Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn nƣớc của loài đơn châu chấu (Aralia armata)
lượt xem 5
download
Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp, tác giả đã phân lập được 2 hợp chất tritecpen saponin từ phân đoạn nước của loài Đơn châu chấu (Aralia armata (Wall) Seem). Cấu trúc của chúng được xác định là chikusetsusaponin IVa và chikusetsusaponin IV. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn nƣớc của loài đơn châu chấu (Aralia armata)
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ---------- NGUYỄN THỊ THÚY KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC PHÂN ĐOẠN NƢỚC CỦA LOÀI ĐƠN CHÂU CHẤU (ARALIA ARMATA) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa hữu cơ HÀ NỘI-2018
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ---------- NGUYỄN THỊ THÚY KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC PHÂN ĐOẠN NƢỚC CỦA LOÀI ĐƠN CHÂU CHẤU (ARALIA ARMATA) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. PHẠM HẢI YẾN HÀ NỘI-2018
- LỜI CẢM ƠN Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Phạm Hải Yến - phòng Nghiên cứu cấu trúc - Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã định hướng và giúp đỡ em trong suốt thời gian em làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với ThS Nguyễn Anh Hƣng người đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo em trong suốt những năm học tại trường đại học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị Viện Hóa sinh biển đã chỉ bảo và tạo điều kiện cho em học tập, nghiên cứu đề hoàn thiện tốt khóa luận. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Hóa học -Trường đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ, dạy dỗ em trong quá trình học tập ở trường. Xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ giúp tôi trong quá trình học tập và làm khóa luận. Khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thúy
- LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn nƣớc của loài đơn châu chấu (Aralia armata)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Hải Yến. Các kết quả, số liệu nêu trong khóa luận này là trung thực, được làm từ thực nghiệm tại phòng Nghiên cứu cấu trúc, Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các kết quả không trùng với các kết quả đã được công bố trước đây. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thúy
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3 1.1. Nghiên cứu tổng quan về loài đơn châu chấu ............................................ 3 1.1.1. Thực vật học ...................................................................................................3 1.1.2. Mô tả cây ..........................................................................................................3 1.1.3. Phân bố và sinh thái ........................................................................................4 1.1.4. Bộ phận dùng ...................................................................................................4 1.1.5. Tính vị và công dụng .......................................................................................4 1.1.6. Thành phần hóa học ........................................................................................6 1.2. Các phương pháp chiết mẫu thực vật ....................................................... 12 1.2.1. Chọn dung môi chiết .....................................................................................12 1.2.2. Quá trình chiết................................................................................................14 1.3. Tổng quan về phương pháp sắc kí ........................................................... 15 1.4. Một số phương pháp hóa lý xác định cấu trúc của các hợp chất hữu cơ . 