intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Quyền an tử và hợp pháp hóa quyền an tử tại Việt Nam

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

60
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn về quyền an tử trên thế giới và Việt Nam làm rõ bản chất của quyền an tử từ đó đề xuất những quan điểm, giải pháp về quyền an tử, hợp pháp hóa quyền an tử nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành về vấn đề này ở nước ta trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Quyền an tử và hợp pháp hóa quyền an tử tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THU HÀ QUYỀN AN TỬ VÀ VẤN ĐỀ HỢP PHÁP HÓA AN TỬ Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH- 2015 - L HÀ NỘI – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THU HÀ QUYỀN AN TỬ VÀ VẤN ĐỀ HỢP PHÁP HÓA AN TỬ Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH - 2015 - L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Thùy Dương HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo chính xác, tin cậy và trung thực.Tôi đã hoàn thành các môn học và thanh toán đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội. Tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Hoàng Thu Hà i
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BLHS Bộ luật Hình sự HRC Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc HIV/AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị LNQQT Luật nhân quyền quốc tế TCN Trước công nguyên UDHR Tuyên ngôn thế giới về quyền con người ii
  5. DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình, STT Nội dung Trang Biểu đồ Bản đồ các quốc gia/vùng lãnh thổ đã hợp 1 Hình 2.1 30 pháp hóa an tử và trợ tử tính đến 2014 Số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử ở 2 Biểu đồ 2.1 32 Hà Lan (2006-2013) Số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử tại 3 Biểu đồ 2.2 34 Bỉ (2002-2011) Số lượng các trường hợp tử ở Oregon (1998- 4 Biểu đồ 2.3 36 2018) Số lượng các trường hợp trợ tử ở Washington 5 Biểu đồ 2.4 37 (2009 - 2017) Số lượng các trường hợp trợ tử ở Thụy Sĩ 6 Biểu đồ 2.5 38 (1995-2010) iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... ii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..................................................................... iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2.Tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 2 3.Mục đích, phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3 4.Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................. 3 5.Kết cấu bài khóa luận ..................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ AN TỬ ....................................... 4 1.1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của quyền an tử ........................ 4 1.2.Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 9 1.2.1.An tử................................................................................................... 9 1.2.2.Quyền an tử ...................................................................................... 13 1.3.Đặc điểm và ý nghĩa của quyền an tử ....................................................... 14 1.3.1.Đặc điểm .......................................................................................... 14 1.3.2.Ý nghĩa ............................................................................................. 17 1.4.Một số quan điểm về hợp pháp hóa quyền an tử ...................................... 18 1.4.1.Những lập luận phản đối quyền an tử .............................................. 18 1.4.2.Những lập luận ủng hộ quyền an tử ................................................. 22 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN AN TỬ TRÊN THẾ GIỚI ...... 25 2.1.Pháp luật nhân quyền quốc tế về quyền an tử ........................................... 25 2.2.Quy định pháp luật về quyền an tử của một số quốc gia .......................... 30 2.2.1.Các quốc gia đã hợp pháp hóa quyền an tử ..................................... 30 2.2.2.Một số vụ việc điển hình về quyền an tử trên thế giới .................... 39 CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN VÀ VẤN ĐỀ HỢP PHÁP HÓA QUYỀN AN TỬ Ở VIỆT NAM ......................................................... 44 iv
  7. 3.1.Thực tiễn pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền an tử ......................... 44 3.1.1.Quyền an tử theo pháp luật Việt Nam ............................................. 44 3.1.2.Thực trạng yêu cầu về nhận thức, quy phạm hóa quyền an tử tại Việt Nam......................................................................................................... 47 3.2.Các yêu cầu về hợp pháp hóa quyền an tử của Việt Nam hiện nay .......... 50 3.3.Các giải pháp liên quan đến quyền an tử ở Việt Nam .............................. 52 3.3.1.Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về Quyền an tử ...................... 52 3.3.2.Nhóm giải pháp về hoàn thiện quy chế pháp lý về Quyền an tử ..... 53 3.3.3.Đề xuất mô hình khi luật hóa quyền an tử ....................................... 55 KẾT LUẬN .................................................................................................... 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 62 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại, là sự kết tinh những giá trị cao đẹp nhất trong nền văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới, là tiếng nói chung, mục tiêu chung và phương tiện chung của nhân loại để bảo vệ, thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của mọi con người. Kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập (10/1945), quyền con người đã được quy định trong rất nhiều văn kiện pháp lý quốc tế, trở thành một hệ thống tiêu chuẩn pháp lý toàn cầu được các quốc gia tôn trọng và thực hiện. Trong đó quyền sống là quyền con người cơ bản đã được công nhận trong các văn kiện cốt lõi của luật nhân quyền quốc tế (Điều 3 Tuyên ngôn Toàn thế giới về nhân quyền (UDHR) năm 1948, điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR)). Hệ thống pháp luật hiện hành ở Việt Nam đã quy định cụ thể về quyền sống.Cụ thể, Điều 19 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được luật pháp bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.Quyền sống là quyền tự nhiên cơ bản của con người được công nhận và bảo vệ, vậy được chết có được xem là quyền hay không? Trên thế giới hiện nay, an tử, quyền an tử là những vấn đề còn để mở, bao hàm nhiều quan niệm khác nhau. Ở Việt Nam, an tử, quyền an tử là những vấn đề mới mẻ còn có sự nhầm lẫn trong quan niệm cũng như trong nhận thức của nhiều người. Vấn đề này cũng chưa được quy định trong các Hiến pháp cũng như pháp luật của Việt Nam (đặc biệt là Bộ luật dân sự), do đó cần được quan tâm và tranh luận. Trong dự thảo xây dựng Bộ Luật dân sự đã có ý kiến đề xuất về “quyền an tử”, nhưng có nhiều quan điểm khác nhau gây ra những tranh cãi. Có những người vận động rất mạnh mẽ mong muốn pháp luật thừa nhận quyền an tử, cho rằng những hành xử ấy là hợp luân lý. Số khác cho rằng làm như thế chẳng những là bất hợp pháp mà còn trái luân lý và chắc 1
  9. chắn gây tác hại sâu sắc cho y học. Quyền an tử vẫn chưa được công nhận và thông qua tại Việt Nam do tính phức tạp của nó trên nhiều lĩnh vực: y học, chính trị, xã hội,... Trên thực tế, trong bối cảnh Việt Nam là một nước có tỉ lệ người chết vì bệnh ung thư thuộc top đầu thế giới, những mong muốn nhu cầu về quyền an tử là có thật và số lượng ngày càng tăng; xét từ góc độ của những bệnh nhân mắc bệnh nan y, việc đáp ứng nhu cầu đó cũng đảm bảo quyền sống theo đúng nghĩa của con người. Ở góc độ khoa học pháp lý việc nghiên cứu về quyền antử mang tính cấp thiết, góp phần quan trọng vào hoạt động xây dựng nhà nước pháp quyền với một hệ thống quyền dân sự, quyền nhân thân đầy đủ, hoàn thiện. Với tầm quan trọng và ý nghĩa trên, em quyết định lựa chọn đề tài “Quyền an tử và hợp pháp hóa quyền an tử tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp để nghiên cứu nhằm làm rõ bản chất của quyền an tử, đồng thời đề cập đến một số vấn đề giữa pháp luật và thực tiễn để quyền an tử dần được hiểu và tôn trọng như một quyền cơ bản của con người. Từ đó, đề xuất một số ý kiến mong có thể góp phần hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về vấn đề này. 2. Tình hình nghiên cứu Quyền an tử là một đề tài còn rất mới mẻ trong các nghiên cứu khoa học pháp lý. Hiện nay, ở Việt Nam, có rất ít tài liệu viết về vấn đề này. Bài viết Bước đầu tìm hiểu vấn đề quyền được chết trong bối cảnh hiện nay của tác giả Trương Hồng Quang trong cuốn Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển xuất bản năm 2012 là tài liệu trực tiếp đề cập đến vấn đề này. Ngoài ra, liên quan tới vấn đề quyền được chết có Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Mai Chi – “Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2014. Luận văn phân tích khá kỹ cả về lý luận lẫn thực tiễn về quyền an tử, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về vấn đề này. Gần đây nhất có bài viết “Quyền an tử theo Luật Nhân quyền Quốc tế, pháp luật của một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam”của PGS.TS.Vũ Công Giao và ThS. Nguyễn Minh Tâm trong cuốn Thực thi các 2
  10. quyền hiến định trong Hiến pháp 2013cũng là công trình nghiên cứu khá sâu sắc về quyền an tử. Tuy nhiên, công trình không tập trung vào việc phân tích giải pháp cho vấn đề này. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn về quyền an tử trên thế giới và Việt Nam làm rõ bản chất của quyền an tử từ đó đề xuất những quan điểm, giải pháp về quyền an tử, hợp pháp hóa quyền an tử nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành về vấn đề này ở nước ta trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào pháp luật quy định và thực tiễn các vấn đề liên quan đến quyền an tử của một số quốc gia và Việt Nam cũng như những quan điểm, lập luận về quyền an tử, hợp pháp hóa quyền an tử. Tuy nhiên quyền an tử là một vấn đề lớn và phức tạp trên nhiều lĩnh vực, trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, đề tài tập trung phân tích những vấn đề cơ bản nhất 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lí luận dùng để nghiên cứu đề tài này là các quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Các phương pháp cụ thể được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong khóa luận này là: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh. 5. Kết cấu bài khóa luận Luận văn bao gồm các Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và 03 chương như sau: Chương 1: Khái quát về vấn đề an tử Chương 2: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới Chương 3: Pháp luật, thực tiễn và vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam 3
  11. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ AN TỬ 1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triểncủa quyền an tử Từ lâu, bất cứ ai làm nghề y cũng phải đọc “lời thề Hippocrates”. Trong đó có điều: “Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ”.Ở La Mã và Hy Lạp cổ đại (thế kỷ V đến thế kỷ I TCN), những người La Mã và Hy Lạp đã có xu hướng khoan dung, ủng hộ an tử và không tuân theo “lời thề Hippocrates” một cách trung thành.Nhiều người không có niềm tin xác định về giá trị vốn có của đời sống con người và các bác sĩ ngoại giáo. Các bác sĩ có thể thực hiện việc giết người vì mục đích nhân đạo (mercy killing), cả tự nguyện và không chủ ý.Trong suốt thời cổ đại, có sự ủng hộ rộng rãi cho cái chết tự nguyện thay vì đau đớn kéo dài, và các bác sĩ đã tuân thủ bằng cách thường xuyên đưa cho bệnh nhân của họ những chất độc mà họ yêu cầu. Thuật ngữ an tử (euthanasia) được Suetonius một nhà sử học La Mã sử dụng lần đầu tiên trong cuốn De Vita Casesarum - Divus Augustus(Cuộc đời các Ceasar – Con thần Augustus), tác giả đã mô tả cái chết của Augustus Caesar rằng trong lúc ngài hỏi một số người mới đến từ thành phố về con gái của Drusus, cô gái đang ốm, ngài đột ngột qua đời khi hôn Livia, thốt ra những lời cuối cùng: “Hãy luôn nhớ đến cuộc hôn nhân của chúng ta, Livia, và vĩnh biệt”rồi may mắn có một cái chết dễ dàng và đó là điều mà ngài luôn mong mỏi. Mỗi khi nghe rằng ai đó chết nhanh chóng và không đau đớn, ngài luôn cầu nguyện rằng ngài và thân thể ngàicũng có thể có một cái chết êm ả như thế, đó là khái niệm ngài quen dùng.[25] Tuy nhiên, khoảng thời gian sau đó cho đến gần cuối thế kỷ XIX, an tử bị phản đối bởi quan điểm của các tôn giáo lớn (Đạo Thiên chúa, Đạo Do Thái, Đạo Phật) và bị pháp luật ở nhiều quốc gia cấm (đặc biệt là các quốc gia theo thông luật). Từ thế kỉ XII đến XV, sự lớn mạnh của đạo Thiên Chúa đã củng cố “lời thề Hippocrates” quan điểm phản đối cái chết êm ả. Vào thế kỉ 4
  12. XVII, hệ thống pháp luật Common Law có những quy định trừng phạt hoặckhông chấp nhận, cấm tự tử và an tử lan ra khắp cả các thuộc địa. Ví dụ các nhà lập pháp của Providence Plantations vùng lãnh thổ sau này trở thành Rhode Island, đã tuyên bố vào năm 1647 rằng tự tử tuyệt đối là hành vi trái tự nhiên nhất và hội đồng lập pháp này tuyên rằng người nào thực hiện hành vi này, tự tử chỉ vì chủ tâm ghét bỏ chính cuộc sống của mình hay niềm hạnh phúc của người khác… thì đồ đạc và tài sản của họ sẽ do nhà vua định đoạt.[26] Không có cuộc bàn luận nào về an tử thậm chí còn là điều cấm kị ở các nước châu Âu cho đến thế kỉ XVIII. Nhiều nhà văn đã tấn công vào các nhà thờ để truyền bá về mọi khía cạnh đời sống, bao gồm cả về an tử và tự tử, nhưng vấn đề này không gây được quan tâm nhiều và rộng khắp. Một cuộc phản công mang tính chất tôn giáo đã diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII, bắt đầu với cuộc Đại thức tỉnh vào khoảng giữa những năm 1700 đến cuộc Đại thức lần thứ hai vào những năm đầu của thế kỷ XIX, những nhà truyền giáo đã tăng cường lên án mạnh mẽ tự tử và an tử. Năm 1794, một đạo luật đã được thông qua nhằm giảm hình phạt của một người đã giết bệnh nhân mắc một căn bệnh nan y. Sau đó, năm 1828, một văn bản pháp luật được ban hành tại New York trong đó quy định rõ ràng an tử là hành vi trái pháp luật. Giữa năm 1857 và 1865, một Ủy ban ở New York do Dudley Field lãnh đạo đã soạn thảo một dự luật hình sự cấm trợ giúp tự tử và đặc biệt là cung cấp cho người khác bất kỳ vũ khí chết người hoặc ma túy độc hại nào, biết rằng người đó có ý định sử dụng vũ khí hoặc ma túy như vậy để lấy mạng sống của chính mình. Vào thời điểm Hiến pháp sửa đổi lần thứ mười bốn đã đượcthông qua, an tử và trợ tử đều là tội hình sự ở hầu hết các bang.Bộ luật hình sự đã được thông qua tại Lãnh thổ Dakota vào năm 1877, tại New York năm 1881. Bước sang thế kỉ XIX, các nhà khoa học đã có một bước tiến lớn trong việc chiết suất được morphin và được sử dụng làm thuốc giảm đau trên diện rộng. Samuel Williams, một giáo viên, đã có bài phát biểu đầu tiên ủng hộ cho an tử tích cực, trong đó đề cập đến việc thuốc không chỉ được dùng để 5
  13. làm giảm cơn đau mà còn giải thoát bệnh nhân một cách có chủ định. Trong suốt thế kỉ XIX, bài phát biểu đã nhận được sự chú ý nghiêm túc trên nhiều tạp chí y khoa.Nhưng hầu hết các bác sĩ vẫn giữ quan điểm thuốc giảm đau có thể dùng để giảm bớt sự đau đớn, không phải thúc đẩy cái chết. Thế kỷ XX với sự phát triển của ngành y khoa, an tử đã có được những bước tiến lớn. Về mặt pháp lý, năm 1976, California trở thành bang đầu tiên của Mỹ thông qua luật cho phép người bị bệnh nan y quyền quyết định hủy bỏ các điều trị y tế duy trì sự sống khi cái chết được tin rằng sắp xảy ra. Tính đến năm 1977, đã có 8 bang của Mỹ gồm California, New Mexico, Arkansas, Nevada, Idaho, Oregon, North Carolina, và Texas đã thông qua các điều luật về quyền an tử. Một vụ việc điển hình liên quan đến trợ tử đã từng diễn ra ở nước Mỹ. Đó là trường hợp của Karen Ann Quinlan vào năm 1975. Người phụ nữ này bị rơi vào tình trạng hôn mê sau khi bị tai nạn ô tô và được kết luận sẽ không bao giờ phục hồi được ý thức. Các bác sĩ tin rằng cô sẽ chết nếu bị ngưng dùng máy thở oxy. Cha mẹ của cô trong hoàn cảnh tuyệt vọng vì không muốn con gái của mình kéo dài sự sống thực vật đầy đau khổ và thực sự khả năng kinh tế của gia đình cũng có hạn nên đã đề nghị Tòa án cho phép rút ống thở. Tuy nhiên Tòa án đã từ chối đề nghị này. Một cuộc chiến pháp lý đã diễn ra ròng rã suốt một năm trời sau đó và Quinlan đã được dừng máy thở vào năm 1976. Nhưng có một điều là cô vẫn sống thêm được đến 10 năm nữa, cho dù không thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào của sự phục hồi ý thức cũng như cuộc sống và mất vào năm 1986 vì bệnh viêm phổi [13]. Từ sau vụ việc này đã mở rộng đường cho trợ tử thụ động, các Tòa án của Mỹ đã thực thi nhiều phán quyết liên quan đến việc từ chối điều trị trong những trường hợp nhất định. Một số cơ quan lập pháp của một số bang ở Mỹ đã thừa nhận hoạt động trợ tử để giúp một người bệnh không phải kéo dài thời gian đau khổ hay sống đời sống thực vật. Có thể thấy, vấn đề trợ tử và an tử có thể trở thành mối quan tâm hàng đầu về các phương diện xã hội, chính trị và luân lý ở Hoa Kỳ, Ý, Úc và có lẽ 6
  14. những nơi khác nữa trong tương lai gần. Vấn đề bỗng nhiên được đưa vào tiêu điểm chính trị, nhất là ở Hoa Kỳ: trước hết là do những việc làm của Jack Kevorkian, một thời là nhà nghiên cứu bệnh lý học ở Michigan; trong những năm qua ông đã dùng "máy tự tử" (suicide machine) do ông tự thiết kế để trợ giúp ít nhất năm mươi người tự tử, mà những người này không phải là bệnh nhân hấp hối; sau đó là do những nỗ lực ở rất nhiều tiểu bang, bằng một bước ngoặt pháp lý ngoạn mục, đã làm thay đổi hoặc hủy bỏ những khoản trong luật lệ đã được luật pháp quy định lâu đời hay luật chung có nội dung nghiêm cấm hành vi tự tử có trợ giúp; hai Tòa phúc thẩm Liên bang vào năm 1996 đã phán quyết rằng: người bị bệnh vô phương cứu chữa và một số người khác, có quyền được trợ giúp để kết liễu mạng sống, và quyền này được hiến pháp bảo vệ. Tuy cả hai phán quyết ấy đều bị Tòa Án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ bác bỏ vào tháng 6-1997, nhưng ý kiến của các quan tòa này sẽ được đưa ra trước ngành lập pháp và công luận để tham khảo trong suốt nhiều năm sắp đến. Vụ Compassion in Dying kiện Tiểu bang Washington của Tòa Lưu Động Số 9 và vụ Quill kiện Vacco của Tòa Lưu Động Số 2 đều xảy ra vào đầu mùa xuân năm 1996. Hai tòa phúc thẩm liên bang này đưa ra những quyết định với những nội dung quan trọng, không những đối với việc xử trí y khoa cho người hấp hối mà còn cho người quá đau đớn hay bị bệnh gây suy nhược.Cả hai tòa án đều cho là bất hợp hiến những nghiêm cấm của tiểu bang đối với việc trợ giúp bệnh nhân tự tử. Ngoài ra, tòa còn phán rằng các công dân có những quyền lợi được hiến pháp bảo vệ gọi là "quyền tự do về sở thích" trong việc chọn thời điểm và cách thức từ giã cõi đời [10]. (Compassion in Dying là một tổ chức của các bác sĩ ủng hộ trợ tử. Năm 1996 họ đâm đơn kiện lên Tòa Án Liên Bang, cho rằng tiểu bang Washington nghiêm cấm bác sĩ trợ giúp bệnh nhân tự tử là vi hiến (trái hiến pháp) và vi phạm quyền của bệnh nhân vô phương cứu chữa. Trong vụ án kia, Timothy E. Quill và một số bác sĩ hành nghề ở NewYork đứng nguyên đơn vào năm 1997 kiện Dennis C. Vacco, Chưởng lý NewYork. Các bác sĩ cho rằng “rất phù hợp với nghề nghiệp bác sĩ” khi chỉ định thuốc kết liễu mạng sống cho “những 7
  15. bệnh nhân vô phương cứu chữa, không còn khả năng trí não” và đang phải đau đớn cùng cực, thế nhưng các bác sĩ bị cản trở việc này do luật của tiểu bang NewYork cấm trợ giúp tự tử). Hai Tòa án Liên bang đã đi một bước ngoặt pháp lý ngoạn mục. Trước hết là Tòa Phúc Thẩm Lưu Động Số 9 (ngày 06-03-1996) mở tại San Francisco. Tám trong mười một vị quan tòa, đồng tâm nhất trí, phán quyết rằng: mỗi cá nhân có “quyền tự do về những sở thích” được hiến pháp bảo vệ dựa trên bản Tu Chính Hiến Pháp Số 14, trong việc chọn thời điểm và cách thức từ giã cõi đời. Một tháng sau, vào ngày 02-04-1996, Tòa Phúc Thẩm Lưu Động Số 2, mở tại New York, cũng đi đến cùng một kết luận tương tự, nhưng những lý do đưa ra có hơi khác. Dựa trên Mệnh Đề Được Bảo Vệ Như Nhau của bản Tu Chính Hiến Pháp Số 14, tòa biện luận rằng không có sự khác biệt giữa việc đình chỉ các hệ thống duy trì sự sống và việc cung cấp thuốc để gây ra cái chết. Đây là quyết định chung của ba quan tòa. Tham chiếu một cách đặc biệt đến sự kiện bệnh nhân lệ thuộc máy móc có quyền quyết định giờ chết của mình, hai trong số ba quan tòa phát biểu rằng: bệnh nhân vô phương cứu chữa “phải được tự do thực hiện việc ấy bằng cách yêu cầu bác sĩ kết liễu mạng sống của mình trong những giai đoạn cuối của căn bệnh vô phương cứu chữa.” Tuy nhiên sau đó, cả hai phán quyết này đều bị Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ thay đổi và vô hiệu hóa, vào ngày 28-06-1997. Dù các tòa án quyết định thế nào đi nữa, các luận cứ do Tòa Phúc Thẩm Lưu Động Số Hai và Số Chín nêu ra, có lẽ sẽ ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận về an tử và trợ tử trong những năm sắp đến. Bước sang đầu thế kỷ XXI, năm 2001, Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa an tử; tiếp sau đó là Bỉ (năm 2002), Luxembourg (năm 2008); và ba bang của Mỹ gồm Washington (năm 2008), Montana (năm 2008), Vermont (năm 2013). Hà Lan là đất nước đầu tiên hợp pháp hóa "cái chết nhân đạo" từ tháng 4/2002. Người muốn chết phải đang đối mặt với nỗi đau đớn dày vò và các 8
  16. bác sĩ đều thất bại trong việc chữa trị. Họ phải hoàn toàn tỉnh táo khi ra quyết định. Độ tuổi được chọn cái chết êm ái là trên 12. Chính phủ Hà Lan cho phép thành lập các đội cứu trợ cung cấp "cái chết nhân đạo". Sáu đội chuyên biệt sẽ di động đến nơi bệnh nhân yêu cầu được trợ tử nếu các bác sĩ khác từ chối tiến hành việc này. Mỗi năm có khoảng 3.100 trường hợp được trợ tử ở nước này [17]. Tháng 2/2008, nối gót Hà Lan và Bỉ, Luxembourg trở thành nước thứ ba trong Liên minh châu Âu cho phép "cái chết êm ái". Điều luật này chỉ được áp dụng đối với bệnh nan y không có biện pháp chữa trị.Tháng 3/2014, Bỉ đã hợp pháp hóa an tử đối với trẻ em bị bệnh nan y và không thể cứu chữa Tháng 2/2015, Tòa án Tối cao Canada đã bãi bỏ lệnh cấm tự sát có trợ giúp của bác sĩ. Tháng 4/2015, Tòa án Nam Phi đã cho phép tự sát có trợ giúp đối với những người bị bệnh nan y. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. An tử Thuật ngữ an tử hay euthanasia (trong tiếng Anh) bắt nguồn từ thuật ngữ “euthanatos” trong tiếng Hy Lạp, có thểhiểu sát nghĩa là “cái chết êm ả” hay “cái chết êm dịu”. Trong đó “eu” có nghĩa là “tốt” và “thanatos”là “chết”). Nghĩa của từ này theo tiếng Hy Lạp là chấm dứt cuộc sống của ai đó một cách ít đau đớn nhất hay không đau đớn để giúp họ khỏi kéo dài cuộc sống trong những điều kiện không mong muốn. Đến nay chưa có một định nghĩa cụ thểthống nhất nào về khái niệm về an tử. Có thể hiểu, an tử là chấm dứt cuộc sống của một người theo một cách ít đau đớn nhất hay không đau đớn để giúp họ khỏi kéo dài cuộc sống trong những điều kiện không mong muốn. Xuất hiện đầu tiên trong lời thềHippocrates và sau đó bắt đầu xuất hiện rộng rãi hơn vào thế kỷ XVII, nhằm khuyến khích các bác sĩ quan tâm đến sự đau đớn của người bệnh và giúp đỡ người sắp chết thoát khỏi thế giới này một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Theo Từ điển Merriam-Webster Online, an tử là “hành động hoặc thực hành giết chết hoặc cho phép cái chết của những cá nhân (như con người 9
  17. hoặc động vật nuôi) bị ốm hoặc chấn thương không còn hy vọng [cứu chữa] theo cách ít đau đớn nhất vì lý do nhân từ/nhân đạo”. Một tài liệu khác định nghĩa: “an tử là sự giết chết có chủ ý một người lệ thuộc (a dependent human being) bởi hành động hoặc không hành động vì lợi ích được viện ra của người đó” [5]. The British House of Lords Select Committee on Medical Ethics (Ủy ban đặc biệt của Thượng Nghị viện Anh về Đạo đức y học) định nghĩa về an tử là "một sự can thiệp cố ý được thực hiện với ý định rõ ràng về sự kết thúc một cuộc sống, để xoa dịu sự đau đớn khó chữa"[18] Như vậy, có thể hiểu “an tử” là việc chủ ý chấm dứt cuộc sống của một người mà thường là những bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa theo cách ít hoặc không đau đớn vì những lợi ích của người đó. Theo những phân tích trên, với những mục đích tốt đẹp của an tử thì nên gọi là “cái chết nhân đạo” thay vì gọi “cái chết êm ả”. An tử bao gồm những nội dung sau: Thứ nhất, Tính chủ ý chấm dứt cuộc sống Đây là nội dung quan trọng nhất của quyền an tử. Việc chấm dứt cuộc sống phải là ý chí chủ quan của bệnh nhân, mong muốn của bản thân họ, không bị ép buộc bởi bất cứ chủ thể nào khác. Nếu thiếu đi tính chủ ý thì sẽ không còn là an tử. Thứ hai, Đối tượng là những người không còn khả năng cứu chữa Bệnh nhân phải ở trong tình trạng bệnh lý không còn khả năng cứu chữa, chỉ khi có kết luận của hội đồng bác sỹ về tình trạng bệnh lý. Đây là yêu cầu quan trọng giúp phân biệt giữa hành vi hưởng thụ quyền an tử và hành vi tự tử, cũng như phân biệt hành vi thực hiện quyền an tử và hành vi trợ giúp, xúi giục người khác tự tử. Vậy như thế nào là những người không còn khả năng cứu chữa?Ở các quốc gia đã công nhận hay chưa công nhận quyền an tử có cách phân loại khác nhau về phạm vi các loại bệnh nhân. Theo tác giả Trương Hồng Quang 10
  18. trong bài viết “Bước đầu tìm hiểu về quyền được chết trong bối cảnh hiện nay”, thì giới y học hầu hết thống nhất có hai dạng bệnh nhân: (1) Những trường hợp chết não: “tình trạng toàn não bộ bị tổn thương nặng, chức năng của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được”. Bệnh nhân sống hoàn toàn nhờ vào các biện pháp hỗ trợ như hô hấp, tuần hoàn và nuôi dưỡng nhân tạo… nếu rút máy thì coi như sự sống chấm dứt. (2) Trường hợp người bệnh mất ý thức kéo dài và không có khả năng hồi phục. Trường hợp này bệnh nhân có sống cũng chỉ là gánh nặng của gia đình (bản thân họ không còn biết khổ hay sướng). Đôi lúc người bệnh biểu lộ được ý chí của mình và hoàn toàn không sống nhờ các biện pháp nhân tạo. Trường hợp này bao gồm cả bệnh nhân chịu nhiều đau đớn kéo dài nhưng không mất ý thức thường xuyên. Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên có thể là sau một tai nạn hay bị mắc bệnh hiểm nghèo, vô phương cứu chữa. Thứ ba, cách thực hiện ít hoặc không gây đau đớn An tử tức là cái chết nhẹ nhàng, êm ái, là cái chết nhân đạo. Vì thế cách thức thực hiện an tử cũng phải hạn chế đến mức thấp nhất đau đớn cho bệnh nhân, giúp họ được ra đi một cách thanh thản, chấm dứt cuộc sống đau đớn đã kéo dài. Một số biện pháp có thể thực hiện như: tiêm thuốc, rút ống dẫn… Thứ tư, vì lợi ích của người được an tử Với ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, an tử trên hết phải với mục đích đem lại sự thanh thản cho người bệnh, giúp họ không phải chịu đựng những ngày tháng đau đơn với bệnh tật, chứ không phải vì bất kỳ lợi ích kinh tế hay nguyên nhân từ chủ thể nào khác (gia đình, xã hội). Như vậy, có bốn yếu tố để xác định “an tử” đó là: (i) tính chủ ý chấm dứt cuộc sống; (ii) đối tượng là những người không còn khả năng cứu chữa; (iii) cách thức thực hiện ít hoặc không gây đau đớn; và (iv) vì lợi ích của người được an tử. Trong các yếu tố này, “tính chủ ý” được xem là quan trọng 11
  19. nhất mà thiếu nó sẽ không được coi là an tử; lợi ích của người được an tử thường là để chấm dứt những nỗi đau không thể chịu đựng được (mục đích nhân đạo) và để giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và người thân. An tử có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó hai tiêu chí có thể thể hiện rõ nhất tính chất của vấn đề đó là dựa trên sự tự nguyện và cách thức thực hiện. - Dựa trên tính chất ý chí của người được an tử, an tử có thể chia thành an tửtự nguyện (Voluntary Euthanasia), an tử không tự nguyện (Non - VoluntaryEuthanasia), và an tử trái nguyện vọng(Involuntary Euthanasia).  An tử tự nguyện (Voluntary Euthanasia): Bệnh nhân trong tình trạng tỉnh táo(nghĩa là có ý thức, đủ tuổi và cảm xúc ổn định), có sự đồng tình rõ ràng trong quyết định kết thúc cuộc sống với sự hỗ trợ, trợ giúp của bác sĩ. Ví dụ: Thực hiện theo yêu cầu của bệnhnhân ung thư giai đoạn cuối ngừng điều trị bằng việc ngừng tiêm thuốc hóa trị do tình trạng tâm lý và sức khỏe hiện nay hay ở tương lai tiên liệu được.  An tử không tự nguyện (Non - Voluntary Euthanasia): Bệnh nhân không có khả năng bày tỏ sự ưng thuận và tự đưa ra quyết định (Trẻ sơ sinh thiểu năng trầm trọng, bệnh nhân trong tình trạng thực vật vĩnh viễn, người tâm thần), quyết định chấm dứt cuộc sống của họ do người khác đưa ra (người thân)  An tử trái nguyện vọng(Involuntary Euthanasia): Bệnh nhân không hề bày tỏ mong muốn, cũng không hề đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho thấy mạng sống của người ấy cần phải được chấm dứt, nhưng việc này vẫn được thực hiện trái ý chí của người bệnh. Khác với an tử không tự nguyện, ở an tử trái nguyện vọng bệnh nhân tỉnh táo, có thể tự đưa ra quyết định, minh nhiên từ chối, không đồng ý việc bị làm chết. - Dựa trên tiêu chí cách thức thực hiện, an tử được chia thành an tử chủ động (Active Euthanasia/Euthanasia by Action), an tử thụ động (Passive Euthanasia/Euthanasia by Omission) 12
  20.  An tử chủ động (Active Euthanasia): Trường hợp có sự tác động của người khác để giúp bệnh nhân chấm dứt cuộc sống một cách nhanh chóng. Ví dụ: Bác sĩ trực tiếp gây tử vong theo yêu cầu của bệnh nhân bằng cách tiêm thuốc… Đây được coi là cách thức hiệu quả nhất dù tình trạng bệnh nhân có như thế nào. Hình thức này được hợp pháp hóa ở Netherlands và Australia.  An tử thụ động (Passive Euthanasia): Ngừng các biện pháp điều trị đang áp dụng cho bệnh nhân để bệnh nhân chết đi. Ví dụ: Bác sĩ ngưng mọi biện pháp kéo dài sự sống đối với bệnh nhân như rút ống dẫn, tắt máy trợ thở, ngừng việc tiêm các chất hóa trị… Tuy nhiên, vẫn duy trì các biện pháp/thuốc giảm đau. Như vậy, an tử thụ động phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, đặc biệt là tình trạng bệnh nhân Bên cạnh thuật ngữ an tử, ở nhiều quốc gia còn sử dụng thuật ngữ trợ tử (physician-assisted suicide: tự tử với sự trợ giúp của bác sĩ).Nếu như an tử là việc biết, trực tiếp hành động một cách có chủ đích đem đến cái chết nhẹ nhàng cho một cá nhân thì trợ tử được định nghĩa là việc biết, hành động trực tiếp một cách có chủ đích cung cấp phương tiện để cá nhân thực hiện việc tự tử. Như vậy có thể thấy, điểm phân biệt lớn nhất giữa an tử và trợ tử là chủ thể nắm giữ vai trò chủ đạo trong quá trình, hay chủ thể thực hiện toàn bộ hành vi hoặc thực hiện hành vi cuối cùng. Có sự khác biệt như vậy nhưng nếu xét cho cùng thì trợ tử là hình thức sơ khai của an tử, trong đó vai trò của bác sĩ chưa được mở rộng. Ở hầu hết các nước đã thông qua luật an tử, hành vi trợ tử cũng hợp pháp và dùng chung với nhau. Theo một báo cáo năm 2010 tại Hà Lan tỷ lệ an tử chủ động là 2,8% trong khi trợ tử là 0,1% trên tổng số người chết. Ở những vùng lãnh thổ mới chỉ hợp pháp hóa hành vi trợ tử, an tử có thể bị coi là hành vi vượt quá thẩm quyền và dẫn tới khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc trách nhiệm nghề nghiệp cho người thực hiện [6]. 1.2.2. Quyền an tử Xuất phát từ khái niệm an tử, quyền an tử có thể được định nghĩa là quyền nhân thân và là đặc quyền của những cá nhân rơi vào trạng thái bệnh lý 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2