Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002/NĐ-CP trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
lượt xem 18
download
Khóa luận đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ người nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002/NĐ-CP trên địa bàn xã Bắc Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002/NĐ-CP trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện để tài. Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Đỗ Hải Yến i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Học viện nông nghiệp Việt Nam nói chung và thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn nói riêng đã dìu dắt, trang bị cho tôi cả về kiến thức chuyên môn và đạo đức bản thân. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn khoa học PGS.TS.Nguyễn Mậu Dũng người đã tận tình giúp đỡ tôi đi đúng hướng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn tập thể cán bộ lãnh đạo, ban xóa đói giảm nghèo xã và bà con nhân dân trong xã Bắc Phong đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại xã. Cảm ơn tập thể lớp Phát triển nông thôn C khóa 56 – Khoa kinh tế và PTNT – Trường Học viện nông nghiệp Việt Nam đã cùng giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị, bạn bè và người thân đã luôn ở bên, động viên, chia sẻ với tôi những lúc khó khăn từ khi tôi học tập tại trường đến nay. Tác giả khóa luận Đỗ Hải Yến ii
- TÓM TẮT Trong những năm qua, chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002 NĐCP đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Mặt khác, chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng này được ban hành đã thúc đẩy cho hoạt động phát triển kinh tế tại địa phương. Để đánh giá về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002 NĐCP chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002/NĐCP trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”. Với mục tiêu hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ở xã, nghiên cứu tình hình thực hiện và kết quả thực hiện chính sách trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao phong, tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã. Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã tìm hiểu về đặc điểm địa bàn và sử dụng các phương pháp chọn điểm nghiên cứu, thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, xử lý và phân tích số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số chỉ tiêu liên quan phản ánh nội dung của đề tài. Với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu trên, đề tài nghiên cứu đã đạt được kết quả như sau: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng bao gồm một số khái niệm cơ bản, vai trò, đặc điểm của chính sách và nội dung thực hiện iii
- chính sách. Nêu ra một số kinh nghiệm của các nước và một số địa phương trong nước. Qua nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã Bắc Phong chúng tôi nhận thấy: hầu hết người dân trên địa bàn xã biết và nắm được các nội dung của chính sách; Hệ thống tổ chức nguồn nhân lực cơ sở được xây dựng hợp lý; Công tác xác định hộ được vay vốn tương đối hiệu quả; Quy trình và thủ tục cho vay tương đối phù hợp và ngày càng hoàn thiện theo hướng tiện ích cho người dân; Mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân tăng dần qua các năm; thời hạn và lãi suất cho vay hợp lý; Người dân sử dụng vốn đúng mục đích; Đáp ứng được nhu cầu vốn của người dân trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; Tuy nhiên quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ở xã Bắc Phong còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố tác động gây khó khăn cho quá trình triển khai như: Kinh phí để triển khai chính sách, năng lực của CB cơ sở, phạm vi và đối tượng thụ hưởng chính sách. Trên cơ sở về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ở xã Bắc Phong, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách: Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách tại địa phương; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; huy động thêm các nguồn lực tài chính khác ngoài nguồn ngân sách; Hoàn thiện quy trình và thủ tục cho vay; n âng mức cho vay tối đa; tăng cường công tác kiểm tra giám, giám sát; nâng mức đãi ngộ cho cán bộ cơ sở. iv
- v
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i Đỗ Hải Yến ........................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................... vi DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................. x DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HỘP ........................................................... xi PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................... 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VAY VỐN TÍN DỤNG ........ 6 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 6 2.1.1: Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 6 2.1.2 Đặc điểm của việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn ở cấp xã .............................................................................................................. 9 2.1.3 Vai trò của chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ................. 10 2.1.4 Nội dung đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002/NĐ –CP ở cấp xã .......................................... 11 vi
- 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định số 78/2002 /NĐCP ....................... 15 2.2 Cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách ............................................ 19 2.2.1 Một vài nét chính về chính sách hỗ trợ hộ nghèo trên thế giới ......... 19 2.2.2 Kinh nghiệm trong thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo của một số địa phương trong nước ................................................................................. 22 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 24 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 24 3.1.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 24 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................... 25 3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 34 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .................................................. 34 3.2.2. Thu thập số liệu ................................................................................. 35 3.2 Phương pháp phân tích ........................................................................... 37 3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả .............................................................. 37 3.2.2 Phương pháp thống kê so sánh ............................................................ 37 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 37 3.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tình trạng hộ nghèo ................................. 37 3.3.2 Nhóm chỉ tiêu về tình hình thực thi các chính sách ............................ 37 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 39 4.1 Khái quát về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã Bắc Phong, Cao Phong, Hòa Bình ............. 39 4.1.1 Khái quát về tình hình nghèo đói của xã ............................................. 39 4.1.2 . Đặc điểm của các hộ nghèo điều tra ................................................ 42 4.1.3 Khái quát về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo .......... 46 4.1.4 Kết quả thực hiện chính sách ........................................................... 60 vii
- 4.2. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002 NĐ CP ................................................... 61 4.2.1 Đánh giá về công tác tuyên truyền trong thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ........................................................................... 61 4.2.2 Đánh giá về công tác xác định hộ nghèo và đối tượng được nhận chính sách hỗ trợ .......................................................................................... 65 4.2.3 Đánh giá về cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực cho thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ............................................................... 72 4.2.4. Đánh giá về công tác lập kế hoạch thực thi chính sách hỗ trợ 74 ....... 4.2.5 Đánh giá về công tác tổ chức hỗ trợ .................................................. 75 4.2.6 Đánh giá về mức hỗ trợ thực tế so với mức hỗ trợ của chính sách . 98 4.2.7 Đánh giá công tác kiểm tra giám sát thực hiện kế hoạch ............. 102 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã .................................................... 103 4.3.1. Nguồn ngân sách cho việc triển khai thực hiện chính sách ............ 103 4.3.2. Cán bộ thực thi chính sách ............................................................... 104 4.3.3. Đối tượng thụ hưởng chính sách ..................................................... 105 4.4 Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo Nghị định 78/2002/NĐCP trên địa bàn xã Bắc Phong, Cao Phong, Hòa Bình ................................................................................... 106 4.4.1 Định hướng ........................................................................................ 106 4.4.2. Các giải pháp .................................................................................... 106 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 112 5.1 Kết luận .................................................................................................. 112 5.2 Kiến nghị ................................................................................................ 114 5.2.1 Đối với ngân hàng chính sách xã hội ................................................ 114 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương ...................................................... 114 5.2.3 Đối với cán bộ ................................................................................... 115 viii
- 5.2.4 Đối với người dân ............................................................................. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 116 ix
- DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1 Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã ................................... 27 Bảng 3.2 Tình hình dân cư trên địa bàn xã ................................................... 29 Bảng 4.1 Hộ nghèo các xóm xã Bắc Phong .................................................... 41 Bảng 4.2. Thông tin chung về các hộ nghèo điều tra .................................. 46 Bảng 4.3 Chương trình cho vay của ngân hàng CSXH huyện Cao Phong 49 ............................................................................................................................. Bảng 4.4 Tình hình dư nợ của các hộ ........................................................... 51 Bảng 4.5 Tình hình cho vay đối với hộ nghèo thời kỳ 2012– 2014 ............ 55 Bảng 4.6 Tình hình thu hồi nợ vay và nợ quá hạn thời kỳ 2012– 2014 58 .... Bảng 4.7 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng năm 2014 .................................................................................................. 60 Bảng 4.8 Kết quả điều tra về công tác tuyên truyền chính sách .............. 61 trên địa bàn xã .................................................................................................. 61 Bảng 4.9 Đánh giá tình hình thực hiện công tác tuyên truyền chính sách 64 Bảng 4.10 Kết quả công tác xác định hộ nghèo và đối tượng được nhận chính sách hỗ trợ .............................................................................................. 67 Bảng 4.11 Đánh giá về công tác xác định hộ nghèo và đối tượng được nhận chính sách hỗ trợ .................................................................................... 71 Bảng 4.12 Đánh giá sự phù hợp quy trình, thủ tục cho vay ....................... 77 Bảng 4.13 Mức độ đáp ứng về số hộ nghèo vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội trên địa bàn xã Bắc Phong .............................................. 80 Bảng 4.14 Nhu cầu vay vốn và tình hình giải quyết cho vay của NH CSXH .................................................................................................................. 84 Bảng 4.15 Mức vốn vay của các hộ nghèo điều tra vay vốn từ NH CSXH 88 ............................................................................................................................. x
- Bảng 4.17 Đánh giá sự phù hợp về thời hạn cho vay .................................. 92 Bảng 4.18 Ý kiến đánh giá của hộ về lãi suất cho vay ............................... 95 Bảng 4.19 Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nghèo, cận nghèo vay vốn ...................................................................................................................... 97 Bảng 4.20 Đánh giá về hỗ trợ trước và sau khi vay vốn .......................... 101 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HỘP Biểu đồ 3.1 Cơ cấu kinh tế xã Bắc Phong năm 2014 .................................. 34 Sơ đồ 4.1: Quy trình cho vay hộ nghèo của NH CSXH huyện Cao Phong 48 ............................................................................................................................. Sơ đồ 4.2 Mô hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội 72 ............................................................................................................................. Hộp 1: Ý kiến của cán bộ về quy trình, thủ tục cho vay của NH CSXH 75 Hộp 2: Mức vốn cho vay thấp ........................................................................ 86 xi
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hep khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Sau 10 năm thực hiện “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo” (20022013) và 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQCP của Chính phủ về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo nhất trong cả nước (20082013), Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng mừng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Theo báo cáo Đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 mới công bố của Ngân hành thế giới World Bank, hơn 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong hai thập kỷ qua. Nghèo đói ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 60% hồi đầu những năm 1990 xuống 20,7% trong năm 2010. Việt Nam đã đạt được tỷ lệ nhập học tiểu học và trung học cơ sở cao, lần lượt hơn 90% và 70%. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam vẫn còn rất cao, theo đánh giá gần đây nhất của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc FAO, Việt Nam có tỷ lệ người nghèo chiếm 9% dân số (8,01 triệu người) trong giai đoạn 2010 – 2012 (La Hoàn, 2013). Để có thể giảm nghèo bền vững trong những năm qua Việt Nam đã ban hành và thực thi rất nhiều những chính sách hỗ trợ hộ nghèo như: Hỗ trợ cấp phát bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo, miễn giảm tiền khám và chữa bệnh cho người nghèo, chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh, hỗ trợ học sinh, sinh viên vay vốn tín dụng… Xã Bắc Phong là một trong 13 xã, thị trấn của huyện Cao Phong, là một xã miền núi với kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã 1
- chiếm 23,21 % tổng số hộ (UBND xã Bắc Phong, 2012), cao hơn nhiều so với mức trung bình trong cả nước là 9 %, chính vì vậy các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Trong những năm qua xã luôn nhận được sự quan tâm của chính phủ cũng như các cấp chính quyền trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Trên địa bàn xã đã và đang triển khai thực hiện rất nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo. Một trong những chính sách đã và đang triển khai có hiệu quả trên địa bàn xã là chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo Nghị định 78/2002/NĐ – CP được phê duyệt ngày 04 tháng 10 năm 2002. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn xã về cơ bản đã đạt được những thành công bước đầu. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 giảm 3,21% so với năm 2012 (UBND xã Bắc Phong, 2014). Tỷ lệ học sinh, sinh viên được tới trường ngày càng cao. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được, trong quá trình triển khai chính sách vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như: Công tác xác định đối tượng được nhận hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn, người dân sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích. Chính sách vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả cao trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã, tỷ lệ nghèo trong xã vẫn cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước. Chính vì vậy để tăng cường hiệu quả của chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng thì cần xác định được những vấn đề khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách, kịp thời đưa ra những giải pháp khắc phục. Để có thể xác định được những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách thì cần phải trả lời được những câu hỏi: Chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002/NĐ – CP đang được thực hiện có phù hợp và đem lại hiệu quả cho địa phương hay không? Tình hình triển khai thực 2
- thi chính sách ra sao? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách trên địa bàn xã? Cần làm gì để hoàn thiện chính sách? Xuất phát từ những lý do trên tôi đi đến lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002/NĐCP trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ người nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002/NĐCP trên địa bàn xã Bắc Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã Bắc Phong, Cao phong, Hòa Bình Phân tích các yếu tố ảnh hưởng việc thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã Bắc Phong, Cao Phong, Hòa Bình Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã Bắc Phong, Cao Phong, Hòa Bình 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi 3
- 1, Thực trạng về tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng hiện nay trên địa bàn xã như thế nào? 2, Tác nhân tham gia vào quá trình thực thi các chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã ? 3, Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình thực thi các chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã? 4, Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã? 5, Các giải pháp để khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả trong quá trình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã? 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Chủ thể nghiên cứu: Cán bộ ban lao động thương binh và xã hội của xã, các tổ chức kinh tế xã hội tham gia vào thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng, người dân thụ hưởng chính sách. Đối tượng nghiên cứu gián tiếp là các vấn đề liên quan đến tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002/NĐCP trên điạ bàn xã Bắc Phong, Cao phong, Hòa bình. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002/NĐ CP trên địa bàn xã Bắc Phong, Cao phong, Hòa bình. Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài dự kiến từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015 Thời gian thu thập số liệu: Số liệu được dùng cho nghiên cứu được lấy từ năm 2012 đến nay. 4
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. 5
- PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VAY VỐN TÍN DỤNG 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1: Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Khái niệm nghèo và chuẩn nghèo a, Khái niệm nghèo Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ số nghèo khổ để xác định giới hạn nghèo khổ. Giới hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành. Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau: Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận (Ủy ban kinh tế xã hội châu Á – Thái Bình Dương). 6
- Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các mức khác nhau: Nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu. Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại... Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét. Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu. Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ. Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật (bộ Lao động thương binh xã hội) b, Chuẩn nghèo Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo. Ở Việt Nam hiện nay chuẩn nghèo được xác định theo Quyết định số 9/2011/QĐTTG áp dụng cho giai đoạn 2011 2015 như sau: 7
- 1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. 2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. 3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. 4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. 2.1.1.2 Khái niệm về chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng dẫn dắt hành động trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực. Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng nằm trong hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo, do Chính phủ ban hành nhằm định hướng cho các hoạt động xóa đói giảm nghèo phát triển đúng đắn, từ đó thúc đẩy phát triển bền vững, đảm bảo đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Đối tượng tác động của chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn là các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng và người làm công tác thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng cùng hộ nghèo trong cả nước. Tín dụng đối với người nghèo là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà nước huy động để cho người nghèo vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội. 8
- Nghị định 78/2002/NĐCP được ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2002 nội dung chính của nghị định là những quy định chung về việc thực hiện tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong nghị định đã quy định rõ: Các đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi. Trách nhiệm và quyền lợi của bên cho vay. Nguồn vốn được sử dụng để thực thi nghị định được lấy từ ngân sách nhà nước, vốn huy động, vốn đi vay, vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả, các nguồn vốn khác. Điều kiện để được vay tín dụng Mục đích của sử dụng vốn vay Nguyên tắc tín dụng Thời hạn cho vay Mức cho vay Lãi suất cho vay Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước Thực thi chính sách là việc triển khai chính sách, bao gồm việc cụ thể hóa một chính sách hoặc chương trình kế hoạch và các hành động cụ thể của từng ngành trong phát triển kinh tế. 2.1.2 Đặc điểm của việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn ở cấp xã Việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo ở cấp xã có các đặc điểm sau: Đối tượng áp dụng các chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng dành cho hộ nghèo và hộ cận nghèo ở cấp cơ sở. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 485 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 412 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 572 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 408 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 486 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 393 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 378 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 272 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 176 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 144 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 171 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 152 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 161 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 145 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 9 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 7 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 8 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 6 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn