Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
lượt xem 10
download
Mục tiêu của đề tài "Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ" là mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; mô tả hình ảnh cộng hưởng từ của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BÙI QUỐC HÙNG NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI – 2022
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BÙI QUỐC HÙNG NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA KHOÁ: QH.2016.Y Người hướng dẫn 1. TS. BS DOÃN VĂN NGỌC 2. PGS.TS. TRẦN CÔNG HOAN HÀ NỘI – 2022
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trong quá trình thực hiện, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè và các anh chị cán bộ nhân viên y tế. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn Chẩn Đoán Hình Ảnh, trường Đại Học Y – Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội Ban Giám đốc bệnh viện, Phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện E Đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy/Cô Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong hội đồng khoa học thông qua đề cương, hội đồng khoa học bảo vệ khóa luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành y đa khoa Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ nhân viên Khoa Ngoại Thần Kinh - Bệnh viện E đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: TS.BS. Doãn Văn Ngọc, thầy đã luôn quan tâm, hướng dẫn em và chỉ bảo ân cần trong quá trình học tập và nghiên cứu PGS. TS. Trần Công Hoan, thầy đã tận tâm dìu dắt, dành thời gian quý báu để giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Sinh viên
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 2 1. Sơ lược về đặc điểm giải phẫu và chức năng của cột sống cổ .................. 2 1.1. Cấu tạo của đốt sống cổ ...................................................................... 2 1.2. Cấu tạo và chức năng đĩa đệm cột sống cổ ........................................ 5 1.2.1. Nhân nhầy ................................................................................... 5 1.2.2. Vòng sợi ...................................................................................... 5 1.2.3. Mâm sụn ...................................................................................... 6 1.3. Đặc điểm về cấu trúc, thần kinh và mạch máu của đĩa đệm .............. 6 1.3.1. Cấu trúc đĩa đệm ......................................................................... 6 1.3.1. Thần kinh. ................................................................................... 6 1.3.2. Mạch máu nuôi đĩa đệm .............................................................. 7 1.4. Chức năng của đĩa đệm....................................................................... 7 2. Triệu chứng lâm sàng ................................................................................ 8 2.1. Hội chứng cột sống ............................................................................. 8 2.2. Hội chứng chèn ép rễ đơn thuần ......................................................... 8 2.3. Hội chứng chèn ép tủy đơn thuần ..................................................... 11 2.4. Hội chứng chèn ép rễ - tủy cổ........................................................... 11 3. Triệu chứng cận lâm sàng........................................................................ 11 3.1. Chụp Xquang quy ước. ..................................................................... 11
- 3.2. Chụp CLVT ...................................................................................... 12 3.3. Chụp CHT ......................................................................................... 12 3.3.1. Chỉ định chụp CHT CSC trong TVĐĐ ..................................... 12 3.3.2. Chống chỉ định chụp CHT ........................................................ 13 3.3.3. Quy trình chụp cộng hưởng từ cột sống cổ không tiêm thuốc quang từ ............................................................................................... 13 3.3.4. Quy trình chụp CHT CSC có tiêm thuốc quang từ ................... 14 3.3.4. Hình ảnh đĩa đệm CSC trên CHT ............................................. 17 4. Phân loại thoát vị đĩa đệm ....................................................................... 20 4.1. Phân loại theo liên quan với rễ thần kinh, tủy sống: ........................ 20 4.2. Phân độ theo liên quan với dây chằng dọc sau:................................ 20 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 22 1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 22 1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................... 22 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................ 22 1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ................................................... 22 2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 22 2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 22 2.2. Phương pháp chọn mẫu .................................................................... 23 2.3. Phương pháp thu thập thông tin........................................................ 23 3. Các biến số cần thu thập khi nghiên cứu ................................................. 23 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ........................................................ 23 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ................................................. 24 3.2.1. Hội chứng lâm sàng .................................................................. 24 3.3.2. Hình ảnh CHT ........................................................................... 24 4. Xử lí số liệu ............................................................................................. 26 5. Đạo đức nghiên cứu................................................................................. 26
- CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 27 3.1. Đặc điểm lâm sàng của TVĐĐ CSC ................................................ 27 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới ..................................................... 27 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ........................................... 28 3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ....................................... 28 3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố khởi phát ................................. 29 3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ............................ 29 3.1.6. Các hội chứng lâm sàng ............................................................ 30 3.2. Hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ..................... 34 3.2.1. Phân bố các mức thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ......................... 34 3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo số tầng thoát vị................................... 35 3.2.3. Phân bố bệnh nhân theo vị trí thoát vị đĩa đệm ........................ 35 3.2.4. Hình ảnh cộng hưởng từ trên T1 và T2 cắt ngang .................... 37 3.2.5. Đối chiếu các hội chứng lâm sàng với vị trí thoát vị ................ 38 3.2.6. Mức độ hẹp ống sống ................................................................ 38 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 39 4.1. Đặc điểm lâm sàng............................................................................ 39 4.1.1. Tuổi ........................................................................................... 39 4.1.2. Giới tính .................................................................................... 39 4.1.3. Nghề nghiệp .............................................................................. 40 4.1.4. Hoàn cảnh khởi phát ................................................................. 40 4.1.5. Thời gian mắc bệnh ................................................................... 41 4.1.6. Các hội chứng lâm sàng ............................................................ 41 4.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ ................................................... 44 4.2.1. Phân bố theo tầng thoát vị ......................................................... 44 4.2.2. Vị trí thoát vị ............................................................................. 44 4.2.3. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm CSC trên ảnh cắt dọc ...................... 45 4.2.4. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm CSC trên ảnh cắt ngang .................. 45
- 4.2.5. Mức độ hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ............ 46 4.2.6. So sánh kết quả nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh CHT .......... 46 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 48 1. Về đặc điểm lâm sàng.............................................................................. 48 2. Về đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ ..................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt, ký hiệu Nghĩa BN Bệnh nhân CHT Cộng hưởng từ CLVT Cắt lớp vi tính CSC Cột sống cổ HC Hội chứng MRI Cộng hưởng từ T1W Thời gian thư duỗi dọc T2W Thời gian thư duỗi ngang TVĐĐ Thoát vị đĩa đệm TW Trung Ương RL Rối loạn PX Phản xạ
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Triệu chứng định khu tổn thương rễ thần kinh cổ .......................... 10 Bảng 1.2. Đặc điểm bình thường của các mô vùng cột sống cổ trên hình ảnh cộng hưởng từ ............................................................................... 19 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo thời gian từ khi khởi phát đến đến khi khám bệnh ............................................................................................... 29 Bảng 3.2. Các hội chứng lâm sàng bệnh ......................................................... 30 Bảng 3.3. Các triệu chứng của hội chứng cột sống cổ .................................... 30 Bảng 3.4. Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của nhóm có hội chứng chèn ép rễ đơn thuần....................................................................................... 31 Bảng 3.5. Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của nhóm có hội chứng chèn ép tủy đơn thuần............................................................................ 32 Bảng 3.6. Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của nhóm có hội chứng chèn ép rễ tủy kết hợp............................................................................ 33 Bảng 3.7. Số bệnh nhân theo vị trí thoát vị ..................................................... 34 Bảng 3.8. Số tầng thoát vị ............................................................................... 35 Bảng 3.9. Vị trí thoát vị đĩa đệm ..................................................................... 35 Bảng 3.10. Các biểu hiện trên T1 và T2 cắt ngang ......................................... 37 Bảng 3.11. Đối chiếu các hội chứng lâm sàng với vị trí thoát vị.................... 38 Bảng 3.12. Mức độ hẹp ống sống ................................................................... 38
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. CSC thẳng. Nguồn: Frank H. Netter 2007 ........................................ 4 Hình 1.2. Hình CSC đã được cắt C3 – C7 để bộc lộ các khớp. Nguồn: Frank H. Netter 2007........................................................................................ 4 Hình 1.3. Cấu tạo đĩa đệm cột sống .................................................................. 5 Hình 1.4. MRI cắt dọc cột sống cổ ở người trẻ có cột sống cổ bình thường .. 17 Hình 1.5. Mô hình cắt ngang cột sống cổ (hình trái) và hình ảnh MRI cắt ngang cột sống cổ C4 - C5 ở một thanh niên bình thường (hình phải) ..... 17 Hình 1.6. Hình ảnh TVĐĐ trên CHT.............................................................. 18 Hình 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới ........................................................... 27 Hình 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ................................................. 28 Hình 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ............................................. 28 Hình 3.4. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố khởi phát ....................................... 29 Hình 3.5. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm 1 tầng vị trí C5 – C6 trên BN Hoàng Thị Thu H. – MHS.00986878 ............................................................... 36 Hình 3.6. Hình ảnh minh họa: phình kèm rách vòng xơ đĩa đệm C5/C6 của bệnh nhân Trần Đức H. – MBA. 2125126 .............................................. 36 Hình 3.7. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm C3/C4, C5/C6 và phình đĩa đệm C6/C7, BN Hà Thị Kim H. MHS: 00885763 .............................................. 37
- ĐẶT VẤN ĐỀ TVĐĐ CSC là bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi lao động, hậu quả làm giảm, mất khả năng lao động, ảnh hưởng nhiều đến kinh tế xã hội. TVĐĐ CSC có tỷ lệ mắc bệnh cao đứng hàng thứ hai sau TVĐĐ cột sống thắt lưng (theo Spencer, 1989). Tỷ lệ bệnh này ở Bắc Mỹ, theo nghiên cứu của Kelsey là 5,5/100.000 người mỗi năm. Tại Việt Nam, theo Trần Ngọc Ân, thoát vị đĩa đệm cổ gặp tới 40% trong số thoát vị cột sống nói chung Do đặc điểm giải phẫu của cột sống cổ có liên quan cả với tủy sống và rễ thần kinh cả chi trên và chi dưới, nên hình ảnh lâm sàng rất đa dạng, phong phú, thay đổi tùy thuộc vị trí, thể loại, mức độ thoát vị, giai đoạn của bệnh cũng như tuổi và giới của bệnh nhân. Hiện nay, cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hữu hiệu để phát hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm, mức độ chèn ép, vị trí chèn ép... Vì những lý do trên, chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ”. Với mục tiêu như sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 2. Mô tả hình ảnh cộng hưởng từ của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 1
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1. Sơ lược về đặc điểm giải phẫu và chức năng của cột sống cổ Cột sống được xem như một cột nhiều đường cong có chức năng bảo vệ tủy sống và phân bố các lực cơ thể, tạo sự mềm dẻo khi vận động. Toàn bộ cột sống có 33 đốt sống trong đó có 24 đốt sống di động (gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực và 5 đốt sống thắt lưng), các đốt sống nối với nhau bằng khớp liên đốt sống, đĩa đệm và các dây chằng, 9 đốt sống còn lại dính lại với nhau tạo nên xương cùng và xương cụt. Xương cùng khớp với xương chậu bằng khớp bán động 1.1. Cấu tạo của đốt sống cổ CSC được cấu tạo từ 7 đốt sống cổ: C1 (đốt đội), C2 (đốt trục), C3, C4, C5, C6, C7 (đốt sống cổ dưới) ghép lại với nhau hơi uốn cong thành chữ C. CSC được chia thành 2 vùng chính: CSC trên: C1 – C2 CSC dưới: C3 – C7 Mỗi đốt sống gồm có 3 phần: Thân Cung sau Các mỏm Giữa các cung và thân là lỗ đốt sống, các đốt sống chồng lên nhau tạo thành cột sống, các lỗ đốt sống chồng lên nhau tạo thành ống sống Thân đốt sống có hình trụ, mặt trên và mặt dưới viền xung quanh bởi gờ xương, các mặt này giáp với nhau với đĩa đệm. Mặt trên thân đốt từ C3 – C7 có thêm 2 mỏm móc có chiều cao 3,5mm ôm lấy góc dưới của thân đốt sống phía trên, hình thành khớp mỏm móc – đốt sống (khớp Luschka), có vai trò giữ đĩa đệm không lệch sang 2 bên, là đặc điểm riêng của vùng cổ. 2
- Cột sống cổ có 5 đĩa đệm và một đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa đệm cổ –lưng), giữa C1-C2 không có đĩa đệm. Đĩa đệm có hình thấu kính 2 mặt lồi, nằm trong khoang gian đốt, bao gồm: nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. Xung quanh tổ chức xương là dây chằng, bao gồm: dây chằng dọc trước, dọc sau, dây chằng vàng, dây chằng liên gai và dây chằng trên gai. Dây chằng dọc trước rất khoẻ và dày nên rất ít xảy ra thoát vị trước. Các sợi của dây chằng dọc sau ở vùng cổ không tập trung dày đặc ở vùng giữa mà trải đều trong phạm vi mặt trước của ống sống, cùng với sự có mặt của mỏm móc nên ít gặp TVĐĐ CSC ở lỗ gian đốt sống mà hay gặp TVĐĐ trung tâm và cạnh trung tâm. Dây chằng vàng là tổ chức sợi đàn hồi màu vàng phủ mặt sau ống sống ngăn cản sự gấp quá mức và đột ngột của đốt sống và cũng hạn chế sự nén ép quá mức của các đĩa đệm, nên cũng ngăn cản thoát vị ra sau. Tuy nhiên cốt hoá dây chằng vàng là nguyên nhân chính gây hẹp ống sống cổ từ phía sau. Tuỷ sống nằm trong ống sống, được bao bọc bởi 3 màng: Màng cứng, màng nhện, màng mềm. Giữa màng nhện và màng mềm là khoang dưới nhện, chứa dịch não tủy. Tủy sống có 8 khoanh tủy, cấu tạo gồm chất xám ở trong và chất trắng ở ngoài. Phía trước chất xám có sừng trước chi phối vận động tách ra rễ vận động, phía sau sống chi phối cảm giác tách ra rễ cảm giác, hợp nhau ở hạch gai, sau đó tách ra các dây thần kinh sống chui ra ở lỗ tiếp hợp. Ở vùng ổ các rễ chạy ngang sang bên (rễ C1 thoát ra phía trên đốt sống C1, còn rễ C8 thoát ra ở giữa đốt sống C7-D1) nên mức của tủy sống và rễ ngang nhau. 3
- Hình 1.1. CSC thẳng. Nguồn: Frank H. Netter 2007 Hình 1.2. Hình CSC đã được cắt C3 – C7 để bộc lộ các khớp. Nguồn: Frank H. Netter 2007 4
- 1.2. Cấu tạo và chức năng đĩa đệm cột sống cổ Cấu tạo đĩa đệm gồm 3 phần: Nhân nhầy Vòng sợi Mâm sụn Hình 1.3. Cấu tạo đĩa đệm cột sống 1.2.1. Nhân nhầy Nhân nhầy nằm ở trung tâm của đĩa đệm, hơi lệch ra sau vì vòng sợi ở phía sau mỏng hơn phía trước. Nhân nhầy chứa chất gelatin dạng sợi có đặc tính ưa nước, trong đó có chất keo glucoprotein chứa nhiều nhóm sulphat có tác dụng hút và ngậm nước, đồng thời ngăn cản sự khuếch tán ra ngoài nên nhân nhầy có tỷ lệ nước rất cao, lên đến 80% ở người trẻ [26]. Do đó nhân nhầy có độ căng phồng và giãn nở rất tốt. Nhân nhầy giữ vai trò hấp thu chấn động theo trục thẳng đứng và di chuyển như một viên bi nửa lỏng trong các động tác gấp, duỗi, nghiêng và xoay của cột sống. 1.2.2. Vòng sợi Vòng sợi bao gồm những sợi sụn rất chắc và đàn hồi đan ngược vào nhau theo kiểu xoắn ốc, xếp thành lớp đồng tâm tạo thành đường tròn chu vi của đĩa đệm [27]. Các lá sợi ngoại vi xếp sát nhau và thâm nhập vào phần vỏ xương của 5
- đốt sống, các lá sợi trung tâm được xếp lỏng dần vòng quanh nhân nhầy. Các lá sợi chạy chếch từ đốt sống này sang đốt sống kia và các sợi của lá sợi này chạy vuông góc với các sợi của lá sợi bên cạnh. Cách sắp xếp này cho phép đốt sống cạnh nhau có thể chuyển động một chút nhưng vẫn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ của chúng. 1.2.3. Mâm sụn Gồm có 2 tấm sụn, gắn chặt vào phần trung tâm của hai mặt trên và dưới của hai thân đốt sống liền kề. Tấm sụn có chức năng bảo vệ phần xốp của thân đốt sống khỏi bị nhân nhầy ép lõm vào và là hàng rào không cho nhiễm khuẩn từ xương xốp của đốt sống lan đến đĩa đệm. 1.3. Đặc điểm về cấu trúc, thần kinh và mạch máu của đĩa đệm 1.3.1. Cấu trúc đĩa đệm Trong tổ chức đĩa đệm có nguyên bào sợi, tế bào sụn và tế bào nguyên sống. Cấu tạo gồm 70 – 80% là nước, các hợp chất hữu cơ khác khoảng 20% - 30% và các chất vi lượng. Các hợp chất hữu cơ là những chất cơ bản tạo nên đĩa đệm bao gồm: Colagen: chiếm tới 50% trọng lượng khô của đĩa đệm Các mucopolysaccharid: là chất hữu cơ rất quan trọng tham gia vào cấu trúc vòng sợi của đĩa đệm. Polysaccharid: là chất hữu cơ tham gia vào cấu trúc các mô liên kết trong cơ thể, tạo cho đĩa đệm có tính đàn hồi, tính căng phồng và chịu lực cao. Glycoprotein có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong đĩa đệm. Có một số nguyên tố vi lượng (microelement) như: đồng, sắt, mangan, crôm, kẽm, selen, kali, calci [15]. 1.3.1. Thần kinh. Đĩa đệm được nhánh màng tủy chi phối cảm giác còn được gọi là dây thần kinh quặt ngược Luschka. Đó là những nhánh tận cùng của dây thần kinh tủy sống đi từ hạch sống. Cảm giác đau là do đĩa đệm chèn ép vào dây chằng dọc sau, đè 6
- ép vào màng tủy, rễ thần kinh, mạch máu ngoài màng cứng và do phản ứng viêm thoái hóa của dây chằng khớp cột sống gây nên [18]. 1.3.2. Mạch máu nuôi đĩa đệm Mạch máu nuôi đĩa đệm rất nghèo nàn, chủ yếu thấy ở xung quanh vòng sợi ở trẻ nhỏ đĩa đệm được nuôi dưỡng nhờ các huyết quản từ thân đốt sống đi xuyên qua tấm sụn, khi trưởng thành (từ trên 18 tuổi) các huyết quản này dần teo đi nên sự nuôi dưỡng chủ yếu bằng con đường khuếch tán và thẩm thấu từ các huyết quản thân đốt sống. Sự thẩm thấu này phụ thuộc vào yếu tố cơ học, khi đĩa đệm bị ép, dịch lỏng phân tác ra ngoài, khi hết bị đè ép dịch tự thấm trở vào. Do nuôi dưỡng kém nên quá trình thoái hóa đĩa đệm xuất hiện sớm. 1.4. Chức năng của đĩa đệm Nối các đốt sống của cột sống: các đĩa đệm xen kẽ giữa các đốt sống, nhờ tính đàn hồi của đĩa đệm mà cột sống có thể quay được xung quanh 3 trục là trục ngang khi cột sống gấp, cúi về phía trước, ưỡn ra phía sau; trục dọc (sagittal) khi cột sống nghiêng trái, nghiêng phải dễ dàng; trục đứng (vertical) khi cột sống quay quanh trục (xoay sang hai bên). Sự linh hoạt của từng đoạn cột sống là khác nhau, đoạn thắt lưng làm các động tác gấp, ưỡn và nghiêng hai bên rất linh hoạt nhưng xoay quanh trục thì rất hạn chế so với các đoạn khác. Chức năng chống đỡ trọng lượng của đầu và “giảm xóc” các chấn động hay hấp thụ một mức độ đáng kể các chấn động và rung xóc tác động lên tủy sống và não. Nhân nhầy như một đệm dịch có chức năng trải đều áp lực tới toàn bộ vòng sợi và mâm sụn. Vì vậy, áp lực truyền xuống các đốt sống phía dưới được giảm đi đáng kể. Hirsh (1963) đã chứng minh bằng thực nghiệm với trọng tải 100 kg, chiều cao của 1 đĩa đệm chỉ giảm xuống khoảng 1,4 mm; trong khi bề ngang của nó tăng lên 0,75mm. Một trọng lực 500kg đè ép theo trục là đủ để làm vỡ 1 đĩa đệm bình thường. Trong thoái hóa CSC thì chỉ cần tải trọng 200 kg đã làm vỡ đĩa đệm. 7
- 2. Triệu chứng lâm sàng Tùy vào vị trí, thể loại và mức độ mà triệu chứng lâm sàng biểu hiện riêng lẻ hoặc kết hợp thành các hội chứng, triệu chứng lâm sàng thường là hội chứng chèn ép rễ đơn thuần, hội chứng chèn ép tủy đơn thuần, hội chứng rễ - tủy [4]. Đa số các tác giả chỉ mô tả ba hội chứng này [14]. 2.1. Hội chứng cột sống Hội chứng CSC bao gồm đau và co cứng các cơ cạnh CSC, có điểm đau CSC và hạn chế vận động CSC. Đau và co cứng các cơ cạnh CSC Đau thường là triệu chứng đầu tiên xuất hiện sớm Đau thường khu trú ở vùng gáy lan lên chẩm hoặc xuống vai Tính chất cơn đau Đau rát, đau nóng ở vùng do rễ thần kinh cổ chi phối bị tổn thương hoặc đâu sâu trong cơ ở vai, gáy Thường đâu CSC từng đợt Đau có tính chất cơ học: xuất hiện và tăng lên khi tăng vận động, giảm đau khi nằm nghỉ ngơi Điểm đau CSC: TVĐĐ CSC khó xác định được điểm đau cột sóng hoặc điểm đau cạnh sống Hạn chế vận động cổ: rõ nhất là giai ở giai đoạn cấp tính và các đợt tái phát, hạn chế vận động cổ về các phía 2.2. Hội chứng chèn ép rễ đơn thuần Các triệu chứng đau, rối loạn cảm giác, vận động và phản xạ tương ứng với vùng phân bố của rễ thần kinh cổ bị tổn thương, teo cơ khi rễ bị chèn ép lâu ngày. Đau kiểu rễ cổ: là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất, đau lan truyền theo một nhóm rễ thần kinh cổ bị tổn thương, có thể một bên hoặc hai bên. 8
- Tính chất đau: đau nhức nhối, đau như điện giật, đau tăng lên khi ho hắt hơi, khi vận động cột sống cổ. Đau lan từ gáy xuống cánh tay, cẳng tay, có thể đến các ngón, hoặc đau đầu vùng chẩm gáy tùy theo rễ tổn thương. Một số nghiệm pháp căng rễ: dấu hiệu bấm chuông, dấu hiệu Lhermitte, dấu hiệu Spurling Dấu hiệu bấm chuông: khi ấn vào cạnh sống nơi xuất chiếu của rễ thần kinh (hoặc ấn vào khe liên đốt), bệnh nhân thấy đau lan truyền hoặc giật mạnh xuống dọc theo dây thần kinh. Dấu hiệu Spurling: bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghiêng đầu về bên đau, thầy thuốc dùng tay ép lên đỉnh đầu bệnh nhân, đau xuất hiện ở rễ bị tổn thương do làm hẹp lỗ ghép. Dấu hiệu Lhermitte: Khi bệnh nhân cúi đầu có cảm giác như điện giật bất ngờ lan từ cột sống cổ tới lưng. Rối loạn cảm giác kiểu rễ: đây là triệu chứng chủ quan của người bệnh nhưng là triệu chứng hay gặp. Bệnh nhân thường giảm cảm giác vùng bả vai hoặc như kiến bò lòng bàn tay và các ngón tay. Vùng rối loạn cảm giác rất có giá trị chẩn đoán rễ tổn thương [21]. Liệt kiểu ngoại vi do tổn thương rễ: phụ thuộc vào vị trí tổn thương. Các triệu chứng này thấy rõ ở chi trên. Liệt thường không hoàn toàn. Bệnh nhân khó thực hiện các động tác như dạng vai (do tổn thương rễ C5), gấp cẳng tay (do tổn thương rễ C6), duỗi cẳng tay (do tổn thương rễ C7). Rối loạn phản xạ: là bằng chứng khách quan của chèn ép rễ thần kinh. Khám có thể thấy: giảm phản xạ gân cơ nhị đầu do tổn thương rễ C5, giảm hoặc mất phản xạ trâm- quay do tổn thương rễ C6, giảm hoặc mất phản xạ gân cơ tam đầu do tổn thương rễ C7. Teo cơ chi trên: rễ thần kinh nào bị tổn thương thì những cơ do nó chi phối bị teo. 9
- Bảng 1.1. Triệu chứng định khu tổn thương rễ thần kinh cổ Rể TK Mất bị tổn Rối loạn cảm giác đau Rối loạn vận động phản xạ thương C1 Da chỏm đầu Da sau đầu, da phía bên – dưới C2 mặt và 1 phần vành tai Cảm giác nói khó do thổn thương dây XII. C3 Vùng gáy, vùng trên bả vai Khó thở, tức ngực do tổn thương dây hoành Vùng cơ thang và vùng trên – Ho, nấc, khó thở khi C4 ngoài của cánh tay (teo cơ thang, dây hoành bị kích cơ vùng gáy) thích (C3-C4) Gân cơ Vùng mỏm vai, mặt ngoài cánh Bại cơ delta (bại dạng C5 nhị đầu tay (hội chứng vai – cánh tay) vai) Bại cơ ngửa dài, cơ Nhị đầu. Mặt sau cánh tay, cẳng tay, ngón nhị đầu cánh tay, cơ C6 Trâm cái cánh tay trước (bại quay gấp cẳng tay) Mặt sau cánh tay, cẳng tay, ngón giữa. Bại cơ tam đầu (bại Gân cơ C7 Đau vùng trước tim, cơn đau thắt duỗi cẳng tay) tam đầu ngực (vì rễ C6, C7 phân bố cảm giác cho cơ ngực lớn và bé) Mặt trong cánh tay, cẳng tay và Bại các cơ ngón tay C8 Trụ - sấp ngón út và cơ bàn tay 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
89 p | 2499 | 345
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y Đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u xơ tử cung tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương
65 p | 80 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốt xuất huyết Dengue ở người lớn tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
75 p | 34 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Ngòi bút trào phúng và châm biến qua tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
69 p | 20 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét tình trạng đột biến gen EGFR trên bệnh nhân ung thư phổi loại biểu mô vảy tại Bệnh viện Bạch Mai
61 p | 16 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn
75 p | 17 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét đặc điểm xạ hình shunt gan - phổi trong phase I xạ trị trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng xạ Y – 90 ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan
60 p | 17 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét chỉ số ABI và một số yếu tố liên quan đến bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai năm 2021
64 p | 14 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Vấn đề cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức trên báo, tạp chí tiếng Việt giai đoạn từ năm 1980 đến nay
63 p | 19 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư đại tràng loại biểu mô tuyến tại Bệnh viện Bạch Mai
71 p | 16 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư thực quản tại Bệnh viện K
65 p | 14 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét kết quả điều trị ối vỡ non tuổi thai từ 24 tuần 0 ngày đến 33 tuần 6 ngày tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội trong 6 tháng cuối năm 2021
78 p | 18 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm gen BRAF V600E ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp dưới 45 tuổi
74 p | 46 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Y khoa: Nhận xét tình trạng và đặc điểm hình ảnh chấn thương bụng kín tại bệnh viện E
73 p | 25 | 8
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản trị nhân lực: Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần tư vấn chất lượng thương hiệu và truyền thông Việt Nam, thành phố Hà Nội
86 p | 39 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và tình trạng đột biến GEN EGFR mẫu huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ sau điều trị TKI thế hệ I, II tại bệnh viện Bạch Mai
67 p | 22 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về quản lý hộ tịch và thực tiễn quản lý hộ tịch tại UBND xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
78 p | 13 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt
114 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn