Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Bùi Đức Tính<br />
<br />
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
Có thể khẳng định rằng với hơn 70% dân số và lao động sống và làm việc ở khu<br />
vực nông nghiệp nông thôn, thì kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng đối<br />
với sự phát triển đi lên của đất nước. Chính vì vậy, việc phát triển nông nghiệp nông<br />
thôn trong đó có hộ nông dân là lực lượng nòng cốt luôn được Đảng và Nhà nước ta<br />
<br />
uế<br />
<br />
đặc biệt quan tâm. Điều này thể hiện rõ từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V với<br />
đường lối: “Đưa nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu để làm nền tảng, tiền đề cho sự<br />
<br />
H<br />
<br />
nghiệp CNH – HĐH đất nước”. Và sau khi có Chỉ thị 100 và Nghị quyết 10 của Bộ<br />
chính trị (1988) và Luật đất đai (1992), hộ nông dân trở thành đơn vị sản xuất kinh tế<br />
<br />
tế<br />
<br />
tự chủ. Từ đó cho đến nay kinh tế hộ ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành thành<br />
phần kinh tế cơ sở quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.<br />
<br />
h<br />
<br />
Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu cũng như trình độ kỹ<br />
<br />
in<br />
<br />
thuật của hộ nông dân còn thấp, tình hình khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới<br />
trong vài năm trở lại đây đã gây ra rất nhiều khó khăn, làm chậm tốc độ phát triển của<br />
<br />
cK<br />
<br />
kinh tế hộ. Xác định được điều này, Đảng và Nhà nước đã và đang thực thi nhiều chính<br />
sách, biện pháp nhằm hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển, đặc biệt là các biện pháp để giải<br />
<br />
họ<br />
<br />
quyết khó khăn về nguồn vốn cho hộ sản xuất thông qua hệ thống tín dụng nông thôn,<br />
trong đó có Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo & PTNT). Ngày<br />
28/06/1991, cho vay hộ sản xuất được Chính phủ chính thức hóa khuôn khổ pháp lý<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
thông qua Chỉ thị 202/CP. Điều này đã tạo điều kiện cho ngành Ngân hàng nói chung và<br />
Ngân hàng nông nghiệp nói riêng thí điểm mở rộng và từng bước hoàn thiện cơ chế cho<br />
vay kinh tế HND, đa dạng hóa trong đầu tư. Từ chổ chỉ cho vay các doanh nghiệp, Ngân<br />
hàng đã mở rộng đầu tư cho các hộ nông dân. Trong quá trình đầu tư vốn đã khẳng định<br />
được hiệu quả của đồng vốn cho vay và khả năng quản lý, sử dụng vốn của các hộ gia<br />
đình trong quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng thêm nghành nghề, tăng sản phẩm<br />
cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và hoàn trả được vốn cho Nhà nước. Tuy nhiên<br />
vẫn còn nhiều tồn tại trong cơ chế chính sách, hành lang pháp lí và những tác động của<br />
cơ chế thị trường, đòi hỏi các cấp các ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn để đáp ứng kịp<br />
thời có hiệu quả nhu cầu về vốn cho HND phát triển kinh tế.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Linh – K40B KTNN<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Bùi Đức Tính<br />
<br />
Là một chi nhánh của Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng<br />
Bình, NHNo & PTNT huyện Bố Trạch cũng đã có những chuyển biến lớn về cơ cấu<br />
tài chính để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ nông dân,<br />
tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn, mạng lưới hoạt động của NHNo&PTNT huyện Bố<br />
Trạch ngày càng được mở rộng, góp phần lớn vào việc giải quyết vấn đề về vốn, thúc<br />
đẩy quá trình phát triển của nền kinh tế địa phương huyện Bố Trạch. Tuy nhiên Ngân<br />
hàng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: mặt bằng dư nợ chưa đảm bảo yêu cầu<br />
<br />
uế<br />
<br />
tài chính cũng như trong toàn ngành, việc mở rộng cho vay vốn đối với hộ nông dân<br />
gặp nhiều khó khăn do khoản vay nhỏ, hơn nữa đối tượng vay gắn liền với điều kiện<br />
<br />
H<br />
<br />
thời tiết nên ảnh hưởng rất lớn đến đồng vốn vay, khả năng rủi ro luôn tiềm ẩn trong<br />
hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nông dân vẫn<br />
<br />
tế<br />
<br />
còn bị hạn chế bởi trình độ hiểu biết, khả năng nhận thức về việc sử dụng vốn và bị<br />
ràng buộc bởi nhiều quy định, thủ tục rườm rà, chi phí vay vốn cao. Với chủ trương<br />
<br />
h<br />
<br />
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, xây dựng<br />
<br />
in<br />
<br />
nông thôn mới thì nhu cầu vay vốn của hộ nông dân ngày càng lớn nên hoạt động kinh<br />
<br />
cK<br />
<br />
doanh Ngân hàng trong lĩnh vực cho vay hộ nông dân sẽ có nhiều rủi ro. Bởi vậy mở<br />
rộng tín dụng phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn<br />
trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Có như vậy hoạt động kinh doanh của Ngân<br />
<br />
họ<br />
<br />
hàng mới thực sự trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy nền kinh tế phát triển.<br />
Nhận thức được những vấn đề trên và xuất phát từ những luận cứ và thực tiễn<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
qua khảo sát cho vay vốn đến hộ nông dân tại NHNo & PTNT huyện Bố Trạch, em<br />
chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nông dân tại chi<br />
nhánh NHNo & PTNT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” để nghiên cứu sâu hơn<br />
vấn đề tín dụng đối với hộ nông dân ở khía cạnh hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất.<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở Khoa học những vấn đề lý luận về tín dụng<br />
nông nghiệp, nông thôn và hiệu quả cho vay vốn đối với hộ sản xuất.<br />
2. Đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay vốn đối với hộ sản xuất tại địa bàn<br />
NHNo & PTNT Bố Trạch.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Linh – K40B KTNN<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Bùi Đức Tính<br />
<br />
3. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay vốn đối với hộ sản<br />
xuất từ NHNo & PTNT Bố Trạch.<br />
4. Đề xuất giải pháp tín dụng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với<br />
hộ sản xuất từ NHNo & PTNT Bố Trạch.<br />
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1 Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
uế<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là NHNo&PTNT và các hộ nông dân vay vốn<br />
tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.<br />
<br />
H<br />
<br />
3.2 Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
tế<br />
<br />
- Về không gian: Địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.<br />
- Về thời gian: Số liệu tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của huyện từ năm<br />
<br />
in<br />
<br />
liệu điều tra từ năm 2007 – 2009.<br />
<br />
h<br />
<br />
2007 – 2009 và số liệu tình hình cho vay của tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện và số<br />
<br />
cK<br />
<br />
3.3 Phương pháp nghiên cứu<br />
3.3.1 Phương pháp điều tra<br />
<br />
họ<br />
<br />
Phương pháp này giúp đề tài nắm được tình hình, đánh giá phân tích các mối<br />
quan hệ tương quan cụ thể, từ đó rút ra những kết luận ban đầu giúp cho việc nghiên<br />
cứu đề tài được sâu sắc hơn. Các phương pháp điều tra đã sử dụng trong quá trình<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
nghiên cứu đề tài này:<br />
+ Phương pháp thu thập số liệu:<br />
Số liệu sơ cấp: Để có được số liệu sơ cấp, em tiến hành phỏng vấn chi tiết 60 hộ<br />
<br />
ở 2 xã Lý Trạch và Đức Trạch của huyện Bố Trạch. Các hộ được chọn điều tra là các<br />
hộ sản xuất nông nghiệp và chọn mẫu điều tra một cách ngẫu nhiên từ danh sách<br />
khách hàng vay vốn của NHNo&PTNT Bố Trạch. Nội dung điều tra được phản ánh<br />
qua phiếu điều tra được xây dựng sẵn.<br />
Số liệu thứ cấp: Các bảng số liệu từ NHNo&PTNT, niên giám thống kê huyện,<br />
các tài liệu, báo cáo của NHNo&PTNT Bố Trạch), từ Internet.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Linh – K40B KTNN<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Bùi Đức Tính<br />
<br />
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong quá trình thực hiện đề tài, em<br />
đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các cán bộ tín dụng, những người vay vốn ở địa<br />
phương... để hoàn thiện nội dung và kiểm chứng kết quả nghiên cứu.<br />
3.3.2 Công cụ và phương pháp xử lý số liệu<br />
+ Phương pháp thống kê mô tả.<br />
+ Các số liệu thu thập được xử lý trên nền Excel để từ đó em tiến hành phân<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
họ<br />
<br />
cK<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
tế<br />
<br />
H<br />
<br />
uế<br />
<br />
tích và đánh giá số liệu.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Linh – K40B KTNN<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Bùi Đức Tính<br />
<br />
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN<br />
VÀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN<br />
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
<br />
uế<br />
<br />
1.1.1 Hộ nông dân và vai trò của kinh tế hộ nông dân trong sự phát triển<br />
nông nghiệp và nông thôn.<br />
<br />
H<br />
<br />
1.1.1.1 Khái niệm hộ nông dân<br />
<br />
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao<br />
<br />
tế<br />
<br />
gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt<br />
động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và<br />
<br />
h<br />
<br />
không có liên quan với nông nghiệp. Cho đến gần đây có một khái niệm rộng hơn là<br />
<br />
in<br />
<br />
hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một khái niệm<br />
<br />
cK<br />
<br />
tương đối và là một vấn đề còn tranh luận.<br />
<br />
Ngoài ra, trong cuốn “Kinh tế hộ nông dân” của GS – TS Đào Thế Tuấn (1997),<br />
khái niệm hộ nông dân được định nghĩa tương đối đầy đủ như sau: "Hộ nông dân là<br />
<br />
họ<br />
<br />
các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động<br />
gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với<br />
một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988).<br />
Có thể nói, hộ nông dân là một tổ chức kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động, sản<br />
<br />
xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh, tự tổ chức sản xuất<br />
kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, của địa phương và theo<br />
quy định của pháp luật Nhà nước. Hộ nông dân không chỉ độc lập tự chủ về kinh<br />
doanh mà còn tự chủ trong quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Do đó họ luôn luôn tích cực<br />
khai thác tiềm năng, trí tuệ và năng lực sản xuất của mình để tổ chức hoạt động kinh tế<br />
một cách phong phú đa dạng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Từng bước nâng cao<br />
đời sống, mở rộng sản xuất, tăng tích lũy cho chính bản thân mình và cho chính xã hội.<br />
SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Linh – K40B KTNN<br />
<br />
5<br />
<br />