Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Hiện nay, sản xuất cây ăn quả đóng vai trò quan trọng trong nền nông<br />
nghiệp của nhiều nước trên thế giới. Cây ăn quả không chỉ làm tăng giá trị của<br />
ngành nông nghiệp mà còn kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan khác.<br />
<br />
uế<br />
<br />
Việt Nam là một trong những nước có lợi thế trong việc phát triển sản xuất cây ăn<br />
quả, một số loại trái cây rất nổi tiếng có giá trị kinh tế cao lại tốt cho sức khỏe,<br />
<br />
H<br />
<br />
được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đang có xu hướng xuất khẩu như bưởi<br />
Năm Roi, Thanh long...<br />
<br />
tế<br />
<br />
Cây bưởi Thanh trà là loại đặc sản của Thừa Thiên Huế, tồn tại và phát<br />
triển lâu đời, không những là biểu hiện của nền ẩm thực đất cố đô Huế mà còn góp<br />
<br />
h<br />
<br />
phần tạo thu nhập nâng cao đời sống cho một bộ phận dân cư. Thanh trà thuộc họ<br />
<br />
in<br />
<br />
bưởi nhưng đặc biệt chỉ trồng được ở Thừa Thiên Huế. Và ngay trên vùng đất này,<br />
<br />
cK<br />
<br />
cũng chỉ có một số xã ven bờ sông Hương mới trồng thành công giống cây trái<br />
“quý phái khó tính” này như Thủy Biều, Hương Trà, Hương Long. Tuy nhiên,<br />
hiện nay để tìm được những cây Thanh trà thuần chủng là rất ít, theo thống kê gần<br />
<br />
họ<br />
<br />
đây thì trên đất Huế chỉ còn trên 100 cây Thanh trà theo đúng nghĩa của nó (báo<br />
tuổi trẻ), do Thanh trà đã bị lai tạp nhiều nên đang dần mất đi những hương vị<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
truyền thống vốn có của nó.<br />
<br />
Một trong những địa phương thuận lợi cho việc phát triển cây Thanhh trà<br />
<br />
không thể không nhắc đến xã Thủy Biều. Trước khi tỉnh Thừa Thiên Huế chính<br />
thức tham gia vào đề tài Thanh trà thì từ năm 2004, HTX Nông Nghiệp Thủy Biều<br />
cũng đã dán tem riêng khi đưa Thanh trà của HTX ra thị trường. Thủy Biều là xã<br />
có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên xã hội phù hợp để phát triển cây ăn quả theo<br />
nhiều hướng khác nhau. Đặc biệt Thủy Biều nằm trên lưu vực sông Hương nên<br />
hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn. Chính quyền địa phương nhận thấy<br />
đặc sản Thanh trà là loại cây kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế<br />
của địa phương. Cây Thanh trà đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao<br />
<br />
SVTH: Thân Thị Thuý<br />
<br />
1<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
động, sử dụng hợp lý và hiệu quả vùng đất phù sa, đem lại thu nhập cao cho người<br />
dân, đồng thời tạo đà cho phát triển xã hội.<br />
Tuy nhiên, qua thời gian có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà thương<br />
hiệu Thanh trà Thủy Biều tuy đã được xây dựng từ lâu nhưng thương hiệu của nó<br />
vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có. Hiện nay, một điều mâu thuẫn đang xảy<br />
ra trong việc sản xuất Thanh trà ở Thủy Biều. Tuy giống Thanh trà gốc đã được<br />
người dân ở đây trồng từ lâu đời, xưa kia thì mọi người thấy giống quả ngon nên<br />
<br />
uế<br />
<br />
trồng trong vườn nhà để phục vụ nhu cầu của gia đình và để biếu những người<br />
thân, sau này thấy có hiệu quả kinh tế nên đã mở rộng quy mô sản xuất. Cây<br />
<br />
H<br />
<br />
Thanh trà gốc cho ra những quả Thanh trà thơm ngon, đặc trưng hương vị truyền<br />
thống nhưng lại rất khó trồng, do quá nhiều sâu bệnh làm cho cây Thanh trà thuần<br />
<br />
tế<br />
<br />
chủng rất dễ bị chết nên bà con nơi đây đã chuyển sang trồng những cây Thanh trà<br />
ghép trên gốc bưởi với hi vọng tỷ lệ sống của loại cây này sẽ cao hơn. Mặt khác<br />
<br />
h<br />
<br />
địa phương muốn nhân rộng loại cây trái đặc thù này, hướng đến việc cung cấp<br />
<br />
in<br />
<br />
loại trái cây đặc sản cho thị trường, nhằm đa dạng hóa cây trồng, nâng cao giá trị<br />
<br />
cK<br />
<br />
kinh tế, tăng thu nhập cho người dân...Để phục vụ cho việc mở rộng diện tích<br />
trồng Thanh trà, chính quyền địa phương đã khuyến khích bà con nhân dân trồng<br />
thanh trà ghép trên gốc bưởi để khắc phục một số nhược điểm trên cây Thanh trà<br />
<br />
họ<br />
<br />
chính gốc. Và kết quả đúng như vậy, tuy giống Thnah trà ghép có thể khắc phục<br />
được một số nhược điểm của cây Thanh trà gốc nhưng sản phẩm của cây Thanh<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
trà ghép không thể thơm ngon như Thanh trà chính gốc.<br />
Vì thế cần có những định hướng đi kèm hành động để duy trì và phát triển<br />
<br />
những vườn cây Thanh trà thuần chủng, không bị lai tạp, tạo ra những quả Thanh<br />
trà thơm ngon mang hương vị truyền thống xưa kia để khẳng định bền vững và<br />
phát huy thương hiệu “Thanh trà Huế”.<br />
Xuất phát từ yêu cầu đó tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu về triển vọng phát<br />
triển cây Thanh trà ở xã Thủy Biều - Thành phố Huế” làm khóa luận tốt<br />
nghiệp của mình.<br />
<br />
SVTH: Thân Thị Thuý<br />
<br />
2<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế cũng như<br />
những giá trị cuộc sống mà cây Thanh trà mang lại cho con người.<br />
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình sản xuất Thanh trà ở xã Thủy Biều.<br />
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất Thanh trà trên<br />
địa bàn xã mà vẫn giữ nguyên vẹn chất lượng, hương vị Thanh trà xưa, đồng thời<br />
phát triển thương hiệu “Thanh trà Huế” bền vững.<br />
<br />
uế<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tình trạng sản xuất và những<br />
<br />
H<br />
<br />
triển vọng phát triển của Thanh trà tại bốn thôn có trồng nhiều Thanh trà ở xã<br />
Thủy Biều, đó là: Lương Quán, Trung Thượng, Đông Phước 1, Đông Phước 2.<br />
<br />
tế<br />
<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dựa trên việc sử<br />
<br />
70 hộ trồng Thanh trà tại xã.<br />
<br />
in<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài<br />
<br />
h<br />
<br />
dụng những số liệu năm 2009 ở xã Thủy Biều, cùng với số liệu điều tra trực tiếp<br />
<br />
cK<br />
<br />
Đề tài này dược thực hiện qua các phương pháp nghiên cứu sau:<br />
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu.<br />
- Phương pháp phân tích số liệu.<br />
<br />
họ<br />
<br />
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.<br />
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
- Và một số phương pháp khác<br />
<br />
SVTH: Thân Thị Thuý<br />
<br />
3<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.<br />
1.1.1 Giới thiệu đôi nét về quả bưởi Thanh trà.<br />
Bưởi Thanh trà có những đặc điểm khá dễ phân biệt,trái không to như bưởi<br />
nơi khác, da màu vàng nắng, từ trên cuống xuống tận cùng của trái to dần lên rất<br />
<br />
uế<br />
<br />
hài hoà.Quả Thanh trà tuy nhỏ nhưng cầm rất nặng tay, vỏ mỏng, múi không<br />
<br />
H<br />
<br />
mọng nước như bưởi Năm Roi của miền Nam, nhưng nếu bổ quả bằng dao thì cả<br />
phòng nghe thơm ngát, từng múi tép của Thanh trà thơm và ngọt đến lạ kì.Quả<br />
<br />
tế<br />
<br />
Thanh trà nhẹ hơn các loại bưởi khác không chỉ vì nhỏ hơn mà vì còn ít nước hơn.<br />
Nhưng bù lại với ngoại hình và trọng lượng “tao nhã” ấy, Thanh trà thơm ngon<br />
<br />
h<br />
<br />
đặc biệt, hương vị thanh giữ lại rất lâu trong miệng sau khi thưởng thức.Thanh trà<br />
<br />
in<br />
<br />
không chỉ thơm những múi ruột của trái mà thơm từ vỏ từ lá và từ hoa Thanh<br />
trà.Ngoài cách ăn thông thường thì Thanh trà còn có thể chế biến ra một số món<br />
<br />
cK<br />
<br />
nhậu đặc sản Huế. (www.Mientrung.com)<br />
<br />
1.1.2 Vai trò và giá trị cây Thanh trà đối với đời sống con người<br />
<br />
họ<br />
<br />
* Giá trị dinh dưỡng: Cây Thanh trà là loại cây đặc sản có giá trị dinh<br />
dưỡng cao.Quả Thanh trà rất giàu vitamin C(40.25 mg/100g- 52.70 mg/100g),<br />
ngoài ra trong quả còn chứa hàm lượng đường từ 5.0- 5.7%, axit hữu cơ 0.5-<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
0.6%, nước và các vitamin A,B1,B2,.. cùng một số ion khoáng như Ca,P,Fe,... là<br />
những chất rất cần thiết với sức khoẻ con người.<br />
* Giá trị về mặt y học: Ngoài giá trị dinh dưỡng cao cây Thanh trà và các<br />
<br />
sản phẩm từ Thanh trà còn có ý nghĩa về mặt y học.Đông y cho rằng mỗi bộ phận<br />
của quả Thanh trà đều có tác dụng riêng:<br />
-Vỏ ngoài chứa tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng hoá đàm,<br />
trị ho, lí khí, giảm đau và có thể chữa được bệnh đau dạ dày và một số bệnh<br />
khác.Chất pectin trong vỏ quả còn có tác dụng chống nhiễm xạ. Ngoài ra chúng có<br />
tác dụng hỗ trợ tiêu hoá và trị cảm cúm, có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm<br />
tính thấm, giúp cho mao mạch đàn hồi và bền vững hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa<br />
<br />
SVTH: Thân Thị Thuý<br />
<br />
4<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
các tai biến do vỡ các mao mạch, gián tiếp giúp hạ huyết áp. Một số người còn<br />
dùng vỏ ngoài quả Thanh trà để xoa lên đầu kích thích lỗ chân lông, phòng trị<br />
bệnh hói đầu hay rụng tóc.<br />
- Hạt Thanh trà có vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoải<br />
bẹn, sa dì.<br />
- Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông<br />
lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoại huyết, tiêu sưng, tiêu viêm.<br />
<br />
uế<br />
<br />
* Giá trị công nghiệp: Ngoài sử dụng tươi như các bưởi khác, bưởi Thanh<br />
trà còn là nguyên liệu của công nghiệp chế biến nước hoa, dầu gội đầu và các loại<br />
<br />
H<br />
<br />
mĩ phẩm khác.Công nghiệp chế biến đã góp phần nâng cao giá trị cây Thanh trà.<br />
* Giá trị kinh tế- xã hội- môi trường: Cây Thanh trà mang lại giá trị dinh<br />
<br />
tế<br />
<br />
dưỡng cao.Trồng bưởi Thanh trà cho thu hoạch và lợi nhuận thu được cao hơn<br />
nhiều so với một số loại cây trồng khác. Ở nước ta một ha trồng Thanh trà cho thu<br />
<br />
h<br />
<br />
nhập gấp 8 đến 10 lần so với trồng lúa và trồng lạc.Vì thế, có thể nói rằng ở những<br />
<br />
in<br />
<br />
vùng trồng Thanh trà phát triển thì cuộc sống người dân nơi đó không những ổn<br />
<br />
cK<br />
<br />
định hơn những vùng độc canh cây lương thực, mang lại thu nhập cao mà còn góp<br />
phần tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn, mang lại nguồn thu ngân<br />
sách ổn định lâu dài cho địa phương.<br />
<br />
họ<br />
<br />
Bên cạnh có ý nghĩa kinh tế thiết thực trồng Thanh trà còn có tác dụng bảo<br />
vệ môi trường rất lớn, góp phần làm không khí trong lành, giảm tiếng ồn... Ngoài<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
ra còn giúp tận dụng được quỹ đất, tăng mật độ cây xanh, tạo môi trường cảnh<br />
quan sinh thái, tạo thuận lợi cho du lịch nhà vườn phát triển lâu bền cho người dân<br />
địa phương.<br />
<br />
1.1.3 Một số đặc điểm sinh học và kĩ thuật sản xuất cây Thanh trà<br />
1.1.3.1 Đặc điểm sinh học của cây Thanh trà<br />
Cây Thanh trà có tên khoa học là Citrus Grandis Osbesk, thuộc họ cam<br />
quýt( Ruteceae), bộ Rutales.Cây Thanh trà có đặc điểm sinh học và đặc trưng sau:<br />
Chiều cao cây: cây Thanh trà từ 4 đến 5 tuổi có chiều cao trung bình 2.46m, cây từ<br />
6-10 tuổi cao 4.66m, cây từ 11-15 tuổi cao khoảng 5.95m, từ 15-20 tuổi cao<br />
khoảng 6.44m và cây trên 20 tuổi cao khoảng 6.86m.<br />
<br />
SVTH: Thân Thị Thuý<br />
<br />
5<br />
<br />