19 1.4.1 phổ hồng ngoại (Infraed Spectroscopy-IR)...................................................19 1.4.2 Phổ khối lượng (Mass Spectroscopy- MS) ...................................................19 1.4.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy- NMR) ........................................................................................................................20 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 23 2.1. Mẫu thực vật............................................................................................. 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 2.2.1. Phương pháp xử lý và chiết mẫu ..................................................................23 2.2.2. Phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất 23 2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất...............................................24 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM ................................................................... 25
- 3.1. Phân lập các hợp chất ............................................................................... 25 3.2. Hằng số vật lí và dữ liệu phổ các chất ..................................................... 26 3.2.1. Hợp chất 1: Chikusetsusaponin IVa ............................................................26 3.2.2. Hợp chất 2: Chikusetsusaponin IV ..............................................................26 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN ................................................ 27 4.1. Xác định cấu trúc hợp chất 1.................................................................... 27 4.2. Xác định cấu trúc hợp chất 2.................................................................... 33 KẾT LUẬN .................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41
- DANH PHÁP CÁC CHỮ VIẾT TẮT 13 C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13 Carbon - 13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy 1 H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton Proton Magnetic Resonance Spectroscopy 1 H-1H-COSY 1H-1H Chemical Shif Correlation Spectroscopy 2D-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều Tow-Dimensional NMR CC Sắc ký cột Column Chromatography DEPT Distortionless Ebhancement by Polarisation Transfer ESI-MS Phổ khối lượng phun điện tử Electron Sprayt Ionization mass spectroscopy FAB-MS Phổ khối lượng bắn phá nguyên tử nhanh Fast Atom Bombing Mass Spectroscopy FI-MS Phổ khối lượng ion hóa thường Field Ionization HMBC Heteronuclear Multiple Bond Connectivity HMQC Heteronuclear Multiple Quantum Connectivity HSQC Heteronuclear Single Quantum Coherence HR-FAB-MS Phổ khối lượng phân giải cao bắn phá nguyên tử nhanh High Resolution Fast Atom Bombardment Mass Spectroscopy IR Phổ hồng ngoại Infrared Spectroscopy MS Phổ khối lượng Mass Spectroscopy NOESY Nuclear Overhauser Effect Spectroscopy TLC Sắc ký lớp mỏng Thin Layer Chromatography
- DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH BẢNG Bảng 4.1 : Số liệu phổ của hợp chất 1 (AA-W2B1) và chất tham khảo ......... 31 Bảng 4.2 : Số liệu phổ của hợp chất 2 (AA-W2A1) và chất tham khảo......... 37 HÌNH Hình 1.1: Hình ảnh cây và hoa của cây đơn châu chấu ................................... 4 Hình 3.1: Sơ đồ phân lập phân đoạn nước của cây đơn châu chấu ................ 25 Hình 4.1.1 : Cấu trúc hóa học của hợp chất 1 ................................................. 28 Hình 4.1.2 : Các tương tác HMBC chính của hợp chất 1 ............................... 28 Hình 4.1.3 : Phổ proton 1H của hợp chất 1 ..................................................... 29 Hình 4.1.4 : Phổ cacbon 13C của hợp chất 1 ................................................... 29 Hình 4.1.5 : Phổ DEPT của hợp chất 1 ........................................................... 30 Hình 4.1.6 : Phổ HMBC của hợp chất 1 ......................................................... 30 Hình 4.1.7 : Phổ HSQC của hợp chất 1 .......................................................... 31 Hình 4.2.1 : Cấu trúc hóa học của hợp chất 2 ................................................. 34 Hình 4.2.2 : Các tương tác HMBC chính của hợp chất 2 ............................... 34 Hình 4.2.3 : Phổ proton 1H của hợp chất 2 ..................................................... 35 Hình 4.2.4 : Phổ cacbon 13C của hợp chất 2 ................................................... 35 Hình 4.2.5 : Phổ DEPT của hợp chất 2 ........................................................... 36 Hình 4.2.6 : Phổ HMBC của hợp chất 2 ......................................................... 36 Hình 4.2.7 : Phổ HSQC của hợp chất 2 .......................................................... 37
- MỞ ĐẦU Khoa học ngày càng phát triển để phục vụ nhu cầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nhưng bên cạnh mặt tích cực đó thì con người cũng đang phải đối đầu với nguy cơ mắc nhiều bệnh hiểm nghèo. Nguyên nhân đó là do môi trường sống của con người đang bị ô nhiễm nặng nề: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất,… Từ đó đòi hỏi con người phải nghiên cứu, tìm tòi ra các loại thuốc có nguồn gốc từ các hợp chất thiên nhiên cho hiệu quả cao, ít tác dụng phụ, ít độc tính lại dễ tìm kiếm trong tự nhiên làm nguồn nguyên liệu để ứng dụng trong y học, nông nghiệp và phục vụ các mục đích khác cho con người. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa hàng năm lớn, có nhiều đồi núi chia cắt nên điều kiện khí hậu rất đa dạng, khí hậu đặc trưng cho từng vùng.Những yếu tố trên đã tạo nên nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng dồi dào, đặc biệt là hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo ước tính Việt Nam có khoảng 12000 loài thực vật, trong đó có khoảng 4000 loài cây thuốc quý mọc tự nhiên. Đây là nguồn nguyên liệu có giá trị về mặt kinh tế phục vụ cho việc chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Trong vài thập kỷ gần đây, xu hướng sử dụng các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên để phòng và trị bệnh đã và đang trở lên thịnh hành trên thế giới. Ngoài sự phát triển của y học hiện đại thì trong dân gian vẫn lưu truyền các bài thuốc quý về các loại thảo dược để chữa bệnh. Những bài thuốc này đóng một vai trò quan trọng là tiền đề cho sự phát triển của ngành y học ngày nay. Như vậy, việc hòa hợp hai nền y học cổ truyền và y học hiện đại là xu thế tất yếu của thời đại nhằm giải quyết những khó khăn trong y học. Trong những bài thuốc cổ truyền hay được nhân dân sử dụng thì cây Đơn châu chấu (Aralia armata) được biết đến với nhiều tác dụng khác nhau: 1
- làm thuốc trị các bệnh phong thấp tê bại, phù thũng,lá và rễ dùng để trị rắn cắn. Rễ sắc uống và ngâm chữa bệnh ở cổ họng, viêm amidal, thấp khớp. Ngoài ra, rễ còn được dùng để trị các chứng viêm gan cấp, viêm bạch hầu, viêm sưng vú và vết thương do bị dao chém. Lá giã ra để đắp chữa mụn nhọt, phần lá non có thể luộc ăn thay rau [2], [31]. Do vậy, nó là một loài cây thuốc quý, cần được nghiên cứu để giải thích các tác dụng chữa bệnh của cây cũng như tạo điều kiện để các nhà khoa học tìm ra các phương thuốc chữa bệnh khác cho con người. Xuất phát từ mục đích muốn góp phần hiểu biết và bổ sung thêm vào giá trị sử dụng của loài cây này mà tôi quyết định chọn đề tài khóa luận là: “Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn nƣớc của loài đơn châu chấu (Aralia armata)” Nhiệm vụ chính của đề tài là: 1. Thu mẫu cây đơn châu chấu (Aralia armata), xử lý mẫu và tạo dịch chiết. 2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập được 3. Phân lập các hợp chất trong phân đoạn nước từ cây đơn châu chấu. 2
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Nghiên cứu tổng quan về loài đơn châu chấu 1.1.1. Thực vật học Cây đơn châu chấu được phân loại thực vật học theo cách xác định như sau [32]: Giới : Plantae Ngành : Magnoliophyta Lớp : Magnoliopsida Bộ : Cornales Họ : Araliaceae Chi : Aralia Loài: Aralia armata 1.1.2. Mô tả cây - Đặc điểm thực vật học: Cây đơn châu chấu hay còn được gọi với các tên khác như: cây cuồng, rau gai (Thái Nguyên), độc lực, cẩm giàng (Lạng Sơn), đinh lăng gai, cây đuống, cây răng, lổ cổ, rau gai,… Nó có tên khoa học là Aralia armata (wall) Seem, thuộc họ Ngũ gia bì -Araliaceae. - Đặc điểm sinh thái: + Dạng cây: cây nhỏ, cao 1-2m, có thân mảnh, mang nhiều gai cong quắp, mọc lòa xòa. + Lá lớn, kép 2-3 lần lông chim, có 9-11 lá chét có phiến lá chét hình trứng dài 4-8 cm, rộng 2-3 cm, nhọn ở đầu, phía cuống hơi tròn, mép có răng cưa, nhẵn cả hai mặt, nhưng trên gân có những gai nhỏ, cuống lá có bẹ. + Hoa chùm gồm nhiều tán dài, cuống hoa có gai. Hoa nhỏ, màu lục, vàng nhạt. + Quả hạch hình tròn, màu đen. 3
- - Mùa hoa quả tháng 7-9 [1], [31], [32]. Hình 1.1: Hình ảnh cây và hoa của cây Đơn châu chấu 1.1.3. Phân bố và sinh thái Loài của vùng Himalaia, lan tràn sang Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và Malaixia. Ở Việt Nam: cây đơn châu chấu mọc hoang tại nhiều nơi trong nước ta chủ yếu tại các tỉnh miền núi như Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Cây mọc nơi có ánh sáng, ẩm, dọc theo các đường mòn ven rừng, các bờ suối, các nơi hoang vắng, các nương rẫy cũ [2], [30]. 1.1.4. Bộ phận dùng Rễ, vỏ rễ và lá- Radix, Cortex Radicis et Folium Araliae armata. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô. Lá non thường dùng tươi. 1.1.5. Tính vị và công dụng - Tính vị: Vị cay, hơi đắng, tính ấm - Công dụng: Vỏ rễ, rễ thường dùng chữa các chứng viêm như viêm gan cấp, viêm họng, viêm amygdal, viêm bạch cầu, viêm khớp, viêm thận phù thũng, viêm 4
- sưng vú. Cũng được dùng chữa phong thấp tê bại, dao chém thương tích, sốt rét cơn và rắn cắn. Lõi thân dùng làm thuốc bổ. Lá non dùng làm rau ăn (do có nhiều gai nên gọi là lá rau gai). Lá dùng đắp mụn nhọn. Nhựa của nõn non dùng chấm làm tan chắp lẹo ở mắt. Quả sao khô, tán bột thổi vào mũi chống ngạt mũi…[2], [31] Ngoài ra, vỏ rễ đơn châu chấu có nhiều tác dụng: chống viêm, đặc biệt tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn mạn tính của phản ứng viêm; gây thu teo tuyến ức rõ rệt, kích thích sự chuyển dạng lympho bào trong thí nghiệm nuôi cấy trong ống nghiệm; có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen trên động vật thí nghiệm; kháng khuẩn đối với phế bào khuẩn và liên cầu khuẩn tan máu; các saponin triterpen và genin acid oleanolic từ rễ đơn châu chấu là thành phần có hoạt tính chống viêm cấp, viêm mạn và gây thu teo tuyến ức chuột cống trắng đực non. Đồng bào vùng núi thường lấy lá non, chồi non về luộc hay xào ăn như các loại rau khác. Có thể tước bỏ gai trước khi xào, nhưng ở những nõn non thì sau khi xào gai cũng trở nên mềm. Để làm thuốc, thường dùng 10-30g rễ khô sắc nước uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Đơn thuốc: 1. Viêm khớp: Rễ đơn châu chấu 10-30g sắc uống, thường phối hợp với xà cừ và mặt quỷ. 2. Bạch hầu, bí đái: Dùng 8-12g rễ cây sắc nước uống 3. Rắn cắn: Vỏ rễ giã lấy nước uống, bã đắp. 4. Chữa sưng vú, áp xe vú: lấy 20-30g vỏ rễ cẩm ràng, để tươi, rửa sạch, giã nhỏ với muối, trộn với ít nước vo gạo đặc, bọc trong một miếng vải sạch, hơ nóng, đắp và băng lại. Có thể phối hợp với rễ cây trôm (hay cây sảng), lá mua non, lá bồ công anh, lá kim ngân với liều lượng bằng nhau. Dùng 3-4 ngày [32]. 5
- 5. Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan: vỏ rễ khô cẩm ràng 8- 12g, vỏ cây khế chua 20g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. 6. Chữa viêm nhiễm sưng tấy chưa thành mủ: lá non cẩm ràng rửa sạch 10-20g giã nhỏ với ít muối, sao nóng, đắp lên vết thương. Ngoài ra, vỏ rễ cẩm ràng 12g phối hợp với rễ cây ngấy tía 8g, rễ cây han tía 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống chữa hen; với rễ cây thóc lép 10g, lá cối xay 8g, sao vàng, sắc uống chữa phù thũng [32]. 1.1.6. Thành phần hóa học Những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Aralia L. chủ yếu thuộc nhóm chất saponin triterpen, đây là một nhóm chất có nhiều hoạt tính sinh học lý thú. Nghiên cứu về các loài thuộc chi Aralia L. được bắt đầu vào khoảng cuối những năm 80 của thế kỉ XX. Năm 1988, Hernandez và cộng sự đã phát hiện tác dụng kháng viêm dạ dày từ dịch chiết rễ của loài A. elata [13]. Năm 1994, từ vỏ rễ loài A. elata đã được Sakai và cộng sự phân lập và xác định cấu trúc của 3 hợp chất saponin mới dưới dạng methyl hóa và được đặt tên là tarasaponin I-III methyl ester (1-3), cùng 4 hợp chất đã biết [14]. Cũng trong năm 1994, Satoh và cộng sự đã thông báo xác định được cấu trúc của 5 hợp chất saponin mới, glycoside acid oleanolic, tarasaponin III-VII (4-8) từ vỏ rễ loài A. elata [15]. Từ loài này, Yoshikawa và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của 6 saponin mới elatoside E, G, H, I, J và K (9-14). Các hợp chất này được phát hiện có khả năng hạ đường huyết mạnh [16]. 6
- 7
- Ngoài ra, bốn hợp chất mới: aralia-saponin I-IV (15-18) cũng được phân lập và xác định cấu trúc từ loài A. elata [17]. Zhang và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của 4 saponin mới (19-22) từ loài A. elata. Các hợp chất này đã được phát hiện có khả năng 8
- kháng sự phát triển của các dòng tế bào ung thư: HL-60, A-549 và DU-145 [18]. Cũng liên quan đến hoạt tính diệt tế bào ung thư, Tomatsu và cộng sự đã phát hiện ra một protein, aralin từ loài A. elata có khả năng diệt tế bào ung thư mạnh [19]. Protein này có khả năng kháng sự phát triển các tế bào ung thư theo cơ chế tự chết [20]. Một hợp chất triterpenoid saponin, oleanolic acid 3- O-β-D-glucopyranosyl(13)-α-L-rhamnopyranosyl(12)-α-L-arabinopyranoside từ loài A. elata cũng được thông báo có tác dụng kháng viêm mạnh. Vào năm 1995, Fang và cộng sự đã phân lập được 1 hợp chất mới đặt tên là armatosid và 10 hợp chất đã biết từ loài A. armata [5]. Từ rễ loài A. decaisneana, Miyase và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của 18 hợp chất mới, được đặt tên là araliasaponin I-XVIII (23-39) [21], [22]. 9
- Từ loài A. dasyphylla var. latifolia Miq., Xiao và cộng sự đã phân lập được 1 hợp chất mới (40) và hợp chất này thể hiện khả năng kháng sự phát triển của các dòng tế bào ung thư mạnh [24]. Zou và cộng sự đã phát hiện ra 2 hợp chất mới có mặt ở loài A. subcapitata: subcapitatoside B (41) và C (42) [25]. 10
- Từ rễ loài A. spinifolia, Yu và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của 2 hợp chất mới được đặt tên là aralosid H-J (43-44) cùng 4 hợp chất đã biết [26]. Dịch chiết loài A. mandshurica được phát hiện có tác dụng chống béo phì. Kết quả này dựa trên nghiên cứu 32 bệnh nhân ngẫu nhiên [29]. Acid continentalic từ loài A. continentalis đã thể hiện khả năng kháng khuẩn mạnh [28]. Từ loài, A. elata, Nhiệm và cộng sự đã thông báo phân lập được 2 hợp chất mới thuộc khung saponin triterpen nhóm oleanan là tarasaponin IV (45) và elatosid L (46) cùng với 4 hợp chất đã biết. Các hợp chất đều được nghiên cứu tác dụng kháng viêm, kết quả cho thấy elatosid L và elatosid D thể hiện hoạt tính với giá trị IC50 lần lượt là 4,1 µM và 9,5 µM [27]. 11
- 1.2. Các phƣơng pháp chiết mẫu thực vật 1.2.1. Chọn dung môi chiết Tùy thuộc vào đối tượng chất có trong mẫu mà người ta chọn dung môi và hệ dung môi khác nhau. Các dung môi dùng trong quá trình chiết phải được lựa chọn một cách cẩn thận. Yêu cầu với dung môi dùng trong quá trình chiết: Nó phải hòa tan những chất chuyển hóa thứ cấp đang nghiên cứu, có tính trơ (không phản ứng với chất nghiên cứu), không độc, khó bốc cháy. Trước khi được sử dụng làm dung môi chiết những dung môi này nên được chưng cất để loại bỏ tạp chất ta sẽ thu được dang sạch trước khi sử dụng nếu chúng có lẫn các chất có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng của quá trình chiết. Có một số chất dẻo thường lẫn trong dung môi như điankyl phtalat, tri-n-butyl- axetycitrat và tributylphotphat (bị lẫn trong quá trình sản xuất dung môi hoặc khâu bảo quản dung môi do các dung môi thường được đựng trong các thùng chứa bằng nhựa hoặc các nút nhựa). Một số dung môi thường được sử dụng: Người ta hay sử dụng clorofom, metylen và metanol là những dung môi trong quá trình chiết sơ bộ một phần của cây như lá, thân, rễ, củ, quả, hoa. Tuy nhiên, metanol và clorofom thường chứa diotylphtalat [đi-(2- etylhexyl)phatlat hoặc bis-2-etylhexyl-phtalat], nó sẽ làm sai lệch kết quả phân lập trong quá trình nghiên cứu hóa thực vật. Ngoài ra chất này còn thể hiện hoạt tính trong quá trình thực nghiệm sinh học và có thể làm bẩn dịch chiết của cây. Những tạp chất thường lẫn trong clorofom như CH2Cl2, CH2ClBr có thể phản ứng với một số hợp chất như các ankanoit tạo muối bậc 4. Tương tự như vậy sự có mặt của HCl có thể gây ra sự phân hủy, sự khử nước hay sự đồng phân hóa các hợp chất khác. Do clorofom có thể gây tổn thương do gan và 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học cây me rừng Phyllanthus emblica linn. họ thầu dầu (Euphorbiaceae)
61 p | 216 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học của lá cây me rừng Phyllanthus emblica
37 p | 174 | 20
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát phản ứng Mannich với xúc tác Zeolite trao đổi ion kim loại
40 p | 158 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh Công ty TNHH Nhà nước MTV Khảo sát và Xây dựng – XN Khảo sát và xử lý nền móng
29 p | 111 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học của loài nấm cordyceps neovolkiana
39 p | 138 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học của cây chùm ruột Phyllanthus acidus (L.) skeels từ cao ethyl acetate thu hái ở tỉnh Bình Thuận
38 p | 149 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học rễ cây chùm ruột (Phyllanthus acidus (L).) skeels, họ Euphorbiaceae
32 p | 119 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát ảnh hưởng của Matrix và hiệu ứng mật độ lên hiệu suất đỉnh của phổ kế Gamma đầu dò hpge bằng chương trình MCNP
55 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát hiệu ứng từ điện trên vật liệu tổ hợp từ giảo/áp điện
52 p | 50 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus ở một số tỉnh thuộc khu vực phía nam
65 p | 49 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát các thông số của hệ phổ gamma với đầu dò bán dẫn Ge siêu tinh khiết (HPGe) GC 2018
55 p | 104 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
77 p | 16 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát việc ứng dụng phần mềm E_Librare tại thư viện viện Công nghệ thông tin – Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
16 p | 97 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng dendrophtoe pentandra (l.) miq., họ chùm gửi (loranthceae) ký sinh trên cây xoài mangifera indica, họ đào lộn hột (anacardiaceae)
90 p | 45 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát phân hệ biên mục và tra cứu tại trung tâm thông tin- thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội
8 p | 130 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học trên cao Ethyl acetat của cây cỏ the
33 p | 34 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát năng lượng tương quan Positron – Electron trong phân tử đồng Oxit
61 p | 52 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác tin báo về tội phạm của VKSND quận Hồng Bàng - Hải Phòng
94 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn