Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và những giá trị, hạn chế của nó
lượt xem 20
download
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là phân tích một cách có hệ thống tư tưởng giáo dục Khổng Tử từ mục đích, đối tượng, đến nội dung và phương pháp giáo dục để qua đó, đồng thời qua đó rút ra những đánh giá về giá trị và hạn chế của nó. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và những giá trị, hạn chế của nó
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ----------------------- NGUYỄN THỊ DUNG TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Thị Liên ThS. Trương Thị Quỳnh Hoa HÀ NỘI, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và những giá trị, hạn chế của nó” là công trình nghiên cứu của tôi và được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Giảng viên – Th. S Nguyễn Thị Liên và Th. S Trương Thị Quỳnh Hoa. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN không liên quan đến những vi pham tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Dung
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th. S Nguyễn Thị Liên và Th. S Trương Thị Quỳnh Hoa - người trực tiếp hướng dẫn, giúp em hoàn thành khóa luận. Em cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo giảng dạy trong Khoa Triết học cũng như các thầy cô trong chuyên ban Logic học và các thầy cô trong trường đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khóa luận và trang bị cho mình hành trang vững chắc cho sự nghiệp sau này. Cuối cùng em xin cảm ơn tới gia đình bạn bè đã luôn động viên, quan tâm, chăm sóc em trong quá trình thực hiện. Mặc dù đã nỗ lực hết sức để hoàn thành khóa luận này, tuy nhiên với khả năng có hạn nên khóa luận tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn để em tiến bộ hơn nữa trong học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, dù đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô và anh chị, nhưng do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều hạn chế, kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Dung
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận ............................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận ................................ 3 4. Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 4 6. Những đóng góp của khóa luận ............................................................. 5 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận .......................................... 5 8. Kết cấu của khóa luận............................................................................. 5 CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ.................................................................. 6 1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội. ................................................................. 6 2.2. Những tiền đề tƣ tƣởng...................................................................... 10 2.3. Khổng Tử- cuộc đời và sự nghiệp .................................................. 12 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 15 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CƠ BẢN CỦA KHỔNG TỬ ............................................................................................... 17 2.1. Quan niệm của Khổng Tử về mục đích giáo dục ............................ 17 2.2. Quan niệm của Khổng Tử về đối tƣợng giáo dục ........................ 19 2.3. Quan niệm của Khổng Tử về các lĩnh vực giáo dục ....................... 22 2.3.1. Giáo dục đạo đức ............................................................................. 22 2.3.2. Giáo dục về các kiến thức khác...................................................... 29 2.4. Quan niệm của Khổng Tử về phƣơng pháp giáo dục ................... 30 2.4.1. Đối với ngƣời thầy ........................................................................... 31 2.4.2. Đối với ngƣời học ............................................................................ 39 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 43 CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ ........................................................................... 45
- 3.1. Những giá trị trong tƣ tƣởng giáo dục của Khổng Tử .................. 45 3.2. Những hạn chế trong tƣ tƣởng giáo dục của Khổng Tử ................ 52 KẾT LUẬN ................................................................................................ 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 68
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên con đường phát triển của một quốc gia, bên cạnh những điều kiện tự nhiên thì điều kiện xã hội cũng đóng vài trò quan trọng chủ chốt để thúc đẩy quá trình tiến lên ấy. Trong đó nguồn lực con người đóng vai trò thiết thực và quan trọng đối với một đất nước. Để đào tạo ra được những người tài giỏi điều đầu tiên các nước chú trọng giáo dục, xem nó là động lực, đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển. Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ và nền kinh tế tri thức, hàm lượng trí tuệ kết tinh trong mỗi sản phẩm hàng hóa ngày càng chiếm đa số trong giá trị được tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, tài năng, trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động, sáng tạo của con người không phải xuất hiện một cách tự phát và ngẫu nhiên, mà phải trải qua một quá trình giáo dục, rèn luyện tích lũy lâu dài mới có được. Chính bởi vậy, giáo dục lại càng được coi trọng và trở thành yếu tố cấu thành nên nền sản xuất xã hội. Thực tiễn cho thấy bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển đều phải quan tâm, đầu tư cho giáo dục. Bởi vì giáo dục- đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị xă hội và hơn hết là góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. Vì vậy, John Gelbriet viết: “Đồng đô la được đầu tư cho trí tuệ con người thường mang đến sự gia tăng thu nhập quốc dân lớn hơn đồng đô la đầu tư vào đường sắt, các đập chắn nước, máy móc, và các khoản mục cơ bản khác. Giáo dục đang trở thành hình thức đầu tư có hiệu suất cao”. Việt Nam là đất nước chịu sự đô hộ trong khoảng thời gian dài nhất dưới ách thống trị của Trung Hoa. Bởi vì quá trình tiếp xúc dài như vậy, nên nền giáo dục của Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng, phân hóa lớn từ nền giáo dục nước bạn. Nho giáo du nhập vào nước ta trong khoảng 2000 1
- năm và đã có những ảnh hưởng to lớn đối với xã hội và con người Việt Nam. Trung Quốc là một trong những cái nôi văn hóa lớn, rực rỡ, phong phú bậc nhất của nền văn minh phương Đông. Và vậy nên, tư tưởng triết học Trung Quốc từ lâu đã khẳng định được vị trí của mình trong tiến trình phát triển chung của lịch sử tư tưởng nhân loại với tên tuổi của những nhà triết học nổi tiếng. Mặc dù, Nho giáo - một trong những học thuyết triết học và chính trị - xã hội lớn nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại ra đời rất sớm, nhưng nội dung của nó đã dành sự quan tâm lớn đến con người đặc biệt là vấn đề giáo dục con người. Cùng với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, thì công tác giáo dục đào tạo đã và đang được đặt lên hàng đầu và đóng góp một phần quan trong trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Việc phát triển giáo dục- đào tạo trực tiếp giúp con người nâng cao trí tuệ, hiểu biết và khả năng vân dụng những tri thức khoa học kỹ thuật để từ đó không ngừng phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân tiến tới thực hiện các mục tiêu cao cả mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triến đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triến giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triền” [23,tr. 115-116]. Với triết học Nho giáo, người mở đầu là Khổng Tử đã có nhiều đóng góp cho giáo dục Trung Hoa cũng như nhiều nước phương Đông khác. Bởi vậy, dù ở trong lịch sử hay hiện nay thì tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vẫn có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam 2
- Vì vậy, với tất cả lý do trên, tôi lựa chọn : “Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và những giá trị, hạn chế của nó” làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận là phân tích một cách có hệ thống tư tưởng giáo dục Khổng Tử từ mục đích, đối tượng, đến nội dung và phương pháp giáo dục để qua đó, đồng thời qua đó rút ra những đánh giá về giá trị và hạn chế của nó. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, khóa luận tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu sau: - Phân tích, khái quát những điều kiện và tiền đề chủ yếu cho sự hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. - Phân tích, làm rõ một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. - Bước đầu rút ra những đánh giá về giá trị và hạn chế của nó 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và đánh giá về tư tưởng đó. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là tư tưởng giáo dục của Khổng Tử trong tác phẩm Luận ngữ và những công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. 4. Tình hình nghiên cứu - Các công trình: “Đại cương triết học Trung Quốc” của Nguyễn Hiến Lê (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1992),“Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc” của Lê Văn Quán (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1996), “Đại 3
- cương triết học Trung Quốc cổ đại” của Doãn Chính (Nhà xuất bản Thanh niên, 2003), “Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại” của nhóm tác giả Doãn Chính, Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình (Nhà xuất bản Thanh niên, 2003)… đã trình bày những nét cơ bản về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội cho quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại, trong đó tư tưởng giáo dục Nho giáo nói chung và tư tưởng giáo dục của Khổng Tử nói riêng. - “Khổng Tử” của Nguyễn Hiến Lê (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2006) đã trình bày ngắn gọn một số nội dung cơ bản trong học thuyết của Khổng Tử như: “chính danh”, “đức trị”, “tu thân’, “phải học”, “dưỡng dân”, “giáo dân”, “đạo làm người”.v.v.. Nghiên cứu những nội dung này giúp chúng tôi có thêm những gợi ý để phân tích một số nội dung giáo dục của Khổng Tử. - “Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam” của Phạm Minh Hạc (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013) đã trình bày triết lý giáo dục của Việt Nam và một số nhà giáo dục tiêu biểu trên thế giới. Tác giả đã dành nguyên chương thứ 3 để viết về Khổng Tử và triết lý giáo dục của Khổng Tử. - “Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã hội. Ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta ngày nay” (Luận án của Nguyễn Văn Bình, 2001) đã trình bày khái lược về những mối quan hệ trong xã hội Trung Quốc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra, khóa luận chủ yếu vận dụng những quan điểm biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin, phương pháp lịch sử triết học kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp diễn dịch, quy nạp; phương pháp phân tích, luận giải; phương pháp đối chiếu - so sánh; phương pháp thống nhất lôgíc - lịch sử ; phương pháp tổng hợp, khái quát. 4
- 6. Những đóng góp của khóa luận Khóa luận phân tích và trình bày một cách có hệ thống những nội dung và một số giá trị, hạn chế chủ yếu trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử từ mục đích, đối tượng đến các lĩnh vực giáo dục và phương pháp giáo dục. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận 7.1. Về mặt lý luận - Từ góc độ và phương pháp tiếp cận triết học khoa học, khóa luận trình bày khái quát các điều kiện và nhân tố tác động đến sự hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. - Phân tích và hệ thống hóa những nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. 7.2. Về mặt thực tiễn Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử nói riêng, tư tưởng Nho giáo nói chung. 8. Kết cấu của khóa luận Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết. 5
- CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ 1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội. Từ xa xưa đến nay, bất kì một sự việc hay vấn đề gì nảy sinh thì đều chịu những ảnh hưởng của chính xã hội, thời đại mà nó đang tồn tại chi phối. Và bất kì học thuyết gì ra đời và được nhiều người dân nhắc mãi thì đều phải chứa đựng trong nó vấn đề đáng chú ý và “học thuyết của Khổng Tử nói chung và tư tương giáo dục của ông nói riêng” cũng đáng giá như vậy. Vì vậy để có thể nghiên cứu và hiểu rõ được học thuyết của Khổng Tử thì trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu về điều kiện kinh tế-xã hội mà ông đã sống - xã hội của thời kỳ Xuân Thu và trước Xuân Thu. Đây là thời kỳ xã hội Trung Quốc với sự cai trị của các vua nhà Chu. Về kinh tế, cũng như các nhà nước phương Đông bấy giờ, nền kinh tế ở đây xuất hiện nhiều thành tựu rực rỡ trong nông nghiệp khi sản lượng lương thực tăng nhiều hơn từ đó đáp ứng được nhu cầu và đã góp phần làm cho xã hội hưng thịnh và văn minh hơn trước. Bởi vì trải qua thời kì chiến tranh lâu dài giữa các nước chư hầu, cho nên việc quản lý tư liệu sản xuất và sức lao động rất được coi trọng. Thời gian này thì tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất, sức lao động là các công xã và thị tộc thất bại từ chiến tranh và thuộc quyền quản lí của vua nhà Chu. Vua lấy đất đai chia cho chư hầu, từ đó chư hầu có quyền quản lí đất nhưng cũng phải chịu áp lực quản lí từ bề trên. Chư hầu có quyền lấy đất đai được nhà vua ban cho chia lại cho họ hàng, họ hàng lại chia cho dân cày bởi dân không thể có riêng đất đai nên đành phải chịu cảnh đi làm thuê làm mướn. Khi có sự phân biệt trong của cải là đất đai thì đã có sự phân hóa sâu sắc trong đẳng cấp xã hội, từ đó ảnh hưởng đến văn hóa, giáo dục. Ở thời kì này, văn hóa, giáo dục chỉ dành cho quý tộc, thị tộc, giáo dục chủ yếu là ở trường quan dành riêng cho con quý tộc, quan lại. Giáo dục trong gia tộc và 6
- giáo dục học hiệu ngày càng mở nhiều để có thể đáp ứng nhu cầu của người học. Đặc biệt thời kì này, việc giáo dục chỉ dành cho nam nhân, đặc biệt là con trai trưởng của gia tộc thì vấn đề giáo dục, đào tạo được coi là một chuyện hết sức quan trọng. Vào thời kì này, nhà Chu đã thể hiện rõ lập trường của mình trong việc phân biệt rõ giữa thành thị và nông thôn; và đã thành lập thành thị với quy mô rộng lớn. Thành thị là nơi ngụ của vua và tầng lớp quý tộc- những kẻ đại diện cho tầng lớp thống trị; còn nông thôn là nơi ở của những người nông nô bị nô dịch. Từ đó trong xã hội có xuất hiện những người được coi trọng là “quân tử” và những kẻ thấp kém được gọi là “tiểu nhân”. Há phải chăng cứ là quân tử thì được mọi người mến mộ còn kẻ tiểu nhân thì bị người đời khinh bỉ. Liệu những người không là quân tử cũng chả là hạng tiểu nhân thì họ là ai? Trong các học thuyết của Khổng Tử ông cũng đề cập đến quân tử đến tiểu nhân đến việc giáo dục như thế nào để được thành quân tử và như thế nào sẽ trở thành tiểu nhân. Nhưng dù cho ông chủ trương “hữu giáo vô loại” thì ông vẫn coi trọng việc giáo dục người quân tử và giáo dục như thế nào để trở thành quân tử hơn. Trải qua thời kì còn sơ khai về văn minh, vào thời Xuân Thu, kinh tế Trung Quốc chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Đồ sắt ra đời là bước ngoặt lớn trong nông nghiệp. Công cụ lao động bằng sắt ngày càng nhiều đã làm cho diện tích đất canh tác ngày càng mở rộng, kỹ thuật trồng trọt được cải tiến đã làm năng suất lao động tăng, sản lượng nông sản ngày càng nhiều. Bước tiến bộ trong việc sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Công cụ bằng sắt ra đời đã mở ra một ngành công nghiệp mới, lạ cho Trung Quốc là luyện kim, luyện sắt… cùng với đó là sự phát triển của các ngành chăn nuôi trồng trọt, nông dân biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, các nghề thủ công nghiệp cũng phát triển theo đặc biệt là làm gốm. Khi kinh tế trong nước phát triển cộng với sự khai hoang ruộng đất, khai mở bờ 7
- cõi, dẫn đến việc thương nghiệp cũng phát triển. Vào thời điểm này đã có hình thức trao đổi mua bán bằng tiền tệ chứ không như trước. Sự xuất hiện tiền tệ và thương nghiệp phát triển đã hình thành một tầng lớp người mới- người thương nhân, tầng lớp này ngày càng có vị trí lớn và tầm ảnh hưởng quan trọng tới kinh tế- xã hội- chính trị. Sự phát triển kinh tế đã làm cho người dân thoát khỏi những cảnh đói nghèo lạc hậu từ đó họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề khác trong xã hội – trong đó có giáo dục. Nếu ở xã hội trước, giai cấp quý tộc chủ nô nắm toàn bộ sức lao động ruộng đất và người nô lệ, thì thời kì này xuất hiện công xã nông nghiệp với tầng lớp nông nô- người được công xã giao ruộng đất cày và được khai khẩn đất hoang, luận canh để tăng năng suất. Bên cạnh đó đã tạo điều kiện cho giới quý tộc chiếm cứ ruộng đất công xã làm ruộng tư- xuất hiện chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất. Từ đó trong xã hội hình thành 1 giai cấp mới, giai cấp địa chủ, giai cấp này vừa giàu có về kinh tế, vừa mong muốn có quyền lực về chính trị, xuất hiện với tư cách địa chủ mới cùng với giai cấp quý tộc chủ nô vào việc thống trị xã hội. Ở thời kỳ Xuân Thu, tầng lớp quý tộc mới, vì có tiền và có tài đã bắt đầu có thế lực chính trị bắt đầu chi phối xã hội. Đây là tầng lớp đã nhận ra được sự sai sót, thiếu kém trong sự quản lý cũ mà bắt đầu xây dựng cho riêng mình một cách quản lí mới. Lúc này học tập không còn là của riêng mình ai mà còn là nhu cầu cấp thiết của một nhóm người trong xã hội, sách viết: “Việc học tập từ chỗ là độc quyền của giới quý tộc thị tộc nay được mở rộng đến cả thứ dân, nên trường tư mở ra, gọi là giai đoạn “học hạ tư nhân”” [44, tr.64] . Khổng Tử là người đầu tiên mở ra trường tư nhân để dạy cho tất cả mọi người, mở rộng phạm vi đối tượng giáo dục đến với các tầng lớp khác trong xã hội. Với chủ trương “hữu giáo vô loại” Khổng Tử dạy học không chỉ cho tầng lớp quý tộc địa chủ, những người thương nhân thích làm quan mà còn dạy cho những người khác không phân biệt đẳng cấp. 8
- Vào thời kì này, việc quản lý đất đai đã không còn nằm trong tay của nhà vua nữa, quyền cai trị đất đai của vua Chu bị tước đoạt, giai cấp quý tộc nhà Chu thì mất dần quyền lực, địa vị kinh tế ngày càng sa sút. Việc thực hành chế độ “phong hầu kiến địa” chỉ có kết quả trong thời gian đầu, đến lúc này, các nước chư hầu không còn quy phục và phục tùng nhà Vua như trước. Trật tự nhà nước đảo lộn, đạo đức suy đồi, chiến tranh loạn lạc liên miên. Các cuộc chiến thôn tính lẫn nhau giữa các chư hầu nhằm tranh giành địa vị cũng ngày càng nhiều dẫn đến sự diệt vong của hàng loạt các nước chư hầu, dân tình loạn lạc, chết chóc, khổ sở, xã hội trở nên rối loạn hơn bao giờ hết. Sử viết “khắp thiên hạ đều loạn lạc như nước đổ cuồn cuộn, làm thế nào cho thiên hạ trị?”[43, tr. 36] hay “Nghĩ như vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, ở trong tình cảnh hỗn loạn như thế, dẫu ta có lúa đầy kho có chắc được ngồi yên mà ăn không?”[43, tr.36] . Đây là thời kì mà xã hội Trung Quốc có sự biến động sâu sắc, chế độ chiếm hữu nô lệ kiểu phương Đông ngày càng suy yếu, sự manh nha bắt đầu xuất hiện chế độ phong kiến sơ kỳ đang dần hình thành- đây chính là nguồn động lực để Khổng Tử đưa ra tư tưởng về giáo dục của mình. Bởi ông cho rằng, xã hội hỗn loạn như bấy giờ là do trình độ nhận thức, con người ngày càng vô đạo. Vì vậy cần phải có một triết thuyết về giáo dục để có thể đưa con người trở về đúng với bản chất tự nhiên là thiện, là yêu thương quý mến đồng loại. Trong giai đoạn xã hội xáo trộn như thế này, nếu như những nhà cầm quyền chủ trương dùng “hình pháp” để trị loạn xã hội như Quản Trọng ở nước Tề, Từ Sản ở nước Trịnh, Thương Ưởng ở nước Tần…với phép trị nước là đề cao luật pháp, ban bố pháp luật cho dân biết, nếu phạm tội thì sẽ xử phạt theo pháp luật. Khổng Tử cho rằng chủ trương lập lại trật tự xã hội bằng con đường giáo dục với mục đích dạy cho con người hiểu rõ được đạo lý và coi đó là một trong những biện pháp chủ yếu để trở nên chính đạo, đồng thời ông chú trọng đào tạo nên những người quân tử để cải biến xã 9
- hội, đưa tới một xã hội thái bình thịnh trị như thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Ngoài ra, Khổng Tử còn muốn thông qua giáo dục để xây dựng một xã hội lí tưởng- xã hội thái bình, thịnh trị có trật tự lễ nghĩa “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”, “chính danh, định phận”, “túc thực, túc binh, dân tín”. Với một xã hội lí tưởng như vậy thì việc đầu tiên và quan trọng nhất ông hướng tới giáo dục con người vừa có đức, vừa có tài đặc biệt có thể xây dựng tầng lớp đứng đầu với “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đất nước đang trong quá trình phát triển nhưng lại xảy ra chiến tranh loạn lạc. Chính điều này đã phần nào đó là lý do Khổng Tử đưa ra tư tưởng giáo dục và cũng ảnh hưởng đến những nội dung giáo dục sau này của ông. 2.2. Những tiền đề tƣ tƣởng Tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại có từ thời tiền sử nhưng phát triển mạnh mẽ từ đời nhà Chu (1134-247 TCN). Trước đây, khi con người ở thời đại nguyên thủy, tri thức còn đang sơ khai, thường cho rằng tất cả sự vật trong vũ trụ này đều do các vị Thần sắp đặt. Lúc này, người dân đều lo sợ trước mẹ thiên nhiên, lo sợ trước những vị Thần tự nhiên. Từ thời nhà Hạ, nhà Thương đã bắt đầu có quan niệm về Trời và Đế, họ tin rằng Trời và Đế đều có quyền uy tối thượng: “Thượng đế có quyền uy rất cao, đặt các Thần giữ các chức quan, địa vị của các Thần là ở dưới Đế và phải phục tùng mệnh lệnh của Đế” [33, tr.38]. Cho đến thởi kỳ Tây Chu thì bắt đầu có triết học Trung Quốc. Vào lúc này người ta đã quan tâm đến thần thoại tôn giáo duy tâm với các biểu tượng về “Thượng đế”, “quỷ thần”. Cho đến thời Xuân Thu, con người đã biết đến ngũ hành, cho rằng hầu như toàn bộ vật chất tồn tại quy thành năm loại, đồng thời cũng sử dụng thuyết âm dương để giải thích những hiện tượng trong thế giới vật chất. Thời kỳ này, những “tín ngưỡng” đối với quỷ, thần càng ngày càng ít đi. Lúc này, tư tưởng chi phối nhà Tây Chu đã trở nên hình thức và giáo 10
- điều. Nếu như vào thời nhà Chu, “Lễ” vốn là điển chương thần thánh, là công cụ thống trị của quý tộc thị tộc; “Thi” vốn là huyết mạch tư tưởng của giai cấp thống trị thì đến thời Xuân Thu, “Lễ” đã trở thành nghi thức giao tế của quý tộc, “Thi” đã trở thành lệnh bang giao giữa các nước hay thành những lời thù tạc trong trường giao tế của quý tộc. Tuy nhiên, văn hóa thời Tây Chu với những thành tựu mà vua Văn Vương, Vũ vương, Chu Công để lại vẫn được nhiều người gìn giữ và bảo tồn ở thời Xuân Thu, đặc biệt là chế độ Lễ - Nhạc nhà Chu rất được Khổng Tử coi trọng. Vì là người có niềm tin về lịch sử, hoài cổ, nên Không Tử rất coi trọng việc gìn giữ và lưu truyền văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa, đạo đức lễ nghi do Chu Công tạo dựng. Để có thể tìm lại và lưu giữ văn hóa truyền thống thì Khổng Tử coi đó là một nhiệm vụ của giáo dục. Để sau này, trong các bài giảng của mình, ông thường sử dụng những câu chuyện về gương người cũ mà giáo hóa cho học trò của mình. Kể từ khi các nước chư hầu không còn phục tùng vương mệnh nhà Chu, dẫn đến chiến tranh loạn lạc. Các cuộc chiến tranh giành địa vị bá chủ càng ngày gay go, việc tranh giành đất đai và quyền cai trị dân chúng giữa các dòng họ và quý tộc ngày càng khốc liệt. Bởi vậy chính trị rối loạn, đạo đức băng hoại, đời sống tinh thần của ngươì dân ngày càng khổ cực, cuộc sống ngày càng khó khăn. Đứng trước tình hình này đã nảy sinh trong lòng người dân Trung Quốc một khát vọng về xã hội thái bình, thịnh trị. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành học thuyết chính trị- xã hội và tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. Đứng trước hoàn cảnh như bấy giờ, đạo đức được coi như là một trong những vấn đề triết học Trung Quốc, từ đó các nhà tư tưởng đã đề cao việc “tu tâm, dưỡng tính”. Vào đầu thời nhà Chu, trong đời sống tinh thần của người Trung Quốc cổ đại thì ngoài việc tiếp tục truyền thống tế Đế tổ, Tiên vương của người Ân, nhà Chu còn bổ sung thêm tư tưởng kính trời, thờ Thượng đế, hợp mệnh trời, người với trời hợp nhất 11
- Vào thời Xuân Thu, mặc dù chiến tranh loạn lạc nhưng đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại, còn được gọi là thời kỳ “bách gia, chư tử”, “bách gia tranh minh”. Chính trong điều kiện này, đã giúp Khổng Tử nhận thấy được rằng muốn thiết lập lại trật tự, kỷ cương xã hội thì cần phải giáo hóa con người trước tiên. Trong giáo dục ông chủ trương dùng “đức trị” và thông qua giáo dục như là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của mình. Với mong muốn lập lại trật tự lễ pháp nhà Chu, Khổng Tử đề cao chính sách Nhân trị của Chu công, nêu lí tưởng Vương đạo của vua Nghiêu, vua Thuấn đời thái cổ. 2.3. Khổng Tử- cuộc đời và sự nghiệp Khổng Tử (孔子), sinh năm 551 tr.CN và mất năm 479 tr.CN, tên là Khâu (丘), tự là Trọng Ni (仲尼). Ông sinh ra vào thời Xuân Thu, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), trong một gia đình nghèo, có ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quý tộc sa sút từ nước Tống, sau này dời sang nước Lỗ. Cha của Khổng Tử là Thúc Lương Ngột làm một chức quan nhỏ ở nước Lỗ. Năm Khổng Tử lên 3 tuổi thì cha mất, ông sống với mẹ trong cảnh nghèo khó. Tuy nhà nghèo nhưng cha làm quan nên lúc còn nhỏ “ông cũng được học trong một trường công (quan học) mở để dạy con cái quý tộc về lục nghệ” [54, tr.40]. Vốn là một người rất thông minh, ham học, xem xét kỹ lưỡng để hiểu biết tường tận vấn đề, gặp ai cũng học, ở đâu cũng học, bên cạnh đó ông cũng là một người tự học và biết học như thế nào để tốt hơn. Khi trưởng thành, trải qua sự dạy dỗ và tích lũy kiến thức mà mình có được, ông đã tự ý thức được rằng, giáo dục là con đường không thể thiếu đối với mọi người để từ đó ông mở trường tư dạy học (trước đó chỉ có trường công dạy cho con em quan lại, quý tộc, vua chúa), đưa giáo dục đến với mọi tầng lớp trong xã hội. Nhiều sách cho rằng, Khổng Tử bắt đầu dạy học từ sớm trước khi làm quan. Như có sách ghi rõ: “vào khoảng 30 tuổi, Khổng Tử bắt đầu 12
- nhận đệ tử dạy học” [ 21, tr.15]. Học trò thường gọi ông là Khổng Phu Tử (孔夫子) hay Khổng Tử (chữ Tử ở đây gọi là thầy). Vốn nổi tiếng là người học rộng, biết nhiều, nên ông được nhiều học trò xin theo học, ngay cả quan Đại phu nước Lỗ là Trọng Tôn Cồ cũng cho hai người con trai là Hà Kỵ và Nam Cung Quát theo Khổng Tử học lễ. Học trò của Khổng Tử rất đông, trong đó có nhiều người tài đức được Khổng Tử nhắc đến nhiều lần trong Luận ngữ như Nhan Uyên, Tử Lộ, Tử Cống, Nhiễm Hữu, Quý Lộ, Tử Du, Tử Hạ, Trọng Cung... Ngay khi còn trẻ, Khổng Tử đã có mong muốn được làm quan để thi hành chính đạo, thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Năm 21 tuổi, Khổng Tử được cử làm chức Ủy Lại, một chức quan nhỏ coi việc sổ sách. Sau đó, làm chức Tư Chức Lại, coi việc nuôi bò, dê, súc vật dùng trong việc tế tự. Theo các nhà nghiên cứu, Khổng Tử đã kinh qua một số chức quan, có sách viết ông làm đến chức “Thượng thư Bộ công, Thượng thư Bộ hình, rồi được thăng tới chức Đệ nhị Tướng quốc, Tư khấu (Quyền Tể tướng)” [21, tr.48]. Vào năm thứ mười đời Lỗ Quốc công, với tư cách là quan Tư khấu, Khổng Tử đã mang lại cho nước Lỗ nhiều thành tựu khi hội đàm với Tề hầu ở Giáp Cốc. Sau vì chính sách của ông không được áp dụng, ông đã đi chu du thiên hạ cùng với một số học trò thân cận như Nhan Uyên, Tử Lộ, Nhiễm Hữu... để tuyên truyền cái đạo của mình. “Ông cũng là người đầu tiên mở phong trào du thuyết khắp các nước để tìm một ông vua biết dùng thầy trò ông” [43, tr. 48]. Sau 13 năm chu du liệt quốc, Khổng Tử vẫn không tìm được nơi nào để hành đạo của mình, ông quay về nước Lỗ tiếp tục nghiên cứu và dạy học để truyền đạo cho đời sau. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, cuộc đời Khổng Tử được chia thành bốn thời kỳ: “1. Thời kỳ thơ ấu và tráng niên từ 1 đến 30 tuổi: Thời kỳ côi cút, nghèo nàn, hay làm, ham học; 2. Thời kỳ trưởng thành: từ 30 đến 50 tuổi: Thời kỳ lập chí học đạo, sang Chu, sang Tề, khảo sát phong tục, lễ nhạc, nghiên cứu sách vở tiền nhân; 3. Thời kỳ giảng giáo bằng phương pháp 13
- chính trị: Từ 50 đến 68 – Hoặc chấp chính tại Lỗ (50 - 55 tuổi), – Hoặc chu du thiên hạ (55 đến 68 tuổi); 4. Thời kỳ giảng giáo bằng phương pháp giảng dạy, giáo dục môn đệ và trước tác: từ 68 đến 73 tuổi” [Dẫn theo 43 tr. 48-49]. Như vậy, phần lớn cuộc đời Khổng Tử là để tâm cầu học và dạy người. Vốn “là người đi nhiều, học nhiều, Khổng Tử đã tổng kết được nhiều vấn đề về nhận thức, về thực tiễn giáo dục và phương pháp dạy học” [9, tr.19]. Đúng như nhận định của Nguyễn Văn Thọ: “Đức Khổng Tử sinh ra đời, có lẽ là để dạy đời, cho nên Ngài hết sức tha thiết với vấn đề giáo dục”. Gần như cả cuộc đời Khổng Tử theo đuổi sự nghiệp giáo dục với sự nhiệt tâm và tinh thần “hối nhân bất quyện” – dạy người không chán, ông đã trở thành nhà giáo dục vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Ông rất coi trọng việc gìn giữ đạo của Thánh hiền, nhất là các kinh sách đời trước. Ông “đem Quan thư san định thành Thượng thư, đem thi ca cổ đại của vùng Hoa Bắc, tương truyền hơn 3.000 thiên (bài), san còn lại được hơn 300 thiên (tức Kinh Thi), sau đó đính định Lễ thư (tức Kinh Lễ), Nhạc thư (tức Kinh Nhạc)”. Những năm cuối đời, Khổng Tử thích nhất là việc san định bộ Chu Dịch, tức là Kinh Dịch, ông ghi chú cẩn thận, xếp đặt lại cho có thứ tự, chú thích những chỗ khó hiểu. Ngoài việc san định Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Khổng Tử còn viết sách Xuân Thu, ghi chép sử nước Lỗ thời Xuân Thu. Đây cũng chính là những nguồn tài liệu mà Khổng Tử dùng để giảng dạy cho học trò của ông. Sự nghiệp dạy học của Khổng Tử lại có quan hệ mật thiết với sự ra đời của cuốn Luận ngữ. Trong quá trình dạy học, những lời dạy học trò, lời đối đáp của Khổng Tử với đệ tử và giữa các đệ tử với nhau đã được môn đệ của ông ghi chép và biên soạn lại thành cuốn Luận ngữ. Đây là cuốn kinh điển “phản ánh tư tưởng giáo dục tiến bộ của Khổng Tử”. 14
- Tiểu kết chƣơng 1 Được ví là một trong những nền văn minh lớn của thế giới, Trung Quốc ở giai đoạn Xuân Thu đã có nhiều thành tựu nổi bật đánh dấu sự phát triển của đất nước. Về kinh tế đã có nhiều cải tiến trong công cụ sản xuất, từ những hòn cuội, hòn đá để đập vỡ hạt thì bây giờ người Trung Quốc đã sử dụng những công cụ bằng kim loại để trồng trọt, chăn nuôi. Về chính trị, sau khi vua nhà Chu qua đời, đã có nhiều biến động xảy ra. Với địa thế là một đất nước có diện tích lãnh thổ rộng lớn bật nhất thì việc các cuộc chiến tranh loạn lạc giữa các chư hầu nhằm xâm chiếm lẫn nhau để giành quyền cai trị đất nước xảy ra thường xuyên vào giai đoạn này. Điều nãy dẫn đến cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn, đất nước thì tà đạo ngày càng nhiều. Sống trong xã hội loạn lạc, vô đạo của xã hội đương thời đã làm cho Khổng Tử sớm nhận thức và tìm ra con đường cải tạo xã hội bằng việc phải giáo dục, giáo hóa con người, đào tạo nên những con người đủ đức hạnh và tài năng để gánh vác trách nhiệm phục hưng xã hội. Điều này đã thúc đẩy Khổng Tử xây dựng nên học thuyết của mình để xây dựng một xã hội bình trị, quốc thái dân an. Khổng Tử được sinh ra trong một gia đình quý tộc sa sút nhưng ông đã có cơ hội thụ hưởng nên giáo dục quan học, văn hóa, đạo đức, nghi lễ do Chu Công xây dụng. Vốn là một người thông minh, hiếu học, tài năng, uyên bác, chứng kiến cảnh nước nhà như vậy, là một người yêu nước có mong muốn xây dựng xã hội quay về thái bình thịnh trị như thời vua Nghiêu, vua Thuấn thì Khổng Tử đã hiều rõ được vấn đề ngay bây giờ là phải giáo hóa người dân. Giáo dục cho họ về đạo đức, về chính trị, về lục nghệ… để từ đó có thể tự mình xem xét, học hỏi và sửa đổi theo chính đạo. Là một người bắt đầu sự nghiệp học tập cũng như giảng dạy từ rất sớm, Khổng Phu Tử đã có được những tư tưởng sâu sắc về giáo dục. Từ đó những bài giảng, lời nói, những so sánh của ông đã có những tác động to 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 331 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 294 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 211 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 113 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 62 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn