Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS.Hoàng Quang Thành<br />
<br />
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải<br />
xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Một trong những giải pháp<br />
quan trọng để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp đó là hoạt<br />
động marketing. Chúng ta chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp<br />
nói chung và giữa những sản phẩm thay thế nói riêng. Quảng cáo, khuyến mại, giảm<br />
giá, khuếch trương...hay PR luôn là những việc mà doanh nghiệp cần phải quan tâm để<br />
mang hình ảnh của doanh nghiệp mình đến với người tiêu dùng. Quan điểm marketing<br />
hiện đại là hướng tới khách hàng, tạo ra và duy trì khách hàng thì việc doanh nghiệp<br />
thấu hiểu khách hàng mà mình phục vụ đóng vai trò quan trọng bậc nhất để tạo ra lợi<br />
nhuận. Nhu cầu khách hàng là rất phức tạp, nó phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý, phong<br />
cách sống và xã hội nơi họ sinh sống. Nhu cầu khách hàng cũng rất khác nhau giữa các<br />
khu vực địa lý, các nền văn hóa, tuổi tác, giới tính,…Muốn thỏa mãn nhu cầu khách<br />
hàng và tạo dựng mối quan hệ tốt giữa khách hàng với doanh nghiệp, lôi kéo khách<br />
hàng đến với mình thì các doanh nghiệp phải có những chiến lược phát triển sản phẩm<br />
cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.<br />
Chính vì vậy nghiên cứu hành vi sau khi mua hàng của khách hàng sẽ giúp doanh<br />
nghiệp biết khách hàng thực sự thỏa mãn với sản phẩm của mình như thế nào là những<br />
yếu tố giúp doanh nghiệp nắm bắt được mức độ cảm nhận, hành vi của khách hàng khi<br />
sử dụng sản phẩm của mình để từ đó có những chiến lược phù hợp với từng đối tượng<br />
khách hàng.<br />
Thị trường viễn thông và dịch vụ ADSL của nước ta trong những năm trở lại đây<br />
phát triển rất mạnh. Bên cạnh những Tập đoàn lớn như VNPT, Viettel, FPT thì cũng<br />
đã bắt đầu xuất hiện những tập đoàn, công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường như<br />
Beeline,…Việc cạnh tranh gay gắt để chiếm lĩnh thị phần giành lấy khách hàng về<br />
phía mình giữa các Tập đoàn Viễn thông là rất khốc liệt. Là một thị trường còn non<br />
trẻ, Thừa Thiên Huế chưa có lượng thuê bao sử dụng dịch vụ ADSL nhiều như các<br />
tỉnh, thành phố lớn khác trên cả nước. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh ở đây không phải<br />
vì thế mà giảm tính gay gắt. Có thể nói, thị trường cung cấp dịch vụ ADSL gia tăng<br />
<br />
Nguyễn Quang Ái - K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
1<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS.Hoàng Quang Thành<br />
<br />
tính gay gắt từng ngày. Nhưng chính sự cạnh tranh đó đã đem lại lợi ích ngày càng<br />
nhiều hơn cho khách hàng. Khách hàng càng trở nên quan trọng hơn, là đối tượng<br />
được các Tập đoàn viễn thông “săn đón” và “giữ chân” bằng những chính sách hấp<br />
dẫn. Do đó, việc khách hàng chuyển đổi hoặc lựa chọn những Tập đoàn Viễn thông<br />
mang lại nhiều lợi ích cho mình hơn là điều dễ hiểu. Nắm bắt được điều này các Tập<br />
đoàn Viễn thông luôn có những phương án chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao vị<br />
thế của mình trong tâm trí khách hàng.<br />
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu hành vi sau khi<br />
mua của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ADSL của VNPT Thừa Thiên Huế”<br />
để làm khóa luận tốt nghiệp.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
* Mục tiêu tổng quát<br />
Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ADSL,<br />
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với<br />
dịch vụ của VNPT Thừa Thiên Huế.<br />
* Mục tiêu cụ thể<br />
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi khách hàng.<br />
- Đánh giá sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ<br />
ADSL của VNPT Thừa Thiên Huế.<br />
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối<br />
với dịch vụ ADSL.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
* Đối tượng nghiên cứu: Hành vi sau khi mua của khách hàng cá nhân sử dụng<br />
dịch vụ ADSL của VNPT Thừa Thiên Huế<br />
* Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi không gian: Khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ADSL do VNPT<br />
Thừa Thiên Huế cung cấp trên địa bàn Thành phố Huế tính đến năm 2010.<br />
- Phạm vi thời gian:<br />
+ Các thông tin thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2011.<br />
+ Các thông tin sơ cấp liên quan đến việc điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng<br />
được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012.<br />
<br />
Nguyễn Quang Ái - K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
2<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS.Hoàng Quang Thành<br />
<br />
+ Các giải pháp được xây dựng dự kiến áp dụng cho giai đoạn kinh doanh trong<br />
5 năm tới của doanh nghiệp.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1 Thiết kế nghiên cứu<br />
Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra nghiên cứu này sử dụng kết hợp<br />
hai phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng ở thời<br />
kỳ đầu của quá trình nghiên cứu nhằm thu thập các tài liệu tham khảo và các thông tin<br />
phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên<br />
cứu định lượng dùng kỹ thuật thu thập dữ liệu là điều tra theo bảng hỏi nhằm đánh giá<br />
và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ<br />
ADSL của VNPT Thừa Thiên Huế.<br />
Nghiên cứu định tính<br />
Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu hành vi khách hàng sử dụng<br />
dịch vụ ADSL, các tiêu chí đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ ADSL của<br />
VNPT. Đầu tiên, áp dụng kỹ thuật Delphi để phỏng vấn các chuyên gia mà cụ thể là<br />
các cán bộ thuộc Trung tâm Giao dịch khách hàng tại VNPT Thừa Thiên Huế, những<br />
người thường xuyên tiếp xúc, tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng nên hiểu rõ<br />
hành vi của họ khi sử dụng dịch vụ ADSL. Tiến hành thảo luận nhóm tiêu điểm (focus<br />
group) gồm một số người thân, bạn bè khoảng từ 8-10 đang sử dụng dịch vụ ADSL<br />
của VNPT. Từ đó xác định những thông tin cần thu thập, các nội dung cần nghiên cứu<br />
để thiết kế bảng hỏi sơ bộ.<br />
Nghiên cứu định lượng<br />
Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính để tiến hành thiết kế bảng hỏi phục vụ việc<br />
thu thập dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu. Thực hiện đánh giá thang đo, kiểm định mô<br />
hình biểu diễn hành vi sau khi mua của khách hàng dịch vụ ADSL của VNPT.<br />
4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
Dữ liệu thứ cấp<br />
Các số liệu thứ cấp bao gồm các thông tin, số liệu liên quan đến VNPT Thừa<br />
Thiên Huế như doanh thu, lao động, kết quả hoạt động kinh doanh,…được thu thập từ các<br />
phòng ban của Trung tâm trong khoảng thời gian từ năm 2009-2011. Ngoài ra, các tài<br />
liệu liên quan được thu thập từ báo chí, Internet, các khóa luận tốt nghiệp đại học và<br />
cao học,…có liên quan đến đề tài nghiên cứu.<br />
Nguyễn Quang Ái - K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
3<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS.Hoàng Quang Thành<br />
<br />
Dữ liệu sơ cấp<br />
Đối với dữ liệu sơ cấp, thì đây là loại dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi và<br />
được sử dụng để tiến hành các kiểm định cần thiết. Do giới hạn về thời gian và nguồn<br />
lực nên nghiên cứu này chỉ khảo sát trên mẫu đại diện và suy rộng kết quả cho tổng<br />
thể. Từ danh sách đầy đủ về khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ADSL có được từ<br />
Trung tâm giao dịch khách hàng của VNPT Thừa Thiên Huế tính đến năm 2010, tiến<br />
hành chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo bước nhảy k.<br />
Đề tài sử dụng công thức Cochran để tính kích cỡ mẫu:<br />
n=<br />
Do tính chất p + q = 1 , vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p = q= 0,5 nên p.q = 0,25. Ta<br />
tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% (z = 1,96) và sai số cho phép là e = 8% . Lúc đó<br />
mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất:<br />
n=<br />
<br />
=<br />
<br />
= 150<br />
<br />
Cỡ mẫu n được điều chỉnh theo số cá thể trong tổng thể nghiên cứu theo công<br />
thức:<br />
n1 =<br />
<br />
=<br />
<br />
= 139<br />
<br />
Kết quả tính toán ta được 139 mẫu. Tuy nhiên trong nghiên cứu có sử dụng<br />
phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội. Theo Hoàng<br />
Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS, 2005), cỡ<br />
mẫu dùng trong phân tích nhân tố bằng ít nhất 4 đến 5 lần số biến quan sát để kết quả<br />
điều tra là có ý nghĩa. Như vậy, với số lượng 25 biến quan sát trong thiết kế điều tra thì<br />
cần phải đảm bảo có ít nhất 125 quan sát trong mẫu điều tra. Vậy để đảm bảo yêu cầu<br />
mẫu điều tra là 130 mẫu. Cỡ mẫu tính toán này cũng gần tương đương với kết quả tính<br />
theo công thức của Cochran.<br />
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: Từ danh sách khách hàng cá<br />
nhân sử dụng dịch vụ ADSL tính đến năm 2010, chọn ngẫu nhiên đơn giản một quan<br />
sát trong danh sách, rồi cách đều k quan sát lại chọn một quan sát vào mẫu (k là tỉ lệ<br />
giữa số quan sát của tổng thể với quy mô mẫu).<br />
<br />
Nguyễn Quang Ái - K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
4<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS.Hoàng Quang Thành<br />
k=<br />
<br />
=<br />
<br />
= 14<br />
<br />
Phương pháp phỏng vấn: điều tra trực tiếp khách hàng đã chọn ra được từ danh<br />
sách mẫu.<br />
4.3 Phương pháp xử lý số liệu<br />
Để phân tích dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát, nghiên cứu đã sử<br />
dụng phần mềm SPSS 16.0 với các phương pháp sau:<br />
4.3.1 Thống kê tần số, tính toán giá trị trung bình<br />
<br />
X <br />
Trong đó<br />
<br />
X i . f i<br />
f i<br />
<br />
X: Giá trị trung bình;<br />
Xi: lượng biến thứ i;<br />
fi: tần số của giá trị i;<br />
fi: Tổng số phiếu phỏng vấn hợp lệ<br />
<br />
4.3.2 Kiểm định mối liên hệ giữa biến định tính và định lượng<br />
Cặp giả thuyết thống kê: Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt giữa các nhóm<br />
Đối thuyết H1: Có sự khác biệt giữa các nhóm<br />
α: Mức ý nghĩa của kiểm định<br />
Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết<br />
Sig (2-sided)<br />
Sig ≥ α: Chấp nhận giả thuyết H0<br />
Sig < α: Bác bỏ giả thuyết H0<br />
4.3.3 Kiểm định mối quan hệ giữa hai biến định tính<br />
Cặp giả thuyết thống kê:<br />
<br />
Giả thuyết H0: Hai biến độc lập với nhau.<br />
Đối thuyết H1: Hai biến có liên hệ với nhau.<br />
<br />
Sử dụng các đại lượng tau-b của Kendall, d của Somer, gamma của Goodman và<br />
Kruskal để kiểm định<br />
Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết<br />
Sig (2-sided)<br />
Sig ≥ α: Chấp nhận giả thuyết H0<br />
Sig < α: Bác bỏ giả thuyết H0<br />
Nguyễn Quang Ái - K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
5<br />
<br />