỗi giai đoạn, mỗi bối cảnh, mỗi nhận thức mà con người hướng đến Chân - Thiện - Mỹ theo những cách thức, cấp độ khác nhau. Tinh thần Khai phóng đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó, có thể kể đến những bước tiến quan trọng như chuyển từ giáo dục kỹ năng/ thói quen/ luật lệ sang giáo dục kiến thức/ tri thức/ đức tính. Từ giáo dục kiến thức/ tri thức/ đức tính đến giáo dục phương pháp/ quy trình/ trải nghiệm. Từ giáo dục phương pháp/ quy trình/ trải nghiệm đến giáo dục năng lực/ giá trị/ khuynh hướng. Và bước phát triển cao nhất của Tinh thần Khai phóng là giáo dục chính tinh thần Khai phóng cho con người. Từ buổi ban đầu, khoa học đã là trung tâm của giáo dục khai phóng. Trong thế giới cổ đại và trong nhiều thế kỷ sau đó, khoa học được xem như là một con đường dẫn đến kiến thức trừu tượng. Nó không có mục đích thực tế. Trái lại, các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 377 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 704 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 287 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 189 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 93 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn